[Hóa học]Ôn luyện hóa hữu cơ

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 204
  • Views 232,674

Status
Không mở trả lời sau này.
D

drthanhnam

Câu 36: Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột, có số mắt xích –C6H10O5- là
A. 16,20.1024. B. 3,012.1024. C. 12,044.1024. D. 6,020.1024.
m(tinh bột)=840 gam=> n(tinh bột)=5,185 mol
Số mắt xích[tex]=5,185.6,02.10^{23}=3,012.10^{24}[/tex]
Câu 37: Hợp chất thơm X, có công thức phân tử C8H8O2 vừa có khả năng tác dụng với Na, vừa có khả năng tác dụng với NaOH và làm quì tím chuyển màu hồng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
X vừa td Na vừa td NaOH và làm quỳ tím chuyển hồng Vậy X phải là axit cacboxylic ( Vì phenol 0 làm đổi màu quỳ tím)
Vậy có 4 đồng phân: 3 đp CH3-C6H4COOH và 1 đp C6H5CH2COOH
Câu 38 : Cho hỗn hợp X gồm metan , axetilen, propen . Đốt cháy hoàn toàn 33 gam hỗn hợp X thì thu 37,8 gam nước . Mặt khác, 5,6 lít hỗn hợp X ( đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 50 gam brôm . Phần trăm thể tích của axetilen có trong X là
A. 50%. B. 40 %. C. 45 %. D. 25 %.
nH2O=2,1 mol
=> nH=4,2 mol=> mH=4,2 gam=> mC=28,8=> nC=2,4 mol
Gọi số mol CH4, C2H2 và C3H6 trong 33 gam X là x,y,z
Ta có: x+2y+3z=2,4 và 4x+2y+6z=4,2=> 2x+y+3z=2,1
n(x+y+z)=0,25 mol
n(2y+z)=0,3125
=> (x+y+z)/(2y+z)=0,8
Vậy ta được:
x=0,3; y=0,6 và z=0,3
Vậy %V(C2H2)=50%
 
D

drthanhnam

Câu 39 : Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng. Để thu được 87 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều chế đạt 80%) là
A. 144 gam B. 180 gam C. 250 gam D. 225 gam
Cumen+0,5O2--> axeton+phenol
n(axeton)=1,5 mol=> nCumen=1,5 mol
=> m(cumen)=1,5.120/0,8=225 gam
Câu 40 : Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat X thu được 5,28 gam CO2 và 1,98 gam H2O. Biết tỉ lệ khối lượng H và O trong X là : mH : mO = 0,125 : 1 . CTPT của X là :
A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H5O)n-1 D. (C6H5O)n
nCO2=0,12 và nH2O=0,11
Do nCO2> nH2O=> loại A.
nC: nH=12:22=> Đáp án B đúng.
(Có thể thấy ngay mà không cần tính vì C và D không thể phân biệt được ^^)
 
H

hardyboywwe

Cho 47 gam hỗn hợp hơi của 2 lcol đi qua [tex]Al_2 O_3[/tex] nung nóng thu được hỗn hợp A gồm ete,anken,ancol dư và hơi nước.Tách hơi nước ra khỏi hỗn hợp A thu được hỗn hợp khí B.Lấy nước tách ra cho tác dụng hết với Na thu được 4,704 lít [tex]H_2[/tex] (đkc).Lượng anken có trong B được no hóa vừa đủ bởi 1,35 lít dung dịch [tex]Br_2[/tex] 0,2 M.Phần ancol và ete có trong B chiếm thể tích 16,128 lít ở [tex]136,5^oC[/tex] và 1 atm.Tính hiệu suất alcol tách nước tạo thành anken,biết hiệu suất mỗi alcol là như nhau:

A.70%
B.85%
C.40%
D.30%
 
D

drthanhnam

Cho 47 gam hỗn hợp hơi của 2 lcol đi qua Al_2 O_3 nung nóng thu được hỗn hợp A gồm ete,anken,ancol dư và hơi nước.Tách hơi nước ra khỏi hỗn hợp A thu được hỗn hợp khí B.Lấy nước tách ra cho tác dụng hết với Na thu được 4,704 lít H_2 (đkc).Lượng anken có trong B được no hóa vừa đủ bởi 1,35 lít dung dịch Br_2 0,2 M.Phần ancol và ete có trong B chiếm thể tích 16,128 lít ở 136,5^oC và 1 atm.Tính hiệu suất alcol tách nước tạo thành anken,biết hiệu suất mỗi alcol là như nhau:
A.70% B.85% C.40% D.30%
Ta có: nH2O=2nH2=0,42 mol
n(Anken)=nBr2=0,27 mol
=> n(ete)=n(H2O)-n(anken)=0,42-0,27=0,15 mol
Mà n(ete)+n(ancol dư)=PV/RT=0,48 mol
=> n(ancol dư)=0,33 mol
Vậy n(ancol ban đầu)=0,27+0,15.2+0,33=0,9 mol
Vậy hiệu suất tách H2O tạo anken là: 0,27/0,9=30%
 
N

namnguyen_94

Mọi người chém 1 số bài nha:)

Bài 41: Đun nóng hh 1 mol HCOOH,1mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH trong bình có thể tích không đổi đến trạng thái cân bằng thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5.Nếu đun nóng hh 1 mol HCOOH , 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở đk như trên thu được 0,8 mol HCOOC2H5.Giá trị của a
A.12,88
B.9,97
C.5,6
D.6,64

Bài 42: Câu 1: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H2 và C4H8 B. C2H2 và C3H8 C. C2H2 và C4H6 D. C3H4 và C4H8

Bài 43: Khi thủy phân một octapetit X có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Bài 44: Câu 47: Oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH dư và H2O có M(tb) = 40 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là
A. 25%. B. 35%. C. 45%. D. 55%.

Bài 45: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do.
A. Thủy phân saccarozơ đã cho tạo ra dung dịch chứa glucozơ và fructozơ, trong đó glucozơ tráng gương được
B. Trong phân tử saccarozơ có chứa este đã bị thủy phân.
C. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.
D. Đã có sự tạo thành mantozo sau phản ứng.
 
D

drthanhnam

Bài 42: Câu 1: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H2 và C4H8 B. C2H2 và C3H8 C. C2H2 và C4H6 D. C3H4 và C4H8
nX=0,2
nBr2=0,7 mol
nBr2 giảm=0,35 mol
=> số liên kết pi trung bình của X là: 0,35/0,2=1,75
=> loại đáp án C
Giả sử X gồm 1 anken và 1 ankin=> a+b=0,2 và a+2b=0,35=> b=0,15 và a=0,05
khối lượng bình tăng chính là khối lựơng của X.
M(X)=6,7/0,2=33,5=> loại D, đáp án là A.
thư lại: 0,05.56+0,15.26=6,7

Bài 43: Khi thủy phân một octapetit X có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
A
Đó là: Gly-Phe-Tyr
Tyr-Lys-Gly; Lys-Gly-Phe;
 
D

drthanhnam

Bài 44: Câu 47: Oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH dư và H2O có M(tb) = 40 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là
A. 25%. B. 35%. C. 45%. D. 55%.
C2H5OH+CuO---> CH3CHO+Cu+H2O
Ta có: nCH3CHO=nH2O=x mol
nC2H5OH dư=y mol
Vậy (44x+18x+46y)/(2x+y)=40
=> 18x=6y
=> y=3x
Lấy x=1; y=3
Ta có: nC2H5OH(phản ứng)=1 mol
nC2H5OH dư=3 mol
=> hiệu suất 25%
Bài 45: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do.
A. Thủy phân saccarozơ đã cho tạo ra dung dịch chứa glucozơ và fructozơ, trong đó glucozơ tráng gương được
B. Trong phân tử saccarozơ có chứa este đã bị thủy phân.
C. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.
D. Đã có sự tạo thành mantozo sau phản ứng.
Câu này nói chưa chuẩn lắm, vì fruc cũng có thể tráng gương được do chuyển thành Glucose.
 
K

kkdc06

Mọi người chém 1 số bài nha:)

Bài 41: Đun nóng hh 1 mol HCOOH,1mol CH3COOH và 2 mol C2H5OH trong bình có thể tích không đổi đến trạng thái cân bằng thu được 0,6 mol HCOOC2H5 và 0,4 mol CH3COOC2H5.Nếu đun nóng hh 1 mol HCOOH , 3 mol CH3COOH và a mol C2H5OH ở đk như trên thu được 0,8 mol HCOOC2H5.Giá trị của a
A.12,88
B.9,97
C.5,6
D.6,64

Bài 42: Câu 1: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H2 và C4H8 B. C2H2 và C3H8 C. C2H2 và C4H6 D. C3H4 và C4H8

Bài 43: Khi thủy phân một octapetit X có công thức cấu tạo là Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được bao nhiêu tripeptit có chứa Gly?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Bài 44: Câu 47: Oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH dư và H2O có M(tb) = 40 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là
A. 25%. B. 35%. C. 45%. D. 55%.

Bài 45: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng lại có thể cho phản ứng tráng gương. Đó là do.
A. Thủy phân saccarozơ đã cho tạo ra dung dịch chứa glucozơ và fructozơ, trong đó glucozơ tráng gương được
B. Trong phân tử saccarozơ có chứa este đã bị thủy phân.
C. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.
D. Đã có sự tạo thành mantozo sau phản ứng.
bài 43 sẽ tạo ra 4 tripeptit chữa gly đóa là

Gly-Phe-Tyr
tyr-Lys-Gly
lys-gly-Phe
gly-phe-Tyr
 
N

namnguyen_94

Kết thúc 50 câu rèn luyện hữu cơ:D:D


Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm qua bình đựng P2O5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34,5 gam kết tủa. Mặt khác cho 6,828 gam hỗn hợp este đó tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 7,7 gam hỗn hợp 2 muối và 4,025 gam một ancol. Biết khối lượng phân tử 2 muối hơn kém nhau 28 đvC . Công thức cấu tạo:
A. HCOOCH3; CH3COOCH3. B. CH3COOCH3; C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5; C2H5COOC2H5. D. HCOOC2H5; C2H5COOC2H5

Bài 47: Saccarozơ có tính chất nào trong số các tính chất sau:
1/ polisaccarit. 2/ khối tinh thể không màu.
3/ khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và frutozơ. 4/ tham gia phản ứng tráng gương.
5/ phản ứng với Cu(OH)2.
Số tính chất đúng của saccarozơ là:
A. 5 B. 3. C. 4 D. 2

Bài 48. Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là (d=0,8 gam/mL). Hỏi từ 10 tấn vỏ bào chứa 80% xenlulozơ có thể điều chế được bao nhiêu tấn cồn thực phẩm 45o. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%.
A. 2,94 tấn. B. 7,44 tấn. C. 11,48 tấn. D. 9,30 tấn.

Bài 49. Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lixin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là:
A. 3, 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 2, 1,3. D. 1, 1, 4.

bài 50. Dãy gồm các hiđrocacbon khi tác dụng với Clo theo tỉ lệ 1:1(chiếu sáng) đều thu được 4 dẫn xuất monoclo là :
A. metyl xiclopentan và iso pentan B. iso pentan và 2,2- đimetyl butan
C. 2,2- đimetyl pentan và 2,3- đimetyl butan D. 2,3- đimetyl butan và metyl xiclopentan
 
N

nguyenduy22

Bài 46: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm qua bình đựng P2O5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34,5 gam kết tủa. Mặt khác cho 6,828 gam hỗn hợp este đó tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 7,7 gam hỗn hợp 2 muối và 4,025 gam một ancol. Biết khối lượng phân tử 2 muối hơn kém nhau 28 đvC . Công thức cấu tạo:
A. HCOOCH3; CH3COOCH3. B. CH3COOCH3; C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5; C2H5COOC2H5. D. HCOOC2H5; C2H5COOC2H5
Giải:
VÌ Khối lượng phân tử hai muối hơn kém nhau 28 đvC=>chỉ D thoả mãn

Bài 47: Saccarozơ có tính chất nào trong số các tính chất sau:
1/ polisaccarit. 2/ khối tinh thể không màu.
3/ khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và frutozơ. 4/ tham gia phản ứng tráng gương.
5/ phản ứng với Cu(OH)2.
Số tính chất đúng của saccarozơ là:
A. 5 B. 3. C. 4 D. 2

Bài 48. Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là (d=0,8 gam/mL). Hỏi từ 10 tấn vỏ bào chứa 80% xenlulozơ có thể điều chế được bao nhiêu tấn cồn thực phẩm 45o. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%.
A. 2,94 tấn. B. 7,44 tấn. C. 11,48 tấn. D. 9,30 tấn.
Giải;
[TEX]({C_6}{H_{10}}{O_5})_n[/TEX]------->2.[TEX]{C_2}{H_5}{OH}[/TEX]
khối lượng [TEX]{C_2}{H_5}OH[/TEX] nguyên chất =2,944 tấn
=>thể tích [TEX]H_2 O[/TEX] trong cồn [TEX]45^o[/TEX] là:2,944/0,8.55/45=4,496 tấn
=>khối lượng cần tìm là;2,944+4,496=7,44 tấn
Bài 49. Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lixin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, màu xanh, không đổi màu lần lượt là:
A. 3, 1, 2. B. 1, 2, 3. C. 2, 1,3. D. 1, 1, 4.
Giải:
hồng:axit glutamic
xanh:trimetyl amin,lysin
không đổi màu:valin,alanin,anilin
Như vậy đáp án của bạn chưa chuẩn???
bài 50. Dãy gồm các hiđrocacbon khi tác dụng với Clo theo tỉ lệ 1:1(chiếu sáng) đều thu được 4 dẫn xuất monoclo là :
A. metyl xiclopentan và iso pentan B. iso pentan và 2,2- đimetyl butan
C. 2,2- đimetyl pentan và 2,3- đimetyl butan D. 2,3- đimetyl butan và metyl xiclopentan
 
N

namnguyen_94

Cảm ơn các bạn đã tham gia,tiếp tục nha:D:D:D


Câu1. Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4

Câu 2. Hỗn hợp X gồm etan, propen, buta-1,3 dien có tỉ khối hơi so với hidro là 22,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc), rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 35 gam B. 32 gam C. 28 gam D. 30 gam

Bài 3. Cho các chất sau: Phenol, Axit acrylic, Glixerol, ancol etylic, Cu(OH)2, và dung dịch brom. Số cặp chất phản ứng được với nhau là
A. 5 B. 7 C. 6. D. 4

bài 4. A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a g kết tủa. Giá trị của a là
A. 30 gam B. 33 gam C. 44 gam D. 36 gam

bài 5. Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là
A. CH3OH; C3H7OH. B. C2H5OH; C3H7OH. C. C4H9OH; C3H7OH. D. C2H5OH; CH3OH.
 
D

drthanhnam

Câu1. Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Đáp án A nhỉ ^^
Câu 2. Hỗn hợp X gồm etan, propen, buta-1,3 dien có tỉ khối hơi so với hidro là 22,2. Khi đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc), rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 35 gam B. 32 gam C. 28 gam D. 30 gam
C2H6, C3H6, C4H6 ta quy về CxH6
Do M(TB)=22,2.2=44,4=> x=3,2
C3,2H6--> 3,2CO2+ 3H2O
0,1---------->0,32
=> m=32 gam
Bài 3. Cho các chất sau: Phenol, Axit acrylic, Glixerol, ancol etylic, Cu(OH)2, và dung dịch brom. Số cặp chất phản ứng được với nhau là
A. 5 B. 7 C. 6. D. 4
bài 4. A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a g kết tủa. Giá trị của a là
A. 30 gam B. 33 gam C. 44 gam D. 36 gam
M(A)=14/0,15054=93
=> A là C6H5NH2
0,1 C6H5NH2-->0,1 C6H2Br3NH2
a=33 gam
bài 5. Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là
A. CH3OH; C3H7OH. B. C2H5OH; C3H7OH. C. C4H9OH; C3H7OH. D. C2H5OH; CH3OH
nNaOH(ban đầu)=0,2
nNaOH(sau)=0,1
=> nNaOH đã phản ứng =0,1 => nCO2=0,05
Ta có: 1,06.n/(14n+18)=0,05
=> n=2,5=> C2H5OH và C3H7OH
CO2+ 2NaOH--> Na2CO3 +H2O
 
D

drthanhnam

X có công thức C4H14O3N2, khi cho X td dung dịch NaOH thu được hh Y gồm 2 khí ở đk thường đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là??
A.5 b.4 C.2 D.3
 
N

namnguyen_94

Bài 6: : Dïng nh÷ng hãa chÊt nµo sau ®©y cã thÓ nhËn biÕt ®¬ưîc bèn chÊt láng kh«ng mµu lµ glixerol, ancol etylic, dung dÞch glucoz¬ vµ anilin ?
A. Na vµ dung dÞch Br2 B. Dung dÞch Br2 vµ Cu(OH)2
C. Dung dÞch AgNO3 / NH3 vµ Cu(OH)2 D. Na vµ dung dÞch AgNO3 / NH3


Bài 7. Một hợp chất X (có khối lượng phân tử bằng 103). Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1,20M, thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminaxit, ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2), Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 48,50 B. 52,50 C. 26,25 D. 24,25

Bài 8. 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ 1,12 lít H¬2(đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn được 10,152 gam Ag. Số công thức cấu tạo của B là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Bài 9. Số đồng phân cấu tạo este mạch thẳng có công thức phân tử C6H10O4 khi cho tác dụng với NaOH tạo ra 1 ancol và 1 muối là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Bài 10. Cho 0.1 mol chất X ( CH6O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 12.5 B. 21.8 C. 15 D. 8.5
 
D

drthanhnam

Bài 6: : Dïng nh÷ng hãa chÊt nµo sau ®©y cã thÓ nhËn biÕt ®¬ưîc bèn chÊt láng kh«ng mµu lµ glixerol, ancol etylic, dung dÞch glucoz¬ vµ anilin ?
A. Na vµ dung dÞch Br2 B. Dung dÞch Br2 vµ Cu(OH)2
C. Dung dÞch AgNO3 / NH3 vµ Cu(OH)2 D. Na vµ dung dÞch AgNO3 / NH3
Dùng Br2--> glucozo làm mất màu. anilin tạo kt trắng.
Dùng Cu(OH)2--> glucozo tạo dd xanh lam., nếu đun--> đỏ gạch.

Bài 7. Một hợp chất X (có khối lượng phân tử bằng 103). Cho 51,50 gam X phản ứng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1,20M, thu được dung dịch Y trong đó có muối của aminaxit, ancol (có khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử O2), Cô cạn Y thu m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 48,50 B. 52,50 C. 26,25 D. 24,25
nX=0,5 mol
nNaOH=0,6 mol
ancol là C2H5OH
X + NaOH --> muối + ancol + NaOH dư
m=51,5+24-46.0,5=52,5
Bài 8. 1,72 gam hỗn hợp anđehit acrylic và anđehit axetic tham gia phản ứng cộng vừa đủ 1,12 lít H¬2(đktc). Cho thêm 0,696 gam anđehit B là đồng đẳng của anđehit fomic vào 1,72 gam hỗn hợp 2 anđehit trên rồi cho hỗn hợp thu được tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn được 10,152 gam Ag. Số công thức cấu tạo của B là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
56x+44y=1,72
2x+y=0,05
=> x=0,015 và y=0,02
nAg=0,094=> nAg(B)=0,094-0,07=0,024
Nếu B là HCHO=> nB=0,006=> M(B)=116 không thoã mãn.
Vậy nB=0,012=> M(B)=58
=> B là C2H5CHO. 1 đồng phân.
Bài 9. Số đồng phân cấu tạo este mạch thẳng có công thức phân tử C6H10O4 khi cho tác dụng với NaOH tạo ra 1 ancol và 1 muối là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5

Bài 10. Cho 0.1 mol chất X ( CH6O3N2) tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 12.5 B. 21.8 C. 15 D. 8.5
Phần amin mình cực ***, namnguyen_94 làm hộ t cái ^^
 
T

thongkaka1234

hoà tan hoàn toàn 32g CuS và FeS trong H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch co khối lượng giảm 32g so với dd axit ban đầu.mặt khác nếu hoà tan hoàn toàn hôn hợp trên trong dung dịch axit H2SO4 loãng thi thu được V lít khí ở đktc.tinh V
 
N

namnguyen_94

Bài 10: CT của amin là : [TEX]CH_3NH_3NO_3[/TEX]
[TEX]CH_3NH_3NO_3 + NaOH --> CH_3NH_2 + NaNO_3 + H_2O[/TEX]
==> [TEX]m = 0,1.(23+62) + 0,1.40 = 12,5 gam[/TEX]
==> A
 
N

ngobaochauvodich

Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit axetic và hỗn hợp gồm 8,4 gam 3 ancol là đồng đẳng của ancol etylic. Sau phản ứng thu được 16,8 gam 3 este. Lấy sản phẩm của phản ứng este hoá trên thực hiện phản ứng xà phòng hoá với dung dịch NaOH 4 M thì thu được m gam muối: (Giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 100%). Giá trị của m là
A). 10,0gam B). 16,4gam C). 8,0gam D). 20,0gam


Một chất hữu cơ X có CTPT là C4H11NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 2,24 lít khí Y (đktc). Nếu trộn lượng khí Y này với 3,36 lít H2 (đktc) thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 9,6. Hỏi khi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A). 12,2 gam B). 8,2 gam C). 8,6 gam D). 8,62 gam

Cho m gam Fe vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 4,48 lít NO(duy nhất). Thêm tiếp H2SO4 vào X thì lại thu được thêm 1,792 lít khí NO duy nhất nữa và dung dịch Y. Dung dịch Y hoà tan vừa hết 8,32 gam Cu không có khí bay ra (các khí đo ở đktc). Khối lượng của Fe đã cho vào là
A). 11,2 g. B). 9,6 g. C). 16,8 g D). 16,24 g.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom