GIẢI ĐÁP MÙA THI 2008

Status
Không mở trả lời sau này.
L

loveyouforever84

tranhoanganh said:
ko fải,chị hok hỉu í em,em mún nói đến ion như H2PO4-,...
còn những ion như [Zn(OH)]+,[Al(OH)2]+ là ion bazơ
[Zn(H2O)]2+, [Al(H2O)3]3+ là ion axit
em xđ thía đúng k ạ?
[Zn(OH)]+,[Al(OH)2]+ là ion lưỡng tính, vì có cả 2 kiểu phân li :
VD : [Al(OH)2]+ <---> [Al(OH)]2+ + OH-
hoặc : [Al(OH)2]+ H2O <---> Al(OH)3 + H+
 
W

who_am_i

cho em hỏi:
thoe nguyên tắc muối of ax mạnh + bazo yếu -->> mtr ax vv....
cho em những TH ko tuân theo nguyên tắc này

em cảm ơn :):)
 
D

dothimaihuong

các hợp chất lưỡng tính:
- hợp chất oxit, hiddrõit của Al, Zn, Sn, Pb, Be.
- muối amooni của axit TB yếu.
- các gốc axit của axit TB yếu: HS- HCO3- ...
- H2O
 
B

bonjour

Cu(OH)2 cũng lưỡng tính

nó pư với rượu và axit đc mà =))

cả amino axit nữa =))
 
L

loveyouforever84

bonjour said:
Cu(OH)2 cũng lưỡng tính

nó pư với rượu và axit đc mà =))

cả amino axit nữa =))
Cu(OH)2 lưỡng tính thì đúng rồi (hoàn toàn chính xác)
Tuy nhiên trong chương trình phổ thông (và ngay cả đại học) cũng ít khi nói đến !
Muối amoni thì không
 
S

sonsi

Định nghĩa chuẩn về chất lưỡng tính là:
- Theo Areniut: Là chất vừa phân li ra H+, vừa phân li ra OH-.
- Theo Bron stet: Là chất vừa cho, vừa nhận proton.
Vậy tổng quát, chất lưỡng tính là chất vừa có tính axit, vừa có tính bazơ.
Có thể khẳng định mọi chất tác dụng được với cả axit, bazơ đều lưỡng tính và ngược lại.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây là phải hiểu chất có thể là phân tử, có thể là ion.

Vì thế (NH4)2CO3 mặc dù tác dụng được với cả axit và bazơ, xét toàn bộ phân tử thì nó vừa có thể cho, vừa có thể nhận H+ nhưng lại không lưỡng tính vì thực chất là 2 ion khác nhau cho và nhận H+.
Vậy các chất lưỡng tính bao gồm:
- 1 số oxi và hiđroxit: Al2O3, Cr2O3, ZnO, BeO, SnO, PbO, SnO2, PbO2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, ...
- H2O (không tác dụng với axit, bazơ nhưng vẫn là chất lưỡng tính)
- Các ion âm là muối axit của các axit yếu như: HCO3−, HSO3−, HS−, H2PO4− , HPO42−
- Amino axit

Người ta sẽ không hỏi muối này muối nọ có phải là chất lưỡng tính hay không mà sẽ chỉ hỏi dung dịch muối này có môi trường gì thôi.
Tuy nhiên, các em cần lưu ý HPO3(2-) là bazơ vì H3PO3 chỉ là axit 2 nấc!
 
S

saobanglanhgia

:D nếu cứ hiểu máy móc như vậy thì sẽ có chuyện NaOH, KOH, ... không phải là chất có tính chất base.
HCl, H2SO4, HNO3, .... không phải là chất có tính chất acid.
Cũng giống như H2S không phải là chất có tính khử, ..........
 
S

sonsi

saobanglanhgia said:
:D nếu cứ hiểu máy móc như vậy thì sẽ có chuyện NaOH, KOH, ... không phải là chất có tính chất base.
HCl, H2SO4, HNO3, .... không phải là chất có tính chất acid.
Cũng giống như H2S không phải là chất có tính khử, ..........
Chị nghĩ đây không phải là hiểu máy móc mà phải rất tinh tế trong việc khi nào hiểu chất là phân tử và khi nào thì chất là ion.
Người ta có nhiều cách để phân loại chất, trong đó có 1 cách phân hợp chất ra thành axit, bazơ, muối và chất lưỡng tính.
Thằng đã là muối rồi thì không thể là axit, bazơ, hay lưỡng tính được.
Cũng giống xét theo tự nhiên như em đã là con gái rồi thì không thể là con trai (hoặc ngược lại), theo chị nghĩ là thế.
 
S

sonsi

Gần đây chị hay nhận được câu hỏi là gốc phenyl khi nào thì hút e, khi nào thì đẩy e.
Nhờ các em cùng thảo luận!
 
T

tranhoanganh

sonsi said:
Gần đây chị hay nhận được câu hỏi là gốc phenyl khi nào thì hút e, khi nào thì đẩy e.
Nhờ các em cùng thảo luận!
*bản thân gốc fenyl hút e
*còn nếu nó liên kết với những nhóm chức(vd -OH,-NO2,-COOH,-NH2,halogen...) thì lúc đó khả năng hút hay đẩy tăng hay jảm tuỳ vào tính chất của nhóm đó
(em nói có sai j hok ạ?)
 
S

sonsi

Chị nghĩ là phenyl có khi hút, có khi đẩy, tùy vào nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mà nó liên kết.
Ví dụ:
+ Liên kết với -OH, -NH2, OR, Cl, Br, I, ... thì nó hút (-C)
+ Liên kết với F thì đẩy (+I), với NO2 (+C)
Có những trường hợp cả đẩy, cả hút.
Ví dụ: p-O2N - C6H4 - OH, gốc phenyl -C đối với -OH và +C với -NO2.
 
T

tranhoanganh

sonsi said:
Chị nghĩ là phenyl có khi hút, có khi đẩy, tùy vào nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mà nó liên kết.
Ví dụ:
+ Liên kết với -OH, -NH2, OR, Cl, Br, I, ... thì nó hút (-C)
+ Liên kết với F thì đẩy (+I), với NO2 (+C)
Có những trường hợp cả đẩy, cả hút.
Ví dụ: p-O2N - C6H4 - OH, gốc phenyl -C đối với -OH và +C với -NO2.
chị ơi
vậy nếu mình so sánh về tính axit
thì p-O2N-C6H4-OH>m-O2N-C6H4-OH
đúng hok ạ?
 
S

saobanglanhgia

sonsi said:
saobanglanhgia said:
:D nếu cứ hiểu máy móc như vậy thì sẽ có chuyện NaOH, KOH, ... không phải là chất có tính chất base.
HCl, H2SO4, HNO3, .... không phải là chất có tính chất acid.
Cũng giống như H2S không phải là chất có tính khử, ..........
Chị nghĩ đây không phải là hiểu máy móc mà phải rất tinh tế trong việc khi nào hiểu chất là phân tử và khi nào thì chất là ion.
Người ta có nhiều cách để phân loại chất, trong đó có 1 cách phân hợp chất ra thành axit, bazơ, muối và chất lưỡng tính.
Thằng đã là muối rồi thì không thể là axit, bazơ, hay muối được.
Cũng giống xét theo tự nhiên như em đã là con gái rồi thì không thể là con trai (hoặc ngược lại), theo chị nghĩ là thế.

Bà chị nghĩ vậy là sai rồi, tính chất của một hợp chất là do các nguyên tử, các nguyên tố và các ion cấu tạo nên chất ấy.
Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng (NH4)2CO3 là một chất lưỡng tính.
Vì nếu cứ hiểu máy móc rằng tính chất đó là của riêng ion thì sẽ dẫn đến hàng loại sai sót phức tạp hơn.
NaOH, KOH, Ba(OH)2, .... sẽ ko phải là các chất có tính base, vì các chất này trong nước sẽ phân ly thành ion và chỉ có -OH nhận proton mới có tính base.
Tương tự như vậy HCl, H2SO4, HNO3, ..... sẽ không phải là chất có tính acid, vì các chất này khi vào H2O sẽ phân ly và chỉ có H+ trong đó mới có tính acid.
Nói rộng hơn nữa, NaI chẳng hạn cũng ko phải chất có tính khử, vì chỉ có I- trong đó có tính khử, ..........
Nhắc lại: "tính chất của một hợp chất có một phần quan trọng là do tính chất của các thành phần cấu tạo của nó"

Điều này đúng cả trong hữu cơ và vô cơ. Ví dụ, Toluen vừa có phản ứng thế kiểu ankan do gốc -CH3, vừa có tính chất của hợp chất thơm nhờ vòng benzen, Styren vừa có tính chất của hợp chất thơm, vừa có tính chất của nối đôi kiểu anken, ...


:D :D :D ý kiến cho rằng (NH4)2CO3 ko phải là chất lưỡng tính chỉ là ý kiến riêng lẻ của 1 bộ phận nhỏ giáo viên còn máy móc trong cách hiểu, cách làm, điển hình là thầy giáo đã viết bài phản biện đề thi ấy, đứng trước 1 ý kiến ta cần có lập trường riêng, ko nên thấy người ta nói có lý là ta nghe theo. Có lý nhưng chưa chắc đã là đủ để đúng.


Còn về câu hỏi với gốc phenyl, thì xin trả lời thế này: gốc phenyl và gốc vinyl có thể là nhóm hút e hoặc đẩy e là tùy thuộc vào nguyên tử và nhóm nguyên tử liên kết với nó (tính chất ngược lại)
 
S

saobanglanhgia

:D ko phải mình muốn gây sự đâu nhá, nhưng vấn đề này rất đáng để tranh luận, hehe
 
H

hocmai.hoahoc3

cobemuadong_bth_a5 said:
lưu ý là chỉ những kiến thức trong phạm vi THPT thôi nha .giải đáp dùm với

Nếu các em không hiểu nhiều về thuyết axit bazơ thì chúng ta có thể "trở lại ngày xưa vậy". Dùng cách cổ điển chút. Chất phản ứng với axit thì sẽ là bazơ, và ngược lại.

ví dụ như trường hợp của em (NH4)2CO3 vừa có thể tác dụng với axit vừa có thể tác dụng với bazo vậy nó là chất lưỡng tính rồi.

(NH4)2CO3 + 2HCl -> 2NH4Cl + H2O + CO2 (HCl đóng vai trò axit còn (NH4)2CO3 đóng vai trò bazơ)

(NH4)2CO3 + 2NaOH -> 2NH3 + 2H2O + Na2CO3 (NaOH đóng vai trò bazo còn (NH4)2CO3 đóng vai trò là axit)

Còn đối với thuyết axit bazo của bronstet chỉ dùng trong dung dịch, không giải thích được trong các môi trường khác, thuyết electron của Areniut dùng được rất nhiều nhưng lại quá rộng đối với các em.

Tôi muốn hỏi mọi người thêm cụm từ "lưỡng tính" dùng cho chất vừa có tính axit vừa có tính bazo. Vậy nó có thể dùng cho những chất mang tính chất khác hay không?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom