♥♥[Hóa Học 10] Cuộc sống quanh ta ♥♥

Status
Không mở trả lời sau này.
C

cuncon_baby

Tiếp theo cho nó ngủ nó nhiêu là đủ rồi:D:D
Câu 1:Người ta áp dụng tính chất gì của ion nitrit NO2- để làm tac nhân bảo quản trong công nghiệp thực phẩm?
Câu 2:Vì sao trước khi hàn kim loại người ta thường hay quét 1 lớp NH4Cl lên bề mặt kim loại rồi nung nóng?
Câu 3:Trong PTN khi bị ngộ đọc khí Cl2 người ta thường làm gì? giải thích?
 
C

cacodemon1812

Câu 2:Vì sao trước khi hàn kim loại người ta thường hay quét 1 lớp NH4Cl lên bề mặt kim loại rồi nung nóng?

Câu 3:Trong PTN khi bị ngộ đọc khí Cl2 người ta thường làm gì? giải thích?

Câu 2: Mục đích của nó là làm sạch lớp rỉ của Kl do bị oxih
NH4Cl --np-> NH3 + HCl : HCl có vai trò làm sạch rỉ

Câu 3: Câu này lúc xuống phòng thí nghiệm cô giáo bọn tớ cũng có nói!
Dùng NH3 để khử độc do xảy ra phương trình:
2NH3 + 3Cl2 -> N2 + 6HCl
 
C

cuncon_baby

Lại im nữa rồi:|:|:|
Đáp án kì trước
Câu 1:Nitrit có tính kháng khuẩn, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc. . Đó là đối với nồng độ thấp, còn với nồng độ cao thì nó sẽ bị oxi hoá sinh ra nitrosamin gây ung thư.
Câu 2:Vì trên bề mặt kim loại thường có lớp gỉ do bi oxi hoá, khi quét lớp NH4Cl lên bề mặt kim loại rồi nung nóng, NH4Cl sẽ bi phân huỷ tạo thành axit, làm sạch lớp gỉ.
NH4Cl -> NH3 + HCl
Câu 3:Khi bị ngộ độc Cl2, ta cần dùng khí NH3 do NH3 có phản ứng nhanh chóng với Cl2.
2NH3 + 3Cl2 -> N2 + 6HCl
Kì mới thôi:-SS:-SS
Câu 1:Tai sao vào những hôm mùa hè trời nóng mặt ao hồ thường sủi bọt?
Câu 2:Vì sao thủy tinh có thể tự thay đỏi màu?

 
N

nguyenhoangthuhuyen

Mình có 1 câu hỏi muốn đố mọi người
Tìm hóa trị của Fe trong Fe3O4
Đố mọi người đó
 
M

minhtuyenhttv

Mình có 1 câu hỏi muốn đố mọi người
Tìm hóa trị của Fe trong Fe3O4
Đố mọi người đó
II và III
Fe3O4 là dạng viết tắt của Fe2O3.FeO ở dạng đầy đủ ta thấy nó có cả hai hóa trị (tương tự như vs FeS2 là viết tắt của FeS.S khi cho FeS2 vào HCl ta sẽ thu được lưu huỳnh dạng kết tủa :)) )
 
T

thanhhungsuper

Câu 1
Khi trời nóng mặt ao hồ thường sủi bọt do: độ tan của chất khí trong nước giảm khi nhiệt độ tăng, trong nước ao hồ thường có các khí O2, CO2, N2, H2... và 1 lượng đáng kể khí mêtan sinh ra do quá trình phân huỷ các chất mùn dưới đáy ao hồ -> Do vậy hỗn hợp khí bùn ao này thoát ra tạo bọt khí.
Câu 2
Do được phủ một mảng rất mỏng trong suốt có cấu trúc vi tinh thể của muối AgCl và CuCl.

Khi ở ngoài ánh sáng mặt trời, AgCl trong tinh thể bị phân huỷ thành Ag và Cl. Các nguyên tử Ag vừa tạo thành di chuyển ra bề mặt tinh thể AgCl và kết tinh lại làm thủy tinh bị mờ đục.

Cu(I) trong màng có hai chức năng chính. Đầu tiên, Cu2+ bị Cl sinh ra trong phản ứng phân huỷ AgCl oxi hoá thành Cu.

AgCl + hv ---> Ag + Cl

Cl + Cu+ ---> Cl + Cu2+

Sau đó Cu2+ vừa tạo thành di chuyển ra bề mặt tinh thể AgCl. Khi ở trong bóng râm Cu2+ oxy hoá Ag kim loại tạo thành do tác dụng ánh sáng mặt trời làm phân huỷ lớp Ag kim loại đó. Ag+ sinh ra trở vể vị trí của nó trong tinh thể và do đó thủy tinh trở lại trong suốt.

Cu2+ + Ag ---> Cu+ + Ag+
 
C

cuncon_baby

Đáp án kì trước
Câu 1:Khi trời nóng mặt ao hồ thường sủi bọt do: độ tan của chất khí trong nước giảm khi nhiệt độ tăng, trong nước ao hồ thường có các khí O2, CO2, N2, H2... và 1 lượng đáng kể khí mêtan sinh ra do quá trình phân huỷ các chất mùn dưới đáy ao hồ -> Do vậy hỗn hợp khí bùn ao này thoát ra tạo bọt khí.
Câu 2: Do được phủ một mảng rất mỏng trong suốt có cấu trúc vi tinh thể của muối AgCl và CuCl.Khi ở ngoài ánh sáng mặt trời, AgCl trong tinh thể bị phân huỷ thành Ag và Cl. Các nguyên tử Ag vừa tạo thành di chuyển ra bề mặt tinh thể AgCl và kết tinh lại làm thủy tinh bị mờ đục.Cu(I) trong màng có hai chức năng chính. Đầu tiên, Cu2+ bị Cl sinh ra trong phản ứng phân huỷ AgCl oxi hoá thành Cu.
AgCl + hv ---> Ag + Cl
Cl + Cu+ ---> Cl + Cu2+
Sau đó Cu2+ vừa tạo thành di chuyển ra bề mặt tinh thể AgCl. Khi ở trong bóng râm Cu2+ oxy hoá Ag kim loại tạo thành do tác dụng ánh sáng mặt trời làm phân huỷ lớp Ag kim loại đó. Ag+ sinh ra trở vể vị trí của nó trong tinh thể và do đó thủy tinh trở lại trong suốt.
Cu2+ + Ag ---> Cu+ + Ag+
 
C

cuncon_baby

Tuần này chủ pic có việc nên quản hơi lơ là sr mọi người:-SS:-SS:-SS
Và đây là quà của chủ pic
Câu 1:Tên nhà hóa học tìm được Br2 khi cho khí Clo tác dụng với nước ngâm tro rong biển ?
Câu 2:Tên một kim loại do nhà bác học Đức Mactin Claprot phát hiện trong năm 1789 ?
Câu 3:Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa thường có màu xanh?
 
M

minhtuyenhttv

Câu 3:Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa thường có màu xanh? lửa bếp ga hay lửa gì hả chị? lửa củi đốt màu vàng ươm mà nhỉ ???
Brôm được hai nhà hóa học Antoine Balard[3] và Carl Jacob Löwig[4] phát hiện độc lập với nhau năm 1825 và 1826[5]. câu 1 chép y văn Wikipedia tiếng việt chứ em ko biết đâu ;))
 
C

cuncon_baby

Câu 3:Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa thường có màu xanh? lửa bếp ga hay lửa gì hả chị? lửa củi đốt màu vàng ươm mà nhỉ ???
Brôm được hai nhà hóa học Antoine Balard[3] và Carl Jacob Löwig[4] phát hiện độc lập với nhau năm 1825 và 1826[5]. câu 1 chép y văn Wikipedia tiếng việt chứ em ko biết đâu ;))


Câu 1:Antoine Jerome Balard (1802-1876) người xứ Môngpeliê (Pháp)
Câu 3:phía trên cùng của ngọn lửa có màu xanh vì ở đó nhiệt độ là cao nhất
còn câu 2 em giải đi :D
 
M

minhtuyenhttv

Urani phải hem chị :-? em ko chắc cahwns lắm, ko có tài liệu, dựa vào bảng tuần hoàn ;));))
 
C

cuncon_baby

Urinium ;));))
Thôi làm tiếp nào
Câu 1:Tại sao không nên dùng xăng để rửa tay?
Câu 2:Tại sao glyxeryl và etanol có tác dụng giữ ấm
 
C

cuncon_baby

Thật khó khăn khi phải viết bài này, t gợi ý 1 câu, câu còn lại mọi người làm nhá:)>-:)>-:)>-
Câu 1:Lấy xăng rửa tay thì tay mất lớp mỡ dưới da ấy. Da người có 1 lớp mỡ mỏng để bảo vệ và chống thấm, mà xăng là chất hữu cơ họ ankan, mà chất béo nó cũng là chất hữu cơ, nên khi rửa tay = xăng thì 2 thứ đó hòa tan vào nhau
 
R

razon.luv

@cuncon_baby: theo tớ biết thì ngọn lửa màu xanh là ngọn lửa ko tiêu thụ. nó kô tham gia đốt cháy. còn ngọn lửa màu vàng là ngọn lửa đang tham gia đốt cháy với O2?? ko biết đúng ko??
 
C

cuncon_baby

Gợi ý
R – COOH(glixeron)
C2H5OH hay C2H6O(etanol):
Êtanol, còn được biết đến như là rượu êtylic hay rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ, nằm trong dãy đồng đẳng của rượu metylic, dễ cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu. Công thức hóa học của nó là C2H5OH, hay CH3-CH2-OH, viết tóm tắt là C2H6O.
 
C

cuncon_baby

Không tám chuyện, nếu có fư thì cái sp tạo ra nó có đăc điểm gì mà co thể làm ấm
Gợi ý cuối cùng
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom