[Hóa học 10] Chuyên đề :Giải hoá bằng định luật bảo toàn e•

N

nhockthongay_girlkute

để ta góp 1 tay nào,bài đơn giản cho những người vừa tập giải dạng này :
1.Cho m g Al td với dd HNO3 thu được 8,96l (đktc) hỗn hợp 2 khí NO2 và NO có tỷ khối so với H2 là 16,5
a.tính số mol từng khí
b.tính m
cần tiếp thì để mình post

1) từ sơ đồ đường chéo

[TEX]=> n_{NO_2} = 0,075 [/TEX]
[TEX] n_{N0} = 0,325 [/TEX]

2) n e cho [TEX]= ( 0,075+3 . 0,325 ) =1,05[/TEX]

[TEX]=> n_{Al} = 0,35 [/TEX]
=> m =9,45

bạn post càng nhiều càng tốt
 
N

nhoklemlinh

dạng tương tự cũng đơn giản nè:
2.hòa tan 62,1g kim loại M trong dd HNO3 dư thu được 16,8l (đktc)hỗn hợp 2 khí N2O và N2 có tỉ khối so với H2 là 17,2.Xác định M
 
Last edited by a moderator:
A

acsimet_91

dạng tương tự cũng đơn giản nè:
2.hòa tan 62,1g kim loại M trong dd HNO3 dư thu được 16,8l (đktc)hỗn hợp 2 khí N2O và N2 có tỉ khối so với H2 là 17,2.Xác định M
Dùng sơ đồ đường chéo->[TEX]n_{N_2O}=0,3; n_{N_2}=0,45[/TEX]

Bảo toàn e: [TEX]n.\frac{62,1}{M}=8n_{N_2O}+10n_{N_2} \Leftrightarrow M=9n->Al[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute

mọi ngưòi thử làm nhá!

cho 1 mol Al tác dụng vừa đủ với 4 mol[TEX] HNO_3 [/TEX] thu được hỗn hợp 2 khí NO và [TEX] NO_2[/TEX] tỉ lệ 1:1
tính khối luợng muối tạo thành sau phản ứng .

CHÚ Ý .(số mol e cho không bằng mol e nhận ) nên bài này không đơn giản !
 
A

acsimet_91

mọi ngưòi thử làm nhá!

cho 1 mol Al tác dụng vừa đủ với 4 mol[TEX] HNO_3 [/TEX] thu được hỗn hợp 2 khí NO và [TEX] NO_2[/TEX] tỉ lệ 1:1
tính khối luợng muối tạo thành sau phản ứng .

CHÚ Ý .(số mol e cho không bằng mol e nhận ) nên bài này không đơn giản !

[TEX]n_{Al(NO_3)_3=1[/TEX]

Gọi [TEX]n_{NO}=n_{NO_2}=a -> n_{NH_4NO_3}=\frac{4-3-2a}{2}=\frac{1-2a}{2}[/TEX]( Bảo toàn N)

Bảo toàn e:

[TEX]3n_{Al}=n_{NO_2}+3n_{NO}+8n_{NH_4NO_3} \Rightarrow 3.1= a+3a+8.\frac{1-2a}{2} \Rightarrow a= 0,25[/TEX]

[TEX] m_{muoi}=m_{Al(NO_3)_3}+m_{NH_4NO_3}=233[/TEX]
 
L

lucmachthankiem

mọi ngưòi thử làm nhá!

cho 1 mol Al tác dụng vừa đủ với 4 mol[TEX] HNO_3 [/TEX] thu được hỗn hợp 2 khí NO và [TEX] NO_2[/TEX] tỉ lệ 1:1
tính khối luợng muối tạo thành sau phản ứng .

CHÚ Ý .(số mol e cho không bằng mol e nhận ) nên bài này không đơn giản !
Giải hệ này là ra khỏi phải tính cho mệt người.
Theo như đề bài thì còn 1 muối nữa là NH4NO3. giải thích nNO+nNO2 = 4x = 3mol Al --> x =3/4 => nH+ = 3/4 *6 <> 4 mol (cách giải thích 2 vì nếu ko có nó thì các dữ kiện khác là thừa bởi vì biết 1 mol Al rồi thì dễ dàng tính được Al(NO3)3 cho nên đề có 1 muối là không có được. Hờ hờ)
Ta có: nNO = nNO2 = x. vậy thì tổng e trao đổi của 2 cái này là 4x và cái NH4NO3 là y thì e trao đổi là 8y. Vậy nên ta có phương trình 4x + 8y = 3(1)
Phương trình 2 thì viết phương trình ion với H+
4H+ + NO3- + 3e --> NO + 2H2O
2H+ + NO3- + 1e --> NO2 + H2O
10H+ + NO3- + 9e --> NH4NO3 + 3H2O
và ta được 6x + 10y = 4(2)
Giải hệ (1) và (2) rồi tự tính nốt nhé.
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute

hòa tan hoàn toàn 5,8 g một oxit sắt trong dung dich [TEX] H_2SO_4[/TEX] đặc nóng thu được 0,28 l khí [TEX] SO_2[/TEX] . tìm CT oxit sắt
 
N

nhockthongay_girlkute

cảm ơn anh acsimet_91 !

đến với 1 bài khó hơn ạ!

1) Cho 200 ml dd gồm [TEX] ( MgCl_2 0,3 M : AlCL_3 0,45 M : HCl 0,55M ) [/TEX] tác dụng hoàn toàn với V lít dd C gồm
[TEX]( NAOH 0,02 M : Ba(OH)_2 0,01M )[/TEX] Tính V để thu được lượng kết tủa nhỏ nhất .Tính khối lượng kết tủa trong từng trường hợp (Giả sử khi [TEX] Mg(OH)_2 [/TEX] kết tủa hết thì [TEX] Al(OH)_3 [/TEX] tan hết trong kiềm không đáng kể )
 
G

giotbuonkhongten

cảm ơn anh acsimet_91 !

đến với 1 bài khó hơn ạ!

1) Cho 200 ml dd gồm [TEX] ( MgCl_2 0,3 M : AlCL_3 0,45 M : HCl 0,55M ) [/TEX] tác dụng hoàn toàn với V lít dd C gồm
[TEX]( NAOH 0,02 M : Ba(OH)_2 0,01M )[/TEX] Tính V để thu được lượng kết tủa nhỏ nhất .Tính khối lượng kết tủa trong từng trường hợp (Giả sử khi [TEX] Mg(OH)_2 [/TEX] kết tủa hết thì [TEX] Al(OH)_3 [/TEX] tan hết trong kiềm không đáng kể )

nMg2+ = 0,06 mol

nAl3+ = 0,09 mol

nH+ = 0,11 mol

nOH- = 0,02V + 0,02V = 0,04 V

Để thu được kết tủa nhỏ nhất = 0 --> 0,04V = 0,59 --> V = 14,75l

Để lượng kết tủa lớn nhất: 0,04V = 0,5 --> V = 12,5 l
 
N

nhockthongay_girlkute

em xin post bài tiếp (mong mọi ngưòi post giải đẹp tí ,em chỉ post từng bài một vì để nhận được lời giải đẹp )
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI!

2) hòa tan 8,5 g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A,B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước được 1000 ml dd C và 3,36l khí
a) Xác định A,B và nồng độ mol /lít của các ion có trong dd C
b) Lấy 500 ml dd C cho tác dụng với 250 ml dd chứa hỗ hợp [TEX]H_2SO_4 0,1 M ; HCl [/TEX] nồng độ x mol/lít
TÍNH x (Biết nồng độ sau dd có độ pH =7)
 
A

acsimet_91

2) hòa tan 8,5 g hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A,B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước được 1000 ml dd C và 3,36l khí
a) Xác định A,B và nồng độ mol /lít của các ion có trong dd C
b) Lấy 500 ml dd C cho tác dụng với 250 ml dd chứa hỗ hợp [TEX]H_2SO_4 0,1 M ; HCl [/TEX] nồng độ x mol/lít
TÍNH x (Biết nồng độ sau dd có độ pH =7)

[TEX]n_{H_2}=0,15 -> M_X=\frac{8,5}{0,15.2}=28,33 ->Na; K[/TEX]

Gọi [TEX]n_{Na}=x; n_K=y[/TEX]

[TEX]23x+39y=8,5[/TEX]

[TEX]x+y=0,15.2=0,3[/TEX]

[TEX]x=0,2; y=0,1[/TEX]

[TEX]C_{Na^+}=\frac{0,2}{1}=0,2[/TEX]

[TEX]C_{K^+}=\frac{0,1}{1}=0,1[/TEX]

[TEX]C_{OH^-}=\frac{0,2+0,1}{1}=0,3[/TEX]

b,[TEX] n_{H^+}=0,1.0,25.2+0,25x=0,05+0,25x[/TEX]

500ml dung dịch C chứa [TEX]n_{OH^-}=0,15[/TEX]

[TEX]pH=7 -> n_{OH^-}=n_{H^+} ->0,15=0,05+0,25x-> x=0,4[/TEX]
nMg2+ = 0,06 mol
nAl3+ = 0,09 mol
nH+ = 0,11 mol
nOH- = 0,02V + 0,02V = 0,04 V
Để thu được kết tủa nhỏ nhất = 0 --> 0,04V = 0,59 --> V = 14,75l
Giotbuon à, kết tủa nhỏ nhất theo bạn tính thì làm sao mà =0 được?
Theo bạn tính thì kết tủa nhỏ nhất khi Al(OH)3 bị hòa tan hết đúng ko? Nhưng Mg(OH)2 đâu có bị hòa tan?
Vậy kết tủa nhò nhất phải bằng mMg(OH)2 chứ nhỉ?
>>> chú ý: không xài chữ đỏ, đã sửa
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute

nếu girlbuonkhongten làm sai !anh acsimet có thể post cách giải của mình dc k ạ! thanks ! ANH có thể nói rõ là khi nào lượng kết tủa là lớn nhất ,nhỏ nhất k ạ?để lần sau gặp em còn biết làm ạ!

tiếp
3) Dung dịch A có V =500 ml chứa các ion [TEX] ( Ba^{2+} ; Na^{+};Cl^{-};NO)[/TEX] chia làm 3 phần bằng nhau
Phần 1 ;thêm [TEX]NA_2SO_4[/TEX] dư thu được 4,66 g kết tủa
Phần 2: thêm [TEX]AgNO_3[/TEX] dư thu được 5,74 g kết tủa
Phần 3: đem cô cạn thu được 6,71 g muối
Tính [TEX]C_M[/TEX] của các ion có trong dung dịch A
 
Last edited by a moderator:
L

lucmachthankiem

3) Dung dịch A có V =500 ml chứa các ion [TEX] ( Ba^{2+} ; Na^{+};Cl^{-};NO)[/TEX] chia làm 3 phần bằng nhau
Phần 1 ;thêm [TEX]NA_2SO_4[/TEX] dư thu được 4,66 g kết tủa
Phần 2: thêm [TEX]AgNO_3[/TEX] dư thu được 5,74 g kết tủa
Phần 3: đem cô cạn thu được 6,71 g muối
Tính [TEX]C_M[/TEX] của các ion có trong dung dịch A
Cái NO chắc là NO3 đúng ko cậu?
Dựa vào phần 1 tính đc Ba, Phần 2 tính đc Cl2, Phần 3 thì lập hệ phương trình
mBa2+ + mNa+ + mCl- + mNO3- = 6,71g
2.nBa(2+) + nNa+ - nCl- - nNO3- = 0
 
L

lucmachthankiem

1) Cho 200 ml dd gồm [TEX] ( MgCl_2 0,3 M : AlCL_3 0,45 M : HCl 0,55M ) [/TEX] tác dụng hoàn toàn với V lít dd C gồm
[TEX]( NAOH 0,02 M : Ba(OH)_2 0,01M )[/TEX] Tính V để thu được lượng kết tủa nhỏ nhất .Tính khối lượng kết tủa trong từng trường hợp (Giả sử khi [TEX] Mg(OH)_2 [/TEX] kết tủa hết thì [TEX] Al(OH)_3 [/TEX] tan hết trong kiềm không đáng kể )

Cái này anh acsimet nói đúng. Nhỏ nhất khi Al(OH)3 bị hòa hết còn lớn nhất là khi còn đủ 2 kết tủa.
Cái OH- đầu tiên pư hết với acid. Rồi sau đó tác dụng với Mg2+ và Al3+. Tiếp nữa OH- tác dụng Al(OH)3. Rồi cứ vậy mà tìm đc nOH- thôi.
 
C

chontengi

nếu girlbuonkhongten làm sai !anh acsimet có thể post cách giải của mình dc k ạ! thanks ! ANH có thể nói rõ là khi nào lượng kết tủa là lớn nhất ,nhỏ nhất k ạ?để lần sau gặp em còn biết làm ạ!

tiếp
3) Dung dịch A có V =500 ml chứa các ion [TEX] ( Ba^{2+} ; Na^{+};Cl^{-};NO)[/TEX] chia làm 3 phần bằng nhau
Phần 1 ;thêm [TEX]NA_2SO_4[/TEX] dư thu được 4,66 g kết tủa
Phần 2: thêm [TEX]AgNO_3[/TEX] dư thu được 5,74 g kết tủa
Phần 3: đem cô cạn thu được 6,71 g muối
Tính [TEX]C_M[/TEX] của các ion có trong dung dịch A

PI [TEX]SO_4^{2-} + Ba^{2+} ----> BaSO_4[/TEX]
..................................0,02...................0,02

PII[TEX]Ag^+ + Cl^- ----> AgCl[/TEX]
.........................0,04............0,04

bảo toàn điện tích

0,02.2 + x = 0,04 + y ( x- số mol Na+ y-là số mol NO3-)

=> x = y

PIII 137.0,02 + 23.x + 35,5.0,04 + 62y = 6,71

=> 23x + 62y = 2,55

giải hệ => x = y = 0,03 mol

=> trong dd A có 0,06 mol Ba2+
0,12 mol Cl-
0,09 mol NO3- và Na+

từ đây tính đc CM
 
A

acsimet_91

nếu girlbuonkhongten làm sai !anh acsimet có thể post cách giải của mình dc k ạ! thanks ! ANH có thể nói rõ là khi nào lượng kết tủa là lớn nhất ,nhỏ nhất k ạ?để lần sau gặp em còn biết làm ạ!

Anh có điều phải đính chính lại một chút:
+ Thứ nhất: Anh kia tên là giotbuonkhongten, ko phải là girlbuonkhongten đâu em ạ!
Anh ấy hình như là con trai đấy em ạ. Em dùng sai một từ "quan trọng " như thế, nhỡ người ta "hiểu lầm" thì chết =))
+ Thứ 2: Anh giotbuonkhongten ko sai, chỉ hơi nhầm một chút ở chỗ tính khối lượng kết tủa thôi em ạ! :)
===========================================================================


Lượng kết tủa lớn nhất khi Al3+ kết tủa hết( ko bị hòa tan tí nào), tức là chỉ xảy ra phản ứng [TEX]Al^{3+}+3OH^- ->Al(OH)_3[/TEX]

Lượng kết tủa nhò nhất khi OH- dư,xảy ra thêm 1 phản ứng nữa

[TEX]Al(OH)_3+OH^- ->AlO_2^- + 2H_2O[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nhockthongay_girlkute

4) Hòa tan a(g) hỗn hợp [TEX] NA_2CO_3; K_2CO_3[/TEX] vào nước được 55,4 ml dd A (d=1,0822 g/ml).Cho từ từ dd HCl 0,1 M đến khi thoát ra 0,1 g khí thì dừng lại được dd B .Cho B tác dụng với nước vôi trong dư ,thu được 1,5 g kết tủa
a) tính a
b) Tính nồng độ phần trăm mỗi muối trong A
c) Tính V dd HCl đã dùng
 
T

tell_me_goobye

thêm 1 bài (mọi người vào ủng hộ nhá! ế quá rùi !)

5) một dd X có chứa các ion [TEX]Ca^{2+},Al^{3+} ,Cl ^{-} [/TEX] ,Để làm kết tủa hết ion[TEX] Cl^{-}[/TEX] trong 10 ml dd phải dùng hết 70ml dd [TEX] AgNO_3 1M[/TEX].Mặt khác khi cô cạn 100ml dd X thu dc 35,55 g hỗn hợp 2 muối khan Tính nồng độ mol/l mỗi muối trong dd X
 
Top Bottom