GIẢI ĐÁP MÙA THI 2008

Status
Không mở trả lời sau này.
L

loveyouforever84

saobanglanhgia said:
:D Anh Thành vào chấm dứt chủ đề chất lưỡng tính thôi chứ nhỉ, cho chị Sonsi và các em học sinh cùng được rõ.
OK, cái này tranh cãi đúng là "chẳng ra gì" thật !

Có thể dừng vấn đề này ở đây được rồi !
Quả thực là tôi có sai lầm "nghiêm trọng" khi xem xét vấn đề này, xin trích bài viết của một member gửi cho tôi
(xin lỗi vì không có dấu)



"Sent To: LÊ PHẠM THÀNH
Tinh luong tinh

Theo wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/Amphoteric
Theo ban than em thi neu ta xet sau hon thi cac phan ung cua Al voi axit va bazo deu la Al(OH)3,
va chinh no da the hien tinh luong tinh chu khong phai Al dau, nhung ve hinh thuc co the coi Al co tinh luong tinh,

nen ca hai huong tranh cai khong ai sai ca :)
Chung minh:
2Al + 6H+ --- 2Al(3+) + 3H2
O day phai luu y la Al KHONG HE NHAN proton(hay cho cap e theo Lewis),
nen khong the coi la bazo trong truong hop nay
Tuong tu cho phan ung voi bazo sau day
2Al + 2NaOH + 3H2O --- 2Na[Al(OH)4]
O day Al KHONG HE CHO proton (hay nhan cap e theo Lewis) nen khong the coi la axit trong truong hop nay
Vi the neu xet ban than Al thi no khong phai la chat luong tinh. Nhu ta da biet trung gian
cua cac phan ung nay la qua trinh 2Al + 6H2O = 2Al(OH)3 + 3H2 .
Chinh Al(OH)3 moi la chat luong tinh thu thiet ^^

Do la cach nhin nhan cua ban than em khi di sau vao van de luong tinh nay. Va ta

co the coi Al la mot KL luong tinh ve mat hinh thuc (theo dinh nghia cua wiki)

Mong rang anh thoa man voi cac cach giai thich nay
Than men
Shindo"


Tóm lại "Al không có tính lưỡng tính, nói Al lưỡng tính thực chất là nói oxit và hiđroxit của nó.
Chính xác phải nói là Al là kim loại có oxit và hiđroxit lưỡng tính"
Còn các phản ứng trên của Al thực chất là các phản ứng OXH - khử,
chứ bản thân Al không thể hiện tính axit hay bazơ ! Nếu Al3+ thì mới có tính axit :
Al3+ + H2O <==> Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O <==> Al(OH)2+ + H+

Tương tự khi ta xét với các kim loại khác !
Rất xin lỗi các bạn và các em về sự nhầm lẫn đáng tiếc này !
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
S

saobanglanhgia

:D Ngoài vấn đề "Al là kim loại có tính lưỡng tính" đã được chứng minh là sai. Anh Thành cũng nên đính chính lại thông tin về tính lưỡng tính của các muối amoni nữa nhé ^^ coi như giải quyết trọn vẹn vấn đề này luôn nhé.

To all: "Như vậy là khi hiểu một khái niệm, một thuật ngữ thì chúng ta phải tìm hiểu, giải thích đến tận cùng của vấn đề mới biết được bản chất của khái niệm đó".
Đối với kiến thức, nếu chỉ nghe nói, chỉ đọc và ghi nhận từ trong sách vở thì mới chỉ là "biết", chỉ khi nào hiểu tường tận, cặn kẽ gốc rễ, bản chất của vấn đề đó và có thể vận dụng, lý giải nó để giải thích các vấn đề có liên quan, thì ta mới thực sự "hiểu". Người ta vẫn thường hay dùng từ "hiểu biết" nhưng quá trình nhận thức thì ngược lại, từ "biết" đến "hiểu".
Từ "biết" đến "hiểu" là một chặng đường rất dài, và các em cần cố gắng đạt được chữ "hiểu" ấy nhé, "hiểu biết" hình thành nên tri thức.

^^ Chúc các em học thật tốt!
 
S

sonsi

loveyouforever84 said:
1) Al tác dụng được với HCl và NaOH.
Theo thuyết axit - bazơ của Bronsted - Lowry đối với dung môi H2O thì
"axit là chất có khả năng nhường proton, bazơ là chất có khả năng nhận proton"
và "chất lưỡng tính là chất có khả năng phản ứng với cả axit và bazơ"
=> Al có tính lưỡng tính !
- Nhôm tác dụng được với HCl, đúng, nhưng là phản ứng oxi hóa khử, không phải là phản ứng cho nhận proton ---> Al không đóng vai trò là bazo trong phản ứng này.

- Al không phản ứng với NaOH mà Al(OH)3 phản ứng với NaOH. Ban đầu Al phản ứng với nước tạo thành Al(OH)3, do có kiềm nên Al(OH)3 bị hòa tan, do đó, Al mới bị tan tiếp trong nước.
SGK Hóa 12 trang 129 nói rõ đấy ---> Phản ứng vẫn viết Al + NaOH ---> NaAlO2 + H2 chỉ là phản ứng tổng hợp của 2 phản ứng khác mà thôi
---> Al càng không thể là axit trong phản ứng này.
---> Al làm sao mà lưỡng tính được?
 
S

sonsi

loveyouforever84 said:
3) Tài liệu "TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC CÁC CHẤT VÔ CƠ",
Tác giả : R.A.LIĐIN, V.A.MOLOSCO, L.L.ANĐREEVA
Người dịch : Lê Kim Long, Hoàng Nhuận; Người hiệu đính : GS.TS Hoàng Nhâm (KHTN)
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 06/2001

Trang 107, phần Al có ghi : "...Kim loại nhẹ, trắng, dẻo. Bị thụ động hóa ở trong nước, axit nitric đặc
và dung dịch kali đicromat vì tạo nên màng oxit bền; kim loại đã hỗn hống hóa phản ứng với nước.
Có khả năng phản ứng, chất khử mạnh. Thể hiện lưỡng tính : phản ứng với axit loãng, kiềm loãng..."
Như đã nói ở trên, Al không phản ứng với kiềm.
 
S

sonsi

loveyouforever84 said:
4) Ngay cả các nhà khoa học cũng nói rằng Al là kim loại lưỡng tính :

"Nhưng khi có một tác động của ăn mòn kim loại do môi trường quá axít hay quá bazơ
vì nhôm là kim loại lưỡng tính, Al2O3 bị phân huỷ.
Ion nhôm 3+ rất độc, đi vào máu vào cơ thể và tác động lên hệ thần kinh thực sự," TS. Bá nói.

http://vietnamnet.vn/khoahoc/2007/10/750484/
Đây là 1 bài phỏng vấn, thông tin có thể sai lệch, nhưng thậm chí tận tai tôi nghe thấy GS nói Al là kim loại lưỡng tính tôi cũng thấy buồn cười.
Không có khái niệm nào là nguyên tố lưỡng tính, càng không thể là kim loại lưỡng tính, đã kim loại rồi sao lưỡng tính được? Chỉ có 3 loại nguyên tố là kim loại, phi kim và khí hiếm mà thôi.
 
S

sonsi

loveyouforever84 said:
5) Một member bên Olympia.vn :
Nhôm là kim loại lưỡng tính, nó phản ứng với NaOH theo phản ứng:
Al + NaOH + H2O -----> NaAlO2 + 1,5H2
Cho thể tích H2 để tính được số mol nhôm ==> khối lượng nhôm đấy em à big grin
Đừng viết tắt chữ "đuợc" thành "được" nhé, lần sau anh xoá à

http://64.233.183.104/search?q=cach...h"&hl=vi&ct=clnk&cd=12&gl=vn&client=firefox-a
Phản ứng trên là phản ứng tổng hợp của 2 phản ứng sau đây:
2Al + 6H2O ---> 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH ---> NaAlO2 + 2H2O
 
S

sonsi

tranhoanganh said:
sonsi said:
Xin mời anh em cùng phân tích câu này, nghe có vẻ dễ nhưng chắc không ít người nhầm:

Cho một mẩu natri kim loại vào dung dịch NH4NO3. Ta thấy
A. không có hiện tượng xảy ra.
B. natri tan ra, có khí có mùi khai thoát ra, tạo dung dịch trong suốt.
C. natri tan ra, có khí không mùi thoát ra, tạo dung dịch trong suốt.
D. natri tan ra, lúc đầu thoát khí không mùi sau thoát khí có mùi khai .
em chọn D
Rất tiếc, đây không phải là đáp án đúng!
 
S

sonsi

Câu hỏi của bạn: free_sky108@yahoo.com

Amin có liên kết hiđro không?

Tôi xin được trả lời như sau: Amin mà còn nguyên tử H liên kết với N thì có liên kết hiđro (amin bậc 1, 2)
 
S

sonsi

Lời giải và lí do loại bỏ từng phương án sai cho đề thi ĐH 2007, khối A: http://hocmai.vn/mod/quiz/view.php?id=6462http://hocmai.vn/mod/quiz/view.php?id=6463
Khối B: http://hocmai.vn/mod/quiz/view.php?id=6464http://hocmai.vn/mod/quiz/view.php?id=6465
Hi vọng nhận được sự góp ý của thành viên để có được những lời giải nhanh và hay hơn, với mục đích giúp các sĩ tử năm nay nhạy bén hơn trong việc chọn đáp án đúng, loại bỏ đáp án sai.
Với 1 đề thi có đến 25 câu bài tập mà chỉ làm trong 90' thì quả là khó khăn!
 
L

loveyouforever84

saobanglanhgia said:
Anh Thành cũng nên đính chính lại thông tin về tính lưỡng tính của các muối amoni nữa nhé ^^ coi như giải quyết trọn vẹn vấn đề này luôn nhé.
Vấn đề này tôi vẫn giữ nguyên quan điểm cũ.
Tuy nhiên, có vấn đề là trong đề thi Đại học năm 2007 khối A, đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho rằng (NH4)2CO3 là chất lưỡng tính !
=> Khi đi thi các em đành phải theo quan điểm của Bộ vậy !
 
C

cuongco121

cao su thiên nhiên là polime của isopren trong đó các mắc xích của isopren
A. đều có cấu hình cis
C.Cis tran theo tỉ lệ 1:1
D.cistran theo tỉ lệ 2:1
(giải thích giúp em , cảm ơn nhiều ạ)
 
S

saobanglanhgia

loveyouforever84 said:
saobanglanhgia said:
Anh Thành cũng nên đính chính lại thông tin về tính lưỡng tính của các muối amoni nữa nhé ^^ coi như giải quyết trọn vẹn vấn đề này luôn nhé.
Vấn đề này tôi vẫn giữ nguyên quan điểm cũ.
Tuy nhiên, có vấn đề là trong đề thi Đại học năm 2007 khối A, đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho rằng (NH4)2CO3 là chất lưỡng tính !
=> Khi đi thi các em đành phải theo quan điểm của Bộ vậy !

:)) nếu tôi tiếp tục tranh luận về vấn đề này thì mọi người sẽ cho là tôi có ác ý với anh mất. Tạm thời thôi vậy nhé :D

cao su thiên nhiên là polime của isopren trong đó các mắc xích của isopren
A. đều có cấu hình cis
C.Cis tran theo tỉ lệ 1:1
D.cistran theo tỉ lệ 2:1

Đáp án là A, tất cả đều có cấu hình cis.
Có lẽ là để thi ĐH thì em biết đến vậy cũng là nhiều rồi, còn tìm hiểu sâu hơn thì phải dành cho học sinh chuyên
 
C

cuongco121

saobanglanhgia said:
loveyouforever84 said:
saobanglanhgia said:
Anh Thành cũng nên đính chính lại thông tin về tính lưỡng tính của các muối amoni nữa nhé ^^ coi như giải quyết trọn vẹn vấn đề này luôn nhé.
Vấn đề này tôi vẫn giữ nguyên quan điểm cũ.
Tuy nhiên, có vấn đề là trong đề thi Đại học năm 2007 khối A, đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn cho rằng (NH4)2CO3 là chất lưỡng tính !
=> Khi đi thi các em đành phải theo quan điểm của Bộ vậy !

:)) nếu tôi tiếp tục tranh luận về vấn đề này thì mọi người sẽ cho là tôi có ác ý với anh mất. Tạm thời thôi vậy nhé :D

cao su thiên nhiên là polime của isopren trong đó các mắc xích của isopren
A. đều có cấu hình cis
C.Cis tran theo tỉ lệ 1:1
D.cistran theo tỉ lệ 2:1

Đáp án là A, tất cả đều có cấu hình cis.
Có lẽ là để thi ĐH thì em biết đến vậy cũng là nhiều rồi, còn tìm hiểu sâu hơn thì phải dành cho học sinh chuyên
cảm ơn thầy nhièu, em có câu hoỉ:
bezen và strỷen cái nào có nhân âm điện hơn ahj :D
 
L

lehoanganh007

các anh thật mất đoàn kết
Al là kim loại lưỡng tính theo chương trình SGK và thi ĐH
phục vụ cho thi đại học
Còn ai đã chứng minh Al ko phải kim loại lưỡng tính thì cái đó chưa dc công bố cơ mà
và cái này vượt qua chương trình cần để thi ĐH
SGK ấn hành thế nào thì cứ như thế ấy
... hờ hờ kể mà em còn í định thi khoa hóa ĐH KHTN thì 6 năm nữa về phân giải cho 2 anh
nhưng em thi kiến trúc mất oy
mới lại các anh là thầy giáo kiến thức để truyền thụ cho HS chứ ko phải để cãi nhau
Thật tình , thầy giáo mà ko nhận ra điều đó sao
tuổi tre bồng bột:))
 
S

saobanglanhgia

lehoanganh007 said:
các anh thật mất đoàn kết
Al là kim loại lưỡng tính theo chương trình SGK và thi ĐH
phục vụ cho thi đại học
Còn ai đã chứng minh Al ko phải kim loại lưỡng tính thì cái đó chưa dc công bố cơ mà
và cái này vượt qua chương trình cần để thi ĐH
SGK ấn hành thế nào thì cứ như thế ấy
... hờ hờ kể mà em còn í định thi khoa hóa ĐH KHTN thì 6 năm nữa về phân giải cho 2 anh
nhưng em thi kiến trúc mất oy
mới lại các anh là thầy giáo kiến thức để truyền thụ cho HS chứ ko phải để cãi nhau
Thật tình , thầy giáo mà ko nhận ra điều đó sao
tuổi tre bồng bột:))

=)) ăn nói linh tinh, chú thử trích dẫn xem đoạn nào trong SGK kêu Al là kim loại lưỡng tính. Đọc cho kỹ những phân tích của anh trong blog rồi hẵng kết luận nhé, cứ đọc lướt qua ở ngoài thì làm sao mà hiểu. Đâu phải ngẫu nhiên mà anh khẳng định Al không phải kim loại lưỡng tính, và đâu phải ngẫu nhiên mà anh Thành phải thừa nhận sai lầm sau khi đọc phân tích của anh.
http://blog.360.yahoo.com/blog-xqI6JlYncKj8AtNZLm9wyH3bJA--?cq=1&p=262

Đọc cho kỹ nhé!
 
L

lehoanganh007

saobanglanhgia said:
lehoanganh007 said:
các anh thật mất đoàn kết
Al là kim loại lưỡng tính theo chương trình SGK và thi ĐH
phục vụ cho thi đại học
Còn ai đã chứng minh Al ko phải kim loại lưỡng tính thì cái đó chưa dc công bố cơ mà
và cái này vượt qua chương trình cần để thi ĐH
SGK ấn hành thế nào thì cứ như thế ấy
... hờ hờ kể mà em còn í định thi khoa hóa ĐH KHTN thì 6 năm nữa về phân giải cho 2 anh
nhưng em thi kiến trúc mất oy
mới lại các anh là thầy giáo kiến thức để truyền thụ cho HS chứ ko phải để cãi nhau
Thật tình , thầy giáo mà ko nhận ra điều đó sao
tuổi tre bồng bột:))

=)) ăn nói linh tinh, chú thử trích dẫn xem đoạn nào trong SGK kêu Al là kim loại lưỡng tính. Đọc cho kỹ những phân tích của anh trong blog rồi hẵng kết luận nhé, cứ đọc lướt qua ở ngoài thì làm sao mà hiểu. Đâu phải ngẫu nhiên mà anh khẳng định Al không phải kim loại lưỡng tính, và đâu phải ngẫu nhiên mà anh Thành phải thừa nhận sai lầm sau khi đọc phân tích của anh.
http://blog.360.yahoo.com/blog-xqI6JlYncKj8AtNZLm9wyH3bJA--?cq=1&p=262

Đọc cho kỹ nhé!
giời ơi khổ thế đây
em đã out di ngủ rùi
nhưng nghĩ lại phát hiẹn mình nói nhầm
thế là phải onl đính chính lại
Al ko phải là kim loại lưỡng tính , Al là kim loại và kim loại chỉ có 1 tính chất chung đó là tính khử ( M -ne --> Mn+ ) , chỉ có Oxit nhôm : Al2O3 , Hiđoxit nhôm : Al(OH)3 mới là chất lưỡng tính
rất sorry anh sao béo ^^
 
L

loveyouforever84

sonsi said:
Bài giảng Bổ trợ kiến thức của VTV2 đài truyền hình Việt Nam cũng sai! Hãy xem và cùng trao đổi, phút thứ 24 trở đi: http://hocmai.vn/mod/scorm/view.php?id=15167
Đề bài sai !
Để thực hiện được yêu cầu của đề bài <=> số mol Mg phản ứng là 0,23/2 = 0,105 (vô lí vì thực tế chỉ có thể có 0,1 mol Mg phản ứng để chất tan MgCl2 là duy nhất !)
=> Sai !
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom