[Hoá 11]hãy post những bài nhận biết!!

L

long15

mọi nguoi lam bai này nha
Có 6 lọ bột mầu tương tụ nhau nhưng ko có nhãn:( Fe+FeO), Ag2O, MnO2, FeO, Fe3O4, CuO, chỉ đuoc dùng HCl hãy nhận bjt
nữa nè, mọi người tha hồ mà làm nha
Có 3 bình đung dd mất nhãn: bình A(KHCO3+K2CO3), bình B(KHCO3+K2SO4), bình C(K2CO3+K2SO4). Chi dùng BaCl2 và HCl hãy nhận biết
câu 1:
cho HCl thì
có khí 0 màu là ( Fe+FeO)
có khí màu vàng là MnO2
dd màu xanh là FeO và Fe3O4 , CuO

thu khí H2 do trên tạo thành cho qua 3 oxit nung nóng
có chất rắn màu đỏ là CuO
sau đó cho Cu của pư trên vào 2 dd của 2 oxit còn lại tan trong HCl ở trên
Cu ta thì là Fe3O4 vì có tạo ra FeCl3
còn lại là FeO
 
M

mcdat

mọi nguoi lam bai này nha
Có 6 lọ bột mầu tương tụ nhau nhưng ko có nhãn:( Fe+FeO), Ag2O, MnO2, FeO, Fe3O4, CuO, chỉ đuoc dùng HCl hãy nhận bjt
nữa nè, mọi người tha hồ mà làm nha

[TEX]Fe+HCl \rightarrow FeCl_2+H_2 \\ Ag_2O+HCl \rightarrow AgCl + H_2O \\ MnO_2+HCl \rightarrow MnCl_2+Cl_2+H_2O \\ FeO + HCl \rightarrow FeCl_2+H_2O \\ Fe_3O_4 + HCl \rightarrow FeCl_2+FeCl_3 + H_2O \\ CuO + HCl \rightarrow CuCl_2+H_2O [/TEX]

Dựa vào màu sắc là phân biệt được
 
T

thanhai11t2

ok cả 2 bạn đều làm đúng nhưng mình thấy cách của mcdat hay hơn cách của long15
 
M

mcdat

mọi nguoi lam bai này nha
Có 3 bình đung dd mất nhãn: bình A(KHCO3+K2CO3), bình B(KHCO3+K2SO4), bình C(K2CO3+K2SO4). Chi dùng BaCl2 và HCl hãy nhận biết

Cho A, B, C đều tác dụng với [TEX]HCl[/TEX] dư, sau đó cho [TEX]BaCl_2[/TEX] vào. Nếu ko thấy kết tủa thì là A, còn B và C có kết tủa.

Để phân biệt B và C ta đem nung nóng rồi dùng một tấm thuỷ tinh lạnh chắn đầu mỗi ỗng nghiệm. Ống nào có hơi nước đọng lại thì là B, còn C ko có hiện tượng gì

[TEX]2KHCO_3 \longrightarrow^{t^0} K_2CO_3 + CO_2 + H_2O[/TEX]
 
T

thanhai11t2

ý mình là ko đuoc sử dụng các phương pháp vật lí, nung .......
các bạn thử làm lại xem nhé
 
P

pttd

hix...tính chất vật lí của một chất là tính chất của cái chất ấy mà không tạo ra các chất khác,không làm biến đổi bản chất của chất(VD: nhìn màu sắc,hoặc ngửi mùi các chất,...===>đấy được coi là sử dụng tính chất vật lí),còn nung KHCO3 như trên thì là sử dụng tính chất hoá học đấy chứ,tạo ra chất mới là 3 sản phẩm,và tính chất hoá học này là dựa vào tính chất không bền với nhiệt của muối hiđrocácbonat mà.Đừng nhầm lẫn như vậy nha bạn.Chúc bạn học tốt!!!
 
C

caothuyt2

mọi nguoi lam bai này nha
Có 6 lọ bột mầu tương tụ nhau nhưng ko có nhãn:( Fe+FeO), Ag2O, MnO2, FeO, Fe3O4, CuO, chỉ đuoc dùng HCl hãy nhận bjt
nữa nè, mọi người tha hồ mà làm nha
Có 3 bình đung dd mất nhãn: bình A(KHCO3+K2CO3), bình B(KHCO3+K2SO4), bình C(K2CO3+K2SO4). Chi dùng BaCl2 và HCl hãy nhận biết

tui làm bài 2 thế này nhé:
Lấy mẫu thử ở 3 lọ cho tác dụng với HCl
mẫu thử chứa KHCO3+ K2CO3 đều phản ứng với HCL tạo ra KCl
2 mẫu thử còn lại chỉ một chất phản ứng đều còn lại K2SO4
tiếp tục cho dung dịch BaCl2 vào, mẫu thử nào không tạo kết tủa thì hỗn hợp ban đầu là: KHCO3+ K2CO3
Lấy 2 mẫu thử ở 2 bình còn lại cho td với BaCl2
mẫu thử chứa KHCO3+ K2SO4 chỉ tạo ra kết tủa BaSO4
Mẫu thử chứa K2CO3+ K2SO4 tạo ra 2 kết tủa BaSO4 và BaCO3
sau đó cho HCl vào bình nào thấy có khí xuất hiện thì chất ban đầu là K2CO3 + K2SO4
 
L

long15

Có 3 bình đung dd mất nhãn: bình A(KHCO3+K2CO3), bình B(KHCO3+K2SO4), bình C(K2CO3+K2SO4). Chi dùng BaCl2 và HCl hãy nhận biết
đầu tiên cho BaCl2 vào
tiếp theo cho HCl từ từ vào
có khí xuất hiện ngay và sau đó không còn kết tủa nữa là bình A
có khí xuất hiện ngay nhưng sau đó vẫn còn kết tủa thì là bình B
1 lúc mới có khí thoát ra và vẫn còn kết tủa là bình C

Cho mình hỏi : cả 3 dung dịch Fe2+, ( Fe2+ và Fe3+ ) và Cu2+ đều có màu xanh như nhau ???
vì ta chỉ biết là FeCl2 , CuCl2 xanh chứ không biết rõ là có mầu xanh khác nhau hay không
nên ở bài 1 việc xác định mầu của 3 dd là khó khăn và khó được giáo viên chấp nhận đó nhất là 2 dd Fe2+, ( Fe2+ và Fe3+ )
 
T

thanhai11t2

pttd ko hiểu ý mình hả
ý mình là ko đuọc sử dụng cả pp vật lí lẫn nung,.......
nói chung chỉ được dùng hoá chất trên và cho phản ứng một cách nhẹ nhàng thôi
chúc cậu học tốt

mọi nguoi làm bài này thử nha
ko dùng hoá chất nào khác hãy phân biệt
AgNO3, MgCl2,FeCl3,FeCL2,KOH,CuCl2,NaNO3,AlCl3, HBr
 
Last edited by a moderator:
P

pttd

hix "phản ứng 1 cách nhẹ nhàng "là thế nào bạn ơi????mình chưa nghe đến khái niệm này bao giờ cả!!!Mình nghĩ dùng phương pháp hoá học để nhận biết các chất thì cứ làm theo các phản ứng đặc trưng của mỗi chất đó,mà đã là phản ứng thì nó thuộc về hóa học...vậy thui...nếu ko muốn sự dụng pp nung thì bạn nên ghi rõ vào trong đề bài để mọi người dễ làm
 
C

caothuyt2

Bài 1 của hải, thuỷ làm thế này nhé
Đầu tiên cho dd HCl vào các mẫu thử nhận ra đươc
hh Fe+FeO: vì có khí ko màu thoát ra
Ag2O: vì có kết tủa màu trắng xuất hiện
MnO2: vì có khí màu vàng lục thoát ra
còn lại FeO,Fe3O4,CuO cho tác dụng lần lượt với khí ko màu thoát ra ở trên( H2)
mẫu thử nào từ màu đen chuyển thành màu đỏ là CuO
còn lại FeO và Fe3O4 cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt , dung dịch sau phản ứng cho Cu vừa tạo ra ở trên vào, dung dịch nào hoà tan Cu thì chất ban đầu là Fe3O4( vì tác dụng với HCl tạo ra muôi Fe3+ hoà tan Cu)
 
T

thanhai11t2

ok làm như vạy cũng đúng nhưng bài này đã giải quyết xong rồi mà caothuy11t2
với lại khi caothuy11t2 làm bài thì Thuỷ nên post lại đề nhé
hiiiiiii
vì mình cũng ko nhớ đề lém để khỏi phải xem lại đè nhé
ok chứ hiiiiiii
 
C

caothuyt2

cách của tớ hơi lâu một tí : cho các chất lần lượt phản ứng với nhau nhận ra được
-AgNO3 : phản ứng với các chất còn lại thu được kết tủa vàng và kết tủa trắng
-MgCl2: .............................................chỉ thu được kết tủa trắng
-FeCL3: ..............................................thu được kết tủa trắng và kết tủa mà đỏ nâu
-FeCl2: ...............................................thu được kết tủa trắng , kết tủa trắng xanh hoá nâu ngoài ko khí
-KOH : ................................................ thu được kết tủa trắng, kết tủa đỏ nâu, kết tủa trắng xanh hoá nâu ngoài ko khí, kết tủa xanh.
-CuCl2: .............................................thu được kết tủa trắng và kết tủa xanh
-AlCl3: ................................................thu được kết tủa trắng và kết tủa trắng keo sau đó kết tủa này tan
-HBr: ..................................................thu được kêt tủa vàng
còn lại NaNO3

uh tại lúc nãy đọc bài của hải qua trích dẫn không xem lại mấy trang trước nên ko biết bài đã được long15 giải.HI bài trên thì tớ quên trích dẫn sorry nha lần sau sẽ rút kinh nghiệm.

tui làm bài 2 thế này nhé:
Lấy mẫu thử ở 3 lọ cho tác dụng với HCl
mẫu thử chứa KHCO3+ K2CO3 đều phản ứng với HCL tạo ra KCl
2 mẫu thử còn lại chỉ một chất phản ứng đều còn lại K2SO4
tiếp tục cho dung dịch BaCl2 vào, mẫu thử nào không tạo kết tủa thì hỗn hợp ban đầu là: KHCO3+ K2CO3
Lấy 2 mẫu thử ở 2 bình còn lại cho td với BaCl2
mẫu thử chứa KHCO3+ K2SO4 chỉ tạo ra kết tủa BaSO4
Mẫu thử chứa K2CO3+ K2SO4 tạo ra 2 kết tủa BaSO4 và BaCO3
sau đó cho HCl vào bình nào thấy có khí xuất hiện thì chất ban đầu là K2CO3 + K2SO4

bài này thì sao hải đúng chứ????????????????????50????????????????????????
 
Last edited by a moderator:
L

long15

tip nè
tách riêng các chất trong dd sau,gồm:KCl , NaCl , CaCl2 , HCl

chỉ sử dụng tối đa 2 pư hóa học thôi nha
 
C

camdorac_likom

1/Để nhận ra các chất rắn riêng biệt: Na2O, Al2O3, Al, Fe, CaC2, chỉ cần dùng thêm:
A. H2O
B. dung dịch HCl
C. dung dịch NaOH
D. dung dịch H2SO4

2/Trong một dung dịch có chứa các anion CO3--, SO4--, PO4---, HPO4-- Thuốc thử dùng để nhận ra sự có mặt của SO4--là
A. dung dịch BaCl2/ HCl
B. dung dịch BaCl2/ NaOH
C. dung dịch BaCl2/ NH3
D. dung dịch BaCl2/CH3COOH
từ trước tới giờ mình chưa nghĩ ra dc một bài toán mà có thể phân biết hai ion sufat và photpat
 
C

caothuyt2

Câu này chọn phương án nào mọi người:
Có thể nhận biết 2 KL Al và Zn bằng 2 thuốc thử nào:
A. dd NaOH và dd HCl
B. dd NH3 và dd NaOH
C. dd NaOH và CO2
D. dd HCl và dd NH3.
 
Top Bottom