[Hóa 11]Vấn đề hidrocacbon

G

giotbuonkhongten

Đoạn này anh có thể giải thích rõ hơn ? :|
Thế này, C2H2: 26, C3H4: 40, C4H6: 54 mà M trung bình 47 nghĩa là nghiêng về C4H6 nhiều hơn, nên có số mol lớn hơn. Giống như dạng này, hay dùng trong HC cũng khá nhanh.
Ví dụ: tìm ra được 2 ankan là CH4, C2H6, n trung bình = 1,4
Nếu n hh = 2 --> nCH4 = 1,2 mol=2(2-1,4), nC2H6 = 0,8 = 2(1,4 - 1) mol
Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hh gồm 2 hdrocacbon thuộc các dãy đồng đẳng :

ankan ,anken ,ankin có tỉ lệ khối lượng mol phân tử là 22 : 13 rồi cho toàn bộ sản phẩm

vào bình dd [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] dư thì thấy khối lượng bình tăng 46,5 g và có 147,75 g kết tủa

a) Hai hidrocacbon trên thuộc các dãy đồng đẳng nào ?

b)Xác đinhj CTPT và % thể tích của chúng

Em mò ra kết quả là [TEX]C_3H_8 [/TEX]và [TEX]C_2H_2[/TEX] vs % = 50% :">

Anh chị giúp nha ^^
nCO2 = 0,75 mol
mCO2 + mH2O = 46,5 --> nH2O = 0,75 mol
--> ankan + ankin --> n trung bình = 2,5 --> tỉ lệ mol 1:1

[TEX]\left{ \frac{14n + 2}{14m-2}=22/13 \\ 0,15n + 0,15m = 0,75[/TEX]
--> n = 3, m = 2
Làm trường hợp ngược lại nữa là đủ :mad:)
 
L

lucmachthankiem

Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hh gồm 2 hdrocacbon thuộc các dãy đồng đẳng :

ankan ,anken ,ankin có tỉ lệ khối lượng mol phân tử là 22 : 13 rồi cho toàn bộ sản phẩm

vào bình dd [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] dư thì thấy khối lượng bình tăng 46,5 g và có 147,75 g kết tủa

a) Hai hidrocacbon trên thuộc các dãy đồng đẳng nào ?

b)Xác đinhj CTPT và % thể tích của chúng

gồm 2 hdrocacbon thuộc các dãy đồng đẳng : ankan ,anken ,ankin. Câu này là sao?
 
G

giotbuonkhongten

1. Có 3 chất hữu cơ X, Y, Z đều có phân tử lượng < 80. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 gam mổi chất đều thu được 1,32 gam CO2 và 0,27 gam H2O. Biết từ Y có thể điều chế trực tiếp ra X và Z. Chất Z không phản ứng với dung dịch brom. Xác định CTCt của X, Y, Z

2. Một hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon mạch hở có tổng thể tích là 0,728 lít ở đktc. Cho A qua dung dịch Brom dư thấy có 2 gam brom phản ứng và có 0,02 mol khí thoát ra. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,728 lít A rồi cho sản phẩm qua bình 1 chứa 50 gam dd H2SO4 90% thì thu được dung dịch có nồng độ a% và bình 2 chứa dd Ca(OH)2 dư thu được 7,75 gam kết tủa.

a. Xác định CTPT hai hidrocacbon.

b. Tính a%
 
C

carrot81

1. Có 3 chất hữu cơ X, Y, Z đều có phân tử lượng < 80. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 gam mổi chất đều thu được 1,32 gam CO2 và 0,27 gam H2O. Biết từ Y có thể điều chế trực tiếp ra X và Z. Chất Z không phản ứng với dung dịch brom. Xác định CTCt của X, Y, Z

--> nCO2=0,03 mol => mC=12x0,03=0,36(g)
nH2O=0,015 mol => mH=2x0,015=0,03(g)
=> mO=0,39-(0,36+0,03)=0 => 3 chất hữu cơ có CT chung là CxHy
x : y = nC : nH = 0,03 : 0,03 = 1 : 1 => CT nguyên: (CH)n
M(3 chất hữu cơ)=13n < 80 => n < 6,15 => n chỉ có thể bằng 2,4,6 (vì trong hợp chất hidrocacbon y phải là số chẵn)
=> X, Y, Z là C2H2(axetilen), C4H4(vinyl axetilen), C6H6(benzen)
Y phải là C2H2, Z là C6H6, X là C4H4
PTPƯ: 2C2H2->C4H4 3C2H2->C6H6

2. Một hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon mạch hở có tổng thể tích là 0,728 lít ở đktc. Cho A qua dung dịch Brom dư thấy có 2 gam brom phản ứng và có 0,02 mol khí thoát ra. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,728 lít A rồi cho sản phẩm qua bình 1 chứa 50 gam dd H2SO4 90% thì thu được dung dịch có nồng độ a% và bình 2 chứa dd Ca(OH)2 dư thu được 7,75 gam kết tủa.
a. Xác định CTPT hai hidrocacbon.
b. Tính a%

--> Đặt A là CxHy có nA=0,0325 mol
A + Br2(dư) -> sản phẩm có 0,02 mol khí => 0,02 mol khí (X) đó không tác dụng với dd Br2 (vì Br2 dư) => Hidrocacbon (Y) pư dc với Br2 có số mol là 0,0325-0,02=0,0125 mol
Mà nBr2(pư)=0,0125=nY => Y + Br2(dư) theo tỉ lệ mol 1 : 1 (*)

A + O2 -> Sản phẩm có CO2 và H2O
Bình 2 chứa ddCa(OH)2 (dư) => Bình 2 giữ CO2 => nCO2=n(kết tủa)=0,0775 mol
Bình 1 chứa ddH2SO4 => Bình 1 giữ H2O => m(bình1)=mH2O=(50x90):100=45(g) => nH2O=2,5 mol

=> x=nCO2/nA=2,38
MàX không tác dụng dc với dd Br2 => X nhỏ nhất có thể là C1 hay C2 và Y sẽ từ C3 trở đi hoặc ngược lại Y nhỏ nhất chỉ có thể là C2 vì Theo (*) => Y là CnH2n và khi đó X sẽ từ C3 trở đi

--> Biện luận:
Trường hợp 2: nCO2=nY x số C của Y + nX x số C của X = 0,0125x2 + 0,02xt = 0,0775 => t = 2,625 (lẻ) -> loại trường hợp này
Trường hợp 1: nCO2=nY x số C của Y + nX x số C của X = 0,0125xk + 0,02xt = 0,0775 Chọn t=1, 2 => k
Vậy t=2 là hợp lí => k=3
a/ CTPT X: C2H6 (ANKAN) Y: C3H6 (ANKEN HAY XICLOANKAN C3H6 tác dụng Br2 dc)
b/ Theo đề bài thì sản phẫm qua bình 1 thu dc dd => có thể Y dư phản ứng tiếp với H2O trong H2SO4 tạo dd (cái này mình đoán tại thấy nH2O lớn quá, ko bít đúng ko??? nhưng mình cũng ko chắc lắm, vì nếu m(bình 1)tăng thì mới = mH2O, còn ở đây là mH2SO4 nên mình ko rõ???)


mình làm thử mH2O nhưng tính ra thì lại ko ra dc số-->thua ùi^^

@giotbuonkhongten: bạn ui bạn có thể post cách giải bài này cho mình tham khảo dc ko vậy, mình làm thấy dài quá, cũng ko bít đúng ko, bạn giúp nhé!^^
 
G

giotbuonkhongten

--> nCO2=0,03 mol => mC=12x0,03=0,36(g)
nH2O=0,015 mol => mH=2x0,015=0,03(g)
=> mO=0,39-(0,36+0,03)=0 => 3 chất hữu cơ có CT chung là CxHy
x : y = nC : nH = 0,03 : 0,03 = 1 : 1 => CT nguyên: (CH)n
M(3 chất hữu cơ)=13n < 80 => n < 6,15 => n chỉ có thể bằng 2,4,6 (vì trong hợp chất hidrocacbon y phải là số chẵn)
=> X, Y, Z là C2H2(axetilen), C4H4(vinyl axetilen), C6H6(benzen)
Y phải là C2H2, Z là C6H6, X là C4H4
PTPƯ: 2C2H2->C4H4 3C2H2->C6H6



--> Đặt A là CxHy có nA=0,0325 mol
A + Br2(dư) -> sản phẩm có 0,02 mol khí => 0,02 mol khí (X) đó không tác dụng với dd Br2 (vì Br2 dư) => Hidrocacbon (Y) pư dc với Br2 có số mol là 0,0325-0,02=0,0125 mol
Mà nBr2(pư)=0,0125=nY => Y + Br2(dư) theo tỉ lệ mol 1 : 1 (*)

A + O2 -> Sản phẩm có CO2 và H2O
Bình 2 chứa ddCa(OH)2 (dư) => Bình 2 giữ CO2 => nCO2=n(kết tủa)=0,0775 mol
Bình 1 chứa ddH2SO4 => Bình 1 giữ H2O => m(bình1)=mH2O=(50x90):100=45(g) => nH2O=2,5 mol

=> x=nCO2/nA=2,38
MàX không tác dụng dc với dd Br2 => X nhỏ nhất có thể là C1 hay C2 và Y sẽ từ C3 trở đi hoặc ngược lại Y nhỏ nhất chỉ có thể là C2 vì Theo (*) => Y là CnH2n và khi đó X sẽ từ C3 trở đi

--> Biện luận:
Trường hợp 2: nCO2=nY x số C của Y + nX x số C của X = 0,0125x2 + 0,02xt = 0,0775 => t = 2,625 (lẻ) -> loại trường hợp này
Trường hợp 1: nCO2=nY x số C của Y + nX x số C của X = 0,0125xk + 0,02xt = 0,0775 Chọn t=1, 2 => k
Vậy t=2 là hợp lí => k=3
a/ CTPT X: C2H6 (ANKAN) Y: C3H6 (ANKEN HAY XICLOANKAN C3H6 tác dụng Br2 dc)


Bài 2 bạn làm vậy hơi dài đó

Dễ thấy 0,02 mol là của ankan, và chất còn lại là anken ( n anken = 0,0125 = nBr2 phản ứng)

nCO2 = 0,0775 = 0,02n + 0,0125m trong đó: ankan: C_nH_{2n+2}, anken: C_mH_{2m}

--> Chỉ có n = 2, m = 3 là thỏa( chia cả 2 vế cho 0,0125 )

b. Dùng pp đường chéo nha :mad:)
H2O : 0 --------------------- 90 - a (50g)
----------------- a%
H2SO4: 90 ---------------- a ( mH2O)

Lập tỉ lệ: [TEX] \frac{90 - 2}{a}=\frac{50}{mH_2O} --> a[/TEX] :mad:)
 
G

giotbuonkhongten


Tiếp ;))

Câu 1. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.
B. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết , sự xen phủ bên tạo thành liên kết Õ.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây
Đồng phân là những chất có:
A. cùng thành phần nguyên tố và phân tử khối bằng nhau.
B. cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau.
C. cùng tính chất hoá học.
D. cùng khối lượng phân tử.

Câu 3. Số đồng phân cấu tạo của C4H10 ­và C4H9Cl lần lượt là:
A. 2; 2 B. 2; 3 C. 2; 4 D. 2; 5

Câu 4. Số lượng đồng phân cấu tạo của C4H10O và C4H11N lần lượt là:
A. 4; 6 B. 7; 8 C. 6; 7 D. 5; 6

Câu 5. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H11N?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 6. Các chất A: C4H10, B: C4H9Cl, C: C4H10O, D: C4H11N có số đồng phân cấu tạo tương ứng là 2, 4, 7, 8. Nguyên nhân gây ra sự tăng số lượmg các đồng phân từ A đến Z là do:
A. hoá trị của các nguyên tố thế tăng làm thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
B. độ âm điện khác nhau của các nguyên tử.
C. cacbon có thể tạo nhiều kiểu liên kết khác nhau.
D. khối lượng phân tử khác nhau.

Câu 7. Ở điều kiện thường, các hiđrocacbon ở thể khí gồm các hiđrocacbon có:
A. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 4
B. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 5
C. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 6
D. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 7

Câu 8. Hiđrocacbon A là đồng đẳng của axetilen, có công thức phân tử CnH2n+2. A là hợp chất nào dưới đây?
A. C3H4 B. C4H6 C. C5H7 D. C6H8

Một hỗn hợp khí A gồm 3 hidrocacbon X, Y, Z trong đó Y và Z có cùng số Cacbon. Số mol X bằng 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A thu được 2,025 gam H2O và 3,08 gam CO2. Xác định CTPT cùa X, Y, Z.

16. Cho 27,2 gam ankin A phản ứng đủ với 1,4 gam H2, xúc tác Ni, nung nóng. Sau phản ứng thu được hh B gồm 1 ankan và 1 anken. Cho B qua dd brom dư thì thấy có 16 gam brom phản ứng.

a. Tìm CTPT và CTCT của A.

b. Cho biết A phản ứng được với dd AgNO3/NH3. Xác định CTCT đúng của A

Một hh X gồm etan vá propan có tỉ khối so với etan bằng 1.35. Thực hiện pứ tách 1 phân tử H2 với hh X trên thu được hh Y có tỷ khối so với H2 là 13,5. Thực hiện pứ tách 1 phân tử H2 với hh X trên thu được hh Y có tỷ khối so với H2 là 13,5. Cho biết HS tách H2 của các pứ là bằng nhau. Tính HS này
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

1.) trộn 11,2 l hỗn hợp X gồm C3H6(chiếm 40% ) và C3H4(chiếm 60%) với H2 trong bình kín 33,6l có Ni ở dktc .Sau thời gian đốt cháy nóng bình và đưa về nhiệt độ ban đầu tháy ấp xuất khí trong bình là 2/3atm .Biết khi cho hỗn hợp qua dung dịch muối Ag+ trong amoniac thể tích của nó giảm 1/10 .Hãy xác dịnh thành phần và số mol hỗn hợp khí thu dc sau phản ứng ?

2) A là hỗn hợp khí gồm 3 hidrocacbon X,Y,Z thuộc 3 dãy đồng đẳng .Blaf hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với hidro bằng 19,2 .Để đốt cháy 1 mol hỗn hợp A cần 5mol hỗn hợp B, thu đc CO2 và hơi nước có số mol như nhau .Khi cho 22,4 lít hỗn hợp A đi wa bình nước brom dư thấy có 11,2 l khí bay ra ,khối lượng bình brom tăng 27g ,còn khi cho 22,4 lit hỗn hợp A đi wa dd AgNO3 trong NH3 thấy tạo thành 32,4 g kết tủa vàng .Các khí đo đc ở đktc .Ba hidroccbon trong hỗn hợp đó là ?
 
T

thanhduc20100

Câu 1. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.
B. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết , sự xen phủ bên tạo thành liên kết Õ.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây
Đồng phân là những chất có:
A. cùng thành phần nguyên tố và phân tử khối bằng nhau.
B. cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau.
C. cùng tính chất hoá học.
D. cùng khối lượng phân tử.

Câu 3. Số đồng phân cấu tạo của C4H10 ­và C4H9Cl lần lượt là:
A. 2; 2 B. 2; 3 C. 2; 4 D. 2; 5

Câu 4. Số lượng đồng phân cấu tạo của C4H10O và C4H11N lần lượt là:
A. 4; 6 B. 7; 8 C. 6; 7 D. 5; 6

Câu 5. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H11N?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 6. Các chất A: C4H10, B: C4H9Cl, C: C4H10O, D: C4H11N có số đồng phân cấu tạo tương ứng là 2, 4, 7, 8. Nguyên nhân gây ra sự tăng số lượmg các đồng phân từ A đến Z là do:
A. hoá trị của các nguyên tố thế tăng làm thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
B. độ âm điện khác nhau của các nguyên tử.
C. cacbon có thể tạo nhiều kiểu liên kết khác nhau.
D. khối lượng phân tử khác nhau.

Câu 7. Ở điều kiện thường, các hiđrocacbon ở thể khí gồm các hiđrocacbon có:
A. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 4
B. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 5
C. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 6
D. số nguyên tử cacbon từ 1 đến 7

Câu 8. Hiđrocacbon A là đồng đẳng của axetilen, có công thức phân tử CnH2n+2. A là hợp chất nào dưới đây?
A. C3H4 B. C4H6 C. C5H7 D. C6H8
Cái này bạn xem lại dùm mình

Một hỗn hợp khí A gồm 3 hidrocacbon X, Y, Z trong đó Y và Z có cùng số Cacbon. Số mol X bằng 4 lần tổng số mol của Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A thu được 2,025 gam H2O và 3,08 gam CO2. Xác định CTPT cùa X, Y, Z.

Gọi công thức của các chất là CnHm (X), và CaHb( trùng bình của Y,Z)
A--------->CO2+H2O
0.05<----->0.07
Số C trung bình là: 0.07/0.05=1.4
suy ra có một chất là CH4 và đây là X
CH4: 4p mol
CaHb: p mol
ta lại có 4p+p=0.05--->p=0.01
CH4----->CO2+ 2H2O
0.04_---->0.04-->0.08
CaHb----->aCO2+b/2H2O
0.01----->0.01a--->0.005b
0.01a=0.07-0.04=0.03--->a=3
0.005b=0.1125-0.08=0.0325----->b=6.5
Công thức của C3H6 và C3H8

16. Cho 27,2 gam ankin A phản ứng đủ với 1,4 gam H2, xúc tác Ni, nung nóng. Sau phản ứng thu được hh B gồm 1 ankan và 1 anken. Cho B qua dd brom dư thì thấy có 16 gam brom phản ứng.

a. Tìm CTPT và CTCT của A.

b. Cho biết A phản ứng được với dd AgNO3/NH3. Xác định CTCT đúng của A
số mol Br2=0.1--->anken=0.1
CnH2n-2 + H2------>CnH2n
0.1<------0.1<---------0.1
CnH2n-2+2H2---->CnH2n+2
0.3<------0.6( do tổng số mol H2 là 0.7
tổng số mol CnH2n-2=0.427.2/0.4=68--->C5H8, ý sau nhác tính, đí học đã
 
G

giotbuonkhongten

2) A là hỗn hợp khí gồm 3 hidrocacbon X,Y,Z thuộc 3 dãy đồng đẳng .Blaf hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với hidro bằng 19,2 .Để đốt cháy 1 mol hỗn hợp A cần 5mol hỗn hợp B, thu đc CO2 và hơi nước có số mol như nhau .Khi cho 22,4 lít hỗn hợp A đi wa bình nước brom dư thấy có 11,2 l khí bay ra ,khối lượng bình brom tăng 27g ,còn khi cho 22,4 lit hỗn hợp A đi wa dd AgNO3 trong NH3 thấy tạo thành 32,4 g kết tủa vàng .Các khí đo đc ở đktc .Ba hidroccbon trong hỗn hợp đó là ?

nankan = 0,5 mol --> n ankin = 0,5 (
[TEX] \blue nO2 = 3 mol , nO3 = 2 mol --> nO = 16 mol but \\ nCO2 = nH2O --> nCO2 = 4, nH2O = 4[/TEX]
Bt nguyên tố: [TEX]\blue --> m HC = 56 --> M _{ankan} = \frac{56- 27}{0,5} = 58 --> C_3H_8[/TEX]
nankin = nCO2 - nH2O ( của hh 2 khí còn lại) = 2,5 - 2 = 0,5 = n ankan --> 3 dãy ankan, ankin và ankadien :)
[TEX] \blue C_nH_{2n-2}, C_mH{2m-2}[/TEX]
[TEX] \overline{n_{C}} = 4[/TEX]
Tới đây biện luận, nhưng mà m kết tủa có sai ko, ah ráp thử vài ct mà số sao sao :mad:)


 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

1.) trộn 11,2 l hỗn hợp X gồm C3H6(chiếm 40% ) và C3H4(chiếm 60%) với H2 trong bình kín 33,6l có Ni ở dktc .Sau thời gian đốt cháy nóng bình và đưa về nhiệt độ ban đầu tháy ấp xuất khí trong bình là 2/3atm .Biết khi cho hỗn hợp qua dung dịch muối Ag+ trong amoniac thể tích của nó giảm 1/10 .Hãy xác dịnh thành phần và số mol hỗn hợp khí thu dc sau phản ứng ?

Tiếp nà :)
4i903wv60ftgy3s5qj0h.jpg
 
Last edited by a moderator:
N

nhatkiyeuanh

Xác định số liên kết pi và số vòng

K = pi + vòng
* [TEX]C_x[/TEX][TEX]H_y[/TEX] <=> [TEX]C_x[TEX][/TEX]H_2x+2-2k[/TEX]
y = 2x +2-2k
k = (2x+2-y) / 2
* [TEX]C_x[/TEX][TEX]H_y[/TEX][TEX]O_z[/TEX] <=> [TEX]C_x[TEX][/TEX]H_2x+2-2k[/TEX][TEX]O_z[/TEX]
k = (2x+2-y ) / 2
* [TEX]C_x[TEX][/TEX]H_y[TEX][/TEX]O_z[/TEX][TEX]N_t[/TEX]<=> [TEX]C_x[/TEX][TEX]H-2x+2+t-2k[/TEX]...
k= (2x +2 +t -2k)/2
* [TEX]C_x[/TEX][TEX]H_y[/TEX][TEX]O_z[/TEX][TEX]N_t[/TEX][TEX]X_v[/TEX] <=> [TEX]C_x[/TEX][TEX]H_2x+2+t-v-2k[/TEX]....
k = (2x +2 +t -y -v )/2
 
Last edited by a moderator:
V

votinh95213

Câu 1: Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết δ và 3 nhiêu liên kết π:
A. Butadien -1,3 B. Tuloen
C. Stiren D. Viyl axetilen
Sao câu này mình thấy phải là toluen chứ, sao ai cũng chọn vinyl axetilen là thế nào :(
Hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon mạch hở. Cho V lít A qua dung dịch Br2 dư thấy có 51,2g Br2 phản ứng, đồng thời khối lượng dung dịch Br2 tăng thêm 8,16g ( không có khí thoát ra khỏi dung dịch ). Mặt khác, nếu cho V lít khí A phản ứng với dung dịch [Ag(NH3)2]OH dư thấy có 17,64g kết tủa. Tính giá trị V.
Còn cái này giải thế nào
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon mạch hở. Cho V lít A qua dung dịch Br2 dư thấy có 51,2g Br2 phản ứng, đồng thời khối lượng dung dịch Br2 tăng thêm 8,16g ( không có khí thoát ra khỏi dung dịch ). Mặt khác, nếu cho V lít khí A phản ứng với dung dịch [Ag(NH3)2]OH dư thấy có 17,64g kết tủa. Tính giá trị V.

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra
* Hh gồm 2 ankin: [TEX]\overline{M}= \frac{8,16.2}{nBr_2}[/TEX]
Dựa vào 17,64g để đặt ẩn giải tìm 2 HC
* Hh gồm 1 anken + 1 ankin: tương tự
 
T

thienthan1262

1)Đốt cháy hoàn toàn 1.36 hh 3 ankan thể khí san phẩm cháy cho hấp thụ vào bình nước vôi thí có 9g kết tủa.Vậy bình nước vôi tăng thêm bao nhiêu g?
a.6.48 b.3.96 c.9 d.2.52
2)Đốt hoàn toàn 0.01molhh gồm C2H6,C3H6 THÌ THU ĐƯỢC m gam nước.Giá tri của m
a.5.4g b.0.54g c.1.8g d.0.18g
 
C

chontengi

1)Đốt cháy hoàn toàn 1.36 hh 3 ankan thể khí san phẩm cháy cho hấp thụ vào bình nước vôi thí có 9g kết tủa.Vậy bình nước vôi tăng thêm bao nhiêu g
a.6.48 b.3.96 c.9 d.2.52

nC = nCaCO3 = 0,09

--> mC = 1,08

--> mH = 1,36 - 1,08 = 0,28

--> nH2O = 0,14

--> m tăng = mCO2 + mH2O = 0,09.44 + 0,14.18 = 6,48



2)Đốt hoàn toàn 0.01molhh gồm C2H6,C3H6 THÌ THU ĐƯỢC m gam nước.Giá tri của m
a.5.4g b.0.54g c.1.8g d.0.18g

CnH6 --> 3H2O
0,01.........0,03

--> m = 0,54
 
Last edited by a moderator:
B

bunny147

Hình như mấy bài trong tờ GBKT đưa chưa ai làm nhỉ ? Tớ làm 1 bài nhé .

Bài 1 : n Br2 = 0,16 mol
Pt pư :
C4H10 ---> CnH2n + C4-nH10-2n
0,16----------0,16------0,16
M tb anken = 5,32/0,16 =33,25 (u)
=> n = 2,375
=> CTTB của ankan : [TEX] C_{1,625}H_{5,25} [/TEX]
Gọi số mol C4H10 chưa pu là x . Theo bài ra ta có :
M = 31,4 <=> ( 3,96 + 58x)/ (0,16 +x ) = 31,4
<=> x = 0,04
=> H = 0,16.100%/ ( 0,16 + 0,04) = 80%

Bài 2 : n H2O = 0,7 mol
Gọi số mol C2H2 , C3H6 , CH4 lần lượt là x, y, z .
Theo bài ra : 26x + 42y + 16x = 11 và x + 3y + 2z = 0,7
Mặt khác : k(2x + y) = 0,3125 và k(x+y+z) = 0,25
<=> 3x -y -5z = 0
Giải hệ pt ta dc : x = 0,2 ; y= 0,1 ; z= 0,1
=> %V lần lượt là 50%; 25% và 25% .
Xem hộ tớ nhé .
 
Last edited by a moderator:
T

tungcon_94

mai kiểm tra 1 tiết phần RH mọi người hộ mình vài bài vs hixhix
1,cho hh X gồm 0.15 mol CH4 , 0.09 mol C2H2 , 0.2 mol H2 nung nóng x với xúc tác Ni thu được hh khí Y . cho Y qua dd Br dư bình tăng 0.82 gam và thoát ra hh khí A tỷ khối với H2 là 8 . Hỏi số mol mỗi chất trong hh A

2,cho 1.456 lít hh A gồm 2 hidrocacbon mạch hở đi qua nước brom dư p/ư xảy ra hoàn toàn thấy có 4 g Br2 p/ư và sau p/ư có 0.896 lít khí thoát ra . khi đốt 1.456 lít A cho sp cháy qua Ba(OH)2 thu được 14.775 g kết tủa . lọc kết tủa đun nóng nước lọc thu được tối đa 7.88 g kết tủa nữa. xác định ctpt của 2 RH
a , CH4 và C2H4 . c , C3H8 và C4H6
b ,C2H6 và C3H6 . d , C3H8 và C2H4
3 khi crackinh V lít butan thu được hh A chỉ gồm anken và ankan . tỉ khối hơi của A so với H2 là 21,75 . hiệu suất p/u crackinh butan là bn ?
 
C

chontengi

,cho hh X gồm 0.15 mol CH4 , 0.09 mol C2H2 , 0.2 mol H2 nung nóng x với xúc tác Ni thu được hh khí Y . cho Y qua dd Br dư bình tăng 0.82 gam và thoát ra hh khí A tỷ khối với H2 là 8 . Hỏi số mol mỗi chất trong hh A


Y gồm C2H4 , C2H6 , C2H2 dư , H2 dư , và CH4

C2H2 + H2 = C2H4
a---------a------a
C2H2 + 2H2 = C2H6
b---------2b-------b

Vậy thu được 0.15 mol CH4 , a mol C2H4 , b mol C2H6 , 0.09-a-b mol C2H2 , 0.2-a-2b mol H2

Khi cho qua Br2 dư thì thu được Hỗn hợp khí A gồm C2H6 , H2 , CH4


[TEX]\frac{30b + 2(0,2 - a - 2b) + 16.0,15}{b + 0,2 - a - 2b + 0,15 }= 16[/TEX]


Khối lượng bình Br2 tăng chính là khối lượng của C2H2 và C2H4

=> 28a+26(0.09-a-b) = 0.82

--> a , b
 
T

tvxq289

mai kiểm tra 1 tiết phần RH mọi người hộ mình vài bài vs hixhix
1,cho hh X gồm 0.15 mol CH4 , 0.09 mol C2H2 , 0.2 mol H2 nung nóng x với xúc tác Ni thu được hh khí Y . cho Y qua dd Br dư bình tăng 0.82 gam và thoát ra hh khí A tỷ khối với H2 là 8 . Hỏi số mol mỗi chất trong hh A

2,cho 1.456 lít hh A gồm 2 hidrocacbon mạch hở đi qua nước brom dư p/ư xảy ra hoàn toàn thấy có 4 g Br2 p/ư và sau p/ư có 0.896 lít khí thoát ra . khi đốt 1.456 lít A cho sp cháy qua Ba(OH)2 thu được 14.775 g kết tủa . lọc kết tủa đun nóng nước lọc thu được tối đa 7.88 g kết tủa nữa. xác định ctpt của 2 RH
a , CH4 và C2H4 . c , C3H8 và C4H6
b ,C2H6 và C3H6 . d , C3H8 và C2H4
3 khi crackinh V lít butan thu được hh A chỉ gồm anken và ankan . tỉ khối hơi của A so với H2 là 21,75 . hiệu suất p/u crackinh butan là bn ?

Bài 2 n hỗn hợp [TEX]=0,065 mol[/TEX]
Khi cho vào dung dịch brom có khí thoát ra=> Ankan
[TEX]nAnkan=0,04[/TEX]
[TEX]=> nCxHy=0,065-0,04=0,025 mol[/TEX]
Có khi cho CxHy vào dung dịch Brom có 4g Br2 phản ứng
[TEX]=> nBr2=0,025=nCxHy=>[/TEX] CxHy là anken
Có [TEX]nCO2=nBaCo3+2nBa(HCO3)2=0,155(mol)[/TEX]
=> n trung bình[TEX]=\frac{0,155}{0,065}=2,3[/TEX]
[TEX]=> B[/TEX]
4.
Có [TEX]\frac{n1}{n2}=\frac{M2}{M1}[/TEX]
Lấy [TEX]n1=1[/TEX]
[TEX]=> n2=4/3[/TEX]
=> nbutan phản ứng[TEX]=4/3-1=1/3[/TEX]
[TEX]=> H=1/3.100=33,3%[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom