[Hóa học 10] Chuyên đề :Giải hoá bằng định luật bảo toàn e•

C

chontengi

thêm 1 bài (mọi người vào ủng hộ nhá! ế quá rùi !)

5) một dd X có chứa các ion [TEX]Ca^{2+},Al^{3+} ,Cl ^{-} [/TEX] ,Để làm kết tủa hết ion[TEX] Cl^{-}[/TEX] trong 10 ml dd phải dùng hết 70ml dd [TEX] AgNO_3 1M[/TEX].Mặt khác khi cô cạn 100ml dd X thu dc 35,55 g hỗn hợp 2 muối khan Tính nồng độ mol/l mỗi muối trong dd X


[TEX]Ag^+ + Cl^- -----> AgCl[/TEX]
0,07..........0,07

=> 2a + 3b = 0,07.10=0,7

40a + 27b + 35,5.0,7 = 35,55

=> a=0,2

b=0,1

=> CM
 
T

thanhhungsuper

Xem tớ giải co đúng ko
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có
nAg+=nCl- và =0,07 mol
Gọi số mol CA2+ và AL3+ lần lượt la x và y
Suy ra 2x+3y=0,07 (theo định luật bảo toàn điện tích ) (1)
Trong 100ml đ có 35,55 g muối khan suy ra trong 10ml dd có 3,555g muối khan
Suy ra 40x+27y+0.07.35,5=3,555 (2)
Từ (1) (2) ta có hệ
GIải hệ tim dc Cm mỗi muỗi trong X
 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

Xem tớ giải co đúng ko
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có
nAg+=nCl- và =0,07 mol
Gọi số mol CA2+ và AL3+ lần lượt la x và y
Suy ra 2x+3y=0,07 (theo định luật bảo toàn điện tích ) (1)
Trong 100ml đ có 35,55 g muối khan suy ra trong 10ml dd có 3,555g muối khan
Suy ra 40x+27y+0.07=3,555 (2)
Từ (1) (2) ta có hệ
GIải hệ tim dc Cm mỗi muỗi trong X
Cach tớ đúng hơn cach thằng trên nhìu đúng theo bảo toàn điện tích

chỗ xanh bị sai

phải là 40x + 27y + 0,07.35,5 = 3,555

cách of tớ ko là bảo toàn điện tích thì là gì ???

cuối cùng thì kết quả cũng ra giống nhau mà :p :D

tớ viết PT để cho dễ tưởng tượng thôi mà :D
tớ thấy có tắt quá đâu, cũng giống of cậu mà
 
Last edited by a moderator:
H

hothithuyduong

Bài 1: Nung m(g) Sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 104,8 g hỗn hợp rắn A gồm [TEX]Fe, FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4[/TEX]. Hoà tan hoàn toàn A trong [TEX]HNO_3[/TEX] dư thu được 12,096 lít hỗn hợp hkis [TEX]NO[/TEX] và [TEX]NO_2[/TEX] có tỉ khối so với Heli bằng 10,167. Tìm m.
Bài 2: Chia hỗn hợp hai kim loại A và B có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Tan hết trong dung dịch [TEX]HCl[/TEX] tạo ra 1,792 lít [TEX]H_2[/TEX]
Phần 2: Nung trong [TEX]O_2[/TEX] thu được 2,84 g hỗn hợp Oxit
Tính khối lượng hỗn hợp hai kim loại

Mọi người thử làm xem sao nha!!!!!!!!! :d
 
K

kira_l

Bài 1: Nung m(g) Sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 104,8 g hỗn hợp rắn A gồm [TEX]Fe, FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4[/TEX]. Hoà tan hoàn toàn A trong [TEX]HNO_3[/TEX] dư thu được 12,096 lít hỗn hợp hkis [TEX]NO[/TEX] và [TEX]NO_2[/TEX] có tỉ khối so với Heli bằng 10,167. Tìm m.

áp dụng đường chéo

=> n_NO , n_NO2

pt

Fe ( - 3e ) => Fe3+

O2 ( + 4e ) => 2O2-

N+5 (+3e) -> N+2

N+5 ( + 1 e) -> N+4

áp dụng bảo toàn e

=> n_Fe = 4.n_O + 3.n_NO + n_NO2

=> 3m/56 = 4n_O + 3.n_NO + n_NO2


=> m =
 
K

kira_l

Bài 2: Chia hỗn hợp hai kim loại A và B có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Tan hết trong dung dịch HCl tạo ra 1,792 lít H_2
Phần 2: Nung trong O_2 thu được 2,84 g hỗn hợp Oxit



n_H2 = 0,08 => n_HCl = 0,16 => n_Cl = 0,16 (mol )

n_Cl(trong muối ) = 2n_O ( trong oxit)

=> n_O = 0,08

=> m_O = 0,08.16= 1,28

=> m_kim loại A trong P2 = 2,84-128 = 1,56 (g)

=> hỗn hợp 2 kim loại = 3,12 (g)

lâu rồi ko làm :)| già rồi già rồi
 
C

chontengi

Bài 1: Nung m(g) Sắt trong không khí, sau một thời gian thu được 104,8 g hỗn hợp rắn A gồm [TEX]Fe, FeO, Fe_2O_3, Fe_3O_4[/TEX]. Hoà tan hoàn toàn A trong [TEX]HNO_3[/TEX] dư thu được 12,096 lít hỗn hợp hkis [TEX]NO[/TEX] và [TEX]NO_2[/TEX] có tỉ khối so với Heli bằng 10,167. Tìm m.


Dùng sơ đồ đg` chéo

=>[TEX] \frac{n_{NO}}{n_{NO_2}} = \frac{1}2[/TEX]
=> nNO = 0,18 mol

nNO2 = 0,36 mol

gọi nFe = x

nO = y

ta có hệ 3x = 2y + 0,18.3 + 0,36

56x + 16y =104,8

=> nFe = 1,4 mol

nO = 1,65 mol

=> m = 78,4 g

Bài 2: Chia hỗn hợp hai kim loại A và B có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Tan hết trong dung dịch [TEX]HCl[/TEX] tạo ra 1,792 lít [TEX]H_2[/TEX]
Phần 2: Nung trong [TEX]O_2[/TEX] thu được 2,84 g hỗn hợp Oxit
Tính khối lượng hỗn hợp hai kim loại
Mọi người thử làm xem sao nha!!!!!!!!! :d

[TEX]2H^{-1} - 2e ------> H_2^0[/TEX] ( phần I )
...............0,16.............0,08

[TEX]O_2^0 + 4e -------> 2O^{-2}[/TEX] ( phần II )
.0,04...... 0,16..........

=> mO2 = 0,04.32 = 1,28

=> mKL = 2,84 - 1,28 = 1,56

=> trong cả 2 phần = 1,56.2 = 3,12
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

thường là tớ thường thấy nó từ chỗ chất -> e

giờ ngược lại từ e -> chất

:| nên tớ ko hiểu lắm

bạn giải thick cho tớ :D
 
T

tell_me_goobye

cho dd X chứa ion [TEX]Zn^{2+} ;Fe^{3+}: S0_4^{2-} [/TEX]

a) cần pha trộn các muối [TEX]ZnSO_4 :Fe_2(S0_4)_3 [/TEX] theo tỉ lệ mol như thế nào để số mol [TEX] Zn^{2+}:Fe^{3+} [/TEX] trong dd X bằng nhau
b) Lấy 100 ml dd X .thêm vào 350 ml dd NaOH 2M thì tạo thành kết tủa ion [TEX] Zn^{2+} :Fe^{3+} [/TEX]
Nếu thêm 200 ml dd NaOH 2M thì 1 kết tủa tan hết ,còn lại 1 kết tủa màu đỏ nâu ,TÍNH nồng độ mol/l mỗi muối trong dd ban đầu
 
C

chontengi

cho dd X chứa ion [TEX]Zn^{2+} ;Fe^{3+}: S0_4^{2-} [/TEX]

a) cần pha trộn các muối [TEX]ZnSO_4 :Fe_2(S0_4)_3 [/TEX] theo tỉ lệ mol như thế nào để số mol [TEX] Zn^{2+}:Fe^{3+} [/TEX] trong dd X bằng nhau
b) Lấy 100 ml dd X .thêm vào 350 ml dd NaOH 2M thì tạo thành kết tủa ion [TEX] Zn^{2+} :Fe^{3+} [/TEX]
Nếu thêm 200 ml dd NaOH 2M thì 1 kết tủa tan hết ,còn lại 1 kết tủa màu đỏ nâu ,TÍNH nồng độ mol/l mỗi muối trong dd ban đầu

[TEX]nZn^{2+}[/TEX] = a

[TEX]nFe^{3+}[/TEX] = b

[TEX]nSO_4^{2-}[/TEX] = c

[TEX]ZnSO_4[/TEX] có a = c

[TEX]Fe_2(SO_4)_3 [/TEX]có 2b = 3c

=> a : b = c :[TEX] \frac{3}2c[/TEX] = 2 : 3

[TEX]Zn^{2+} + 2OH^- ----> Zn(OH)_2[/TEX]
a.................2a....................a

[TEX]Fe^{3+} + 3OH^- ----> Fe(OH)_3[/TEX]
b................3b

=> 2a + 3b = 0,7

[TEX]Zn(OH)_2 + 2OH^- ------> ZnO_2^{2-} + 2H_2O[/TEX]
a................0,4

=> a = 0,2 mol

=> b = 0,1

mà 2a + 3b = 2c ( bảo toàn điện tích )

=> c = 0,35

=> CM
 
Last edited by a moderator:
C

chontengi

4) Hòa tan a(g) hỗn hợp [TEX] NA_2CO_3; K_2CO_3[/TEX] vào nước được 55,4 ml dd A (d=1,0822 g/ml).Cho từ từ dd HCl 0,1 M đến khi thoát ra 1,1 g khí thì dừng lại được dd B .Cho B tác dụng với nước vôi trong dư ,thu được 1,5 g kết tủa
a) tính a
b) Tính nồng độ phần trăm mỗi muối trong A
c) Tính V dd HCl đã dùng

Mọi người vào làm bài này nhá :D ......................................................................................
 
T

tell_me_goobye

trộn dd A chứa NaOH và dd B chứa [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] theo thể tích bằng nhau được dd C .Trung hoà 100 ml dd C cần dùng hết 35 ml dd[TEX] H_2SO_4 2M[/TEX] và thu được 9,32 g kết tủa .tính nồng độ mol/l các dd A và B
 
C

chontengi

trộn dd A chứa NaOH và dd B chứa [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] theo thể tích bằng nhau được dd C .Trung hoà 100 ml dd C cần dùng hết 35 ml dd[TEX] H_2SO_4 2M[/TEX] và thu được 9,32 g kết tủa .tính nồng độ mol/l các dd A và B


[TEX]nSO_4^{2-} = 0,07[/TEX]

[TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} -----> BaSO_4[/TEX]
0,04.................0,04.....................0,04

[TEX]2Na^+ + SO_4^{2-} ----> Na_2SO_4[/TEX]
0,06............0,03

=> CM NaOH = 1,2 , CM Ba(OH)2 =0,8
 
Last edited by a moderator:
T

tell_me_goobye

cho X lít CO đi qua ống sứ đựng a (g) [TEX] Fe_2O_3 [/TEX] đốt nóng .giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử [TEX] Fe_20_3 -----> Fe [/TEX] .Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y đi qua ống sứ ,có tỉ khối so với heli là 8,5 ,Nếu hoà tan chất rắn Z còn lại trong ống sứ thấy tốn hết 50ml dd [TEX] H_2SO_4 0,5 M [/TEX] ,còn nếu dùng dd [TEX] HNO_3[/TEX] thì thu đc một loại muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn Z là 3,48

.TÍNh thể tích các khí [TEX] CO_2 ,CO[/TEX] trong hh Y
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthuhuong0808

[TEX]nSO_4^{2-} = 0,07[/TEX]

[TEX]Ba^{2+} + SO_4^{2-} -----> BaSO_4[/TEX]
0,04.................0,04.....................0,04

[TEX]2Na^+ + SO_4^{2-} ----> Na_2SO_4[/TEX]
0,06............0,03

=> CM NaOH = 0,8 , CM Ba(OH)2 =1,2

đáp số of tớ vs cậu ngược nhau
chi ơi
nhàm rồi
C M NaoH = 1,2 và C M Ba(OH)2 = 0,8 chứ ạ
.........................................
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom