[Hóa 11] Trao đổi Hóa hữu cơ

A

ahcanh95



Câu 2: HH X chứa glixerol và 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho 8,75 gam X t/d với Na thu đc 2,52 lít H2 (dkc). mặc khác 14 gam X t.d vừa đủ với 3,92 gam Cu(OH)2. CTPT của 2 ancol là
A.C3H7OH và C4H9OH B.C2H5OH và C3H7OH C.CH3OH và C2H5OH D.C4H9OH và C5H11OH


Câu 3: Hidrat hóa 2 hidrocacbon ( chất khí ở dk thường, trong cùng dãy đồng đẳng), chỉ tạo ra 2 sp đều có khả năng t/d với Na ( theo tỉ lệ 1:1). CTPT của hai hidrocacbon có thể là:
A. C2H4 và C3H4 B. C3H4 và C4H6 C. C3H4 và C4H8 D. C2H4 và C4H8




Bài 1:

C3H5(OH)2 và 2 ancol no, đơ chức. C3H5(OH)3 td Cu(OH)2 tỉ lệ 2:1

=> trong 14 gam có 0,075 mol C3H5(OH)3 => trong 8,75 gam có 0,05 mol C3H5(OH)3 => có 4,15 gam ancol đơn chức.

mol ancol đơn chức = 2 . ( 0,1125 - 0,05 . 3 / 2 ) = 0,075 => M = 55,33 => C2H5OH C3H7OH

Bài 2: => đó là anken => D

Hết 10 câu.

:khi (152)::khi (152)::khi (152)::khi (152)::khi (152):
 
T

thuy_linh_95

Hỗn hợp X gồm 2 ancol no có cùng số nguyên tử C, tỉ khối X so với H2 bằng 36.4. Đốt cháy hoàn toàn 9.1 gam X thu được 0.375 mol CO2. Mặt khác 9.1 gam X phản ứng vừa đủ với 225 ml HCl 1M. Tìm CTPT hai ancol trong X
^^
 
A

ahcanh95

Hỗn hợp X gồm 2 ancol no có cùng số nguyên tử C, tỉ khối X so với H2 bằng 36.4. Đốt cháy hoàn toàn 9.1 gam X thu được 0.375 mol CO2. Mặt khác 9.1 gam X phản ứng vừa đủ với 225 ml HCl 1M. Tìm CTPT hai ancol trong X
^^

m = 9,1 gam => mol hỗn hợp = 9,1 / 36,4 . 2 = 0,125.

vì đót cháy thu dc 0,375 mol CO2 => C = 0,375 / 0,125 = 3.

0,125 mol hỗn hợp td với 0,225 mol HCl => 1 chất có 1 nhóm OH- và 1 chất có 2 nhóm OH-

=> C3H7OHC3H6(OH)2


:khi (193)::khi (193)::khi (193)::khi (193)::khi (193):
 
T

trang_1995

tiếp.
1. khi cracking V lít butan dk hỗn hợp A chỉ gồm các anken và ankan. tỉ khối hơi của hỗn hợp A so vs H2 là 21,75. H% của phản ứng cracking butan là bao nhiêu
2. Hiđrat hóa 3,36lits C2H2(dktc) thu dk hỗn hợp A ( H%=60) .cho hỗn hợp sản phẩm A tác dụng vs dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu dk m(g) chất rắn . giá trị của m = bn
 
H

heartrock_159

tiếp.
1. khi cracking V lít butan dk hỗn hợp A chỉ gồm các anken và ankan. tỉ khối hơi của hỗn hợp A so vs H2 là 21,75. H% của phản ứng cracking butan là bao nhiêu
2. Hiđrat hóa 3,36lits C2H2(dktc) thu dk hỗn hợp A ( H%=60) .cho hỗn hợp sản phẩm A tác dụng vs dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu dk m(g) chất rắn . giá trị của m = bn

BT1:
Giả sử có 1 mol C4H10 ---> m= 58---> số mol A là 58: 43,5=4/3
có C4H10---> ankan + anken
bd 1.................0.............0
pu x..................x.............x
sau 1-x..............x............x
số mol A là 1 + x = 4/3 ---> x = 1/3 ----. H=33,33%
 
H

hoi_a5_1995

tiếp.
1. khi cracking V lít butan dk hỗn hợp A chỉ gồm các anken và ankan. tỉ khối hơi của hỗn hợp A so vs H2 là 21,75. H% của phản ứng cracking butan là bao nhiêu

cho C4H10 = 1 mol ta có M trc / M sau = nsau / ntrc <=> 58 / 43,5 = x / 1
=> x = 0,33 = nH2 = n C4H10 pư
=> Hiệu suất pử = 0,33 / 1 = 33%


2. Hiđrat hóa 3,36lits C2H2(dktc) thu dk hỗn hợp A ( H%=60) .cho hỗn hợp sản phẩm A tác dụng vs dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu dk m(g) chất rắn . giá trị của m = bn[/QUOTE]

ta có n C2H2 pư = 0,15 . 60 /100 = 0,09
=> nC2H2 còn lịa = 0,06
=> m Kt = 14,4 g
:-\":-\":-\":-\":-\":-\"(~~)(~~)(~~)
 
Last edited by a moderator:
S

smileandhappy1995

tiếp.
1. khi cracking V lít butan dk hỗn hợp A chỉ gồm các anken và ankan. tỉ khối hơi của hỗn hợp A so vs H2 là 21,75. H% của phản ứng cracking butan là bao nhiêu
2. Hiđrat hóa 3,36lits C2H2(dktc) thu dk hỗn hợp A ( H%=60) .cho hỗn hợp sản phẩm A tác dụng vs dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu dk m(g) chất rắn . giá trị của m = bn

2)goi a là số mol C2H2
vì H =60%
\Rightarrow \frac{a}{0,15}= 0,6\Rightarrowa= 0,09
\Rightarrow n C2H2 (dư)= 0.06 (mol)
\Rightarrow m=0,06.240=14,4 (g)
 
T

trang_1995

1.Hỗn hợp X gồm 2 anken có tỉ khối vs H2 = 16,625.Lấy hỗn hợp Y chứa 26,6g X và 2gam H2. Cho Y vào bình kín dung tích V lít (dktc) có chứa Ni xúc tác. Nung bình 1 tgian sau đó đưa về 0 đọ C thấy áp suất trong bình =7/9at. biết H% phản ứng hidro hóa của các anken = nhau và thể tích của bình không đổi . H% phản ứng hidrohoa = bn
2. Nitro hóa benzen dk 14,1g hỗn hợp gồm 2 chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45dvc . Đốt cháy hoàn toàn 2 chất nitro này dk 0,7 mol N2. 2 chát nitro đó là?
3 Một hỗn hợp gồm : H2, 1 ankan và 1 ankin. 2 hidrocacbon này có cùng số nguyên tử C. Đốt 100 cm^3 hỗn hợp trên thu dk 210 cm^3 khí CO2. nếu đun nóng 100 cm^3 hỗn hớp vs bột Ni thì chỉ còn 70 cm^3 1 hidrocacbon duy nhất. các thể tích khí đo cùng dk. tìm CTPT của 2 hidrocacbon trên
 
K

kysybongma

Help me !

1:Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa. Công thức phân tử của các chất trong hỗn hợp A là
Câu trả lời của bạn:
A. C4H8 và C3H8
B. C4H8 và C3H6
C. C4H10 và C3H8
D. C4H10 và C3H6

2:Cho clo tác dụng với n- butan, thu được hai dẫn xuất monoclo C4H9Cl. Biết rằng nguyên tử hiđro liên kết với cacbon bậc hai có khả năng bị thế cao hơn 3 lần so với nguyên tử hiđro liên kết với C bậc một. Phần trăm của sản phẩm bậc 1 là:
Câu trả lời của bạn:
A. 22 %
B. 80 %
C. 66,67 %
D. 33,33 %

3:Một bình kín dung tích 11,2 lít có chứa 6,40 g O2 và 1,36 g hỗn hợp khí A gồm 2 ankan. Nhiệt độ trong bình là 00C và áp suất là p1 atm. Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp A cháy hoàn toàn. Sau phản ứng, nhiệt độ trong bình là 136,50C và áp suất là p2 atm. Nếu dẫn các chất trong bình sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thì có 9,00 gam kết tủa tạo thành. Tính p1 và p2 biết rằng thể tích bình không đổi.
Câu trả lời của bạn:
A. p1 = 0,5 atm
p2 = 0,85 atm
B. p1 = 0,45 atm
p2 = 0,81 atm
C. p1 = 0,5 atm
p2 = 0,81 atm
D. p1 = 0,81 atm
p2 = 0,5 atm
 
Last edited by a moderator:
Y

your_ever

3 Một hỗn hợp gồm : H2, 1 ankan và 1 ankin. 2 hidrocacbon này có cùng số nguyên tử C. Đốt 100 cm^3 hỗn hợp trên thu dk 210 cm^3 khí CO2. nếu đun nóng 100 cm^3 hỗn hớp vs bột Ni thì chỉ còn 70 cm^3 1 hidrocacbon duy nhất. các thể tích khí đo cùng dk. tìm CTPT của 2 hidrocacbon trên

Gọi CTPT của ankan và ankin là CnH2n+2 và CnH2n-2. ( n lớn hơn hoặc bằng 2)

Vì ở cùng điều kiện nên tỉ lệ số mol cũng chính là tỉ lệ thể tích.

Đặt mol H2 = a mol ; mol ankan = b mol ; mol ankin = c mol.

--> a + b + c = 1. (1)

Bảo toàn nguyên tố cho C ta có : an + bn = 2,1. (2)

Đun nóng hỗn hợp vs Ni thu được 1 hidrocacbon duy nhất nên H2 và ankin phản ứng hoàn toàn để tạo thành ankan. Số mol ankan lúc này gồm ankan ban đầu và ankan mới tạo ra.

[TEX]C_nH_{2n-2} + 2 H_2 ---> C_nH_{2n+2}[/TEX]

c.............a


--> b + c = 0,7 và a = 2c. (3)

Từ (1) và (3) --> a = 0,3 ; b = 0,55 ; c = 0,15. Thế vào (2) tìm được n = 3.

--> C2H2 và C2H6.
 
H

hoi_a5_1995

Help me !

1:Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa. Công thức phân tử của các chất trong hỗn hợp A là
Câu trả lời của bạn:
A. C4H8 và C3H8
B. C4H8 và C3H6
C. C4H10 và C3H8
D. C4H10 và C3H6


x , y lần lượt lá số mol cuae Ankan(CnH2n+2) và mỗnicloankan(CmH2m)
x + y = 0,05
nx + my = 0,18
(n+1) x + my = 0,21
=> x = 0,03 ; y = 0,02
=> 3 .n + 2 . m = 18
=> C4H10 ; C3H6;))
 
Y

your_ever

1.Hỗn hợp X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X 1 thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho từ từ Y sục qua dd Brom dư có m gam brom phản ứng. Tính m.

2. X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa X và O2 dư ở 150 độ C, áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa về 150 độ C và 2 atm. Người ta trộn 9,6 gam X với 0,6 gam H2 rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng H=100% thì thu đươc hỗn hợp Y. Khối lượng mol trung bình của Y là?

 
H

hoi_a5_1995

1.Hỗn hợp X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X 1 thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho từ từ Y sục qua dd Brom dư có m gam brom phản ứng. Tính m.




áp dụng M trc / Msau = n sau / ntrc
=> n sau = 0,2 mo l
=> ngiamr = nH2 pư = 0,2 mol
mà 2nankin + naken = nH2 = nBr = 0.2
=> mBr pư = 32g
 
A

ahcanh95


2. X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa X và O2 dư ở 150 độ C, áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa về 150 độ C và 2 atm. Người ta trộn 9,6 gam X với 0,6 gam H2 rồi cho qua bình đựng Ni nung nóng H=100% thì thu đươc hỗn hợp Y. Khối lượng mol trung bình của Y là?


Vì về 150 độ vẫn dc 2atm => V trước = V sau => C3Hy + ( 3 + y/4 )O2 => 3CO2 + ( y / 2 )H2O

=> y = y = 4 => C3H4

trộn 0,24 C3H4 với 0,6 mol H2 => M trước / M sau = mol sau / mol trước= > M sau = 30

:khi (4)::khi (4)::khi (4)::khi (4):
 
A

ahcanh95

[/COLOR]

Sao lại có ankin được nhỉ, tớ nghĩ là làm thế này

[TEX]HC\equiv C-CH=CH_2 +2 H_2 ---> CH_2=CH-CH_2-CH_3[/TEX]

--> mol anken = mol Br2 = 0,1 mol --> mBr2 = 16 g.

tớ giải thích thế này có lẽ dễ hiểu hơn.

trong phân tử C4H4 có 1 lk 3 và 1 lk đôi => sẽ td với H2 tỉ lệ 1:3

nhưng mới td H2 tỉ lệ 1:1 . vì mol h2 dư = 0,2 hay là mới chỉ p/ứ với lk đôi. còn lk 3 thì chưa . nó srx td Br2 tỉ lệ 1:2 => 32 gam


:D:D:D:D:D:D:D
 
H

huong4495

t nghĩ bài trên vẫn chưa ổn vì chưa chắc trong hỗn hợp sau có những gì và có thể C4H4 vẫn còn thì sao nhỉ
bài tiếp hay nè
Hỗn hợp khí X gồm H2 ankin A và anken B có cùng số nguyên tử C. Tỉ khối của X so với Heli bằng 3,9. Dẫn hỗn hợp X qua bội Ni nung nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hỗn hợp ban đầu là 20/9. CTPT của A và B là?
 
H

huong4495

t nghĩ bài trên vẫn chưa ổn vì chưa chắc trong hỗn hợp sau có những gì và có thể C4H4 vẫn còn thì sao nhỉ
bài tiếp hay nè
Hỗn hợp khí X gồm H2 ankin A và anken B có cùng số nguyên tử C. Tỉ khối của X so với Heli bằng 3,9. Dẫn hỗn hợp X qua bội Ni nung nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hỗn hợp ban đầu là 20/9. CTPT của A và B là?
 
H

huong4495

t nghĩ bài trên vẫn chưa ổn vì chưa chắc trong hỗn hợp sau có những gì và có thể C4H4 vẫn còn thì sao nhỉ
bài tiếp hay nè
Hỗn hợp khí X gồm H2 ankin A và anken B có cùng số nguyên tử C. Tỉ khối của X so với Heli bằng 3,9. Dẫn hỗn hợp X qua bội Ni nung nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hỗn hợp ban đầu là 20/9. CTPT của A và B là?
 
Y

your_ever

tớ giải thích thế này có lẽ dễ hiểu hơn.

trong phân tử C4H4 có 1 lk 3 và 1 lk đôi => sẽ td với H2 tỉ lệ 1:3

nhưng mới td H2 tỉ lệ 1:1 . vì mol h2 dư = 0,2 hay là mới chỉ p/ứ với lk đôi. còn lk 3 thì chưa . nó srx td Br2 tỉ lệ 1:2 => 32 gam


:D:D:D:D:D:D:D

Tớ nghĩ làm như h_a5_1995 tìm được mol H2 phản ứng là 0,2 mol --> H2 dư và vinylaxetilen phản ứng hết theo tỉ lệ 1:2 vậy thì phải tạo ra anken chứ nhỉ?
 
Top Bottom