[Hóa 8] Đấu trường box hóa

H

huongmot

Nhóm 5 post tiếp:
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3. Chia A thành 3 phần đều nhau
(*) Phần 1: Đốt cháy hết trong $O_2$ thu được 66,8g hỗn hợp gồm $Fe_3O_4$ và oxit của M
(*) Phần 2: Hoà tan hết vào dd HCl thu được 26,88 lít $H_2$ (đktc)
(*) Phần 3: Tác dụng vừa đủ với 33,6 lít $Cl_2$(đktc)
Xác định tên kim loại M và m của từng kim loại trong hỗn hợp
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: 0967156826
B

bachduong_9x10

Nhóm 5 post tiếp:
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong A là 2:3. Chia A thành 3 phần đều nhau
(*) Phần 1: Đốt cháy hết trong $O_2$ thu được 66,8g hỗn hợp gồm $Fe_3O_4$ và oxit của M
(*) Phần 2: Hoà tan hết vào dd HCl thu được 26,88 lít $H_2$ (đktc)
(*) Phần 3: Tác dụng vừa đủ với 33,6 lít $Cl_2$(đktc)
Xác định tên kim loại M và m của từng kim loại trong hỗn hợp
Gọi M$M_$=T(g)
gọi nFe= 1,5a ( mol )
do chia làm 3 phần bằng nhau nên tỉ lệ số mol trong hỗn hợp 1 cũng là 2:3
=>n_M= a(mol)
Phần 1 :
Ta có phương trình phản ứng :
3 Fe + 2 $O_2$ -> $Fe_3O_4$
1,5a_________0,5a___(mol)
4M +x$O_2$ -> 2$M_2O_x$
a____________0,5a_____(mol)
=> 116a+0,5a(2T+16x)=66,8
=>116a +Ta+8ax=66,8 (1)
Phần 2 :
Ta có phương trình phản ứng :
Fe +2HCl -> $FeCl_2$+$H_2$
1,5a_______________1,5a_(mol)
2M +2xHCl -> 2$MCl_x$ +x$H_2$
a_________________0,5ax _(mol)
=> 1,5a+0,5ax=26,88/22,4=1,2(2)
Phần 3 :
Ta có phương trình phản ứng :
2Fe + 3$Cl_2$ ->2 $FeCl_3$
1,5a___2,25a____________(mol)
2M+ x$Cl_2$ ->2$MCl_x$
a_____0,5ax__________(mol)
=>2,25a+0,5ax=33,6/22,4=1,5(3)
từ(1)(2)(3)=>[tex]\left[\begin{116a +Ta+8ax=66,8}\\{ 1,5a+0,5ax=1,2}\\{2,25a+0,5ax=1,5} [/tex]
Giải hệ phương trình ta có : a=0,4 , n=3 , T=27
=>M là Al
m Fe=1,5.0,4.56.3=67,2(g)

mAl=0,4.27.3=32,4(g)
ôi! bao ngày không được nghich máy buồn chết đi được


+ 5 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

nhóm 2 post tiếp:
Cho một lượng KMnO4 và KClO3, các ống nghiệm, chậu thuỷ tinh, nước và đèn cồn. Tìm cách thu lấy lượng oxi lớn nhất và giải thích
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

nhóm 2 post tiếp:
Cho một lượng KMnO4 và KClO3, các ống nghiệm, chậu thuỷ tinh, nước và đèn cồn. Tìm cách thu lấy lượng oxi lớn nhất và giải thích

Đáp án đây:
Đầu tiên tìm cách điều chế lượng oxi lớn nhất:
- Nhiệt phân KMnO4 thì lượng oxi thu được sẽ không đổi theo điều kiện phản ứng. Vì vậy lượng oxi ít hay nhiều phụ thuộc vào KClO3
$KMnO_4 \xrightarrow{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2$
- Khi nhiệt phân KClO3 không có MnO2 xúc tác thì phản ứng xảy ra theo 2 hướng:
$2KClO_3 \xrightarrow{t^o} 2KCl + 3O_2$
$4KClO_3 \xrightarrow{t^o} KCl + 3KClO_4$
Nếu có MnO2 xúc tác thì chỉ có phản ứng.
$2KClO_3 \xrightarrow{t^o, xt MnO_2} 2KCl + 3O_2$
Vì vậy nếu có xúc tác thì phản ứng cho ra nhiều oxi hơn.
(Hoặc có thể ko cho xúc tác vào KClO3, thu khí oxi sau đó nhiệt phân sản phẩm KClO4 nhưng đến khi nhiệt phân KClO4 vẫn cần MnO2 xúc tác :D)
Vấn đề là xúc tác lấy ở đâu. Để ý thì thấy trong sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KMnO4 có MnO2 =)). Vậy ta nhiệt phân KMnO4 rồi cho sản phẩm rắn vào nước thì K2MnO4 sẽ tan, ta lọc kết tủa đen MnO2 rồi lấy làm xúc tác để nhiệt phân KClO3
Sau đó xét cách thu khí sau khi điều chế.
Nếu dùng cách đấy không khí thì có 2 nhược điểm:
1. Ta chả biết lúc nào khí đầy bình (bình thường có tàn đóm thì có thể biết dc nhưng đề đâu có cho tàn đóm :D) -> lượng khí thất thoát lớn.
2. Do oxi cũng chẳng nặng hơn không khí là mấy hơn nữa không khí lại có sẵn trong bình nên khí oxi thu dc sẽ kém tinh khiết.
Vậy ta dùng cách đẩy nước.

+5 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

nhóm 2 ra tiếp:
Nhận biết các khí và tách NO2 từ hh :HCl, NO2 , CO2 , CO , SO2 , O2 , H2S .
Lưu ý: phải dùng cách đảm bảo sức khoẻ
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

nhóm 2 ra tiếp:
Nhận biết các khí và tách NO2 từ hh :HCl, NO2 , CO2 , CO , SO2 , O2 , H2S .
Lưu ý: phải dùng cách đảm bảo sức khoẻ
Nhóm HN xin trả lời. :D
• Tách:
Sục hh khí qua dd $Ca(OH)_2$ dư.
$Ca(OH)_2 + SO_2 \rightarrow CaSO_3 + H_2O \\ Ca(OH)_2 + CO_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O \\ Ca(OH)_2 + 2HCl \rightarrow CaCl_2 + 2H_2O \\ Ca(OH)_2 + H_2S \rightarrow CaS + 2H_2O \\ 2Ca(OH)_2 + 4NO_2 \rightarrow Ca(NO_3)_2 + Ca(NO_2)_2 + 2H_2O$
Sau pư, lọc bỏ kết tủa, cho dd $H_2SO_4$ dư vào dd trên.
$Ca(NO_3)_2 + H_2SO_4 \rightarrow CaSO_4 + 2HNO_3$
Rồi cho Cu vào.
$3Cu + 8HNO_3 \rightarrow 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O$
Sau đó, cho khí NO vào bình oxi đốt tiếp.
$2NO + O_2 \rightarrow 2NO_2$
• Nhận biết:
_ Khí nâu đỏ: $NO_2$
_ Tạo kết tủa trắng với dd $AgNO_3$: HCl
$AgNO_3 + HCl \rightarrow AgCl + HNO_3$
_ Tạo kết tủa đen với dd $AgNO_3$: $H_2S$
$2AgNO_3 + H_2S \rightarrow Ag_2S + 2HNO_3$
_ Làm đục nước vôi trong: $CO_2$
$CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O$
_ Làm mất màu dd brom: $SO_2$
$SO_2 + Br_2 + 2H_2O \rightarrow 2HBr + H_2SO_4$
_ Tạo kết tủa với dd $PdCl_2$: CO
$CO + PdCl_2 + H_2O \rightarrow Pd + 2HCl + CO_2$
_ Còn lại là oxi.

P/s: Hơi dài
 
L

luffy_1998

Phần tách sai. phần nhận biết nên đảo thứ tự 2 phản ứng này

$CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O$
_ Làm mất màu dd brom: $SO_2$
$SO_2 + Br_2 + 2H_2O \rightarrow 2HBr + H_2SO_4$
Vì SO2 vẫn phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa CaSO3 nên phải nhận SO2 trước
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

*Tách:Dẫn hh vào bình kín ,rồi cho vào đó lượng dư O2,bật tia lửa đốt hh,
sau khi đốt,hh mới gồm NO2,HCl,O2,CO2,SO2,H2O,dẫn hh này wa bình chứa nước vôi dư.Sau pư,lọc bỏ kết tủa ,Sau đó cho HCl dư vào dd ,rồi bỏ mảnh đồng vào.Thu khí thoát ra(NO) cho vào bình pư vừa đủ với O2.
*NHận biết:
Khí màu nâu=>NO2
Khí có muì trứng thối=>H2S
Khí có mùi gắt=>SO2
Làm đỏ mẩu wì ẩm=>HCl
Làm bùng cháy mẩu than hồng=>O2
Làm đục nước vồi trong=>CO2
Còn lại là CO.
P/s : đề này trên mạng có mà ;)) !!
 
T

tomandjerry789

Nhóm HN tiếp nhe. :D (Có sai luật thì báo em)

Khi thực hiện phản ứng crackinh 35 lit butan ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thu được 67 lít hh khí X theo 3 phản ứng:
$C_4H_{10} \rightarrow CH_4 + C_3H_6 (1) \\ C_4H_{10} \rightarrow C_2H_6 + C_2H_4 (2) \\ C_4H_{10} \rightarrow H_2 + C_4H_8 (3)$
Chia hh X làm 2 phần bằng nhau
+ Phần 1: Cho từ từ qua bình đựng nước brom dư, còn lại hh khí B không bị hấp thụ. Tách hh khí B được 3 hiđrocacbon $B_1, B_2, B_3$ theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần. Đốt cháy $B_1, B_2, B_3$ thu được những sản phẩm có thể tích $CO_2$ tỉ lệ tương ứng là 1:3:1.
+ Phần 2: Cho phản ứng hợp nước nhờ xúc tác đặc biệt thu được hh A gồm các rượu khác nhau.
1. Tính tỉ lệ % thể tích butan đã tham gia phản ứng
2. Tính tỉ lệ % thể tích mỗi khí trong hh X.
3. Tính khối lượng của hh A. (Giả thiết các phản ứng với brom và hợp nước xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

Nhóm HN tiếp nhe. (Có sai luật thì báo em)
>>> hơi sai tí do nhiều bạn chưa học tới
Khi thực hiện phản ứng crackinh 35 lit butan
cracking =))
C4H10→H2+C4H8 là phản ứng nhiệt phân(hidro hóa) chứ hok phải cracking nhé , !! nhưng thôi đề bài cho sao làm vậy
Hướng dẫn mem làm( do mem chua học ) :
X gôm 3 anken và 3 ankan , H2
+ Phần 1: Cho từ từ qua bình đựng nước brom dư, còn lại hh khí B không bị hấp thụ. Tách hh khí B được 3 hiđrocacbon B1,B2,B3 theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần. Đốt cháy B1,B2,B3 thu được những sản phẩm có thể tích CO2 tỉ lệ tương ứng là 1:3:1.
phần 1 chỉ có những anken phản ứng với nước brom thôi cụ thể là : C3H6 , C2H4 , C4H8
B1 là CH4 , B2 là C2H6 , B3 là C4H10
+ Phần 2: Cho phản ứng hợp nước nhờ xúc tác đặc biệt thu được hh A gồm các rượu khác nhau.
phần này cũng chỉ 3 anken C3H6 , C2H4 , C4H8 + h20 tạo ra 3 rượu C3H7Oh , C2H5OH ,C4H9Oh
P/s : đặt số mol giải hệ thôi !!!!! hehe nhiều chuyện rồi !!!!!!!!!!!
 
L

luffy_1998

$C_4H_{10} \xrightarrow{cracking, t^o, p} CH_4 + C_3H_6$
$C_4H_{10} \xrightarrow{cracking, t^o, p} C_2H_4 + C_2H_6$
$C_4H_{10} \rightarrow H_2 + C_4H_8$
1. X gồm: $ CH_4 , C_3H_6 , C_2H_6 , C_2H_4, C_4H_8, H_2, C_4H_{10}$ dư
Gọi thể tích butan phản ứng là x, butan dư là y (tại số mol lẻ quá :D) thì:
$V_X = 2x + y = 67 l, V_{C_4H_{10}} = x + y = 35 (l)$
$\rightarrow x = 32, y = 3 \rightarrow$ %$V_{pu} = 91.43$%.
2. Do $Br_2$ dư nên B gồm $CH_4(B_1), C_2H_6(B_2), C_4H_{10}(B_3), H_2$
$CH_4 + 2O_2 \rightarrow CO_2 + 2H_2O$
$2C_2H_6 + 7O_2 \rightarrow 4CO_2 + 6H_2O$
$2C_4H_{10} + 13O_2 \rightarrow 8CO_2 + 10H_2O$
Gọi thể tích $CH_4, C_2H_6$ trong X là a, b (tức là 2 lần thể tích trong B) ta có:
$a : 2b : 4y = 1 : 3 : 1 \rightarrow a = 4y = 12 (l), b = 6y = 18 (l)$
$\rightarrow V_{H_2} = V_{C_4H_8} = x - a - b = 32 - 12 - 18 = 2 (l)$
$\rightarrow$ %$H_2$ = %$C_4H_8$ = 2.98%.
%$CH_4$ = %$C_3H_6$ = 17.91%.
%$C_2H_6$ = %$C_2H_4$ = 26.87%.
%$C_4H_{10}$ = 4.48%.
$C_2H_4 + H_2O \xrightarrow{xt} C_2H_5OH$
$C_3H_6 + H_2O \xrightarrow{xt} C_3H_7OH$
$C_4H_8 + H_2O \xrightarrow{xt} C_4H_9OH$
$m_A = 46.\dfrac{18}{2.22.4} + 60.\dfrac{12}{2.22.4} + 74.\dfrac{2}{2.22.4} = 37.86 (g)$
 
H

hellangel98

ko ai đăng bài thì tớ đăng bài vậy(tớ ko cho bài khó đâu ^^)
cho m(g) hỗn hợp gồm Fe,oxit 1 kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ vs 500ml dung dịch HCl 2M.sau phản ứng thu dc chất A và 4,48l khí ở ĐKTC.cô cạn dung dịch A thu dc 57,9g hỗn hợp muối khan
a/xác định công thức hóa học của oxit kim loại hóa trị III
b/tính m
c/tính C% hỗn hợp
p/s:ko biết đánh telex.mong mn thông cảm
 
Last edited by a moderator:
T

tomandjerry789

ko ai đăng bài thì tớ đăng bài vậy(tớ ko cho bài khó đâu ^^)
cho m(g) hỗn hợp gồm Fe,oxit 1 kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ vs 500ml dung dịch HCl 2M.sau phản ứng thu dc chất A và 4,48l khí ở ĐKTC.cô cạn dung dịch A thu dc 57,9g hỗn hợp muối khan
a/xác định công thức hóa học của oxit kim loại hóa trị III
b/tính m
c/tính C% hỗn hợp
p/s:ko biết đánh telex.mong mn thông cảm

Nhóm HN trả lời nhé. :D ;))
a) Gọi CT của oxit sắt là $M_2O_3$
$n_{HCl}=0,5.2=1 (mol) \\ n_{H_2}=\frac{4,48}{22,4}=0,2 (mol)$
PTHH:
$Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2 (1) \\0,2--0,4--0,2--0,2 \\ M_2O_3 + 6HCl \rightarrow 2MCl_3 + 3H_2O (2) \\ 0,1---0,6---0,2$
$m_{MCl_3}=57,9-0,2.127=32,5 (g) \\ n_{MCl_3}=\frac{32,5}{M+71} (mol)$
Từ (2), ta có:
$\frac{32,5}{M+71}=0,2$
\Leftrightarrow M = 56
Vậy M là Fe.

b)
$m_{hh\;ban\;đầu}=m=0,2.56+0,1.160=27,2 (g)$

c)
%m$_{Fe}=\frac{0,2.56.100}{27,2}\approx41,18$
%m$_{Fe_2O_3}=100$%$-41,18$%$=58,82$%
 
H

hellangel98

vẫn chưa có ai sao?vậy tớ đăng bài tiếp nha
bài này dễ lắm.xem ai nhanh tay nào
cho 6g 1 kim loại tác dụng vừa đủ vs dung dịch HCl 2M.sau phản ứng thu dc dung dịch A và 5,6l ở ĐKTC
a/xác định kim loại
b/ tính nồng độ mol chất trong A biết V ko đổi
 
L

lovelybones311

Bài dễ thế để mình làm cho-Nhoc_luoi_0311-nhóm 5

vẫn chưa có ai sao?vậy tớ đăng bài tiếp nha
bài này dễ lắm.xem ai nhanh tay nào
cho 6g 1 kim loại tác dụng vừa đủ vs dung dịch HCl 2M.sau phản ứng thu dc dung dịch A và 5,6l ở ĐKTC
a/xác định kim loại
b/ tính nồng độ mol chất trong A biết V ko đổi

n H2 =0,25 mol

[TEX]2M + 2nHCl ->2MCl_n+ nH_2 [/TEX]

0,5/n.........................0,5/n..0,25 mol

=> M =6n:0,5 =12n
Biện luận M theo n => n =2 ;M=24 => M:Mg
V dung dịch HCl =0,5 :2 =0,25 l
CM MgCl_2 = 0,25 : 0,25=1 M



=))
 
D

depvazoi

Yên tĩnh quá, để nhóm 3 post đề cho:
Trong thành phần 3mol lưu huỳnh Oxit có [TEX]3,6.10^24[/TEX] nguyên tử oxi và [TEX]1,8.10^24[/TEX] nguyên tử lưu huỳnh. Đưa ra công thức phân tử Ôxit lưu huỳnh?
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

3 mol lưu huỳnh oxit có chứa 6 mol O và 3 mol S
1 mol lưu huỳnh oxit có chứa 2 mol O và 1 mol S
-> Công thức là SO2
 
N

nguyenso2

nhóm 7 post một bài cực dễ: Cho vào lần lượt hai bình khí Cl2 có thể tích giống nhau vài giọt NaOH và bột than, lắc nhẹ. Xảy ra hiện tượng gì ở mỗi bình. Cẩn thận kẻo nhầm nhé
 
Top Bottom