[Hóa học]Ôn luyện hóa hữu cơ

  • Thread starter namnguyen_94
  • Ngày gửi
  • Replies 204
  • Views 232,674

Status
Không mở trả lời sau này.
D

drthanhnam

Câu 56: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31.68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân của 3 amin trên là
A. 7 B. 14 C. 28 D. 16
nHCl=11,68/36,5=0,32= n(amin)
=> M(TB)=20/0,32=62,5
=>Có 2 khả năng xảy ra là:
C3H9N; C4H11N và C5H13N
hoặc C2H7N; C3H9N và C4H11N
do số mol Z > số mol X=> KL trung bình lệch nhiều về phía Z=> C2H7N; C3H9N và C4H11N
Tổng số đp là:2+4+8=14
Câu 57. Cho m gam hỗn hợp 2 amino axit (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl) tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng hết với các chất trong X cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,1 gam. B. 16,1 gam. C. 17,1 gam. D. 18,1 gam.
nNaOH=0,42
nHCl=0,22=> n(a.a)=0,2
HCl+ NaOH = NaCl+ H2O
0,22----------------0,22
a.a+ NaOH = muối + H2O
0,2-------------------0,2
m=34,37+0,42.18-0,42.40-0,22.36,5=17,1 gam
Câu 58. Chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với metan bằng 4,625. Khi đốt cháy X thu được số mol H2O bằng số mol X đã cháy, còn số mol CO2 bằng 2 lần số mol nước. X tác dụng đươc với Na, NaOH và Ag2O trong dung dịch NH3 sinh ra Ag. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC2H5 B. C2H5COOH C. HOOC-CHO D. HOCH2CH2CHO
MX=74.
Đốt X=> nH2O=nX=> X có 2 nguyên tử H=> C
Câu 59: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 34,20 B. 27,36 C. 22,80 D. 18,24
nCo2=1,5 mol
nH2O=1,4
=> số nt C=3
=> C3H8O và C3H4O2
dễ tính được số mol từng chất lần lượt là 0,2 và 0,3
este hoá với H=0,8 ta được:
C2H3COOH + C3H7OH = C2H3COOC3H7+ H2O
0,16------------------------------>0,16
=>m=18,24 gam
Câu 60: Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là
A. HCOOH và CH3COOH B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH D. HCOOH và C2H5COOH
nNaOH=0,6
=> Dự đoán E là este của glyxerol
m(E)=43,6+92.0,2-24=38 gam
=> M(E)=190=46.2+60+12.3+5
=> Chỉ có đáp án HCOOH và CH3COOH là phù hợp ^^
 
N

namnguyen_94

Nam trả lời nhiệt tình ghê,thanks c nha:x.có lẽ đây là lần cuối m post bài:)
Câu 61:Khi crackig hoàn toàn 3,08 gam X3H8 thu được hỗn hợp X.cho X sục chậm vào 250 ml dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và còn lại V lít khí ở đktc và có tỉ khối hơi so với CH4 là 1,25.Nồng độ Br23 và V là
A.0,14M và 2,352 lít...B.0,04M và 1,568 lít ..C.0,04M và 1,344 ít..D.0,14M và 1,344 lít

Câu 62: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là
A. HCOOH và CH3COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. C2H7COOH và C4H9COOH

Câu 63: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.

Câu 64: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.

Câu 65: Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
A. 65,2%. B. 16,3%. C. 48,9%. D. 83,7%.
 
D

drthanhnam

Câu 61:Khi crackig hoàn toàn 3,08 gam X3H8 thu được hỗn hợp X.cho X sục chậm vào 250 ml dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và còn lại V lít khí ở đktc và có tỉ khối hơi so với CH4 là 1,25.Nồng độ Br23 và V là
A.0,14M và 2,352 lít...B.0,04M và 1,568 lít ..C.0,04M và 1,344 ít..D.0,14M và 1,344 lít
X3H8 là C3H8 chứ gì ^^!
nC3H8=0,07 mol
C3H8---> C2H4 + CH4
0,07------>0,07-->0,07
M hh sau=1,25.16=20
=> nCH4/nC2H4=2/1=> nC2H4=0,035
=> nC2H4 đã phản ứng =0,07-0,035=0,035
=> nBr2=0,035=>Cm=0,14 M
V=(0,07+0,035).22,4=2,352 lít
Đáp án A
Câu 62: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là
A. HCOOH và CH3COOH. B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. C2H7COOH và C4H9COOH
nH2=0,3 mol=> nX=0,6 mol
nCH3OH=nRCOOH=0,3 mol
mRCOOCH3=25 gam=> M=25/0,3=83,333
=> 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH

Câu 63: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.
H(HN-CnH2n-CO)3OH ----> 3(n+1)CO2+ (3n+2,5)H2O
0,1------------------------->0,3(n+1)----->0,1(3n+2,5)
=>n=2=> C2H5O2N
Đốt X: C4H8O3N---> 4CO2
---------0,2---------->0,8
=> m=80 gam
Câu 64: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
RCOOH ---> RCOONa---> tăng 22 gam
=> nRCOOH=(11,5-8,2)/22=0,15 mol
nHCOOH=0,1 mol=> nX=0,05 mol và mX=3,6
=> MX=72=> C2H3COOH

Câu 65: Hỗn hợp X gồm 1 ancol và 2 sản phẩm hợp nước của propen. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
A. 65,2%. B. 16,3%. C. 48,9%. D. 83,7%.
nO=nCuO=0,2 mol
=> n(X)=0,2 mol
nAg=0,45 mol=> phải có HCHO=> CH3OH
=> hh X: nCH3OH/ nC3H7OH=1/1
=> nCH3OH=nC3H7OH=0,1
=> n(propan-1-ol)=0,025
=> %=16,3%

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI TRONG THỜI GIAN QUA ĐÃ SÁT CÁNH CÙNG NHAU HỌC TẬP. CHÚC MỌI NGƯỜI THI ĐẠT KẾT QUẢ THẬT TỐT.
 
H

hardyboywwe

Vậy là còn mấy hôm nữa thi rồi.tranh thủ lên đây up nốt vài bài hữu cơ cho mấy bạn cùng giải nhé! :D

1/Dung dịch chứa 12,2 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức tác dụng với nước brom dư thu được 35,9 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử.giả thiết phản ứng hoàn toàn,CTPT chất đồng đẳng là:
A.[TEX]C_3H_7C_6H_4OH[/TEX]
B.[TEX]C_6H_5CH_2OH[/TEX]
C.[TEX](CH_3)_2C_6H_3OH[/TEX]
D.[TEX]CH_3C_6H_4OH[/TEX].

2Hỗn hợp X gồm [TEX]C_2H5OH[/TEX],[TEX]C_2H5COOH[/TEX],[TEX]CH_3CHO[/TEX] trong đó alcol chiếm 50% theo số mol.Đốt cháy m gam hỗn hợp X được 3,06 gam [TEX]H_2O [/TEX]và 3,136 lit [TEX]CO_2[/TEX]( đkc).Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa.Giá trị của p là:
A.6,48 B.8,64 C.9,72 D.10,08.


3/Hỗn hợp Z gồm 2 acid cacboxylic đơn chức X và Y ([TEX]M_x > M_y[/TEX]) có tổng khối lượng là 8,2 gam.Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối.Mặt khác nếu cho Z tác dụng với 1 lượng dư dung dịch [TEX]AgNO_3[/TEX] trong [TEX]NH_3[/TEX] thu được 21,6 gam Ag.Công thứuc và phần trăm khối lượng của X trong z là:

A.[TEX]C_2H_3COOH[/TEX] và 43,90%
B.[TEX]HCOOH[/TEX] và 45,12%
C.[TEX]C_2H_5COOH[/TEX] và 56,10%
D.[TEX]C_3H_5COOH[/TEX] và 54,88%

4/Oxi hóa 2 gam 1 ancol đơn chứuc mạch hở X bằng Oxi( có xúc tác thích hợp) thu được 2,8 gam hỗn hợp Y gồm aldehyt,ancol dư và hơi nước.Công thức phân tử của X và hiệu suất phản ứng là:

A.[TEX]CH_3OH[/TEX] và 75% B.[TEX]CH_3OH[/TEX] và 80% C.[TEX]C_3H_7OH [/TEX]và 80% D.[TEX]C_2H_5OH[/TEX] và 75%
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom