[Hoá 12]Ôn Tập Hoá Học với phương châm: Kiến thức hiện đại, phương pháp Hai lúa [Hữu].

N

nguyenvancuong1225@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (4):$\bigstar$TOPIC DÀNH CHO CÁC BẠN HỌC LỚP 10, 11, 12,... $\bigstar$ :khi (176):

Chúng ta đã biết Hoá Học là một môn khoa học thực hành, Hoá Học bao trùm một phần cuộc sống chúng ta, các hiện tượng xảy ra trong đời sống ít nhiều đều có liên quan đến Hoá Học. Hoá Học Hữu Cơ bao gồm các vấn đề về các hợp chất Hữu Cơ như hidrocacbon, ancol, andehit, xeton, acid cacbocilic, amin, amino acid... Ở đây chúng ta không những thảo luận các vấn đề về bài vở mà còn có thể tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến Hoá Học bên ngoài đời sống.
Rất vui mừng khi nhận được sự đóng góp của các bạn cho Topic này.


1560376_1429099884004158_893654847_n.jpg
1970495_1429099800670833_473736286_n.jpg

Lưu ý: Không Spam trong Topic này.:M052:

[Hoá 12]Ôn Tập Hoá Học với phương châm: Kiến thức hiện đại, phương pháp Hai lúa[Vô].

Facebook của tôi
 
Last edited by a moderator:
C

connhikhuc

hay quá lâu nay mình luôn tìm chỗ có các cao thủ hoá để nhờ giúp, mà không có, bây giờ có thế này thì tốt quá rồi:khi (197)::khi (197):
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Khởi động với một bài hidrocacbon nhẹ.

Hỗn hợp khí X gồm $H_2$ và $C_2H_4$ có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni và nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tủ khối so với He là 5. Hiệu suất phản ứng hido hoá trên ?

Bạn nào có bài tập hay thì đăng lên luôn nha. Rất cảm ơn các bạn.
 
T

t.hlin

thế cho mình tham gia với nha :):):):):):):):):):):):)
hi bài này mình đã từng làm nhưng chỉ nhớ mang máng thôi.... để mình xung phong giai bài này cho .. nếu có sai sót mong mọi người hướng dẫn giải lại giúp:

gọi số mol của [TEX]C_2H_4[/TEX] là a [TEX]\Rightarrow[/TEX] số mol của [TEX]H_2[/TEX] = 1-a [TEX]\Rightarrow[/TEX] 28a+2(1-a)=15 [TEX]\Rightarrow[/TEX] a=0,5
có mX =mY [TEX]\Rightarrow[/TEX]nY =0,75
[TEX]\Rightarrow[/TEX] nH2 pu = nY -nX = o,25
[TEX] C_2H_4 + H_2 ----------------> C_2H_6[/TEX]
có 0,5 ------ 0,5
pu 0,25 <---- 0,25
[TEX]\Rightarrow[/TEX]hiệu suất = [TEX]\frac{0,25}{0,5}[/TEX] .100=50%








 
H

hoangtramhoc11b3

hỗn hợp X gồm etyl axetat và n propyl axetat đun hỗn hợp qua NaOH vừa đủ thu được 13.12g muối và 8,76g hỗn hợp rươu Y .Hỏi phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp X là :
 
N

ngocbangngoc

n muối = n CH3COONa =0,16mol
gọi n etyl axetat =a mol
n n propyl axetat= b mol
ta có hệ:
a+b=0,16
46a+60b=8,76
giải ra ta đuợc:
a=0,06
b=0,1
[TEX]\Rightarrow[/TEX]% được rồi nha!
Cho mình hỏi toppic này chỉ giải hữu cơ thôi à?????
 
Last edited by a moderator:
M

my_nguyen070

Hoa

anh Nguyen Văn Cường oi?
Em chir mới hojc lớp 9 làm sao ôn tập hoá lớp 12 được
Thanks anh đả mời em......................hi hi..........................
 
D

djnauy

Một hỗn hợp gồm 2 amin đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.Lấy 21,4g hỗn hợp cho vào 200ml dd FeCl3 có dư thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng hỗn hợp trên.Công thức phân tử 2 amin trên là
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com



$3\bar{R}-N + FeCl_3 + 3H_2O ----> 3\bar{R}-NHCl + Fe(OH)_3$
$\dfrac{21,4}{\bar{R}+14}$-------------------------------------------> $\dfrac{21,4}{107}$

Theo phương trình:
$\dfrac{21,4}{\bar{R}+14} = \dfrac{21,4}{107}.3$
$\bar{R} = 21,666$
Đến đây sao khó vậy, nếu mặc định cho nó mạch hở thì hỗn hợp gồm : $CH_{5}N$ và $C_2H_{7}N$
Còn mạch vòng thì lại là $CH_3N$ và $C_2H_5N$
Một số sách thì người ta thường nói no, đơn chức thì mạch hở.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Mọi người làm tiếp đi nào.:)&gt;-

Lấy m gam hỗn hợp A gồm một ancol no, đơn chức mạch hở và một ancol đồng đẳng của etilen glicol tác dụng hoàn toàn với kali dư, thu được 5,6 lít $H_2$ (đktc). Cũng m gam đó hoà tan được nhiều nhất 9,8 gam $Cu(OH)_2$. Nếu đốt cháy hết m gam A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch $Ba(OH)_2$ dư thì khối lượng bình tăng 67,4 gam.
Xác định Công thức cấu tạo của mỗi ancol trong A. Biết rằng khi cho ancol đơn chức tác dụng với CuO đun nóng thì thu được một xeton và ancol này ít hơn 6C
 
P

phamthimai146

Một hỗn hợp gồm 2 amin đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.Lấy 21,4g hỗn hợp cho vào 200ml dd FeCl3 có dư thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng hỗn hợp trên.Công thức phân tử 2 amin trên là




$3\bar{R}-N + FeCl_3 + 3H_2O ----> 3\bar{R}-NHCl + Fe(OH)_3$
$\dfrac{21,4}{\bar{R}+14}$-------------------------------------------> $\dfrac{21,4}{107}$

Theo phương trình:
$\dfrac{21,4}{\bar{R}+14} = \dfrac{21,4}{107}$
$\bar{R} = 93$
Đến đây sao khó vậy, nếu mặc định cho nó mạch hở thì hỗn hợp gồm : $C_6H_{13}N$ và $C_7H_{15}N$
Còn mạch vòng thì lại là $C_6H_11N$ và $C_7H_13N$
Một số sách thì người ta thường nói no, đơn chức thì mạch hở.


Công thức amin là R-N là sai rồi
Đến đây sao khó vậy, nếu mặc định cho nó mạch hở thì hỗn hợp gồm : $C_6H_{13}N$ và $C_7H_{15}N$ : Đây là công thức của amin đơn no mạch hở sao ???????



mol kết tủa = 21,4/107 = 0,2
$3 R-NH_2 + FeCl_3 + H_2O \to 3 R-NH_Cl + Fe(OH)_3$
0,6---------------------------------------------------------0,2
Phân tử lượng amin = R + 16 = 21,6/0,6 = 35,67 ==> R = 19
==> hai amin là $CH_3-NH_2$ và $C_2H_5-NH_2$
 
Last edited by a moderator:
P

phamthimai146

Mọi người làm tiếp đi nào.:)&gt;-

Lấy m gam hỗn hợp A gồm một ancol no, đơn chức mạch hở và một ancol đồng đẳng của etilen glicol tác dụng hoàn toàn với kali dư, thu được 5,6 lít $H_2$ (đktc). Cũng m gam đó hoà tan được nhiều nhất 9,8 gam $Cu(OH)_2$. Nếu đốt cháy hết m gam A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch $Ba(OH)_2$ dư thì khối lượng bình tăng 67,4 gam.
Xác định Công thức cấu tạo của mỗi ancol trong A. Biết rằng khi cho ancol đơn chức tác dụng với CuO đun nóng thì thu được một xeton và ancol này ít hơn 6C


Rượu đơn no X : CxH2n+2O a mol và rượu 2 chức no Y : CyH2y+2O2 b mol
mol Y = 2 mol Cu(OH)2 ===> y = 2*9,8/98 = 0,2
mol H2 = 0,5x + y = 0,25 ==> x = 0,1
số mol CO2 = nx + my
số mol H2O = nx+my + x+y = nx + my + 0,3
khối lượng bình tăng = mCO2 + mH2O = 44(nx+my) + 18(nx+my+0,3) = 67,4
==> nx+my = 1
==> 0,1n + 0,2m = 1 ==> n + 2m = 10
ancol đơn chức tác dụng với CuO đun nóng thì thu được một xeton và ancol này ít hơn 6C ==> n = 4 và m = 3

Rượu đơn no X : C4H10O 0,1 mol và rượu 2 chức no Y : C3H8O2 0,2 mol
 
N

ngocbangngoc

Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su Buna-N với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo hỗn hợp khí ở nhiệt độ trên 127 độ C mà CO2 chiếm 14,1% về thể tích.Tỉ lệ số mắt xích butadien và vinyl xyanua trong polime này là?????
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Công thức amin là R-N là sai rồi
Đến đây sao khó vậy, nếu mặc định cho nó mạch hở thì hỗn hợp gồm : $C_6H_{13}N$ và $C_7H_{15}N$ : Đây là công thức của amin đơn no mạch hở sao ???????



mol kết tủa = 21,4/107 = 0,2
$3 R-NH_2 + FeCl_3 + H_2O \to 3 R-NH_Cl + Fe(OH)_3$
0,6---------------------------------------------------------0,2
Phân tử lượng amin = R + 16 = 21,6/0,6 = 35,67 ==> R = 19
==> hai amin là $CH_3-NH_2$ và $C_2H_5-NH_2$


Ờ hê, $\dfrac{n_{amin}}{n_{kt}} = 3$ nhầm, sửa lại
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

Công thức amin là R-N là sai rồi
Đến đây sao khó vậy, nếu mặc định cho nó mạch hở thì hỗn hợp gồm : $C_6H_{13}N$ và $C_7H_{15}N$ : Đây là công thức của amin đơn no mạch hở sao ???????



mol kết tủa = 21,4/107 = 0,2
$3 R-NH_2 + FeCl_3 + H_2O \to 3 R-NH_Cl + Fe(OH)_3$
0,6---------------------------------------------------------0,2
Phân tử lượng amin = R + 16 = 21,6/0,6 = 35,67 ==> R = 19
==> hai amin là $CH_3-NH_2$ và $C_2H_5-NH_2$

Công thức amin là R-N là sai rồi >>> Cái này đúng rồi, ý bạn nói là chỉ có amin bậc 1 mới cho phản ứng này chứ gì, mình thấy amin bậc 2 có tính bazo mạnh hơn amin bậc một đấy nên cũng cho phản ứng này nên mình viết như vậy thì đâu sai, còn khi giải ra thì không có amin bậc ba thì không nói làm gì.

Bạn nhớ không dùng mực đỏ khi viết bài, trừ Admin!
 
Last edited by a moderator:
M

minhmlml

[COLOR=""]CÂU :[/COLOR] Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm etanol và phenol có tỉ lệ mol 3:1, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào Bluebình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được 15 gam kết tủa, lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 7,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng bình đựng dung dịch nước vôi sẽ
A. tăng 3,6 gam B. tăng 5,4 gam C. tăng 13,2 gam D. tăng 18,6 gam
 
Last edited by a moderator:
D

djnauy



$3\bar{R}-N + FeCl_3 + 3H_2O ----> 3\bar{R}-NHCl + Fe(OH)_3$
$\dfrac{21,4}{\bar{R}+14}$-------------------------------------------> $\dfrac{21,4}{107}$

Theo phương trình:
$\dfrac{21,4}{\bar{R}+14} = \dfrac{21,4}{107}.3$
$\bar{R} = 21,666$
Đến đây sao khó vậy, nếu mặc định cho nó mạch hở thì hỗn hợp gồm : $CH_{5}N$ và $C_2H_{7}N$
Còn mạch vòng thì lại là $CH_3N$ và $C_2H_5N$
Một số sách thì người ta thường nói no, đơn chức thì mạch hở.

có đáp án CH[TEX]_3[/TEX]NH[TEX]_2[/TEX] và C[TEX]_2[/TEX]H[TEX]_5[/TEX]NH[TEX]_2[/TEX] đúng rồi đó bạn.cám ơn nhiều @@
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com



Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su Buna-N với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo hỗn hợp khí ở nhiệt độ trên 127 độ C mà CO2 chiếm 14,1% về thể tích.Tỉ lệ số mắt xích butadien và vinyl xyanua trong polime này là?????

Mình cũng chịu để đi kêu gọi cao thủ Hoá Học bốn phương xem sao.:confused:
 
N

nguyenvancuong1225@gmail.com

CÂU : Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm etanol và phenol có tỉ lệ mol 3:1, cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được 15 gam kết tủa, lấy dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 7,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng bình đựng dung dịch nước vôi sẽ
A. tăng 3,6 gam B. tăng 5,4 gam C. tăng 13,2 gam D. tăng 18,6 gam

$C_2H_5OH + O_2 ----> 2CO_2 + 3H_2O$
x-------------------------------2x---------3x
$C_6H_5OH + O_2 ----> 6CO_2 + 3H_2O$
y----------------------------------6y-----3y
$2CO_2 + Ca(OH)_2 ----> Ca(HCO_3)_2$
0,15mol-----------------------------0,75mol
$CO_2 + Ca(OH)_2 ----> CaCO_3 + H_2O$
-0,15mol------------------------0,15mol
$Ca(HCO_3)_2 + NaOH ----> CaCO_3 + NaCO_3 + H_2O$
---0,75----------------------------------0,15mol

Ta có
x=3y
2x+6y = 0,3
---> x = 0,075mol, y = 0,025mol
$m_{H_2O} = 18.(0,075.3+0,025.3) = 5,4 g $
$m_{CO_2} = 44.0,3 = 13,2 g$
Khối lượng bình tăng là tổng khối lượng cacbonic và nước và bằng: 5,4+13,2= 18,6g
Đúng chưa bạn.


:)&gt;-
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom