♥♥[Hóa Học 10] Cuộc sống quanh ta ♥♥

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thanhhungsuper

Câu 3
Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ Đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm.
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby

Và đây là đáp án của mình :D
Câu 1: Photpho trắng độc hơn rất nhìều so với Photpho đỏ, điều này là do cấu tạo hóa học, quyết định đến khả năng hoạt động của 2 dạng thù hình của P này. P trắng tồn tại dưới dạng phân tử P4 có cấu trúc kiểu tứ diện, phân tử không bền nên có khả năng hoạt động mạnh. Còn P đỏ tồn tại dưới dạng polime, vì vậy khả năng hoạt động của P đỏ kém hơn P trắng nhiều.
Câu 2: Trong cơ thể người có một hàm lượng P nhất định (1.16%). Khi người chết đi lượng P này sẽ phân hủy tạo ra photphin PH3 kèm theo một lượng nhỏ đi photpin P2H4. Điphotphin là một chất khử mạnh, nó bốc cháy khi tiếp xúc với không khí, kéo theo sự bốc cháy của PH3 . Vào những khi thời tiết thay đổi tại những nơi nghĩa địa lượng photphin này giải phóng ra nhiều nó dễ cháy trong không khí tạo thành những đốm sáng nên người ta gọi đó là hiện tượng ma chơi.
Câu 3: Một cách đơn giản, ta có thể giải thích rằng đó là trong các loài cây họ đậu đó có chứa các vi khuẩn có khả năng cố định Nitơ ở trong không khí,Xúc tác cho quá trình cố định N2 là enzim nitrogenaza. Thực chất của quá trình này là sự tạo phức của N2 (như là một phối tử) với hợp chất chứa kim loại chuyển tiếp (Mo và V) có trong thành phần của vi khuẩn.Sau khi Nitơ được giữ lại trong vi sinh vật , nó sẽ tiếp tục bị chuyển hóa thành các dạng đạm khác nhau dưới tác dụng của các enzim
Một số loài vi khuẩn khác thuộc giống rhizobium mặc dù tự mình không cố định được nitơ không khí, nhưng lại có khả năng làm được việc này nhờ hợp tác với tế bào của rễ cây họ đậu hay một vài loại rau củ khác. Vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây và kích thích cây họ đậu hình thành các nốt sần ở rễ. Sự hợp tác của tế bào cây họ đậu và tế bào vi khuẩn để có khả năng cố định đạm là một quá trình không thể thực hiện được một mình. Vì vậy các cây họ đậu thường được trồng để phục hồi độ phì nhiêu của đất sau khi loài cây khác được trồng ở đó nhiều vụ. Những nốt sần vi khuẩn đó có khả năng cố định được trên 150kg N/ha/năm, gấp nhiều lần sự cố định N của vi khuẩn đất (18kg/ha/năm).
Mặc dù nitơ chiếm 4/5 khí của khí quyển, nhưng chỉ có một vài loại thực vật có khả năng dùng được nitơ phân tử. Khi các cơ thể của vi khuẩn cố định nitơ chết, các amino axit được đồng hóa thành amoniac và sau đó được biến đổi sang nitrit và nitrat nhờ các vi khuẩn nitrit và nitrat hóa.
Nitơ khí quyển cũng còn được cố định nhờ năng lượng điện hoặc sấm sét tự nhiên.
Trong PTN các nhà khoa học từ lâu cũng đã tìm cách cố định Nitơ trong không khí, năm 1964 hợp chất Ti có thể xúc tác cho quá trình điều chế NH3 ở nhiệt độ phồng và áp suất khí quyển. Một số phức chất của Ti, V, Cr, Mo, W cũng có hiệu lực mạnh chuyển hóa Nitơ tự do.
 
C

cuncon_baby

Một kì nữa lại mở ra ten ten :D:D:D:D
Câu 1: Vì sao khi ăn phải bả , chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ?
Câu 2:Cách kiểm tra sự có mặt của Vitamin C trong rau
Câu 3:Ở nông thôn người ta thường đun bếp bằng rơm rạ, hay củi. Khi mua rổ rá nong nia(đan bởi tre nứa) họ thường đem gác lên bếp trước khi sủ dụng để đọ bền dược lâu hơn. Vì sao?
 
T

trang_bong196

Câu 1: Vì sao khi ăn phải bả , chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ?
Thành phần chính của thuốc chuột là Zn3P2 . Khi chuột uống nước vào thì Zn3P2 bị thuỷ phân theo phưong trình:
Zn3P2 + 6H2O --> 3Zn(OH)2 + 2PH3
PH3 hay còn gọi là phốt phin rất độc sẽ giết chết chuột, do đó chuột ăn phải bả thường chết gần nguồn nước.

Câu 2:Cách kiểm tra sự có mặt của Vitamin C trong rau
Cho vào bình thuỷ tinh một ít tinh bột, rồi một ít nước, khuấy trộn bằnh que nhỏ đều tinh bột và nước, nhỏ 2 - 3 giọt rượu lốt vào hỗn hợp nước - tinh bột màu trắng sữa thì hỗn hợp đó đổi thành màu tím xanh.

Lấy 2 - 3 tàu rau xanh, tước lá rau chỉ để lại cuống lá, rồi đem ép lấy dịch từ cuống lá, sau đó từ từ nhỏ vào hỗn hợp tinh bột - iốt màu tím xanh, vừa nhỏ vào, vừa lắc.
-> Dung dịch màu xanh tím lại biến màu, trở thành màu trắng sữa.

Do tinh bột gặp Iốt thì biến thành màu tím xanh - đó là đặc tính của tinh bột. Nhưng, vitamin C làm cho iốt bột biến thành dung dịch không màu.

Khi nhỏ dịch rau vào hỗn hợp tinh bột có chứa Iốt thì do có tác dụng của vitamin C trong dịch rau mà Iốt biến thành chất lỏng không màu. Cho nên hỗn hợp vốn có màu xanh biến thành hỗn hợp tinh bột màu trắng sữa.


Câu 3:Ở nông thôn người ta thường đun bếp bằng rơm rạ, hay củi. Khi mua rổ rá nong nia(đan bởi tre nứa) họ thường đem gác lên bếp trước khi sủ dụng để đọ bền dược lâu hơn. Vì sao?
Do trong khói bếp có chứa andehit fomic HCHO, chất này có khả năng diệt côn trùng, chống mối nên làm rổ, rá, nong, nia... bền hơn.
 
C

cuncon_baby

:khi (4)::khi (4)::khi (4):
Câu 1:Vì sao không may bị ong đốt, dùng vôi bôi vào sẽ đỡ đau?
Câu 2: Vì sao người ta dung fomon để ngâm xác động vật?
Câu 3:Vì sao dùng axeton để lau sơn móng tay lại cảm thấy móng tay mát lạnh?

:D:D>:D<>:D<

 
M

minhtuyenhttv

:khi (4)::khi (4)::khi (4):
Câu 1:Vì sao không may bị ong đốt, dùng vôi bôi vào sẽ đỡ đau?
Câu 2: Vì sao người ta dung fomon để ngâm xác động vật?
Câu 3:Vì sao dùng axeton để lau sơn móng tay lại cảm thấy móng tay mát lạnh?

:D:D>:D<>:D<

câu 1 có rồi mà, axit trong nọc ong bị trung hào bởi Ca(OH)2
câu hai câu ba thì ko bik
 
T

thanhhungsuper

Câu 2
Thuốc ướp xác chết" được gọi là formaldehyde, là một hợp chất giữa Aldehyde và ketones trong chuổi chứa nhóm carbonyl CH2 O [ HCHO] là chất dễ cháy, không màu, dễ bốc thành khí ở nhiệt độ thích hợp của môi trường xung quanh.
Formaldehyde dễ hoà tan trong nước, rượu, và nhửng dung môi bốc hơi. Ở nhiệt độ 150ºC, formaldehyde được phân chất ra thành chất methanol, và carbon monoxide, lại còn phản ứng mạnh trên những hoá chất khác. Trong không khí ngoài trời, với hiện tượng gọi là photo oxidized, nó cho ra CO2
Dưới thể rắn, formaldehyde được bán ở thị trường thương mãi như là trioxane (CH2 O)3,và paraformaldehyde.
VD nó dùng để ướp cá
Tớ biết đc thông tin
Lúc đầu, formaldehyde chứa trong RGM là 0.5 mg/kg và trong LF là 16.8 mg/kg. Sau 6 tháng đông lạnh dưới -200C, formaldehyde có trong RGM tăng thêm là 1.4 và trong LF lại tăng đến 42.5 mg/kg. Vì sự khác biệt của hai loại cá khác nhau, nên sự hấp thụ formaldehyde lại khác nhau. Thời gian tồn kho càng lâu thì sự khác biệt nồng độ formaldehyde càng cao. Một cách khác, thời gian tồn trữ càng lâu thì sự biến tính của protein càng cao. Sau khoảng 18-22 tuần cá được đông lạnh, thì cấu trúc của thịt cá lại trở thành dai cứng hơn (RGM và LF là tên 2 loại cá).
Vì vậy formaldehyde ko đc dùng trong bao quản thực phẩm.
Dùng xong là xuống gặp tổ tiên đấy!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Câu 3 khó wa bạn ạ giải lun đi
 
Last edited by a moderator:
T

thanhhungsuper

Lần này là tớ ra câu hỏi nha ????????
1)Tại sao ko nên chứa gạo và trái cây còn tươi trộn lẫn nhau?
2)Thành phần chính của Lựu đạn khói (hơi cay) là gì?
3)Dùng phương pháp gì vừa đơn giản, vừa nhanh chóng để khử khí Clo vốn là khí độc trong phòng thí nghiệm?
4)Tại sao để chống tắc nghẽn lỗ thoát nước của bon rửa chén, 1 phương pháp được đề nghị là rắc 1 chút bột Al
Tớ nghĩ mãi ko ra giúp mình nha !
 
Last edited by a moderator:
S

sot40doc

3)Dùng phương pháp gì vừa đơn giản, vừa nhanh chóng để khử khí Clo vốn là khí độc trong phòng thí nghiệm?
chắc bơm đầy [TEX]NH_3[/TEX] vào phòng
sẽ sảy ra p/ứng tạo HCl rồi -> [TEX]NH_4Cl[/TEX] trên mặt sàn
 
L

lequochoanglt

Titan tetraclo (TiCl4), dung dịch không màu, được dùng làm kính ngũ sắc; nó cũng tạo khói khi gặp không khí ẩm nên được dùng làm chất tạo khói.
cấu tạo lựu đán khói:
+ bộ phận gây nổ(nằm ở phần chốt)
+lỗ thoát khói(cay)(trên phần thần)
+liều cháy chậm(trong thân)
+chấu tạo khói(nằm ở phần thân lựu đạn)
 
C

cuncon_baby


Tiếp theo nào
Câu 1:làm thế nào để phân biệt được các vật dụng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC)?
Câu 2:Đồ nhựa để lâu bị biến màu và trở nên giòn? Vì sao?
Câu 3:
diamond-5.jpg

Nêu pp điều chế, nguồn gốc;));))
p/s: những câu hỏi của bạn t sẽ giải đáp sau:D
 
T

thanhhungsuper

Câu 1
khi đốt lên thì da thật có mùi khét còn da nhân tạo ko có mùi khét
Thế thui
Câu 3
Đó có phải kim cương ko
Nguồn gốc
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt.
Kim cương được tạo thành từ những khoáng vật có chứa cacbon dưới nhiệt độ và áp suất rất cao. Trên Trái Đất, mọi nơi đều có thể có kim cương bởi vì ở một độ sâu nào đó thì sẽ tồn tại nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành kim cương. Trong những lục địa, kim cương bắt đầu hình thành ở độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), nơi có áp suất khoảng 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F). Trong đại dương, quá trình này xảy ra ở các vùng sâu hơn do nhiệt độ cần cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.
Ngoài ra kim cương còn có thể được hình thành trong những hiện tượng có áp suất và nhiệt độ cao khác. Người ta có tìm thấy trong tâm thiên thạch những tinh thể kim cương có kích thước cực kì nhỏ sau khi chúng rơi xuống đất tạo nên một vùng có áp suất và nhiệt độ cao để phản ứng tạo kim cương xảy ra. Những hạt bụi kim cương được dùng trong khoa học hiện đại để xác định những nơi đã có thiên thạch rơi xuống.
Những hòn đá mang kim cương bị kéo lại gần đến nơi núi lửa phun do áp suất. Khi núi lửa phun, nham thạch phải đi qua vùng tạo ra kim cương 90 dặm (150 km). Điều đó rất hiếm khi xảy ra. Ở dưới có những mạch nham thạch ngầm vận chuyển nham thạch và lưu giữ ở đó nhưng sẽ không trào ra khi núi lửa hoạt động. Những mạch chứa kim cương thường được tìm thấy ở những lục địa cổ bởi vì chúng chứa những mạch nham thạch cổ lâu nhất.
Điều chế
Hình như các nhà khoa học NHẬT BẢN đã điều chế dc
Bạn về tìm hiểu xem ntn rùi post lên cho tớ !
 
T

thanhhungsuper

Bạn giải đáp nốt câu 2 đi
Tớ ra đề tiêp đây
Câu 1 Đeo vòng bạc tại sao tránh được gió độc?Dựa trên p/ư gì?
Câu 2 Nguyên tử có hình gì?
Câu 3 Để tiến hành p/ư có hàng chục triệu độ cần thực hiện trong thiết bị nào?
Câu 4 tại sao gạch ngói nung lai có mầu đỏ?
Câu 5 Trong thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta thường lấy đất trong các hang đá vôi có dơi ở, sau đó trộn lẫn với tro củi rồi dùng nước sôi dội qua nhiều lần để thu được diêm tiêu cung cấp cho quốc phòng. giải thích hiện tượng trên?
Câu 6Nguyên tố hóa học nào mang tên một quốc gia (hiện nay) duy nhất trên thế giới?
Câu 7 Cho hỗn hợp cát và muối, làm thế nào để tách cát ra khỏi muối mà không thay đổi lượng cát cũng như lượng muối có trong hỗn hợp?
Câu 8 Giải thích tại sao khi nấu canh cá người ta thường cho dấm, cà chua và để giảm bớt chất tanh?
Câu 9 Nguyên tố hóa học nào được gọi là: “Nguyên tố đại dương”?
Câu 10Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nư­ớc chảy đá mòn”,câu này mang hàm ý của hoá học nh­ư thế nào?
Câu 11 Tại sao đá quý lại có nhiều màu sắc?
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuyenhttv

Bạn giải đáp nốt câu 2 đi
Tớ ra đề tiêp đây
Câu 1 Đeo vòng bạc tại sao tránh được gió độc?Dựa trên p/ư gì?
Câu 2 Nguyên tử có hình gì? nguyên tử có hình câu thì phải, mặt cắt đứng hình tròn
Câu 3 Để tiến hành p/ư có hàng chục triệu độ cần thực hiện trong thiết bị nào?
Câu 4 tại sao gạch ngói nung lai có mầu đỏ?
Chắc là dễ
Câu khác đây
Câu 1 Trong thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta thường lấy đất trong các hang đá vôi có dơi ở, sau đó trộn lẫn với tro củi rồi dùng nước sôi dội qua nhiều lần để thu được diêm tiêu cung cấp cho quốc phòng. giải thích hiện tượng trên?
có thể là do trong phân dơi có chứa một hợp chất muối mang gốc NO3-, phân dơi rơi từ trên trần hàng xuống đất, ta thu về và trộn lẫn vs tro bếp (có thành phần K) sản phẩm cuối cùng cho qua nước sôi có lẽ là để kết hợp 2 cái này vs nhau (nói bậy đấy =.=)
Câu 2 Nguyên tố hóa học nào mang tên một quốc gia (hiện nay) duy nhất trên thế giới?
Câu 3 Cho hỗn hợp cát và muối, làm thế nào để tách cát ra khỏi muối mà không thay đổi lượng cát cũng như lượng muối có trong hỗn hợp? hòa vào nước rồi tách cát ra đun cạnn
Câu 4 Giải thích tại sao khi nấu canh cá người ta thường cho dấm, cà chua và để giảm bớt chất tanh?
Câu 5 Nguyên tố hóa học nào được gọi là: “Nguyên tố đại dương”?
Câu 6 Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nư­ớc chảy đá mòn”,câu này mang hàm ý của hoá học nh­ư thế nào?cko hiểu lắm, đây là hiện tượng xâm thực, sao lại có hóa học ở đây nhỉ ;))
Câu 7 Tại sao đá quý lại có nhiều màu sắc?
các câu trên mình đoán đại đấy , ko bik làm đâu, đừng chém nếu làm sai nhé
Đây là câu hỏi của mình
- kim loại duy nhết tạo ra môi trường chân ko làm kim loại gì ?
 
T

thanhhungsuper

Câu 1
Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen.
Ag có tác dụng diệt khuẩn.
Khi lượng khí độc được loại bỏ (bằng cách dùng Ag) thì cơ thể phục hồi trở lại.
Câu 3
Để tạo ra nguồn nhiệt cao người ta dùng plasma ( trong plasma pt tồn tại ở dạng ion). Để điều chỉnh được plasma, không thể có một vật chất nào đủ độ bền, Tuy nhiên thật đơn giản khi điều chỉnh nó bằng một điện trường. Vấn đề này không hề mới chut nào
Câu 4
Cái này chỉ đúng với gạch, ngói làm từ đất sét thôi bạn ạ, nếu nó làm từ xi măng sẽ có màu khác chứ không phải màu này. Nguyên nhân màu đỏ và xám của nó là do các phương pháp nung khác nhau trong lò kệt hợp với các phản ứng hoá học, vật lý khác nhau tạo thành màu khác nhau.
Câu 6 kì hai
Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 trong nước tồn tại phương trình điện ly:CaCO3€ Ca2+ + CO3 2− (*) Khi nước chảy cuốn theo các ion 2 Ca+, CO3 2−theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng hoá học thì cân bằng (*) chuyển dịch theo phía chống lại sự giảm nồng độ 2 Ca+, CO3 2−nên theo thời gian nước chảy qua đá sẽ mòn dần.
Tớ chỉ biêt có thế còn các câu khác đang tìm hiểu
Mong các bạn giúp đỡ
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby


Tiếp theo nào
Câu 1:làm thế nào để phân biệt được các vật dụng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC)?
Câu 2:Đồ nhựa để lâu bị biến màu và trở nên giòn? Vì sao?
Câu 3:
diamond-5.jpg

Nêu pp điều chế, nguồn gốc;));))
p/s: những câu hỏi của bạn t sẽ giải đáp sau:D

Câu 2:dưới tác dụng của oxi và không khí, của hơi ẩm,của ánh sáng và nhiệt, polime và các chất phụ gia có trong đồ nhựa có thể tham gia phản ứng ờ nhóm chức của nó. kết quả là mạch polime bị phân cắt hoặc có thể vẫn giữ được mạch nhưng đều làm thay đổi màu sắc và tính chất. Hiện tượng này gọi là sự lão hóa polime.
p/s thanhhungsuper: bạn viết lần lượt, bạn post câu hỏi lộn xộn quá
 
C

cuncon_baby

Bạn giải đáp nốt câu 2 đi
Tớ ra đề tiêp đây
Câu 1 Đeo vòng bạc tại sao tránh được gió độc?Dựa trên p/ư gì?
Câu 2 Nguyên tử có hình gì?
Câu 3 Để tiến hành p/ư có hàng chục triệu độ cần thực hiện trong thiết bị nào?
Câu 4 tại sao gạch ngói nung lai có mầu đỏ?
Câu 5 Trong thời kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta thường lấy đất trong các hang đá vôi có dơi ở, sau đó trộn lẫn với tro củi rồi dùng nước sôi dội qua nhiều lần để thu được diêm tiêu cung cấp cho quốc phòng. giải thích hiện tượng trên?
Câu 6Nguyên tố hóa học nào mang tên một quốc gia (hiện nay) duy nhất trên thế giới?
Câu 7 Cho hỗn hợp cát và muối, làm thế nào để tách cát ra khỏi muối mà không thay đổi lượng cát cũng như lượng muối có trong hỗn hợp?
Câu 8 Giải thích tại sao khi nấu canh cá người ta thường cho dấm, cà chua và để giảm bớt chất tanh?
Câu 9 Nguyên tố hóa học nào được gọi là: “Nguyên tố đại dương”?
Câu 10Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nư­ớc chảy đá mòn”,câu này mang hàm ý của hoá học nh­ư thế nào?
Câu 11 Tại sao đá quý lại có nhiều màu sắc?

Câu 9:Nguyên tô Brom được gọi là nguyên tố đại dương vì có nhiều trong đại dương.

Câu 11:Màu sắc là một tính năng nhất rõ ràng và hấp dẫn của đá quý. Các màu sắc của vật liệu bất kỳ là do bản chất của ánh sáng chính nó. Ánh sáng ban ngày, thường được gọi là ánh sáng trắng, thực sự là một hỗn hợp của các màu sắc khác nhau của ánh sáng. Khi ánh sáng truyền qua vật liệu, một số của ánh sáng có thể được hấp thụ, trong khi phần còn lại đi qua. Các vùng không bị hấp thụ đạt tới mắt như ánh sáng trắng trừ đi các màu sắc hấp thụ. ruby A xuất hiện màu đỏ vì nó hấp thụ tất cả các màu sắc khác của ánh sáng trắng (màu xanh, vàng, xanh lá cây, vv) ngoại trừ màu đỏ.
Cùng một vật liệu có thể biểu hiện màu sắc khác nhau. Đối với ruby và saphia có ví dụ thành phần hóa học giống nhau (cả hai đều là corundum ) nhưng cuộc triển lãm màu sắc khác nhau. Ngay cả những đá quý cùng có thể xảy ra trong nhiều màu sắc khác nhau: ngọc bích hiện sắc thái khác nhau của màu xanh và màu hồng và "ngọc bích ưa thích" trưng bày một loạt các màu sắc khác từ màu vàng sang màu hồng cam, sau này được gọi là "Padparadscha sapphire".
Sự khác biệt về màu sắc được dựa trên cấu trúc nguyên tử của đá. Mặc dù các loại đá khác nhau chính thức có thành phần hóa học giống nhau, chúng không hoàn toàn giống nhau. Tất cả bây giờ và sau đó một nguyên tử được thay thế bằng một nguyên tử hoàn toàn khác nhau (và điều này có thể là vài như là một trong một triệu nguyên tử). Những cái gọi là tạp chất là đủ để hấp thụ một số màu sắc và để lại những màu sắc khác không bị ảnh hưởng.
Ví dụ, beryl, mà là không màu ở dạng khoáng tinh khiết của nó, trở thành ngọc lục bảo với các tạp chất crom. Nếu bạn thêm mangan thay vì crôm, beryl trở thành màu hồng morganite . Với sắt, nó sẽ trở thành aquamarine .
Một số phương pháp trị liệu đá quý sử dụng thực tế là các tạp chất có thể được "chế tác", làm thay đổi màu sắc của đá quý.

Câu 5: phân dơi có chưa NH3, và có chứa các vi khuẩn phân hủy NH3 này thành NO3-
, NO3- (HNO3) này tác dụng với CaCO3 có trong hang tạo Ca(NO3)2.
Trộn Ca(NO3)2 với tro bếp, trong tro bếp có chứa muối kali tạo thành KNO3 dung trong sản xuất thuốc súng.

Câu 6:- POLONI do nhà bác hoc Mari Curie phát hiện và đặt tên để kỷ niệm tổ quốc Ba Lan của bà.
- GALI do nhà bác học người Pháp phát hiện năm 1875 được đặt theo tên gọi trước đây của nước Pháp Gaul.
- GEMANI do nhà bác học nước Đức phát hiện năm 1886, có tên gọi được lấy từ chữ Germany là nước Đức.
- Nguyên tố RUTENI được nhà hóa học người Nga là Clau tìm được khi nghiên cứu các kim loại họ plantin thu được từ quặng ở núi Uran. Tên gọi RUTENI của nguyên tố xuất phát từ chữ Ruthenia là tên Hy Lạp cổ của nước Nga (Russia).
- Nguyên tố HAFNI được phát hiện tình cờ vào năm 1923. Khi chế tạo những ống Rơnghen mới và nghiên cứu phổ Rơnghen của các nguyên tố, 2 nhà khoa học là Heversy (Hunggari) và Coster(Hà Lan) làm việc ở Copenhaghen đã phát hiện ra những vạch quang phổ mới trong phổ Rơnghen của nguyên tố ziconi. Đó là những vạch phổ của nguyên tố mới gọi là HAFNI. Tên gọi này được lấy từ chữ Hafnis tiếng La Tinh là tên cổ của thủ đo Côpenhaghen.
- Nguyên tố SCANĐI được nhà hóa học Thụy Điển là Ninxơn phát hiện vào năm 1879 bằng phương pháp phân tích quang phổ (Scanđinavie là quê hương của Ninxơn).
- Nguyên tố RENI được các nhà khoa học người Đức là hai ông bà Nôđac và ông Tacke phát hiện vào năm 1925, nhờ quang phổ tia Rơnghen. Đến năm 1928, Nôđac và Bec tách ra được 1g Reni kim loại từ 600kg tinh quặng Molipđennit và đến năm 1930 đã đề ra phương pháp điều chế kim loại RENI ở trong công nghiệp. Nôđac đặt tên cho nguyên tố đó là RENI để ghi nhớ sông Ranh ở đất nước của ông.
- Năm 1901, nhà hóa học ngưưoì Pháp là Đemacxay tách được EUROPI từ samari, tên gọi của nguyên tố này xuất phát từ chữ Europe có nghĩa là châu âu.
- Năm 1907, Von Venbach (người Áo) và Uyabanh (người Pháp) độc lập với nhau đã tách được từ ytecbi một hợp chất của nguyên tố mới. Uyabanh đặt tên cho nguyên tố đó là LUTEXI, tiếng La tinh Lutetia là tên cổ của thủ đô Pari.
- Năm 1886, nhà hóa học người Thụy Điển là Clêvơ tìm thấy trong ecbi có nguyên tố HONMI và TULI, tiếng La tinh Holmia là tên cổ của thủ đô Stockholm và Thule là "vùng cực bắc của châu Âu" tức vùng Scanđinavia.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom