[Hóa học]Ôn luyện hóa hữu cơ

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 204
  • Views 231,743

Status
Không mở trả lời sau này.
D

drthanhnam

Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit axetic và hỗn hợp gồm 8,4 gam 3 ancol là đồng đẳng của ancol etylic. Sau phản ứng thu được 16,8 gam 3 este. Lấy sản phẩm của phản ứng este hoá trên thực hiện phản ứng xà phòng hoá với dung dịch NaOH 4 M thì thu được m gam muối: (Giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 100%). Giá trị của m là
A). 10,0gam B). 16,4gam C). 8,0gam D). 20,0gam
m(axit)+ m(ancol)=m(este) + mH2O
=> m(ax)-mH2O=16,8-8,4=8,4
Khi este hoá axxit:
m(ax)+mNaOH=m(muối)+ m(H2O)
=> m(muối)-mNaOH=m(ax)-mH2O=8,4
Đề bạn cho thiếu thể tích NaOH rồi hay sao ấy. ^^ có nNaOH chỉ cần thay vào trên là được.

Một chất hữu cơ X có CTPT là C4H11NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 2,24 lít khí Y (đktc). Nếu trộn lượng khí Y này với 3,36 lít H2 (đktc) thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 9,6. Hỏi khi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A). 12,2 gam B). 8,2 gam C). 8,6 gam D). 8,62 gam
nY=0,1 và nH2=0,15 => nY/nH2=2/3
Dùng đường chéo=> Y là C2H5NH2
Vậy X là CH3COONH3C2H5
=> dd X gồm 0,1 mol CH3COONa và 0,1 mol NaOH
Vậy m=12,2

Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là
A). 11,2 g. B). 9,6 g. C). 16,8 g D). 16,24 g.
Fe + 4H+ + NO3- --> Fe3+ + NO + 2H2O
0,26-------------------0,26-->0,26
3Fe + 8H+ +2NO3- --> 3Fe2+ + 2NO +4H2O
0,03<----------------------------0,02
Cu + 2Fe3+ --> Cu2+ + 2Fe2+
0,13-->0,26
KL Fe đã cho vào là :0,29.56=16,24 gam
 
N

namnguyen_94

Bài 1 Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3.75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 75% B. 50% C. 60% D. 40%

Bài 2: Cứ 45.75 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 20 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong cao su buna-S là
A. 2 : 3 B. 1 : 3 C. 3 : 5 D. 1 : 2

Bài 3:. Khi xà phòng hoá 1 mol este cần 120 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác khi xà phòng hoá 1,27 gam este đó thì cần 0,6 gam NaOH và thu được 1,41 gam muối duy nhất. Biết ancol hoặc axit là đơn chức. Công thức cấu tạo của este là:
A. (C2H3COO)3C3H5. B. (COOC2H5)2. C. CH2(COOCH3)2. D. (CH3COO)3C3H5

Bài 4. Cho các chất sau: CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3, C2H4(OH)2, CH3OH, C6H12O6 (glucozơ), C2H5O-OCCH3. Số chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

5. Cho các ancol sau
CH3CH2CH2OH (1) CH3CH(OH)CH3 (2)
CH3CH2CH(OH)CH2CH3 (3) CH3CH(OH)C(CH3)3 (4)
Số ancol khi tách nước chỉ cho mọt anken cấu tạo duy nhất là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
 
D

drthanhnam

Bài 1 Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3.75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 75% B. 50% C. 60% D. 40%
M(X)=15
=> nH2/nC2H4=1/1
M(y)=20
M(Y)/M(X)=4/3=nX/nY
Số mol khí giảm là số mol H2 phản ứng.
Giả sử ban đầu có 2 mol H2 và 2 mol C2H4--> 3 mol Y=> nH2 phản ứng=1 mol=> hiệu suất=1/2=50%

Bài 2: Cứ 45.75 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 20 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong cao su buna-S là
A. 2 : 3 B. 1 : 3 C. 3 : 5 D. 1 : 2
(C4H6)n(C8H8)m+nBr2
45,75n/(54n+104m)=0,125
=> n/m=1:3
Bài 3:. Khi xà phòng hoá 1 mol este cần 120 gam NaOH nguyên chất. Mặt khác khi xà phòng hoá 1,27 gam este đó thì cần 0,6 gam NaOH và thu được 1,41 gam muối duy nhất. Biết ancol hoặc axit là đơn chức. Công thức cấu tạo của este là:
A. (C2H3COO)3C3H5. B. (COOC2H5)2. C. CH2(COOCH3)2. D. (CH3COO)3C3H5
1mol cần 3 mol NaOH--> Loại B, C
1,27gam cần 0,015 mol NaOH=> 1,27 gam <=> 0,005 mol=> M este=254=> Đáp án A

Bài 4. Cho các chất sau: CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3, C2H4(OH)2, CH3OH, C6H12O6 (glucozơ), C2H5O-OCCH3. Số chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là:
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

5. Cho các ancol sau
CH3CH2CH2OH (1) CH3CH(OH)CH3 (2)
CH3CH2CH(OH)CH2CH3 (3) CH3CH(OH)C(CH3)3 (4)
Số ancol khi tách nước chỉ cho mọt anken cấu tạo duy nhất là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
 
A

aotrangyk

Hỗn hợp A gồm axit ađipic và một axit đơn chức X (X không có phản ứng tráng gương). Lấy 3,26 gam A tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M. % về khối lượng của X trong A là?
A. 29,375% B. 55,215% C. 64,946% D. 34,867%
 
A

aotrangyk

Oxi hóa 2m gam ancol no, đơn chức, bậc 1 bằng oxi không khí trong điều kiện thích hợp thì thu được 3m gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit và nước. Xác đinh công thức của ancol trên.
A. CH3OH hoặc C2H5OH
B. C2H5OH
C. CH3OH
D. C2H5OH hoặc C3H7OH
Câu 3:
Tiến hành este hóa hỗn hợp axit axetic và etilenglycol (số mol bằng nhau) thì thu được hỗn hợp X gồm 5 chất (trong đó có 2 este E1 và E2, ). Lượng axit và ancol đã phản ứng lần lượt là 70% và 50% so với ban đầu. Tính % về khối lượng của E1 trong hỗn hợp X?
A. 51,656% B. 23,934% C. 28,519% D. 25,574%
Câu 13: Cho 0,2 mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào một dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được dung dịch X. Hỏi dung dịch X có những chất tan gì?
A. NaNO3 + NaOH B. NaNO3 + NaNO2 + NaOH
C. NaNO3 + NaNO2 D. NaNO2 + NaOH
 
H

hung_ils

For aotrangyk (phút thứ 43)
Gọi M axit còn lại là M thì M>46(do M không có p/u tráng gương)
Gọi nađipic=a;nM=b\Rightarrow146a+Mb=3,26
Vì hỗn hợp tác dụng vừa đủ với 0,05mol NaOH nên 2a+b=0,05
Rút a theo b\Rightarrow73(0,05-b)+MB=3,26\Rightarrow73-M=0.39/b
Vì b<0,05\Rightarrow0,39/b>0,39/0,05=7,8\Rightarrow73-M>7,8\RightarrowM<65,2
\Rightarrow46<M<65,2\RightarrowM là CH3COOH
Giải hệ \Rightarrownađipic=0,01;nCH3COOH=0,03
\Rightarrow%mCH3COOH=0,03*60/3,26=55,215%\RightarrowB
For aotrangyk(phút thứ 45)
1)Gọi m=16g\Rightarrowm(ancol)=32;m(hỗn hợp)=48
\RightarrowmO=48-32=16\RightarrownO=1mol
Vì sau p/u chỉ có AĐH , axit, H2O mà không có ancol dư nên p/u hoàn toàn
\Rightarrown(ancol)=nO=1\RightarrowM(ancol)=32\RightarrowCH3OH\RightarrowC
2)Coi nCH3COOH=nC2H4(OH)2=1mol(Coi M(E1)<M(E2))
2 este là :E1:OH-CH2-CH2-OOCCH3:amol;E2:CH3COOCH2CH2OOCCH3 bmol
Vì lượng axit và ancol đã phản ứng lần lượt là 70% và 50% so với ban đầu
nên ta có hệ a+2b=0,7 và a+b=0,5\Rightarrowa=0,3;b=0,2
Bảo toàn khối lượng \Rightarrowm(sau)=m(trước)=1*60+1*62=122g
\Rightarrow%mE1=0,3*104/122=25,574%\RightarrowD
3)2NO2+2NaOH\RightarrowNaNO3+NaNO2+H2O
\RightarrowNO2 và NaOH p/u vừa đủ
\RightarrowSau p/u chỉ có NaNO3 và NaNO2\RightarrowC
PS:Bài 2 không cho E1 và E2 este nào có PTK lớn hơn nên phải giả sử...................
 
Last edited by a moderator:
N

namnguyen_94

Mình có 1 số bài ,mọi người làm thử xem:)

Câu 1. Trung hoà 5,4 gam X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOH, C6H5OH và C6H5COOH cần dung Vml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,94 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị V là.
A.669,6 B.700 C.900 D.350

Câu 2. Để trung hoà m gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chưc, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dung 100ml dung dịch NaOH 0,3 M. Mặt khác đốt cháy m gam X rồi cho toàn bổan phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5, bình (2) đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình (1) tăng a gam, bình (2) tăng (3,64+ a) gam. Thành phần % về khối lượng của Axit có nguyên tử Cacbon nhỏ hơn trong X là
A.33,33% .....B.66,67% ....C.30,14% ...D.69,86%

Câu 3.Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 .Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được kết tủa Y. phân tử khối của Y lớn hơn X là 214. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A.2 B.3 C.4 D.5

Câu 4. X là hợp chất mạch hở (chứa C,H,O) có phân tử khối bằng 90 u. Cho X tác dụnh với Na dư thu dược số mol H2bằng số mol X phản ứng. Mặt khác X có khả năng phản ứng với NaH CO3 số công thức cấu tạo của X có thể là.
A.3 B.4 C.5 D.2

Câu 5. Phenolphtalein (X) có tỷ lệ khối lượng mC :mH:mO = 60:3,5:16. Biết Khối lượng phân tử của X nằm trong 300 đến 320 u. Số nguyên tử C của X là
A.20 B.10 C.5 D.12
 
H

hotboysnam

Câu 1. Trung hoà 5,4 gam X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOH, C6H5OH và C6H5COOH cần dung Vml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,94 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị V là.
A.669,6 B.700 C.900 D.350
Tăng giảm khối lượng có
nNaOH=1,54 /22=0,07 mol
=> V=0,7 ( lit) =700ml
Câu 2. Để trung hoà m gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chưc, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần dung 100ml dung dịch NaOH 0,3 M. Mặt khác đốt cháy m gam X rồi cho toàn bổan phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5, bình (2) đựng dung dịch KOH dư thấy khối lượng bình (1) tăng a gam, bình (2) tăng (3,64+ a) gam. Thành phần % về khối lượng của Axit có nguyên tử Cacbon nhỏ hơn trong X là
A.33,33% .....B.66,67% ....C.30,14% ...D.69,86%

b2-b1 =3,64 =mCO2-mH2O
do hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chưc, mạch hở => nH2O =nCO2
=> nH2=nCO2=0,14 mol
nX=0,03 mol
=> C ( trung bình )= 0,14/0,03 =4,6 => C4 và C5
ta có x+y=0,03 và 4x+5y=0,14 => x=0,01 và y=0,02
% C4H8O2 =30,14%

Câu 3.Chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 .Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được kết tủa Y. phân tử khối của Y lớn hơn X là 214. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A.2 B.3 C.4 D.5
Tác dụng với AgNO3/NH3 => ankin
k=4 => có 2 liên kết 3
Mà phân tử khối của Y lớn hơn X là 214 =2*(108-1)
=> 2 liên kết 3 đầu mạch

Câu 4. X là hợp chất mạch hở (chứa C,H,O) có phân tử khối bằng 90 u. Cho X tác dụnh với Na dư thu dược số mol H2bằng số mol X phản ứng. Mặt khác X có khả năng phản ứng với NaH CO3 số công thức cấu tạo của X có thể là.
A.3 B.4 C.5 D.2
Tác dụng với Na => X là ancol hoặc axit
nX=nH2 => X có 2 chức hoặc tạp chức
X pư với NaHCO3 => X pải có gốc -COOH
cái này tớ mò dược 2 công thức
(OH)[CH2]2COOH và (COOH)2 ; CH3 -CH(OH)- COOH

Câu 5. Phenolphtalein (X) có tỷ lệ khối lượng mC :mH:mO = 60:3,5:16. Biết Khối lượng phân tử của X nằm trong 300 đến 320 u. Số nguyên tử C của X là
A.20 B.10 C.5 D.12
mC :mH:mO = 60:3,5:16 =>nC:nH:nO=5:3,5:1
=>[TEX](C_5H_{3,5}O)_n[/TEX] mà 300<x<320 => n=4
 
Last edited by a moderator:
H

hung_ils

Tác dụng với AgNO3/NH3 => ankin
k=4 => có 2 liên kết 3
Mà phân tử khối của Y lớn hơn X là 214 =2*(108-1)
=> 2 liên kết 3 đầu mạch


Tác dụng với Na => X là ancol hoặc axit
nX=nH2 => X có 2 chức hoặc tạp chức
X pư với NaHCO3 => X pải có gốc -COOH
cái này tớ mò dược 2 công thức
(OH)[CH2]2COOH và (COOH)2
3)C :4
[TEX]CH\equiv C-CH2-CH2-CH2-C\equiv CH\\\\CH\equiv C-CH(CH3)-CH2-C\equiv CH\\\\CH\equiv C-C(CH3)2-C\equiv CH\\\\CH\equiv C-C(C2H5)-C\equiv CH[/TEX]
4)A :3
[TEX](COOH)2;OH-CH2-CH2-COOH;CH2-CH(OH)-COOH[/TEX]
 
N

nhungdieuhanhphuc_sethuocvetoi

b2-b1 =3,64 =mCO2-mH2O
do hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chưc, mạch hở => nH2O =nCO2
=> nH2=nCO2=0,14 mol
nX=0,03 mol
=> C ( trung bình )= 0,14/0,03 =4,6 => C4 và C5
ta có x+y=0,03 và 4x+5y=0,14 => x=0,01 và y=0,02
% C4H8O2 =30,14%

Từ đâu để có những cái đó? Giải thích rõ ra dc ko mình đang theo dõi bài này mà ko hiểu lắm
 
L

lotus94

Cho m g hỗn hợp X gồm một số ancol tác dụng Na dư thu được 5,6 l H2 đktc. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 30,8g CO2 và 18 g H2O.Số mol O2 đã phản ứng là
A.0,95mol
B.0,9 mol
C.1,05mol
D.1 mol
 
N

namnguyen_94

Một số bài hay nè mọi người:D


Câu 1: A, B là 2 axit no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol A + 0,1 mol B. Đốt cháy hoàn toàn X được 0,6 mol CO2. mặt khác lấy 10gam một trong 2 axit cho tác dụng với Na d­ư thì lượng H2 sinh ra < 0,05 mol. 2 axit A, B là:
A. CH3COOH và C4H9COOH B. HCOOH và C4H9COOH
C. HCOOH và CH3COOH D. CH3COOH và C2H5COOH

Câu 2: Trong dãy biến hoá:
C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5 → C2H5OH
Số phản ứng oxi hoá-khử trong dãy biến hoá trên là bao nhiêu?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 3: Năm dung dịch A1, A2, A3, A4, A5 cho tác dụng với Cu(OH)2/NaOH trong điều kiện thích hợp thì thấy: A1 tạo màu tím, A2 tạo màu xanh lam, A3 tạo kết tủa khi đun nóng, A4 tạo dung dịch màu xanh lam và khi đun nóng thì tạo kết tủa đỏ gạch, A5 không có hiện tượng gì. A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là:
A. Protein, lipit, saccarozơ, glucơzơ, anđehit fomic.
B. Protein, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, lipit.
C. Protein, saccarozơ, lipit, fructozơ, anđehit fomic.
D. Lipit, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, protein

Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 HCB thuộc loại ankan,anken,akin.Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) Xvaf cho sp cháy hấp thụ hết vào Ca(OH)2 dư thấy KL bình tăng lên 46,5 gam và 75 gam kết tủa.Nếu tỉ lệ KL giữa A,B trong X là : 22 : 13 thì phần trăm số mol của A trong X là:
A. 41,10% B. 50% C. 49,5% D. 10,5%

Câu 4: Từ chất X bằng một phản ứng có thể điều chế ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng có thể điều chế ra chất X. Trong các chất sau: C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C2H5Cl. Số chất phù hợp với X là:
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 5: Một loại chất béo có chỉ số iot là 3,81. Tính thành phần % các chất trong mẫu chất béo trên giả sử mẫu chất béo gồm triolein và tripanmitin. % triolein và tripanmitin lần lượt là
A. 50%; 50% B. 40%; 60% C. 4,46%; 95,54% D. 4,42%; 95,58%
 
N

namnguyen_94

..

Cho m g hỗn hợp X gồm một số ancol tác dụng Na dư thu được 5,6 l H2 đktc. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 30,8g CO2 và 18 g H2O.Số mol O2 đã phản ứng là
A.0,95mol
B.0,9 mol
C.1,05mol
D.1 mol

Ta có: nH2 = 0,25 mol --> n(ancol) = 0,5 mol
+ nCO2 = 0,7 mol ; nH2O = 1 mol
Bảo toàn O --> nO(O2) = 0,7.2 + 1 - 0,5 = 1,9 mol
=> nO2 = 0,95 mol
==> A
 
K

kimcle

Một số bài hay nè mọi người:D


Câu 1: A, B là 2 axit no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol A + 0,1 mol B. Đốt cháy hoàn toàn X được 0,6 mol CO2. mặt khác lấy 10gam một trong 2 axit cho tác dụng với Na d­ư thì lượng H2 sinh ra < 0,05 mol. 2 axit A, B là:
A. CH3COOH và C4H9COOH B. HCOOH và C4H9COOH
C. HCOOH và CH3COOH D. CH3COOH và C2H5COOH

Câu 2: Trong dãy biến hoá:
C2H6 → C2H5Cl → C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H5 → C2H5OH
Số phản ứng oxi hoá-khử trong dãy biến hoá trên là bao nhiêu?
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2

Câu 3: Năm dung dịch A1, A2, A3, A4, A5 cho tác dụng với Cu(OH)2/NaOH trong điều kiện thích hợp thì thấy: A1 tạo màu tím, A2 tạo màu xanh lam, A3 tạo kết tủa khi đun nóng, A4 tạo dung dịch màu xanh lam và khi đun nóng thì tạo kết tủa đỏ gạch, A5 không có hiện tượng gì. A1, A2, A3, A4, A5 lần lượt là:
A. Protein, lipit, saccarozơ, glucơzơ, anđehit fomic.
B. Protein, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, lipit.
C. Protein, saccarozơ, lipit, fructozơ, anđehit fomic.
D. Lipit, saccarozơ, anđehit fomic, fructozơ, protein

Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 HCB thuộc loại ankan,anken,akin.Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) Xvaf cho sp cháy hấp thụ hết vào Ca(OH)2 dư thấy KL bình tăng lên 46,5 gam và 75 gam kết tủa.Nếu tỉ lệ KL giữa A,B trong X là : 22 : 13 thì phần trăm số mol của A trong X là:
A. 41,10% B. 50% C. 49,5% D. 10,5%

Câu 4: Từ chất X bằng một phản ứng có thể điều chế ra C2H5OH và từ C2H5OH bằng một phản ứng có thể điều chế ra chất X. Trong các chất sau: C2H2, C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C2H5Cl. Số chất phù hợp với X là:
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 5: Một loại chất béo có chỉ số iot là 3,81. Tính thành phần % các chất trong mẫu chất béo trên giả sử mẫu chất béo gồm triolein và tripanmitin. % triolein và tripanmitin lần lượt là
A. 50%; 50% B. 40%; 60% C. 4,46%; 95,54% D. 4,42%; 95,58%
câu1: B
câu 2: D mình chỉ thấy mỗi 2 cái là C2H5OH → CH3CHO → CH3COOH
câu 3: B.........
câu 4: C2H4, CH3CHO, CH3COOC2H5, C2H5ONa, C2H5Cl
vậy đáp án là 5
câu 5: D...........cái này chỉ cần chú í triolein mới không no và tác dụng với I2 tỉ lệ 1:3, còn thằng kia kệ nó
mong là vẫn đúng đk 1 nữa:((
còn 1 bài, ai giúp mình với....
 
C

chemistry1713

anh chị cho em hỏi, em thanks trước
các hợp chất hữu cơ nào phản ứng với Br2/CCl4 và Br2/H2O
 
K

kkdc06

Cho m g hỗn hợp X gồm một số ancol tác dụng Na dư thu được 5,6 l H2 đktc. Đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 30,8g CO2 và 18 g H2O.Số mol O2 đã phản ứng là
A.0,95mol
B.0,9 mol
C.1,05mol
D.1 mol
bài này sao nó ko bảo ancol đơn chức hay đa chức nhỉ
chắc phải chia trường hợp và dựa vào đáp án nữa:D
bạn chia trường hợp từ dữ kiện đầu tìm số mol của ancol
rồi nảo toàn nguyên tố oxy nhé;)
 
K

kimcle

Ta có: nH2 = 0,25 mol --> n(ancol) = 0,5 mol
+ nCO2 = 0,7 mol ; nH2O = 1 mol
Bảo toàn O --> nO(O2) = 0,7.2 + 1 - 0,5 = 1,9 mol
=> nO2 = 0,95 mol
==> A

mình nghĩ bài này nó sao sao í, mình nghĩ thế này nhé:
- nếu mà nH2=0,25=>n(ancol) thì đó phải là ancol đơn chức
nhưng, với cùng suy nghĩ ấy, nếu là ancol đơn chức đem đốt cháy mà có số mol nước lớn hơn số mol CO2 thì số mol ancol sẽ là hiệu của chúng=0,3
bảo toàn nguyên tố O thì lượng O2 phản ứng=1,05 mol
mình sai đâu à.......nếu không tại sao lại có 2 đáp án:(
 
N

namnguyen_94

..

mình nghĩ bài này nó sao sao í, mình nghĩ thế này nhé:
- nếu mà nH2=0,25=>n(ancol) thì đó phải là ancol đơn chức
nhưng, với cùng suy nghĩ ấy, nếu là ancol đơn chức đem đốt cháy mà có số mol nước lớn hơn số mol CO2 thì số mol ancol sẽ là hiệu của chúng=0,3
bảo toàn nguyên tố O thì lượng O2 phản ứng=1,05 mol
mình sai đâu à.......nếu không tại sao lại có 2 đáp án:(

Bạn ơi,bạn hãy chú ý đặc điểm
Ví dụ : khi ancol 2 chức --> n(ancol) = 0,25 mol --> nO = 0,5 mol
+ khi đơn chức --> nO = n(ancol) = 0,5 mol
+ khi 3 chức --> n(ancol) = 0,5/3 mol --> nO = 0,5 mol
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom