Câu 1: Để thu được dung dịch HCl 30% cần lấy a gam dung dịch HCl 55% pha với b gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ a/b là:
A. 2/5.
B. 3/5.
C. 5/3.
D. 5/2.
Áp dụng phương pháp đường chéo ta có :
a/b=15/25=3/5 => B
Câu 2: Để pha được 100 ml dung dịch nước muối có nồng độ mol 0,5M cần lấy V ml dung dịch NaCl 2,5M. Giá trị của V là:
A. 80,0.
B. 75,0.
C. 25,0.
D. 20,0.
n NaCl =0,05 mol-> V =0,05/2,5=0,02 ml -> D
Câu 3: Hòa tan 10 gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49,0% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m là:
A. 6,67.
B. 7,35.
C. 13,61.
D. 20,0.
C% SO3 =98/ 80 .100% =122,5%
áp dụng pp đường chéo ta có : 10/m =29,4/44,1- > m =15 ??
Câu 4: Để thu được 100 gam dung dịch FeCl3 30% cần hòa tan a gam tinh thể FeCl3.6H2O vào b gam dung dịch FeCl3 10%. Giá trị của b là:
A. 22,2.
B. 40,0.
C. 60,0.
D. 77,8.
C% tinh thể = 60,07%
áp dụng pp đường chéo
a/b=20/30 -> 3a-2b =0
mà a+b=100 g
-> a=40
b=60
-> đáp án C
Câu 5: Một hỗn hợp gồm CO và CO2 ở điểu kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hidro là 18,2. Thành phần % về thể tích của CO2 trong hỗn hợp là:
A. 45,0%.
B. 47,5%.
C. 52,5%.
D. 55,0%.
n CO=a mol
n CO2=b mol
a+b=1
28a+44b=36,4
->a=0,45
b=0,55
-> D
Câu 6: Cần tren 2 thể tích metan với 1 thể tích hidrocacbon X để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với hidro bằng 15. X là:
A. C4H10.
B. C3H8.
C. C4H8.
D. C3H6.
cái đề này V phải = 2 chứ nhỉ
M hh khí =30
Áp dụng pp đường chéo ta có :
a V CH4 X-30
30
1 V X 14
14a=X-30
-> X=14a+30
mà a = 2 -> 14a +30 =58
-> C4h10
Câu 7: Một loti khí lò cốc (thành phần chính là CH4 và H2) có tỉ khối so với He là 1,725. Thể tích H2 có trong 200,0 ml khí lò cốc đó là:
A. 20,7 ml.
B. 179,3 ml.
C. 70,0 ml.
D. 130,0 ml.
M =6,9
1 lít khí lò cốc :a+b=1
áp dụng pp đường chéo được : a/b=9,1/4,9 -> 4,9a-9,1b=0
được a=0,65
b=0,35
1 lít khí lò cốc có : 0,35 lít H2
200 lít -> 70 ml
Câu 8: Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1M. Khối lượng các muối thu được trong dung dịch là:
A. 9,57 gam K2HPO4; 8,84 gam KH2PO4.
B. 10,44 gam K2HPO4; 12,72 gam K3PO4.
C. 10,24 gam K2HPO4; 13,50 gam KH2PO4.
D. 13,05 gam K2HPO4; 10,60 gam K3PO4.
n KOH=0,3 mol
n H3PO4=0,12
n K3PO4=a mol
n K2HPO4=b mol
-> n K =3a +2b=0,3
n PO4= a+b=0,12
->a=0,06
b=0,06
->Đáp án :B
Câu 9: Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Thành phần % số mol của MgCO3 trong hỗn hợp là:
A. 33,33%.
B. 45,55%.
C. 54,45%.
D. 66,67%.
gọi n CaCO3=a mol ,n MgCO3=b mol
-> 100a + 84b=2,84
a+b=0,03
->a=0,02
b=0,01
% n MgCO3=33,33%
->A
Câu 10: X là khoáng vật cuprit chứa 45% Cu2O. Y là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO. Cần trộn X và Y theo tỉ lệ khối lượng t = mx/my để được quặng C, mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất. Giá trị của t là:
A. 5/3.
B. 5/4.
C. 4/5.
D. 3/5.
%Cu/Cu2O=88,89%-> % Cu/X =40%
%Cu/CuO=80%-> %Cu/Y =56%
%Cu/C=50%
áp dụng pp đường chéo
mx/my=6/10=3/5
Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn 108 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 được chất rắn Y có khối lượng bằng 75,4% khối lượng của X. Khối lượng naHCO3 có trong X là:
A. 54,0 gam.
B. 27,0 gam.
C. 72,0 gam.
D. 36,0 gam.
m Y =81,432g
Na2CO3->Na2CO3
a-> a
2NaHCO3-to->Na2CO3 + CO2+ H2O
b-> 0,5b
m X =106a +84b=108g
m Y=106a +53b=81,432g
->b=0,857
-> m NaHCO3=72g
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 21,0 gam dây sắt trong không khí thu được 29, 4 gam hỗn hợp các oxit Fe2O3 và Fe3O4. Khối lượng Fe2O3 tạo thành là:
A. 12,0 gam.
B. 13,5 gam.
C. 16,5 gam.
D. 18,0 gam.
n Fe2O3=a
n Fe3O4=b
-> m hh=160a + 232b=29,4 g
n Fe=2a +3b=0,375
->a=0,075
b=0,075
m Fe2O3=0,075.160=12
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 15,68 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm 2 hidrocacbon thuộc cùng dãy dồng đẳng, có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC, thu được n CO2 / n H2O = 24/31. CTPT và % khối lượng tương ứng với các hidrocacbon lần lượt là:
A. C2H6 (28,57%) và C4H10 (71,43%).
B. C3H8 (78,57%) và C5H12 (21,43%).
C. C2H6 (17,14%) và C4H10 (82,86%).
D. C3H8 (69,14%) và C5H12 (30,86%).
Gọi CTTB là CnH2n+2
CnH2n +2 ->n CO2 + (n+1)H2O
0,7-> 0,7n-> 0,7n +0,7
->0,7n/(0,7n +0,7) =24/31-> n =3,4 -> CT : C4h10.C2H6
.....
đặt số mol -> n C2H6=0,2
n C4H10 =0,5
Câu 14: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được:
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
B. 0,12 mol FeSO4.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
D. 0,06 mol Fe2(SO4)3.
[TEX] 2Fe + 6 H_2SO_4 ->Fe_2(SO_4)_3 + 3SO_2 + 6 H_2O [/TEX]
0,1<-0,3-> 0,05
n Fe dư= 0,12-0,1=0,02 mol
Fe + Fe2(SO4)3->3FeSO4
0,02-> 0,02-> 0,06
dung dịch có : 0,06 mol FeSO4
0,03 mol Fe2(SO4)3
Câu 15: Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 45% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ m1/m2 là:
A. 1:2.
B. 1:3.
C. 2:1.
D. 3:1.
áp dụng pp đường chéo :
m1 g d d hCL 45% 10%
trộn với : 25%
m2 g d d hCl 15% 20%
-> m 1 / m 1=1/2
Câu 16: Để pha 500 ml dung dịch nước muối sinh lí (C = 0,9%) cần lấy V ml dung dịch NaCl 3%. Giá trị của V là:
A. 150.
B. 214,3.
C. 285,7.
D. 350.
áp dụng pp đường chéo :
V1 d d NaCL 3% 0,9%
0,9%
V2 lít H2O 0% 2,1%
->V1/V2=3/7
mà V1 + V2=500
-> V1=150
Câu 17: Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở đktc có tỉ khối hơi đối với hidro là 18. Thành phần % về thể tích O3 trong hỗn hợp là:
A. 15%.
B. 25%.
C. 20%.
D. 30%.
gọi n hh =1 mol
->a+b=1
m hh =32a +48b=36
->a=0,75
b=0,25
%V O3=25%
Câu 18: Số lít nước nguyên chất cần thêm vào 1 lít dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) để được dung dịch mới có nồng độ 10% là:
A. 14,192.
B. 15,192.
C. 16,192.
D. 17,192.
m d d =1,84.1000=1840g
-> m H2SO4=1840 .98% =1803,2 g
-> m d d mới =18032
-> m H2O =16192 g
-> V H2O =16,192
Câu 19: Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí ở đktc. Thành phần % số mol của MgCO3 trong hỗn hợp là:
A. 66,67%.
B. 54,45%.
C. 45,55%.
D. 33,33%.
gọi n CaCO3=a
n MgCO3=b
a+b=0,03
100a+84b=2,84
->a=0,02
b=0,01
% n MgCO3=33,33%
[/QUOTE]
mai lên làm tiếp.............................................................