[Hoá 11]hãy post những bài nhận biết!!

O

oack

cho td với CO=> nhận biết đuọc CuO do chuyển thành kim loại màu đỏ
sau đó cho các chất còn lại td với oxi , rồi cho vào dd nước Br thì nhận biết đuoc S( do SO2), cà cho vào dd nước vôi trong thì nhận biết được C( do có CO2), còn lại Fe
không biét có đúng ko, mong mọi người góp ý
mà long15 này thỉnh thoảng cậu gửi mấy bài nhận biết lên nha
nếu bạn đã làm như vầy thì khi cho 3 chất còn lại t/d với[TEX] O_2[/TEX] thì nhận ngay đc Fe mà bạn :) còn 2 khí bay lên cho vào nc Br thì nhận đc cả 3 rùi :) bạn thấy thế nào!???
có bài mới đây!
có 5 chất bột màu trắng [TEX]Na_2CO_3,Na_2SO_4,BaCO_3,BaSO_4,NaCl[/TEX] chỉ dùng [TEX]CO_2,H_2O[/TEX] nêu cách phân biết từng chất! bài nì hay^^ đừng ai mở sách nha :D
 
P

pttd

Nói thật!!!Theo trí nhớ không phải là tồi của mình thì bài nhận biết của oack mình gặp trên diễn đàn này khoảng 3-4 lần rùi,mình ấn tượng với bài này mà.Lần nào cũng trả lời bài rất tích cực nhưng mà bài này dài lắm.Làm lại bài này nốt 1 lần này thui,ngại đánh máy lắm,đừng trách mình lười đó.
bài giải của mình như sau:Lấy 1 lượng nhỏ từ mỗi chất làm mẫu thử , đánh dấu mẫu thử .
Cho nước lần lượt vào các mẫu thử :
+Mẫu thử không tan là : BaCO3, BaSO4 (nhóm A)
+ Mẫu thử tan là : NaCl, Na2CO3, Na2SO4 (nhóm B)
tiếp theo sục khí CO2 vào các mẫu thử nhóm A:
+ kết tủa trắng tan dần(chất rắn dần tan) => BaCO3, có phản ứng :
BaCO3+CO2+H2O -------> Ba(HCO3)2
+ chất rắn không tan khi sục khí CO2=> BaSO4
Dùng luôn sản phẩm Ba(HCO3)2 tác dụng lần lượt với các mẫu thử nhómB
+ Mẫu thử không có hiện tượng là NACl,
+Mẫu thử có kết tủa trắng xuất hiện là : Na2SO4: Na2CO3, do phản ứng:
Ba2+ +SO4 2- ----- > BaSO4(kết tủa)
Ba2+ +CO3 2- -------> BaCO3(kết tủa)
Sau đó lại lần lựot sục khí Co2 vào sản phẩm kết tủa (cách nhận biết tương tự như nhận biết BaCO3 và BaSO4ở trên)
Nhận biét được BaCO3(kết tủa tan khi sục khí CO2)==> dung dịch ban đầu là Na2Co3---> chất rắn là Na2CO3
nhận biết được BaSO4 ====> chất rắn ban đầu là Na2SO4
OK rùi nhỉ???
 
L

long15

pttd làm tỉ mỉ nhỉ

mình có bài mới mọi người làm thử nha

nhận biết các bột trắng sau đựng trong các lọ mất nhãn :Na2CO3 ; NaNO3 ;Na3PO4; Na2SiO3
 
P

pk_ngocanh

pttd làm tỉ mỉ nhỉ

mình có bài mới mọi người làm thử nha

nhận biết các bột trắng sau đựng trong các lọ mất nhãn :Na2CO3 ; NaNO3 ;Na3PO4; Na2SiO3
chắc là bao chất tùy nhỉ
cho mỗi chất 1 tẹo vào ống nghiệm
cho nước vào mỗi ống
thổi hơi thở của mình vào đó ( cho CO2 đó mà )
---> nhận ra Na2SiO3 ( có kết tủa keo )
[TEX]CO_2 + H_2O + Na_2SiO_3 --> Na_2CO_3 + H_2SiO_3 [/TEX]
dùng HCl và Cu nhận ra Na2CO3 ( có khí không màu thoát ra ) và NaNO3 ( có khí màu nâu)
[TEX]Na_2CO_3 + 2HCl --> 2NaCl + H_2O + CO_2 [/TEX]
[TEX]2NaNO_3 + 3Cu + 8HCl --> 3CuCl_2 + 4H_2O + 2NO + 2NaCl[/TEX]
[TEX]NO + 0.5 O_2 --> NO_2 [/TEX]
còn lại là Na3PO4
____________________________
cách này tiết kiệm hóa chất mỗi tội có NO2 nên hơi độc
 
T

thanhai11t2

mọi người thử làm bài này nha
Chỉ dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch: NaNO3, HCl, NaOH, HgCl2, HNO3, CuSO4

bài tiếp nữa nha
Chỉ dùng nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột màu trắng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BOSO4
 
Last edited by a moderator:
P

pttd

mọi người thử làm bài này nha
Chỉ dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch: NaNO3, HCl, NaOH, HgCl2, HNO3, CuSO4

bài tiếp nữa nha
Chỉ dùng nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột màu trắng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BOSO4

chỗ này liệu có phỉa là [TEX]BaSO_4[/TEX] không bạn????
cái bài thứ 2 của bạn là bài mình vừa trình bày ở trên đó,bạn thử nhìn lại xem giúp mình với@-):(:|:):D:p
cách đó mới có 2-3 bài thui bạn ạh!
 
Last edited by a moderator:
E

everlastingtb91

mọi người thử làm bài này nha
Chỉ dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch: NaNO3, HCl, NaOH, HgCl2, HNO3, CuSO4

bài tiếp nữa nha
Chỉ dùng nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột màu trắng sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BOSO4

Dùng Kim loại [TEX]Cu[/TEX] nhá! Chắc bạn đang học thêm đến phần Cu đúng ko nhỉ?
Dùng Cu thì :
1. Cu đẩy [TEX]Hg[/TEX] ra khỏi muối [TEX]HgCl_2[/TEX] tạo hỗn hống hay thuỷ ngân lỏng.
2.[TEX]Cu +HNO_3 [/TEX]tạo khí [TEX]NO[/TEX] hoá nâu trong kk.
3. dd [TEX]CuSO_4[/TEX] này có màu xanh lam. Lấy [TEX]CuSO_4[/TEX] cho vào từng dung dịch còn lại, dung dịch cho kết tủa là [TEX]NaOH[/TEX] ( cho [TEX]Cu(OH)_2 [/TEX]màu xanh), và [TEX]HgSO_4[/TEX] ít tan. 2 chất này, chất nào bị hòa tan trong [TEX]HNO_3 => Cu(OH)_2 =>[/TEX] nhận ra [TEX]NaOH, HgCl_2.[/TEX]
4. Lại lấy [TEX]Cu(OH)_2[/TEX] cho vào 2 dung dịch còn lại là NaNO_3 và HCl => bị hoà tan do HCl . Vậy nhận ra [TEX]HCl[/TEX] và [TEX]NaNO_3[/TEX]

Mình thấy còn rất nhiều cách nhận biết khác nhau nữa, mình nhẩm qua thấy nhiều nhiều/
 
L

long15

Chỉ dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch: NaNO3, HCl, NaOH, HgCl2, HNO3, CuSO4
mình cũng thử đưa ra 1 cách nè
cho Fe vào
có khí 0 màu là HCl
có khí màu nâu , hoặc không màu nhưng hóa nâu ngay ở không khí thì là HNO3
có dd màu xanh là HgCl2
không có ht là NaNO3 , NaOH

tiếp theo cho từ từ HCl cho dến dư vào 2 dd đang có thanh Fe trên
có khí màu nâu là NaNO3
1 lúc sau mới có khí 0 màu là NaOH

mình có đề mới nè
chỉ dùng 1 chất phân biệt AgNO3, Pb(NO3)2 , Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 , Na2CO3
bài này hay đấy
 
C

camdorac_likom

Dùng Kim loại [TEX]Cu[/TEX] nhá! Chắc bạn đang học thêm đến phần Cu đúng ko nhỉ?
Dùng Cu thì :
1. Cu đẩy [TEX]Hg[/TEX] ra khỏi muối [TEX]HgCl_2[/TEX] tạo hỗn hống hay thuỷ ngân lỏng.


Mình hỏi: hiện tượng của cái thí nghiệm này như thế nào vậy?
Và hình như các bạn công nhận ngay HNO3 đề bài cho là đặc nóng rồi hay sao ý; đề bài đâu có cho là loãng hay đặc
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

mình cũng thử đưa ra 1 cách nè
chỉ dùng 1 chất phân biệt AgNO3, Pb(NO3)2 , Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 , Na2CO3
bài này hay đấy
Mình dùng Cu được ko nhỉ:
Cu + 2AgNO3= Cu(NO3)2+ 2Ag (Cu tan dần xuất hiện kim loại màu bạc, dung dịch hoá xanh)
Cu+ Pb(NO3)2= Cu(NO3)2 + Pb ( Pb màu đen nhỉ:D)
Cu+ 2Fe(NO3)3= Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 ( Cu tan dần, dung dịch trong suốt màu xanh)

Cu ko tan trong 2 dung dịch còn lại
Nhận ra được Pb(NO3)2 rồi, cho Pb2+ tác dụng với 2 dung dịch còn lại, cho kết tủa là Na2CO3
Pb2+ + (CO3)2- = PbCO3

Đúng không vậy!:D

Thế nào mà chẳng tạo khí với HNO3 hở bác :D

Thủy ngân lỏng thì em nghĩ cũng dễ nhận ra mừ :D

À, thế cả HNO3 loãng lẫn đặc đều có tính oxi hoá à? Chắc tui nhầm với cả H2SO4:D
Nhưng mà lúc có thuỷ ngân lỏng trông nó thế nào? Mình chưa nhìn thấy bao giờ; ai tả hộ coi
 
Last edited by a moderator:
E

everlastingtb91

À, thế cả HNO3 loãng lẫn đặc đều có tính oxi hoá à? Chắc tui nhầm với cả H2SO4:D
Nhưng mà lúc có thuỷ ngân lỏng trông nó thế nào? Mình chưa nhìn thấy bao giờ; ai tả hộ coi

Bạn hình dung nó là 1 chất được coi là lỏng, sánh, có ánh kim luôn, trông rất đẹp, cầm vào thì bị "vô sinh", cái này hình như chỉ bị vô sinh ở nam giới thì phải? Khổ thân chúng ta :D;)
 
T

thanhai11t2

mọi nguoi thu làm bài này nha
o 820 độ C, hằng sô cân bằng của phản ứng phân huỷ CaCO3 là K= 0,2. Trong bình kín chân ko dung tích 22,4 l ở 820 độ C ta đưa 0,1 mol CaCO3 vào. Tính số mol mỗi chất khi cân bằng
 
L

long15

chỉ dùng 1 chất phân biệt AgNO3, Pb(NO3)2 , Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 , Na2CO3
bài này hay đấy
cách của camdorac cũng hay đấy mình có cách khac không biết mọi người nghĩ sao
cho NaBr vào các dd
có kt là AgNO3
có kt dạng keo là Pb(NO3)2
không có hiện tượng là Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 , Na2CO3
sao đó cho 3 chất còn lại vào nhau
cho kt màu đỏ nâu là Fe(NO3)3
cho kt màu trắng là Fe(NO3)2
có 2 pư đều cho kt là Na2CO3
Fe(NO3)3 + Na2CO3 thì tạoFe(OH)3


mọi nguoi thu làm bài này nha
o 820 độ C, hằng sô cân bằng của phản ứng phân huỷ CaCO3 là K= 0,2. Trong bình kín chân ko dung tích 22,4 l ở 820 độ C ta đưa 0,1 mol CaCO3 vào. Tính số mol mỗi chất khi cân bằng
bài này post nhầm chỗ rồi bạn ơi

các bạn ơi có ai còn bài nào hay về phần này post lên đi
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

cách của camdorac cũng hay đấy mình có cách khac không biết mọi người nghĩ sao
cho NaBr vào các dd
có kt là AgNO3
có kt dạng keo là Pb(NO3)2không có hiện tượng là Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 , Na2CO3
sao đó cho 3 chất còn lại vào nhau
cho kt màu đỏ nâu là Fe(NO3)2
cho kt màu trắng là Fe(NO3)3

có 2 pư đều cho kt là Na2CO3
Fe(NO3)3 + Na2CO3 thì tạoFe(OH)3
Mình hỏi cái chỗ kết tủa dạng keo phương trình thế nào thế? Và Cho kết tủa màu trắng thì phải là Fe2+ chứ, còn Fe3+ mới là nâu mà
 
T

thancuc_bg

Chỉ dùng 1 thuốc thử nhận biết các chất sau:[tex]Br^-,I^-,SO_4^{2-},Cl^-,Na^+,Ca^+,K^+[/tex]
-------------------------------------------------------
ko bít có sai đề ko?nhưng nhìn nó ko khó mờ
 
L

long15

Chỉ dùng 1 thuốc thử nhận biết các chất sau:[tex]Br^-,I^-,SO_4^{2-},Cl^-,Na^+,Ca^+,K^+[/tex]
-------------------------------------------------------
ko bít có sai đề ko?nhưng nhìn nó ko khó mờ
cho AgNO3 vào
3 ion [TEX]Br^-,I^-,Cl^-[/TEX] là nhận được rồi thì chắc không phải nói
còn Ag2(SO4) ít tan nên có thể nào ở dạng keo
sau đó cho ion [TEX]SO4_{2-}[/TEX] vào 3 ion còn lại
KT là Ca
còn Na và K thì đốt để phân biệt màu thì chắc không phải là thuốc thử hả

he he thế là nhận hết rồi nha

Mình hỏi cái chỗ kết tủa dạng keo phương trình thế nào thế? Và Cho kết tủa màu trắng thì phải là Fe2+ chứ, còn Fe3+ mới là nâu mà
PbBr là chất ít tan nên ở trong dd nó ở dạng keo mà
 
C

camdorac_likom

Chỉ dùng 1 thuốc thử nhận biết các chất sau:[tex]Br^-,I^-,SO_4^{2-},Cl^-,Na^+,Ca^+,K^+[/tex]
-------------------------------------------------------
ko bít có sai đề ko?nhưng nhìn nó ko khó mờ

phân biệt mấy cái halogenua X- kia thì chỉ có Ag+ => dựa vào màu sắc của kết tủa
(SO4)2- với Ca2+ chắc kết tủa với nhau , làm lạnh dung dịch là được
Vấn đề là Na+ và K+ thì khó quá nhỉ? MÌnh chỉ biết có mỗi cách dùng đũa platin rồi xem màu ngọn lửa thôi

PbBr là chất ít tan nên ở trong dd nó ở dạng keo mà
thấy thầy cô nói là ko nên động đến những chất ít tan( VĐ nhạy cảm:d)
Mà hình như tớ hơi yếu về cái khoản trông màu sắc, hình thù các chất nhỉ:(
 
Last edited by a moderator:
T

thanhai11t2

mọi nguoi lam bai này nha
Có 6 lọ bột mầu tương tụ nhau nhưng ko có nhãn:( Fe+FeO), Ag2O, MnO2, FeO, Fe3O4, CuO, chỉ đuoc dùng HCl hãy nhận bjt
nữa nè, mọi người tha hồ mà làm nha
Có 3 bình đung dd mất nhãn: bình A(KHCO3+K2CO3), bình B(KHCO3+K2SO4), bình C(K2CO3+K2SO4). Chi dùng BaCl2 và HCl hãy nhận biết
 
Top Bottom