Câu 1. Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A.KCl rắn, khan C. CaCl2 nóng chảy B.NaOH nóng chảy D. HBr hòa tan trong nước
Câu 2. Dãy gồm các chất đều là chất điện ly mạnh là:
A. HCl, NaOH, CaO, NH4NO3 B. Ba(OH)2, H2SO4, H2O, Al2(SO4)3
C. HNO3, KOH, NaNO3, (NH4)2SO4 D. KOH, HNO3, NH3, Cu(NO3)2.
Câu 3. Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do:
A. sự chuyển dịch của các phân tử chất hòa tan B. sự chuyển dịch của các electron
C. sự chuyển dịch của các cation và anion D. sự chuyển dịch của các cation
Câu 4. Trong số các chất sau, chất nào là chất điện li?
H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, HF, C6H6, NaClO. Viết phương trình điện ly.
Câu 5. Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2 B. HClO3 C . C6H12O6(glucozơ) D. Ba(OH)2
Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong(benzen) B. CH3COONa trong H2O
C. Ca(OH)2 trong H2O D. NaHSO4 trong H2O
Câu 7. Cho các chất: NaCl (1) , C2H5OH (2) , Cu(OH)2 (3) , NaOH (4) , H2SiO3 (5) , HCl (6), CaCO3(7). Các chất điện ly mạnh là:
A. 1,2,4 B. 6, 7, 1, 3 C. 3, 4, 5 D. 1, 4, 6, 7
Câu 8. Độ điện li (α ) của chất điện li là:
tỉ số giữa nồng độ chất tan trên nồng độ chất điện li.
Tỉ số giữa số mol chất tan trên số mol chất điện li
Tỉ số giữa số phân tử chất điện li trên số phân tử chất tan
Tỉ số giữa số phân tử chất tan trên số mol chất tan
Câu 9. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaCl, Na2SO4, H2SO3, CH3COOH. Dung dịch có độ dẫn điện lớn nhất là:
A. NaCl B. H2SO3 C. Na2SO4 D. CH3COOH
Câu 10. Cho các chất sau: Fe(OH)3, NaOH, CaO, NH4Cl, Li3PO4, HCl, Cu(OH)2, Ag2SO4, CaSO4, AgNO3, CH3COOH, HF, CO2, đường saccarozo, rượu etylic.
Các chất điện li mạnh gồm:
A. Fe(OH)3, NaOH, CaO ,HCl, AgNO3 B. Li3PO4, HCl, Ag2SO4, HF
C. NaOH, NH4Cl, HCl, AgNO3 D. NH4Cl, Cu(OH)2, HCl, AgNO3
b. Các chất điện li yếu gồm:
A. NaOH, HCl, Ag2SO4, HF B. CaSO4, AgNO3, NaOH, HCl
C.CaO,NH4Cl,HCl,CO2 D. Fe(OH)3,,Li3PO4, Cu(OH)2, Ag2SO4, CaSO4,CH3COOH, HF
Câu 11 Có 4 dung dịch :Natri clorua, rượu etylic, axit axetic, kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:
A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4
B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4
C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl
D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4
Câu 12. Có 1 dung dịch chất điện li yếu. Khi thay đổi nồng độ của dung dịch ( nhiệt độ không đổi ) thì :
A. Độ điện li và hằng số điện li đều thay đổi.
B. Độ điện li và hằng số điện li đều không thay đổi.
C. Độ điện li thay đổi và hằng số điện li không đổi.
D. Độ điện li không đổi và hằng số điện li thay đổi.
Câu 13. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M C. [H+] > [CH3COO-]
B. [H+] < [CH3COO-] D. [H+] < 0.10M
Câu 14. Dãy gồm các chất điện ly yếu là:
A. H2O, CH3COOH, CuSO4 B. H2O, CH3COOH, NH3
C. H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH D. CH3COOH, CuSO4, NaCl
trong đề thi đại học
Câu 1 (Câu 3 - DH-10-A)
Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một đkim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. kali và bari. B. liti và beri. C. natri và magie. D. kali và canxi.
Câu 2 (Câu 10-DH-10-A):
Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 12,80. B. 12,00. C. 6,40. D. 16,53
Câu 3 (Câu 21- DH-10-A):
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 13,70 gam. B. 12,78 gam. C. 18,46 gam. D. 14,62 gam
Câu4 (Câu 31-DH-10-A):
Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6
Câu5 (Câu 17-DH-10-B):
Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 26,23%. B. 39,34%. C. 65,57%. D. 13,11%.
Câu 6(Câu 27-DH-10-B):
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa xanh.
B. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng.
C. Dung dịch Na2CO3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng.
D. Trong các dung dịch: HCl, H2SO4, H2S có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch H2S có pH lớn nhất.
Câu 7(Câu 38-DH-10-B):
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Câu8(Câu 40-DH-10-B):
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
A. 24,0. B. 12,6. C. 23,2. D. 18,0.
Câu 9(Câu 55-DH-10-B):
Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.
B. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.
C. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.
D. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.
Câu 10 (Câu 1-CD-09-A):
Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.