[Hóa 8] Đấu trường box hóa

N

nguyenminhduc2525

kết quả như thế này nhưng bạn lấy cái công thức ấy đâu ra. Ít nhất bạn phải chứng minh công thức đó chứ. vì vậy t nghĩ mod chỉ nên cho bài này 1.5 điểm và để cho các bạn khác tiếp tục làm ^^. nếu thaiha_98 chứng minh dc công thức thì sẽ dc 3 điểm (theo thể lệ: đúng, nhanh nhất, nhưng ko hay nhất :D vì làm mất đi bản chất hoá học)
hok cần phải chứng minh , bạn biết gì về bản chất hóa học , vậy nếu hok được sử dụng mấy công thức tính nhanh vào thi đại học tôi đố ông thi được , !! những công thức này hoàn toàn có thể sử dụng ,
bài này sai hoàn toàn về bản chất hoá học. vì vậy đề nghị mod cho tối đa 0.5 điểm (vì chỉ đúng kết quả)
luffy về bài của thái hà : hok cần phải chứng minh , bạn biết gì về bản chất hóa học , vậy nếu hok được sử dụng mấy công thức tính nhanh vào thi đại học tôi đố ông thi được , !! những công thức này hoàn toàn có thể sử dụng ,
!!! bản chất phản ứng nữa à ;)) , cách tính nhanh có nhiều cách hok thể dựa vào những kiến thức hiểu biết của bạn mà có thể nói những cấu như vậy được , cách tính sẽ do con người sáng tạo ra , không phải ai bao h cũng đúng nên đừng có nói lung tung !!!
 
P

ptmp2712

Vậy giờ mình post câc hỏi nha^^ bị xóa hoài chán wa!!

NHÓM 4:D
Vậy mấy bạn đồng ý câu trả lời của bạn thaiha_98 trong nhóm 4 thì xin được post bài mới^^
Hơi bài kia bị lộ đăng bày này hihi!!
Bài này hấp dẫn đây@@@
Trộn O2 với kk theo tỉ lệ 1:3 trong một bình kín ta được hh A. Cho vào bình 0,528g C rồi đốt hết C ta được hh A3 gồm ba khí trong đó CO2 chiếm 22,92% theo thể tích. Tính % theo thể tích A3. Biết trong kk O2 chiếm 20% thể tích kk, còn lại là N2.
(lưu ý C ở trên là cacbon)
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

NHÓM 4:D
Vậy mấy bạn đồng ý câu trả lời của bạn thaiha_98 trong nhóm 4 thì xin được post bài mới^^
Hơi bài kia bị lộ đăng bày này hihi!!
Bài này hấp dẫn đây@@@
Trộn O2 với kk theo tỉ lệ 1:3 trong một bình kín ta được hh A. Cho vào bình 0,528g C rồi đốt hết C ta được hh A3 gồm ba khí trong đó CO2 chiếm 22,92% theo thể tích. Tính % theo thể tích A3. Biết trong kk O2 chiếm 20% thể tích kk, còn lại là N2.
(lưu ý C ở trên là cacbon)

chuyện. bài mình post thì phải hấp dẫn chứ :) =))
A gồm N2,O2 trong không khí và O2 có sẵn
$n_{O_2} = \dfrac{1}{5}n_{kk} + \dfrac{1}{3}n_{kk} = \dfrac{8}{15}n_{kk}$
$n_{kk} = \dfrac{3}{1+3} = \dfrac{3}{4}n_A \rightarrow n_{O_2} = \dfrac{2}{5}n_{A} \rightarrow n_{N2} = 60$%$n_{A}$
A3 gồm: N2, CO2 và O2 dư.
$C + O_2 \rightarrow CO_2$
Ta thấy $n_{O_2} = n_{CO_2} \rightarrow V_{A} = V_{A_3}$ (cứ 1 O2 được thay thế bằng 1 CO2 nên thể tích k đổi)
$\rightarrow$ %$N_2$ = 60% mà %$CO_2 = 22.92$% $\rightarrow$ %$O_2 = 17.08%$
thừa dữ kiện 0,528g C, theo mình là vậy
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

đề cho không rõ ràng hết , trộn theo tỉ lệ về khối lượng , hay tỉ lệ mol , còn phản ứng với C dư hay O2 dư , xem lại dùm đi
P/s : cho đề kiêu này làm mò hen thì đúng !!
 
Last edited by a moderator:
P

ptmp2712

Mình k biết đánh talex jjj đó thông cảm

bạn gì đó giải đúng một TH còn một TH bạn chưa giải
BÀI GIẢI của NHÓM 4
Gọi a là số mol của O2:
n_KK=3a ==> n_O2 (trong kk)= 3a/5 (mol)
......................n_N2=4/5*3a=12a/5 (mol)
==>Tổnh n_O2= a + 3a/5 = 8a/5 (mol)
n_C= 0,528/12=0,044 (mol)
C cháy hết được hh A3 gồm 3 khí nên có 2 TH
***TH1: O2 dư
PTHH: C.......+......O2 ------->CO2
..........0,044.........0,044........0,044
n_O2 (dư) = 8a/5 - 0,044 (1)
==> Hh A3 gồm CO2 0,044 mol, N2 12a/5 mol và O2 dư (8a/5- 0,044) mol
n_hh A3=0,044+ 12a/5 + 8a/5-0,044= 4a mol
==> 0,044*100/4a =22,92
a= 0,048
n_O2(dư) =(thay số vào (1)) = 0,0328 mol
% O2 (tự tính chỉ việc thay số)=17,08%
% N2= 60%
TH2: O2 pừ hết
PTHH: C.........+..........O2--------->CO2
........8a/5..................8a/5...........8a/5
O2 pứ hết thì C (dư)
n_C(dư)=0,044-8a/5 (mol)
PTHH(2): C........+............CO2-----(t* cao)-----> 2CO
......(0,044-8a/5).........(0,044-8a/5).............2(0,044-8a/5)

n_CO2(còn dư lại)=8a/5-(0,044-8a/5) =16a/5 -0,044
===> hh A3 gồm CO2 ( 16a/5-0,044) mol, N2 (12a/5) mol
.......................CO:2(0,044-8a/5)mol
n_hh A3= n_CO2 + n_N2 + n_CO= 12a/5 + 0,044 (mol)
===> n_CO2*100/n_hh= 22,92 (mấy bạn tự thay số vào tính nhé)
===> a= 0,02
n_hh A3=0,092 mol
n_N2= 0,048 mol
-->% N2=52,17%
n_CO=0,024 mol
-->%CO=26,09%

+ 4 điểm
 
Last edited by a moderator:
P

ptmp2712

NHÓM 4
Bây giờ mình tiếp tục đăng bài mới bài này dễ hơn ^^
Trôn 200 ml dd HNO3 thứ nhất(dd X) với 300 ml dd HNO3 thứ hai(dd Y) thì được dd Z.Cho biết 1/2 dd Z tác dụng vừa đủ với 7g CaCO3
1) Tính mồng độ mol/lít của dd Z
2)Ng`ta có thể điều chế dd X từ dd Y bằng cách pha theo H2O vào dd Y theo tỉ lệ V_H2O : V_dd Y =3:1. Tính nồng độ mol/lít của dd X và dd Y
 
N

nguyenminhduc2525

NHÓM 4
Bây giờ mình tiếp tục đăng bài mới bài này dễ hơn ^^
Trôn 200 ml dd HNO3 thứ nhất(dd X) với 300 ml dd HNO3 thứ hai(dd Y) thì được dd Z.Cho biết 1/2 dd Z tác dụng vừa đủ với 7g CaCO3
1) Tính mồng độ mol/lít của dd Z
2)Ng`ta có thể điều chế dd X từ dd Y bằng cách pha theo H2O vào dd Y theo tỉ lệ V_H2O : V_dd Y =3:1. Tính nồng độ mol/lít của dd X và dd Y
2HNO3 + CaCO3 >>>Ca(NO3)2 + H20 + CO2
0.14_____0.07 (mol)
>>nZ=0.14X2=0.28(mol)
VZ=0.2 + 0.3 = 0.5 lít
>>CM Z = 0.28/0.5 = 0.56M
Điều chế dd X từ dd Y bằng cách thêm nước vào dd Y theo tỉ lệ thể tích V H2O : V ddY = 3:1
>> n(X)=n(Y) => 4Va=Vb => 4a=b(2)
Từ trên >>>> a=0.2, b=0.8(M)
Cách khác : áp dụng p2 đường chéo
200ml ddX a M b-0,56
0,56M
300ml ddY b M 0,56-a
>>> (b-0,56)/(0,56-a)=2/3
Giải ta được => a=0,2 và b=0,8

+ 4 điểm
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

bài : Hỗn hợp X gồm Al và Fe nặng 22g cho tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0.3M(d=1.05). tính khối lượng các chất sau phản ứng và C% của dung dịch thu được?
P/s : bài này dễ nên cứ từ từ mà làm ;))
 
L

luffy_1998

bài : Hỗn hợp X gồm Al và Fe nặng 22g cho tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0.3M(d=1.05). tính khối lượng các chất sau phản ứng và C% của dung dịch thu được?
P/s : bài này dễ nên cứ từ từ mà làm ;))

$2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2$
$Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2$

a. Do bảo toàn khối lượng nên tổng khối lượng các chất sau pu bằng trước phản ứng.
$m = m_{kl} + m_{dd HCl} = 22 + 2100 = 2122 g$

b.
Giả sử HCl dư hặoc vừa đủ. Khi đó $n_{kl} = \dfrac{n_{HCl}}{a} <= \dfrac{0.6}{a}$ (a là hoá trị trung bình, <= là bé hơn hoặc bằng)
$a > 2 \rightarrow n_{kl} < 0.3$
$n_{kl} = \dfrac{22}{\overline{M}} > \dfrac{22}{56} = 0.393$
$\rightarrow$ vô lí
Vậy HCl hết, kim loại dư
$m_{dd} = m - m_{H_2} = m - 2*0.5n{HCl} - m_{\downarrow} = 2122 - 0.6 - m_{\downarrow} = 2121.4 - m_{\downarrow}$
$m_{ct} = m{dd} - m{H_2O} = 2121.4 - (2100 - 0.6*36.5) - m_{\downarrow}= 43.3 - m_{\downarrow} $
tịt
 
Last edited by a moderator:
T

thaiha_98

bài : Hỗn hợp X gồm Al và Fe nặng 22g cho tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0.3M(d=1.05). tính khối lượng các chất sau phản ứng và C% của dung dịch thu được?
P/s : bài này dễ nên cứ từ từ mà làm ;))
Ta có: $n_{HCl}=0,3.2=0,6 (mol)$
PTHH:
$2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2$ (1)
$a.....3a............a........\frac{3}{2}a$
$Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 +H_2$ (2)
$b.....2b............b........b$
a. Giả sử hỗn hợp toàn là $Al$
$\rightarrow n_{hh}=\frac{22}{27}=0,8148 (mol)$
Giả sử hỗn hợp toàn là $Fe$
$\rightarrow n_{hh}=\frac{22}{56}=0,3929 (mol)$
\Rightarrow $0,3929 < a+b < 0,8148$
\Rightarrow $0,7858 < 2a+2b<1,6296$ (*)
Theo phương trình (1), (2) ta có:
$n_{HCl}=3a+2b < 0,6$ (*)(*)
Từ (*) và (*)(*) suy ra: $n_{HCl}$ thiếu
\Rightarrow Hỗn hợp không tan hết.
P.s: Mình nghĩ bài này thiếu dữ kiện?!!! Mod cho mình câu trả lời cái. Chứ mình làm đến đây, thì chẳng biết làm thế nào nữa cả.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminhduc2525

P.s: Mình nghĩ bài này thiếu dữ kiện?!!! Mod cho mình câu trả lời cái. Chứ mình làm đến đây, thì chẳng biết làm thế nào nữa cả.
đề bài hoàn toàn đúng sau 6 tiêng sau minh se post đáp án nếu hok ai làm được thì quyền post bài vẫn thuộc về mình , có lên nhé !!!!!!
 
P

ptmp2712


Ta có: $n_{HCl}=0,3.2=0,6 (mol)$
PTHH:
$2Al + 6HCl \rightarrow 2AlCl_3 + 3H_2$ (1)
$a.....3a............a........\frac{3}{2}a$
$Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 +H_2$ (2)
$b.....2b............b........b$
a. Giả sử hỗn hợp toàn là $Al$
$\rightarrow n_{hh}=\frac{22}{27}=0,8148 (mol)$
Giả sử hỗn hợp toàn là $Fe$
$\rightarrow n_{hh}=\frac{22}{56}=0,3929 (mol)$
\Rightarrow $0,3929 < a+b < 0,8148$
\Rightarrow $0,7858 < 2a+2b<1,6296$ (*)
Theo phương trình (1), (2) ta có:
$n_{HCl}=3a+2b < 0,6$ (*)(*)
Từ (*) và (*)(*) suy ra: $n_{HCl}$ thiếu
\Rightarrow Hỗn hợp không tan hết.
P.s: Mình nghĩ bài này thiếu dữ kiện?!!! Mod cho mình câu trả lời cái. Chứ mình làm đến đây, thì chẳng biết làm thế nào nữa cả.
Mình cũng nghĩ như bạn vì mình k làm ra kq mình đã đặt ra 2TH khả thi nhất nhưng k trường hợp nào đúng cả
TH1 là các chất pứ ứng đủ lặp hệ pt giải ra số âm coi như loại
TH2 Fe dư thì lại thiếu dữ kiện làm bài
mình tính đặt theo Th Al dư nữa nhưng Al đứng trước Fe trong giải hđ hh nên sẽ tác dụng với axit trước
k biết mình làm như vậy có đúng k???
 
N

nguyenminhduc2525

P/s : hok bạn nào làm được tôi post lời giải + bài tiếp nhé
bài làm : Trường hợp 2 kim loại hok cùng hóa trị , ta cần giả sử 2 lần .
nHCl=0.3X2=0.6(mol)
giả sử hỗn hợp chỉ gồm kim loại Al(M min)
Mmin=MAl
n(kl max) = 22/27=0.81 \Leftrightarrow0.8(mol)
PTPU: AL + 3H+ >>AL+3 + 3/2H2 (1)
_____0.8___0.24 ( 0.24>0.6)
giả sử hỗn hợp chỉ gồm kim loại Fe(Mmax)
Mmax=MFe
n(Kl min)=22/56=0.39 >>0.4(mol)
Fe + 2H+ >>Fe+2 + H2 (2)
0.4>>0.8(0.6<0.8)
vẩy cả 2 lần nH+phan ứng điều >naxit>>>2 kim loại đều dư ( Al tác dụng trước )
theo (1) nAl(Pu)=1/3nH2=nAlCl3=1/3X0.6=0.2(mol)
>>mAl(pu)=27X0.2=5.4g
>>mAlCl3=133.5X0.2=26.7g
mchất rắn sau phản ứng = 22-5.4=16.6g
( vì không biết số mol của từng kim loại nên chất rắn sau phan ứng có thể là Al và Fe dư)
khối lượng dung dịch HCl = 1.05X2000=2100g
ta có : nH2 =3/2nAl=3/2X0.2=0.3(mol)
khối lượng đungịch sau phản ứng = mddHCl+mAl phản ứng = mH2
>>2100+5.4-0.6=2104.8g
C%(AlCl3)=26.7X100%/2104.8=1.27%

P/s : bài tiếp theo mong là các bạn có thể giải được để lấy quyền post bài nhé ;))
Bài tiếp : Cho hỗn hợp A gồm kim loại R ( hóa trị 1 ) , kim loại X(hóa trị 2). hòa tan 3g A vào dung dịch chưa HNO3 và H2SO4 thu được 2.94g hỗn hợp B gồm khí NO2 và khí D có thể tích là 1.344 lít(dktc) . viết phương trình phản ứng xảy ra , tính khối lượng muối khan thu được .

+ 4 điểm
 
Last edited by a moderator:
T

thaiha_98

Bài tiếp : Cho hỗn hợp A gồm kim loại R ( hóa trị 1 ) , kim loại X (hóa trị 2). hòa tan 3g A vào dung dịch chưa HNO3 và H2SO4 thu được 2.94g hỗn hợp B gồm khí NO2 và khí D có thể tích là 1.344 lít(dktc) . viết phương trình phản ứng xảy ra , tính khối lượng muối khan thu được .
Để nguyenminhduc post bài không biết bao giờ mới được post tiếp đây. Thôi làm bừa vậy.
Bài giải:
Ta có: $n_B = \frac{1,344}{22,4}=0,06 (mol)$
PTHH:
$R + 2HNO_3 \rightarrow RNO_3 + NO_2 + H_2O$
$2R + 2H_2SO_4 \rightarrow R_2SO_4 + SO_2 + 2H_2O$
$X + 4HNO_3 \rightarrow X (NO_3)_2 + 2NO_2 + 2H_2O$
$X + 2H_2SO_4 \rightarrow XSO_4 + SO_2 + 2H_2O$
Ta có:
$m_R + m_X = 3 (g)$
$m_B = 2,94 (g) ; n_B=0,06 (mol)$ (gồm $NO_2$ và khí $D$ )
Mà theo phương trình hóa học thì ta thấy: Khí $D$ là $SO_2$
Gọi số mol của $NO_2$ và $SO_2$ lần lượt là: $x;y$
Ta có hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix}46x + 64y = 2,94\\x+y=0,06\end{matrix}\right.$
Giải hệ phương trình trên ta được: $x=0,05 ; y=0,01$
Ta thấy: $R$ và $X$ trong hợp chất $A$ chuyển hoàn toàn vào muối và số mol gốc $NO_3-$ và $SO_4--$ trong muối lần lượt bằng số mol $NO_2$ và $SO_2$ tạo thành. Do đó khối lượng muối khan là :
$m_A +m_{NO_3-} + m_{SO_4-- }= 3+62.0,05 + 96.0,01=7,06 (g)$
Vậy khối lượng muối khan tạo thành là $7,06 (g)$
 
P

ptmp2712

Để nguyenminhduc post bài không biết bao giờ mới được post tiếp đây. Thôi làm bừa vậy.
Bài giải:
Ta có: $n_B = \frac{1,344}{22,4}=0,06 (mol)$
PTHH:
$R + 2HNO_3 \rightarrow RNO_3 + NO_2 + H_2O$
$2R + 2H_2SO_4 \rightarrow R_2SO_4 + SO_2 + 2H_2O$
$X + 4HNO_3 \rightarrow X (NO_3)_2 + 2NO_2 + 2H_2O$
$X + 2H_2SO_4 \rightarrow XSO_4 + SO_2 + 2H_2O$
Ta có:
$m_R + m_X = 3 (g)$
$m_B = 2,94 (g) ; n_B=0,06 (mol)$ (gồm $NO_2$ và khí $D$ )
Mà theo phương trình hóa học thì ta thấy: Khí $D$ là $SO_2$
Gọi số mol của $NO_2$ và $SO_2$ lần lượt là: $x;y$
Ta có hệ phương trình:
$\left\{\begin{matrix}46x + 64y = 2,94\\x+y=0,06\end{matrix}\right.$
Giải hệ phương trình trên ta được: $x=0,05 ; y=0,01$
Ta thấy: $R$ và $X$ trong hợp chất $A$ chuyển hoàn toàn vào muối và số mol gốc $NO_3-$ và $SO_4--$ trong muối lần lượt bằng số mol $NO_2$ và $SO_2$ tạo thành. Do đó khối lượng muối khan là :
$m_A +m_{NO_3-} + m_{SO_4-- }= 3+62.0,05 + 96.0,01=7,06 (g)$
Vậy khối lượng muối khan tạo thành là $7,06 (g)$
Cho mình hỏi làm sao SO2 là khí D được trong khi đó đề bài đâu cho H2SO4 đn đâu thì ===> D phải là H2 chứ bạn nào giải thích giùm đi mà ## mình k hiểu
Mà chắc mình sai
Xin bổ sung cho đồng đội ^^
[TEX]M_B[/TEX]=2.94/0,06=49
NO2(46)<49<D
D có thể là H2 hoặc SO2
Nhưng vì D>49 nên D chỉ có thể là SO2
Trình bày vậy mới đúng chứ đâu phải từ pt suy ra được hhii
Mà xin tiếp tục post bài mới nhék!!!
 
Last edited by a moderator:
P

ptmp2712

Bài mình đăng nè hay lắm muốn giải mấy cách thì tùy nếu rảnh

:Mloa_loa:Khi thêm 1g MgSO4 khan vào 100g dd MgSO4 bão hòa ở 20độC đã làm cho 1,58g MgSO4 khan , kết tinh trở lại ở dạng tinh thể ngậm nước.Xác định công thức của tinh thể ngậm nước, biết độ tan MgSO 4 ở 20độ C là 35,1g
Bạn nào rảnh giải luôn hai cách nhé^^:khi (59)::khi (70):
 
N

nhoc_luoi_0311

:Mloa_loa:Khi thêm 1g MgSO4 khan vào 100g dd MgSO4 bão hòa ở 20độC đã làm cho 1,58g MgSO4 khan , kết tinh trở lại ở dạng tinh thể ngậm nước.Xác định công thức của tinh thể ngậm nước, biết độ tan MgSO 4 ở 20độ C là 35,1g
Bạn nào rảnh giải luôn hai cách nhé^^:khi (59)::khi (70):

Bạn nói rảnh nên mình chỉ làm 1 cách thôi nhé ;;)

C% MgSO4 bão hòa =[TEX]\frac{35,1}{100+35,1}.100% =25,98%[/TEX]

=> 100 g dung dịch có : 25,98 g MgSO4 và 74,02 g H2O

Gọi CTTT : [TEX]MgSO_4.nH_2O [/TEX]

m MgSO4 còn/ sau khi thêm =1+25,98-1,58=25,4 g

=> m H2O / dung dịch sau khi thêm =[TEX]\frac{25,4.74,02}{25,98}=72,37 [/TEX] (g)
=> m H2O/ tinh thể = 74,02 -72,37 =1,65 g
=> n H2O /tt =0,092 mol

n MgSO4 =1.58 : 120 =0,013 mol

1:n =0,013:0,092 ~ 1:7
=> n =7

=> CT: [TEX]MgSO_4 .7H_2O [/TEX]

+ 5 điểm
 
Last edited by a moderator:
L

luffy_1998

Cách 1:
Gọi công thức là MgSO4.nH2O
135.1 g dung dịch bão hoà ở 20 độ C chứa 35.1g MgSO4 và 100 g H2O
100 g dung dịch bão hoà ở 20 độ C chứa 25.98g MgSO4 và 74.02 g H2O
Cứ 120g MgSO4 kết hợp với 18n g H2O
1.58 g MgSO4 kết hợp với 0.237n g H2O
Ta có pt: $\dfrac{25.98 + 1 - 1.58}{74.02 - 0.237n} = 0.351$
Giải ra dc n = 7
-> MgSO4.7H2O
Cách 2:
Gọi công thức là MgSO4.nH2O
135.1 g dung dịch bão hoà ở 20 độ C chứa 35.1g MgSO4
100 g dung dịch bão hoà ở 20 độ C chứa 25.98g MgSO4
Cứ 120g MgSO4 kết hợp với 18n g H2O
1.58 g MgSO4 kết hợp với 0.237n g H2O
Ta có pt: $\dfrac{25.98 + 1 - 1.58}{100 + 1 - 1.58 - 0.237n} = \dfrac{35}{135}$
Giải ra dc n = 7
-> MgSO4.7H2O

+ 4điểm
 
Last edited by a moderator:
H

huongmot

Nhóm 5 xin được post tiếp :D
Một dd A có chứa $AlCl_3$ và $FeCl_3$. Thêm dần dd NaOH vào 100ml dd A cho đến dư, sau đó lọc lấy kết tủa rửa sạch sấy khô và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi cân được 2g
Mặt khác người ta phải dùng hết 40ml dd $AgNO_3$ 2M mới tác dụng vừa đủ với các muối clorua có trong 50ml dd A
a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b) Tính nồng độ mol của $AlCl_3$ và $FeCl_3$ có trong dd A
 
L

luffy_1998

Nhóm 5 xin được post tiếp :D
Một dd A có chứa $AlCl_3$ và $FeCl_3$. Thêm dần dd NaOH vào 100ml dd A cho đến dư, sau đó lọc lấy kết tủa rửa sạch sấy khô và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi cân được 2g
Mặt khác người ta phải dùng hết 40ml dd $AgNO_3$ 2M mới tác dụng vừa đủ với các muối clorua có trong 50ml dd A
a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
b) Tính nồng độ mol của $AlCl_3$ và $FeCl_3$ có trong dd A

a.
$AlCl_3 + 3NaOH \rightarrow Al(OH)_3 + 3NaCl$
$Al(OH)_3 + NaOH \rightarrow NaAlO_2 + 2H_2O$
$FeCl_3 + 3NaOH \rightarrow Fe(OH)_3 + 3NaCl$
$2Fe(OH)_3 \xrightarrow{t^o} Fe_2O_3 + 3H_2O$
$3AgNO_3 + FeCl_3 \rightarrow 3AgCl + Fe(NO3)_3$
$3AgNO_3 + AlCl_3 \rightarrow 3 AgCl + Al(NO3)_3$
b.
$n_{FeCl_3} = n_{Fe(OH)_3} = 2n_{Fe_2O_3} = 2*0.0125 = 0.025 (mol)$
$n{FeCl_3} + n_{AlCl_3} = 2*\dfrac{1}{3}n_{AgNO_3} = \dfrac{0.16}{3} mol$ (nhân 2 vì ở đây chỉ có 50 ml)
$\rightarrow n_{AlCl_3} = \dfrac{17}{600} mol$
$\rightarrow C_M$ (muối Fe) $= \dfrac{0.025}{0.1} = 0.25 M, C_M$ (muối Al) $= \dfrac{17}{600*0.1} = 0.28 M$


+ 5 điểm
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom