GIẢI ĐÁP MÙA THI 2008

Status
Không mở trả lời sau này.
L

loveyouforever84

hocmai.hoahoc3 said:
ví dụ như trường hợp của em (NH4)2CO3 vừa có thể tác dụng với axit vừa có thể tác dụng với bazo vậy nó là chất lưỡng tính rồi.

(NH4)2CO3 + 2HCl -> 2NH4Cl + H2O + CO2 (HCl đóng vai trò axit còn (NH4)2CO3 đóng vai trò bazơ)

(NH4)2CO3 + 2NaOH -> 2NH3 + 2H2O + Na2CO3 (NaOH đóng vai trò bazo còn (NH4)2CO3 đóng vai trò là axit)
Cái này thì chưa hẳn đâu. Cần chú ý khái niệm chất.
Nên hiểu đúng là (NH4)2CO3 là "có tính lưỡng tính" chứ không phải "chất lưỡng tính"

hocmai.hoahoc3 said:
Còn đối với thuyết axit bazo của bronstet chỉ dùng trong dung dịch, không giải thích được trong các môi trường khác, thuyết electron của Areniut dùng được rất nhiều nhưng lại quá rộng đối với các em.
Cái này phải là Lewis chứ nhỉ !
Chúng ta có tất cả 3 thuyết (chủ yếu) :
+) Thuyết Arrhenius : dùng trong trung học cơ sở, thuyêt này hẹp
+) Thuyết Bronsted - Lowry : phổ biến, dùng cho các dung môi H2O (quan trọng nhất) và khác H2O (ví dụ NH3).
Ưu điểm : giải quyết tốt các vấn đề axit - bazơ trong các dung môi, đặc biệt và H2O. Đồng thời có tính định lượng nên việc tiếp thu là trực quan.
Khó khăn : Không giải quyết được tính axit - bazơ của các phản ứng không xảy ra trong dung môi (non solvent),
VD : NH3(k) + HCl(k) ---> NH4Cl(k)


+) Thuyết Lewis : cái này bao quát nhất, dùng được cho cả trường hợp phản ứng trong dung môi và không có dung môi.
Nhược điểm là thuyết này quá rông và không định lựong, nên khó khăn trong việc hiểu !


hocmai.hoahoc3 said:
Tôi muốn hỏi mọi người thêm cụm từ "lưỡng tính" dùng cho chất vừa có tính axit vừa có tính bazo. Vậy nó có thể dùng cho những chất mang tính chất khác hay không?
Cái này tùy theo cách hiểu hay quan niệm về vấn đề mình đang xem xét !
Ví dụ : lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng, ...
 
S

sonsi

Lưỡng tính chính là khái niệm dùng để chỉ 1 thứ mang 2 tính chất khác nhau, có khi trái ngược nhau.
 
S

saobanglanhgia

loveyouforever84 said:
Cái này thì chưa hẳn đâu. Cần chú ý khái niệm chất.
Nên hiểu đúng là (NH4)2CO3 là "có tính lưỡng tính" chứ không phải "chất lưỡng tính"

:)) thế theo anh Thành thì (NH4)2CO3 là cái gì "lưỡng tính" nếu ko phải là "Chất lưỡng tính"
anh đọc lại bài của tôi đi, nên nhớ rằng: tính chất của 1 chất có 1 phần quan trọng là do tính chất của các ion trong chất đó tạo ra.
 
S

sonsi

Xin mời anh em cùng phân tích câu này, nghe có vẻ dễ nhưng chắc không ít người nhầm:

Cho một mẩu natri kim loại vào dung dịch NH4NO3. Ta thấy
A. không có hiện tượng xảy ra.
B. natri tan ra, có khí có mùi khai thoát ra, tạo dung dịch trong suốt.
C. natri tan ra, có khí không mùi thoát ra, tạo dung dịch trong suốt.
D. natri tan ra, lúc đầu thoát khí không mùi sau thoát khí có mùi khai .
 
T

tranhoanganh

sonsi said:
Xin mời anh em cùng phân tích câu này, nghe có vẻ dễ nhưng chắc không ít người nhầm:

Cho một mẩu natri kim loại vào dung dịch NH4NO3. Ta thấy
A. không có hiện tượng xảy ra.
B. natri tan ra, có khí có mùi khai thoát ra, tạo dung dịch trong suốt.
C. natri tan ra, có khí không mùi thoát ra, tạo dung dịch trong suốt.
D. natri tan ra, lúc đầu thoát khí không mùi sau thoát khí có mùi khai .
em chọn D
 
S

saobanglanhgia

saobanglanhgia said:

:D Entry này vẫn đang được thảo luận tích cực tại blog của anh, các bạn và các em có thể theo dõi để thu nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Ngoài ra có thể tham khảo thêm về acid - base - lưỡng tính trong tài liệu duới đây:

http://www2.hcmut.edu.vn/~minhhuong/HOA VO CO/HVC AX-BAZ 29.9.05.pdf
 
S

saobanglanhgia

:) anh Thành có vẻ hớn hở thế.


:D Entry này vẫn đang được thảo luận tích cực tại blog của anh, các bạn và các em có thể theo dõi để thu nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Ngoài ra có thể tham khảo thêm về acid - base - lưỡng tính trong tài liệu duới đây:

http://www2.hcmut.edu.vn/~minhhuong/HOA VO CO/HVC AX-BAZ 29.9.05.pdf

Link vẫn sống các em có thể down về xem.

Al là một nguyên tố lưỡng tính điển hình ,có thể tạo thành cả phức anion và cation: ([Al(H2O)6]3+, [AlF6]3-, [Al(OH)4(H2O)2]-,…

Nói Al "là một nguyên tố lưỡng tính" thì cần phải phân biệt rõ mối quan hệ giữa nguyên tố - nguyên tử - phân tử - chất. Tự câu "nguyên tố ..." chưa có nhiều ý nghĩa. Oxit, hidroxit của Al là lưỡng tính thì cũng có thể nói "Al là một nguyên tố lưỡng tính", câu đó không có gì sai cả, nhưng không có nghĩa là nguyên tử Al (đại diện cho kim loại Al) có tính lưỡng tính.
Trong tài liệu anh Thành đưa ra không hề có câu nào nói kim loại hay nguyên tử Al là lưỡng tính.
Câu "Al là nguyên tố lưỡng tính" chỉ là câu mở đầu để tác giả giới thiệu tính lưỡng tính của oxit Al và hidroxit Al ở phần liền ngay dưới đó.


(Trích nguyên văn từ link trên, cùng tác giả)

Cái này là không chính xác rồi, câu "Al là một nguyên tố lưỡng tính" là trích từ tiểu luận của một sinh viên tên là Trịnh Xuân Lê thực hiện, chứ không phải là tài liệu chính thức của TS. Trần Minh Hương.


Để hiểu rõ hơn tại sao Al không thể là lưỡng tính. Xin mời anh Thành và các em ghé qua xem Entry mới nhất trong Blog của tôi:
http://blog.360.yahoo.com/blog-xqI6JlYncKj8AtNZLm9wyH3bJA--?cq=1&p=262
 
L

loveyouforever84

Căn cứ vào những tài liệu sau, Thầy đã khẳng định rằng Al có "tính lưỡng tính" :

1) Al tác dụng được với HCl và NaOH.
Theo thuyết axit - bazơ của Bronsted - Lowry đối với dung môi H2O thì
"axit là chất có khả năng nhường proton, bazơ là chất có khả năng nhận proton"
và "chất lưỡng tính là chất có khả năng phản ứng với cả axit và bazơ"
=> Al có tính lưỡng tính !

2) Bài viết của Thầy PHAN TRỌNG QUÝ, đăng trên báo TUỔI TRẺ
(có nêu ý kiến của PGS. TS. Nguyễn Đức Vận, một chuyên gia về Hóa Vô Cơ)
http://www2.thanhnien.com.vn/Ykien/2007/7/8/199976.tno

3) Tài liệu "TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC CÁC CHẤT VÔ CƠ",
Tác giả : R.A.LIĐIN, V.A.MOLOSCO, L.L.ANĐREEVA
Người dịch : Lê Kim Long, Hoàng Nhuận; Người hiệu đính : GS.TS Hoàng Nhâm (KHTN)
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 06/2001

Trang 107, phần Al có ghi : "...Kim loại nhẹ, trắng, dẻo. Bị thụ động hóa ở trong nước, axit nitric đặc
và dung dịch kali đicromat vì tạo nên màng oxit bền; kim loại đã hỗn hống hóa phản ứng với nước.
Có khả năng phản ứng, chất khử mạnh. Thể hiện lưỡng tính : phản ứng với axit loãng, kiềm loãng..."

4) Ngay cả các nhà khoa học cũng nói rằng Al là kim loại lưỡng tính :

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường
- ĐH Công nghệ TP.HCM, trong cuộc sống thường gặp phải các đồ dùng nhôm có pha lẫn với tạp chất.
Nhôm nguyên nhất chỉ có trong phòng thí nghiệm hay trong những nơi bảo quản với chế độ đặc biệt.

Có thể gây độc với lượng rất thấp

Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu xám bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng ôxi hóa
(Al2O3) tạo thành rất nhanh khi nhôm để trần ngoài không khí. Lớp oxy hoá đó bảo vệ nhôm
phía trong không tiếp tục bị oxy hóa, nên an toàn đối với người sử dụng.

"Nhưng khi có một tác động của ăn mòn kim loại do môi trường quá axít hay quá bazơ
vì nhôm là kim loại lưỡng tính, Al2O3 bị phân huỷ.
Ion nhôm 3+ rất độc, đi vào máu vào cơ thể và tác động lên hệ thần kinh thực sự," TS. Bá nói.

http://vietnamnet.vn/khoahoc/2007/10/750484/

5) Một member bên Olympia.vn :
Nhôm là kim loại lưỡng tính, nó phản ứng với NaOH theo phản ứng:
Al + NaOH + H2O -----> NaAlO2 + 1,5H2
Cho thể tích H2 để tính được số mol nhôm ==> khối lượng nhôm đấy em à big grin
Đừng viết tắt chữ "đuợc" thành "được" nhé, lần sau anh xoá à

http://64.233.183.104/search?q=cach...h"&hl=vi&ct=clnk&cd=12&gl=vn&client=firefox-a

Ý kiến của các bạn khác thế nào ?
 
S

saobanglanhgia

loveyouforever84 said:
Căn cứ vào những tài liệu sau, Thầy đã khẳng định rằng Al có "tính lưỡng tính" :

1) Al tác dụng được với HCl và NaOH.
Theo thuyết axit - bazơ của Bronsted - Lowry đối với dung môi H2O thì
"axit là chất có khả năng nhường proton, bazơ là chất có khả năng nhận proton"
=> Al có tính lưỡng tính !

Al + HCl ---> AlCL3 + H2
Al + NaOH + H2O ---> NaAlO2 + H2

Xin hỏi trong 2 phản ứng này, phản ứng nào Al nhận proton và phản ứng nào Al cho proton ạ ;;)
 
S

saobanglanhgia

:D sáng mai bảo vệ nhưng đêm nay vẫn có hứng thú hầu chuyện anh Thành, hehe
Al + HCl ---> AlCL3 + H2
Al + NaOH + H2O ---> NaAlO2 + H2

Xin hỏi trong 2 phản ứng này, phản ứng nào Al nhận proton và phản ứng nào Al cho proton ạ ;;)

Mời anh Thành!
 
L

loveyouforever84

loveyouforever84 said:
Căn cứ vào những tài liệu sau, Thầy đã khẳng định rằng Al có "tính lưỡng tính" :

1) Al tác dụng được với HCl và NaOH.
Theo thuyết axit - bazơ của Bronsted - Lowry đối với dung môi H2O thì
"axit là chất có khả năng nhường proton, bazơ là chất có khả năng nhận proton"
"chất lưỡng tính là chất có khả năng phản ứng với cả axit và bazơ"
=> Al có tính lưỡng tính !


2) Bài viết của Thầy PHAN TRỌNG QUÝ, đăng trên báo TUỔI TRẺ
(có nêu ý kiến của PGS. TS. Nguyễn Đức Vận, một chuyên gia về Hóa Vô Cơ)
http://www2.thanhnien.com.vn/Ykien/2007/7/8/199976.tno

3) Tài liệu "TÍNH CHẤT LÝ HÓA HỌC CÁC CHẤT VÔ CƠ",
Tác giả : R.A.LIĐIN, V.A.MOLOSCO, L.L.ANĐREEVA
Người dịch : Lê Kim Long, Hoàng Nhuận; Người hiệu đính : GS.TS Hoàng Nhâm (KHTN)
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 06/2001

Trang 107, phần Al có ghi : "...Kim loại nhẹ, trắng, dẻo. Bị thụ động hóa ở trong nước, axit nitric đặc
và dung dịch kali đicromat vì tạo nên màng oxit bền; kim loại đã hỗn hống hóa phản ứng với nước.
Có khả năng phản ứng, chất khử mạnh. Thể hiện lưỡng tính : phản ứng với axit loãng, kiềm loãng..."

4) Ngay cả các nhà khoa học cũng nói rằng Al là kim loại lưỡng tính :

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường
- ĐH Công nghệ TP.HCM, trong cuộc sống thường gặp phải các đồ dùng nhôm có pha lẫn với tạp chất.
Nhôm nguyên nhất chỉ có trong phòng thí nghiệm hay trong những nơi bảo quản với chế độ đặc biệt.

Có thể gây độc với lượng rất thấp

Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu xám bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng ôxi hóa
(Al2O3) tạo thành rất nhanh khi nhôm để trần ngoài không khí. Lớp oxy hoá đó bảo vệ nhôm
phía trong không tiếp tục bị oxy hóa, nên an toàn đối với người sử dụng.

"Nhưng khi có một tác động của ăn mòn kim loại do môi trường quá axít hay quá bazơ
vì nhôm là kim loại lưỡng tính, Al2O3 bị phân huỷ.
Ion nhôm 3+ rất độc, đi vào máu vào cơ thể và tác động lên hệ thần kinh thực sự," TS. Bá nói.

http://vietnamnet.vn/khoahoc/2007/10/750484/

5) Một member bên Olympia.vn :
Nhôm là kim loại lưỡng tính, nó phản ứng với NaOH theo phản ứng:
Al + NaOH + H2O -----> NaAlO2 + 1,5H2
Cho thể tích H2 để tính được số mol nhôm ==> khối lượng nhôm đấy em à big grin
Đừng viết tắt chữ "đuợc" thành "được" nhé, lần sau anh xoá à

http://64.233.183.104/search?q=cach...h"&hl=vi&ct=clnk&cd=12&gl=vn&client=firefox-a

Ý kiến của các bạn khác thế nào ?
 
S

saobanglanhgia

loveyouforever84 said:
saobanglanhgia said:
:D sáng mai bảo vệ nhưng đêm nay vẫn có hứng thú hầu chuyện anh Thành, hehe
Al + HCl ---> AlCL3 + H2
Al + NaOH + H2O ---> NaAlO2 + H2

Xin hỏi trong 2 phản ứng này, phản ứng nào Al nhận proton và phản ứng nào Al cho proton ạ ;;)

Mời anh Thành!
Thế thì để tối mai đi ! 23h, OK ?

:)) ông anh lịch sự quá, để đến mai thì sáng mai em làm sao yên tâm bảo vệ. cứ trình bày đi
 
S

saobanglanhgia

:D Chưa có cái nào có thể trả lời được câu hỏi em đặt ra.
Al + HCl ---> AlCL3 + H2
Al + NaOH + H2O ---> NaAlO2 + H2

Xin hỏi trong 2 phản ứng này, phản ứng nào Al nhận proton và phản ứng nào Al cho proton ạ
;;)

Muốn hiểu một thuật ngữ thì phải nghe giải thích đến tận cùng của vấn đề mới biết được bản chất của nó.
Anh Thành và mọi người có thể vào blog để đọc Entry của tôi.
Còn nếu cần căn cứ thì trên mạng có vô số:

http://www.toanthpt.net/forums/showthread.php?t=7935


http://www.chem.hcmuns.edu.vn/chemus/showthread.php?t=3871


http://hoahoc.org/forum/la-thuyet_vo-co/3157-so-luoc-ve-ba-zo.html
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=22944
http://forum.hocmai.vn/ntopic9426.php&sid=d6dcefa68b1130d7e917b6d55d11e16a

Trong đó rất đáng chú ý là ý kiến này:

http://www.h2vn.com/community/index.php?topic=2903.msg31686

Các bạn hiểu gì về từ "tính" trong hóa học? Tính nghĩa là tính axit - bazo, tức là thể hiện sự cho nhận proton, vậy có kim loại nào có khả năng cho nhận proton không? Như vậy dùng từ "kim loại lưỡng tính" là sai hoàn toàn bản chất! Một số sách vẫn dùng từ này có thể do lỗi biên soạn, đánh máy (để cho nhanh đã bớt chữ: có hidroxit). Nhưng dù do lỗi gì, chẳng lẽ biết sai mà vẫn theo sao? Định trung thành tuyệt đối với sách à? Không nên, vì sách cũng do con người làm ra để cho con người học, cả người làm và người học đều không tránh khỏi sai lầm, nhưng không sao, mỗi người chỉ cần loại bỏ dần những chỗ đó thì sẽ trở nên hoàn thiện hơn



http://www.h2vn.com/community/index.php?topic=635.msg41611

Kim loại lưỡng tính là từ gọi tắt của kim loại có hidroxit lưỡng tính, đó là những hidroxit vừa tan trong axit, vừa tan trong kiềm. "Kim loại lưỡng tính" là ngôn ngữ nói, người nghe cần hiểu bản chất của nó.

:) trước khi viết bài về vấn đề này đúng là tôi hơi cảm tính, chỉ dựa vào suy luận logic và kiến thức vốn có của mình mà ko hề tìm kiếm thêm tư liệu gì, nhưng vì anh Thành có vẻ thích trích dẫn nên cũng xin góp sức tìm vài thứ trên Google.
 
S

saobanglanhgia

:D Anh Thành vào chấm dứt chủ đề chất lưỡng tính thôi chứ nhỉ, cho chị Sonsi và các em học sinh cùng được rõ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom