[Hóa 8] Đấu trường box hóa

L

luffy_1998

Nhóm 2 ra đề tiếp: (dễ lắm :D)
cô giáo lấy trong lọ ra một mảnh Mg nặng 2.16 g. Cô giáo cho mảnh Mg vào HNO3 dư thì chỉ thấy bọt khí không màu hoá nâu ngoài không khí nổi lên có thể tích 0.896 l ở dktc. Tính khối lượng muối tạo thành
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_luoi_0311

cô giáo lấy trong lọ ra một mảnh Mg nặng 2.16 g. Cô giáo cho mảnh Mg vào HNO3 dư thì chỉ thấy bọt khí không màu hoá nâu ngoài không khí nổi lên có thể tích 0.896 l ở dktc. Tính khối lượng muối tạo thành

n Mg =0,09 mol
khí ko màu hóa nâu ngoài kk => NO : n NO =0,04 mol

[TEX]3Mg + 8HNO_3 ->3Mg(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O [/TEX]

0,06.............................0,06...................0,04 mol

mà n Mg =0,09 mol và Mg tan hết trong HNO3 dư nên có pt :

[TEX]4Mg + 10HNO_3 ->4Mg(NO_3)_2 + NH_4NO_3 + 3H_2O [/TEX]

0,03..................................0,03...................0,0075 mol


m muối tạo thành = m [TEX]Mg(NO_3)_2 [/TEX] + m [TEX]NH_4NO_3[/TEX]
=0,09.148 + 0,0075.80=13,92 g

;)) ;)) ;))

+ 5 điểm
 
Last edited by a moderator:
P

ptmp2712

Bạn ơi pt cân bằng sai kìa bạn sửa lại đi
Yêu cầu mấu mod xóa bài này giúp
PT ra NH4NO3 đó
Bài này tương đối hồi nãy xuốn bây giờ lên mất quyền trả lời huhu
 
N

nhoc_luoi_0311

mình ra bài tiếp nè : chả bik bài nào hợp nên đành đưa bài nè :dễ lắm mọi người vào làm nào /:)/:)/:)/:)/:)/:)

Cho CO dư qua ống sứ m g hh[TEX] CuO,Fe_2O_3,FeO,Al_2O_3[/TEX] nóng được 16g chất rắn và khí B .

Cho B vào dung dịch nước vôi trong dư thu đk 15 g kết tủa ...
tính m=?
 
P

ptmp2712

Vậy k biết bài này có được làm thế này k nhỉ
K biết đúng hay sai
Mg nhường 2 e : Mg (0.09 mol) -> Mg_2+ + 2e (2*0.09=0.18 mol)
HNO3 nhận e tạo NO : N+5 (số oxh của N trog HNO3) + 3e --> N+2(NO)
số mol e nhận của NO: 0.896:22.4*3=0,12 mol < 0,18
=> còn 0.06 mol là số mol e nhận của NH4NO3.
=> nNH4NO3=0.06:3=0.02 mo
=> m muối = m Mg(NO3)2 +mNH4NO3 = 0.2*148 + 0.02*80=31,2g

Mà bài mới đăng của nhoc_luoi_0311 cũng dễ tiếc quá trời@@

-1 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

đáp án (làm bảo toàn e cho nó khác)
$Mg^0 -2e \rightarrow Mg^{+2}$
$N^{+5} +3e \rightarrow N^{+2}$
$N^{+5} + 8e \rightarrow N^{-3}$
Vì kim loại có tính khử mạnh và dư trong phản ứng tạo khí NO mà HNO3 dư nên sản phẩm có NH4NO3:
BT e: $2n_{Mg} = 3n_{NO} + 8n_{NH_4NO_3} \rightarrow n_{NH_4NO_3} = 0,0075 mol \rightarrow m_{muối} = m_{Mg(NO_3)_2} + n_{NH_4NO_3} = 148n_{Mg} + 80n_{NH_4NO_3} = 13.92 g$
bài của ptmp hình như sai :D

+ 5 điểm
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

mình ra bài tiếp nè : chả bik bài nào hợp nên đành đưa bài nè :dễ lắm mọi người vào làm nào /:)/:)/:)/:)/:)/:)

Cho CO dư qua ống sứ m g hh[TEX] CuO,Fe_2O_3,FeO,Al_2O_3[/TEX] nóng được 16g chất rắn và khí B .

Cho B vào dung dịch nước vôi trong dư thu đk 15 g kết tủa ...
tính m=?
nCO2=nCaCO3 =15/100=0.15(mol)
áp dụng DLBTNT ta có
nO trong oxit = nCo = nCO2=0.15
>>mO=0.15X16=2.4(g)
>>m=2.4+16=18.4(g)

+ 4 điểm
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

Bài tiếp : cho mg Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 10.08 lít hỗn hợp khí NO , NO2 có tỉ khối hơi với H2 là 16.6 . biết thể tích các khí đều ở DKTC.
a) viết phương trình phản ứng chung của Cu và HNO3 tạo khí theo đề bài
b) tính khối lượng cu và thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng ? biết lượng HNO3 lấy dư 10%.
 
P

ptmp2712

Ta có
theo qt đường chéo thì nNO=4nNO2
Mà n_hh=0,45(tự chia nhé)
==>nNO=0,36,nNO2=0,09
Mấy bạn tự viết pt mình sắp xuống máy rồi
ta có theo pt nCu(pt tạo ra NO)=0,54mol
nCu pt còn lại=0,045
===>mCu=37,44
nHNO3pt tạo ra NO=1,44
nHNO3 pt tạo ra NO2 =0,18
nHNO3=1,62mol
mà theo đề nó có theo 10% dư khác nên ta phải cộng vào(mình k hiểu lám khúc bạn nói dư 10% nên làm đại)
nHNO3=1,782mol
V=0,891(l)
k biết đúng hay sai nếu sai thì sửa lỗi giúp nhá

- 1 diểm
 
Last edited by a moderator:
N

nhoc_luoi_0311

Bài tiếp : cho mg Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 10.08 lít hỗn hợp khí NO , NO2 có tỉ khối hơi với H2 là 16.6 . biết thể tích các khí đều ở DKTC.
a) viết phương trình phản ứng chung của Cu và HNO3 tạo khí theo đề bài
b) tính khối lượng cu và thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng ? biết lượng HNO3 lấy dư 10%.

M hh khí =16,6.2=33,2 g
n hh khí =0,45 mol
gọi n NO =a mol ;n [tex] NO_2 [/tex]=b mol
->a+b=0,45 (1)
theo pp đường chéo ta có

a mol NO =>12,8
33,2
b mol NO2 => 3.2

-> a/b =12,8/3,2=4 -> a=4b (2)

a=0,36
b=0,09
[TEX]13Cu + 36HNO_3 -> 13Cu(NO_3)_2 + 8NO + 2NO_2 + 18H_2O [/TEX]

0,585...........1,62 .................0,585 ...........0,36.......0,09...........mol

m Cu =37,44 g
vì lấy dư 10% nên n HNO3 =1,62 :90.100 =1,8
V HNO3 =0,9
==!10% này là lấy dư so với lượng pư hay là ban đầu hả bạn...haizzz///chả bik lấy dư so vs cái gì ...kq nào đẹp hơn mình lấy

+ 5 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

Bài tiếp : cho mg Cu tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 10.08 lít hỗn hợp khí NO , NO2 có tỉ khối hơi với H2 là 16.6 . biết thể tích các khí đều ở DKTC.
a) viết phương trình phản ứng chung của Cu và HNO3 tạo khí theo đề bài
b) tính khối lượng cu và thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng ? biết lượng HNO3 lấy dư 10%.

a.
Gọi a là số mol NO, b là số mol NO2
Ta có: a + b = 0.45 mol
$\dfrac{30a+46b}{a+b}= 33.2$
$\rightarrow a = 0.36 ; b = 0.09 mol$
Ta thấy tỉ lệ mol là NO2 : NO = 4 : 1 nên
$13Cu + 35HNO_3 \rightarrow 13Cu(NO_3)_2 + 8NO + 2NO_2 + 18H_2O$
b.
mCu = 6.5nNO_2 = 0.585 mol -> mCu = 37.44 g
nHNO3 = 17.5nNO2 = 1.575 mol -> nHNO3 trong dd = 1.7325 mol
-> Vdd = 0.86625 l = 866.25 ml

+ 3 điểm

 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

M hh khí =16,6.2=33,2 g
n hh khí =0,45 mol
gọi n NO =a mol ;n [tex] NO_2 [/tex]=b mol
->a+b=0,45 (1)
theo pp đường chéo ta có

a mol NO =>12,8
33,2
b mol NO2 => 3.2

-> a/b =12,8/3,2=4 -> a=4b (2)

a=0,36
b=0,09
[TEX]13Cu + 36HNO_3 -> 13Cu(NO_3)_2 + 8NO + 2NO_2 + 18H_2O [/TEX]

0,585...........1,62 .................0,585 ...........0,36.......0,09...........mol

m Cu =37,44 g
vì lấy dư 10% nên n HNO3 =1,62 :90.100 =1,8
V HNO3 =0,9
==!
ok mời bạn post tiếp
P/s : mấy bài này trên mạng có hết mới ghê quên xem nữa :(:(
 
P

phumanh_pro

nhóm 5 post đề nha


Khử 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được sắt kim loại. Để hòa tan hết lượng sắt này cần 200 gam dung dịch HCl 7,3%.
1) Tính thành phần phần trăm mỗi oxit có trong hỗn hợp trên theo khối lượng.
2) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
3) Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng?
Biết Al = 27, Fe = 56, Cl = 35,5, S = 32, O = 16, H =
1
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

post đề nha


Khử 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được sắt kim loại. Để hòa tan hết lượng sắt này cần 200 gam dung dịch HCl 7,3%.
1) Tính thành phần phần trăm mỗi oxit có trong hỗn hợp trên theo khối lượng.
2) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
3) Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng?
Biết Al = 27, Fe = 56, Cl = 35,5, S = 32, O = 16, H =
1
gọi a và b lần lươt là số mol của FeO và Fe2O3
FeO +H2 >>Fe + H20
a__________a
Fe2O3 + 3H2 >>2Fe + 3H20
b_____________2b
nFe = 1/2nHCl=14.6/73=0.2(mol)
theo đề bài ta có hệ phương trình
72a + 160b = 15.2
a + 2b =0.2
giải ta được a= 0.1(mol) , b=0.05(mol)
>>%FeO=7.2X100%/15.2=47.368%
>>%Fe2O3=8X100%/15.2=52.632%
b) Fe + 2HCl >>FeCl2 + H2
__0.2__0.4____0.2_______0.2 (mol)
>>VH2=0.2X22.4=4.48(lít)
mFeCl2=0.2X127=25.4(g)
mdd sau phản ứng = (0.2X56) + 200 - (0.2X2) = 210.8(g)
>>C% FeCl2 = 25.4X100%/210.8=12%

+ 4 điểm
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

người post bài lưu ý : post bài mà sai đáp án sẽ bị trừ điểm !!!!
cho đáp án hợp lý đi nhé !!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

Khử 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao thu được sắt kim loại. Để hòa tan hết lượng sắt này cần 200 gam dung dịch HCl 7,3%.
1) Tính thành phần phần trăm mỗi oxit có trong hỗn hợp trên theo khối lượng.
2) Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
3) Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được sau phản ứng?

1. Gọi khối lượng Fe2O3 là a, FeO là b -> 160a + 72b = 15.2
Ta có nFe = 2nFe2O3 + nFeO = 2a + b
mặt khác nFe = 0.5nHCl = 0.2 mol -> a = 0.05 , b = 0.1 mol
-> %Fe2O3 = 52.6%, %FeO = 47,4%
2. nH2 = 0.5nHCl = 0.2 mol -> VH2 = 4.48 l
3.
mdd = 56*0.2 + 200 - 0.2*2 = 210.8 (g)
nFeCl2 = nFe = 0.2 mol -> mFeCl2 = 25.4 g
-> C% = 12.05% (vẫn giống nguyenminhduc. sai ở đâu nhỉ)

+ 4điểm
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

Bài : Hõn hợp A gồm SO2 và O2 , tỉ khối hơi của A đối với hidro bằng 24. sau khi nung có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp khí B , tỉ khối hơi của B đối với hidro bằng 30.
a) tính phần trăm thể tucg1 các khí trong hỗn hợp trước và sau phản ứng .
b) tính phần trăm thể tích mỗi khí tham gia phản ứng . biết phản ứng xảy ra
2SO2 + O2 >>>2SO3
 
N

nhoc_luoi_0311

Bài : Hõn hợp A gồm SO2 và O2 , tỉ khối hơi của A đối với hidro bằng 24. sau khi nung có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp khí B , tỉ khối hơi của B đối với hidro bằng 30.
a) tính phần trăm thể tucg1 các khí trong hỗn hợp trước và sau phản ứng .
b) tính phần trăm thể tích mỗi khí tham gia phản ứng . biết phản ứng xảy ra
2SO2 + O2 >>>2SO3

Gọi n SO_2 = 1mol

M A = 24.2=48 g

ta có : 1 mol [TEX]SO_2[/TEX] =>16
trộn vs 48 g
x mol [TEX]O_2 [/TEX] => 16

=>x=1
=> % V O2 = %V SO2=50%
gọi n [TEX]O_2 [/TEX] pư =y mol

[TEX]2SO_2 + O_2 -t^o-> 2SO_3[/TEX]

2y..................y.................2y mol

M B =60 g

m hh khí B = m hh khí A =1.32+1.64 =96 g
=> n B =1,6 g
=> 2-2y+2y-y=1,6 =>y=0,4

B có : 0,2 mol SO2
..........0,6 mol O2
..........0,8 mol SO3
=> % VO2 = 37,5%
% V SO2 =12,5%
% V SO3=50%
câu b ..%VO2 pư= 0,4/1.100% =40 %

% V SO2 pư =0,8/1.100% =80%

+ 5 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

Bài : Hõn hợp A gồm SO2 và O2 , tỉ khối hơi của A đối với hidro bằng 24. sau khi nung có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp khí B , tỉ khối hơi của B đối với hidro bằng 30.
a) tính phần trăm thể tucg1 các khí trong hỗn hợp trước và sau phản ứng .
b) tính phần trăm thể tích mỗi khí tham gia phản ứng . biết phản ứng xảy ra
2SO2 + O2 >>>2SO3

Gọi số mol SO2 và O2 là a và b
$\rightarrow \dfrac{64a + 32b}{a+b}=48 \rightarrow 16a = 16b \rightarrow a = b \rightarrow$ %$SO2 = 50$%, %$O2 = 50%$
$2SO_2 + O_2 \xrightarrow{t^o, xt} 2SO_3$
Gọi số mol SO2 phản ứng là x mol $\rightarrow n_{SO_3} = x, n_{O_2} = 0.5x$
$\dfrac{64(b - x) + 32(b - 0.5x) + 80x}{b - x + b - 0.5x + x} = \dfrac{96b}{2b - 0.5x} = 60 \rightarrow 96b = 120b - 30x \rightarrow 30x = 24b \rightarrow x = 0.8b$
Số mol còn lại sau pu là: $0.2b (mol) SO_2, 0.6b (mol) O_2, 0.8b (mol) SO_3$
$\rightarrow$ %$SO_2 = 12.5$%, %$O_2 = 37.5$%, %$SO_3 = 50%$
$\rightarrow$ % phản ứng của: $SO_2 = \dfrac{0.8b}{b} = 80$%, $O_2 = \dfrac{0.4b}{b} = 40$%


+ 4 điểm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom