ĐOÁN ĐỀ ĐH CÙNG CHUYÊN GIA: Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ thế nào?

D

duongbg

Nói vậy là để thấy quyển sách giáo khoa bây giờ tác dụng được mấy
cụ nào thi ĐH đỗ xong cũng bảo là chỉ học kiến thức cơ bản trong sgk là đủ................đỗ rồi thì nói gì chả được
sau đó thì người ta cho rằng sách giáo khoa viết thế là hay, học sinh thủ khoa nào cũng sgk, sgk.........
Chúng em đi học toàn được các thầy cô "nhồi nhét'' hết các dạng toán thi vào rồi thì mới có được mấy cái mà Bộ gọi là "nâng cao" chứ, làm gì có thằng nào ôm quyển sách giáo khoa rồi tự "phát minh" ra
Còn cái cấu trúc đề thi TN thì có khác gì phụ lục cuối sách đâu ??? cần gì phải đoán
 
T

tuyen_13

duongbg said:
Nói vậy là để thấy quyển sách giáo khoa bây giờ tác dụng được mấy
cụ nào thi ĐH đỗ xong cũng bảo là chỉ học kiến thức cơ bản trong sgk là đủ................đỗ rồi thì nói gì chả được
sau đó thì người ta cho rằng sách giáo khoa viết thế là hay, học sinh thủ khoa nào cũng sgk, sgk.........
Chúng em đi học toàn được các thầy cô "nhồi nhét'' hết các dạng toán thi vào rồi thì mới có được mấy cái mà Bộ gọi là "nâng cao" chứ, làm gì có thằng nào ôm quyển sách giáo khoa rồi tự "phát minh" ra
Còn cái cấu trúc đề thi TN thì có khác gì phụ lục cuối sách đâu ??? cần gì phải đoán

KO NÊN NÓI THẾ DƯƠNG ẠH!

EM THỬ SO SÁNH VỚI THỜI THI TỰ LUẬN MÀ XEM--> ĐÃ THẤY KHÁC NHIỀU RỒI!
CÁI "NÂNG CAO" GIẢM ĐI RẤT RẤT NHIỀU
-->NHỮNG VẤN ĐỀ "NÂNG CAO" MÀ EM NÓI ANH DÁM CHẮC ĐỀU CÓ CƠ SỞ TỪ SÁCH GIÁO KHOA.
MỘT ĐIỀU NỮA KHÔNG PHẢI TẤT CẢ SỐ CÂU HỎI TRONG ĐỀ ĐỀU LÀ "NÂNG CAO" !

CÁU TRÚC ĐỀ VỐN LÀ ĐỂ THAM KHẢO---> RÕ RÀNG LÀ KO BỚT ĐI NHIỀU KIẾN THỨC!---> HỌC ĐỂ THI TRẮC NGHIỆM LÀ PHẢI HỌC TẤT CƠ MÀ!

VỚI 1 ĐỀ THI CÓ NHIỀU LÝ THUYẾT NHƯ BÂY GIỜ THÌ CẤU TRÚC ĐÈ THI CỰC KỲ CÓ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI THÍ SINH!
 
H

hocmai.vatli3

Mấy mem lý ơi, mấy anh Mod nhớn lập box đề các mem cùng chia sẻ dự đoán về đề thi đại học, cũng chính là một hình thức học nhóm, bổ khuyết cho nhau để cùng dzô qua cánh cửa đại học. Cơ hội tốt thế các mem tận dụng sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ cho kì thi cận kề, các mem đừng lãng phí nhiều bài mang tính chât giải lao trong box sẽ làm chệch mục tiêu ban đầu.

Ý kiến của các bạn về sách giáo khoa có thể đúng, có thể chưa đúng, nhưng mục tiêu quan trọng nhất bây giờ là kì thi đại học. Các mem muốn thể hiện chính kiến, muốn thay đổi thì phải hoàn thành mục tiêu trước mắt đã. Một khi đã thành đạt, tiếng nói đúng và có trọng lượng, mọi việc sẽ khác, :|, việc này bàn sau khi đỗ đai học, hà hà,
:| .

Còn về cấu trúc thi trắc nghiệm anh thấy nó không quét hết chương trình đâu, mà bộ cũng đưa lượng kiến thức lớn, nếu giới hạn ít quá vừa không bao quát hết mà ôn thi đại học lại giống ôn tủ rồi.

Gác mấy bất cập đó lại, mem lý quyết tâm đỗ đại học sạch, mỗi mem cứ đoán thử sẽ trúng dạng nào, tập trung phần nào, phần nào tốn thời gian, phần nào dễ gặm, cùng chia sẽ để giúp nhau ôn. Không sợ ý kiến dở, càng dở mà bạn chỉ ra cho minh thì còn khắc phục được để cùng đỗ! =D>
 
S

saobanglanhgia

tranquang said:

Xã hội thông tin mà! Có người xem thông tin thì cũng sẽ có người cung cấp, ai cần thì tìm đến... Và thông tin chúng tôi đưa ra là thông tin chính thống, có nguồn gốc (điểm mặt chỉ tên rõ ràng)

Tất nhiên tôi biết U đã học xong đại học rồi! U có dám chắc ngày xưa mình lại không quan tâm đến vấn đề này không ?

Và việc có được thông tin của một vị PGS.TS nguyên là cán bộ của Viện Toán, đồng thời cũng đã từng tham gia ra đề thi đại học đâu phải là chuyện nhỏ.
Đúng! Lại vấn đề biết rồi khổ lắm nói mãi... Nhưng nói thế nào mới là đủ cho học sinh nhà mình!

Vấn đề đưa dự đoán đã được nói ngay từ lời mở đầu topic rồi! chẳng cần phải bàn lại làm gì...

:D chưa bao giờ quan tâm.
Chính xác là thế
Vì tôi hiểu rằng nghe những thông tin chính thống thì chả bao giờ giúp ích được điều gì.
Dù là thi ĐH, thi tốt nghiệp hay thi HSG thì đều là tự nghiên cứu đề thi của những năm trước, tự rút ra vấn đề phải ngâm cứu.
^^ cái Topic này chỉ là 1 chỗ spam, những thông tin gọi là "chính thống" chẳng có gì mới và cũng chỉ là trích dẫn từ các nguồn thông tin khác, ko có nhiều lợi ích cho các em mà chỉ khiến cho các em chưa rõ vấn đề này cảm thấy "ngợp", thấy "rối" hơn mà thôi.
^^ nếu ai cảm thấy không tin, thì có thể tìm lại những bài báo "dự đoán cấu trúc đề thi năm 2007" xem so với năm 2008 này có khác quái gì không.
Tất nhiên, tôi không phủ nhận chuyện những người được phỏng vấn toàn các vị "tai to, mặt nhớn" nhưng có vị nào là dám "nói thẳng, nói thật". Cũng là các vị ý, nhưng phát biểu trên báo là "học tất, học đủ, học toàn diện", nhưng khi vào lớp luyện thi của các vị ý thì lại thấy "học tủ, học lệch, học có trọng tâm" :D
Nực cười!
Các hạ không hiểu rằng người ta sợ 2 chữ "vạ miệng" à.
Đề thi tốt nghiệp phổ thông năm nay dễ hơn nhiều so với năm ngoái, khiến cho tỷ lệ tốt nghiệp tăng nhanh chóng, nhưng có mấy ai là người dám nói thẳng cái sự thật ấy, hay là lại cổ súy cho "hiệu quả của việc thực hiện phong trào 2 không và siết chặt kỷ luật phòng thi dẫn đến học thật, thi thật và thúc đẩy học có hiệu quả hơn"
Nực cười tập 2!
Cho dù đề thi ĐH năm nào cũng có lỗi sai nhưng có bao nhiêu vị là dám nói thẳng cái sự thật ấy, hay là "đề thi năm nay rất hay, có tính phân loại thí sinh cao, nội dung kiến thức phù hợp với chương trình, SGK, học sinh học kỹ và nắm vững các kiến thức cơ bản đều có thể đạt điểm từ 5 trở lên"
Nực cười tập 3!


^^ dù sao thì con kiến bàn chuyện thiên hạ cùng là việc ko nên, nói là nói cho vui để rõ quan điểm thế thôi


Tôi rất ủng hộ việc lập ra các Topic để các mem chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm của những người đã từng trải qua một cách thành công những kỳ thi đó. Còn nếu mở Topic để trích dẫn những ý kiến của các vị được gọi là "Chuyên gia" theo kiểu "thông tin chính thống" thì xin các bác dẹp đi cho.
 
D

duongbg

Anh Tuyến ơi, thế nếu không học nhuyễn các dạng khó ở nhà rồi thì làm sao mà "xơi" được 50 câu trong 90'
Nếu bạn nào giỏi thì đi xây dựng lại bài toán sao ? hay chỉ cần nhớ kết quả cuối cùng rồi thay số.......????
Em nghĩ đề năm ngoái cũng có một số câu hay lắm, phải hiểu kĩ bản chất mới làm được còn nếu học thuộc lòng quyển sgk cũng không giúp ích mấy......Nó đã hội đủ các yếu tố cần thiết của một đề ĐH như :phân loại thí sinh (rất ít 10 mà toàn 9,5) ,thí sinh học giỏi lớp 12 cũng có thể đạt điểm cao (không có câu nào rơi vào phần 10,11)
 
S

saobanglanhgia

tuyen_13 said:
duongbg said:
Nói vậy là để thấy quyển sách giáo khoa bây giờ tác dụng được mấy
cụ nào thi ĐH đỗ xong cũng bảo là chỉ học kiến thức cơ bản trong sgk là đủ................đỗ rồi thì nói gì chả được
sau đó thì người ta cho rằng sách giáo khoa viết thế là hay, học sinh thủ khoa nào cũng sgk, sgk.........
Chúng em đi học toàn được các thầy cô "nhồi nhét'' hết các dạng toán thi vào rồi thì mới có được mấy cái mà Bộ gọi là "nâng cao" chứ, làm gì có thằng nào ôm quyển sách giáo khoa rồi tự "phát minh" ra
Còn cái cấu trúc đề thi TN thì có khác gì phụ lục cuối sách đâu ??? cần gì phải đoán

KO NÊN NÓI THẾ DƯƠNG ẠH!

EM THỬ SO SÁNH VỚI THỜI THI TỰ LUẬN MÀ XEM--> ĐÃ THẤY KHÁC NHIỀU RỒI!
CÁI "NÂNG CAO" GIẢM ĐI RẤT RẤT NHIỀU
-->NHỮNG VẤN ĐỀ "NÂNG CAO" MÀ EM NÓI ANH DÁM CHẮC ĐỀU CÓ CƠ SỞ TỪ SÁCH GIÁO KHOA.
MỘT ĐIỀU NỮA KHÔNG PHẢI TẤT CẢ SỐ CÂU HỎI TRONG ĐỀ ĐỀU LÀ "NÂNG CAO" !

CÁU TRÚC ĐỀ VỐN LÀ ĐỂ THAM KHẢO---> RÕ RÀNG LÀ KO BỚT ĐI NHIỀU KIẾN THỨC!---> HỌC ĐỂ THI TRẮC NGHIỆM LÀ PHẢI HỌC TẤT CƠ MÀ!

VỚI 1 ĐỀ THI CÓ NHIỀU LÝ THUYẾT NHƯ BÂY GIỜ THÌ CẤU TRÚC ĐÈ THI CỰC KỲ CÓ TÁC DỤNG ĐỐI VỚI THÍ SINH!


^^ thứ nhất là nếu nói rằng thi trắc nghiệm giảm bớt "nâng cao" thì các hạ có lẽ nên dành thời gian nghiên cứu lại đề thi trắc nghiệm ĐH của năm ngoái, ít nhất là ở môn Hóa.
Thi trắc nghiệm có đặc thù của nó, và nếu như xét ở một góc độ nào đó thì đòi hỏi độ khó cao hơn nhiều, vì tốc độ làm bài phải chịu nhiều sức ép trước số lượng câu hỏi lớn hơn, bài thi ngắn gọn hơn, nhưng độ khó lại cao hơn đến mấy phần.
Đúng là các phần "nâng cao" ấy đều dựa trên cái nền của kiến thức cơ bản, kiến thức SGK, nhưng trong thời gian ngắn ở phổ thông (chỉ có 3 năm) lại phải chịu sức ép từ việc học rất nặng (11 môn) thì các em không dễ gì mà có thời gian để tự ngâm cứu mấy cái dạng "nâng cao" đó nếu không có sự hướng dẫn.
^^ thứ 2 là: cấu trúc đề thi ko cần phải nói nhiều thế, chỉ cần nói bỏ phần nào, thế là đủ.
Còn phần này mấy câu, phần kia mấy câu thì có ích gì, trước khi thi, có ai biết là mình sẽ làm được phần nào, phải bỏ phần nào.
Hơn nữa, giữa 1 phần có 3 câu trong đề, và 1 phần có 5 câu trong đề, thì liệu có học sinh nào dám bỏ phần 3 câu để học phần 5 câu không.
Số lượng chênh nhau ko đáng kể, nói chung là vẫn phải học tất. (trừ những phần bỏ ^^)
Ví thử như có những phần thi đến 10-15 câu, thì em sẵn sàng bỏ các phần 1-3 câu khác để học phần đó ngay.


^^ Túm lại, là ko cần thiết phải post lại những cái ai cũng biết, ta nên tập trung làm rõ xem từng phần nên học thế nào, ôn ra sao, có dạng bài nào là trọng tâm không, thế thôi!
 
S

saobanglanhgia

S

smile_thg

Chào saobanglanhgia (xin phép không gọi là anh tuy đề tuổi là 22 vì không biết nếu gọi thế thì là danh hư hay danh thực)!

Tôi viết bài này với tư cách một thành viên của box lý.

Xin được mạn phép trích dẫn một số câu của saobanglanhgia:


cái Topic này chỉ là 1 chỗ spam, những thông tin gọi là "chính thống" chẳng có gì mới và cũng chỉ là trích dẫn từ các nguồn thông tin khác, ko có nhiều lợi ích cho các em mà chỉ khiến cho các em chưa rõ vấn đề này cảm thấy "ngợp", thấy "rối" hơn mà thôi

Hãy mở to con mắt ra mà nhìn, trong khi mọi người đang đóng góp những điều tâm huyết nhất vì mục đích chung, cứ tỉ dụ như Dương dù tiếng nói có phần hơi lệch chủ đề nhưng đều vì mong muốn chung sức chung lòng. Tất thảy đều vì một mục đích chung, tiếng nói của U liệu có phải là tiếng lạc loài! Đừng để cái tôi, cái ích kỉ của U ảnh hưởng đến tất US. U chỉ là U mà không bao giờ là US, và đừng có lên giọng cao thượng dạy US.

Vì tôi hiểu rằng nghe những thông tin chính thống thì chả bao giờ giúp ích được điều gì.
Dù là thi ĐH, thi tốt nghiệp hay thi HSG thì đều là tự nghiên cứu đề thi của những năm trước, tự rút ra vấn đề phải ngâm cứu.

Kì thi đại học do Bộ tổ chức, thông tin chính thức luôn là cái nền, cái cơ bản. Ở đây các anh đã cất công đưa lên để mọi người cùng bám vào cái cơ bản đó, cái xương sống để dự đoán, cái đó được gọi là suy luận có cơ sở, từ đề nằm trước đề rút ra kinh nghiệm cho đề năm sau là đúng, nhưng đừng có coi đó là duy nhất, khi chủ trương của năm nay có thể khác, và tiếng nói chính thống của Bộ thể hiện các thông tin đó. Cái này hiểu nôm na chính là UPDATE. Và xin thưa răng, I không bị ngợp saobanglanhgia ạ, mà nếu có ngợp I tin các anh lập ra box này hoàn toàn có thể giải đáp cho I và các bạn khác, thậm chí là giữa các thành viên trong box này có thể trợ giúp cho nhau.

Túm lại, là ko cần thiết phải post lại những cái ai cũng biết, ta nên tập trung làm rõ xem từng phần nên học thế nào, ôn ra sao, có dạng bài nào là trọng tâm không, thế thôi!


I và các bạn khác, có thể đã biết, có thể chưa biết nhưng đều cần xem lại, từ đó mà đưa ra dự đoán của mình, các bạn khác sẽ góp ý. I không thể và càng không dám hiểu những lời lẽ mà U dành tặng cho những đóng góp tâm huyết và thực sự là cần thiết cho I và các bạn khác.

Có lẽ điều duy nhất mà tôi nói U đã cất tiếng lạc loài trong Box này là, đới với U chỉ có 2 bên, 1 bên là U và bên kia là các thành viên còn lại. Và cũng xin U đừng lấy danh nghĩa vì các học sinh mà buông ra nhưng câu nói không ai nhận và cũng không dung ở đây!

Lời kết: nếu muốn tranh cãi thêm xin hãy ra box khác, hãy để cho I và các bạn khác có được một không gian lành mạnh, vui vẻ để ôn thi!

Tôi xin trân trọng cám ơn!
 
K

kakas

saobanglanhgia said:
^^ nếu ai còn cảm thấy chưa thỏa đáng, thì có thể đọc 2 bài viết mà tôi đã dùng để phản biện những ý kiến "chính thống" ở đây

1. Tôi muốn hỏi ông: Ông lấy chức danh gì để ông phản biện ý kiến chính thống, ông ra đề hay Bộ ra đề? Ông cùng lắm cũng chỉ có cái bằng cử nhân quèn! (Mà xin lỗi mạn phép: Cử nhân bây giờ nhiều như chó con)

2. Cái việc đề thi năm nào chẳng thế. Thậm chí vừa rồi, Bộ có nhầm, nhưng vẫn ok, đấy là cái giỏi của Bộ... Nhưng thực chất, những thằng như ông, hay 1 số thằng khác mắc cái bệnh gọi là "vạch lá tìm sâu".
Cái cần là làm thế nào? Chứ không phải là nó làm sao?


saobanglanhgia said:
Trong đó có khoảng 85% ý kiến của các mem hocmai đã ủng hộ tôi ở bài viết thứ 2
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=19634&highlight=

=> Có tất cả 32 bầu chọn (= 32 người), mà trong đó ai biết đâu được 30 cái nick name không phải là do ông tự tạo để làm nền cho mình.
Thêm nữa, diễn đàn này có tất cả

426.443 thành viên, và con số 32 kia chưa bằng số lẻ. Vậy ông khẳng định 85% là sao nhỉ? Một thằng "ăn tục nói phét", hay "ếch ngồi đáy giếng"?

Tao nói thế thôi! Còn mày >>> Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói nhé?
 
D

duongbg

Sao các ''xếp" lại làm rắc rối cái đơn giản thế nhỉ ? các xếp đều là những người đã,sắp có sự nghiệp rồi nên có thể "vui vẻ" mà tranh luận
Biết là đây chỉ là "dự đoán" có thể sẽ trúng hoặc không trúng........dẫu sao còn có nơi để xả stress, hay là học hỏi thêm chút ít "gan dạ" của các tiền bối trước khi vào "lò thiêu" #:-S
 
M

Moderator

duongbg said:
Sao các ''xếp" lại làm rắc rối cái đơn giản thế nhỉ ? các xếp đều là những người đã,sắp có sự nghiệp rồi nên có thể "vui vẻ" mà tranh luận
Biết là đây chỉ là "dự đoán" có thể sẽ trúng hoặc không trúng........dẫu sao còn có nơi để xả stress, hay là học hỏi thêm chút ít "gan dạ" của các tiền bối trước khi vào "lò thiêu" #:-S


Anh rất đồng tình với ý kiến của em.

Và anh nhặt nhạnh một ý kiến của Kakas và thấy đúng. Ấy là: "Cái cần là làm thế nào? Chứ không phải là nó làm sao?"

Chúc các em có một mùa thi thắng lợi!
 
S

saobanglanhgia

:D đối với những loại người như các hạ thì tớ đành póa tay.
^^ không biết cử nhân là chó con thì nhà đằng ấy có bao nhiêu đàn
Mà theo tớ thì U và có thể cả US nữa cùng đã đang hoặc sẽ còn phải phấn đấu để gia nhập cái đội chó con cử nhân ấy đấy.
;)) hay cho câu "uốn lưỡi 7 lần trước khi nói"
Mà thoai ^^ xin miễn bàn tiếp vậy, tớ đành mua V-Rhotto về xài thoai.
BB all
 
N

ngotanthanh2785

đoán.....

các bác có ý kiến gì về đề văn năm nay o?o biết có cho dạng bài so sánh o nhỉ? :-*
 
T

tranquang

Khi được hỏi về dạng đề thi ĐH môn văn 2008, cô Nguyễn Thị Thanh Thủy cho rằng: “chủ yếu là các đề phân tích, những dạng đề so sánh giữa các tác phẩm với nhau mấy năm trở lại đây hầu như không thấy. Đề thi ra rất cơ bản, nhưng có thể phân hóa được học sinh”.

vanhoc2.jpg



Từ trước đến nay, văn luôn luôn là một môn chính, giữ vai trò quan trọng trong trường phổ thông. Các kĩ năng và phương pháp làm các dạng đề Văn đã được học sinh làm quen từ lâu.

Tuy nhiên, một bài văn thi đại học lại đòi hỏi những yêu cầu “cao” hơn cả về mặt kiến thức và kĩ năng. Để có được bài văn thi ĐH đạt điểm cao, các thí sinh hãy theo dõi cuộc trao đổi ngắn của Hocmai.vn với cô Nguyễn Thị Thanh Thủy, giáo viên dạy môn Văn trường Amsterdam về việc ôn thi đại học môn Văn 2008.

Khi được hỏi về dạng đề thi ĐH môn văn 2008, cô Thủy cho rằng: “chủyếu là các đề phân tích, những dạng đề so sánh giữa các tác phẩm vớinhau mấy năm trở lại đây hầu như không thấy. Đề thi ra rất cơ bản,nhưng có thể phân hóa được học sinh”.

1. Một số vấn đề cần lưu ý khi làm câu văn học sử và câu bình giảng

Câu kiểm tra kiến thức văn học sử

Câu thứ nhất thường gọi là câu văn học sử, nhưng thực chất, nội dung rộng hơn bao gồm những câu hỏi về các tác gia và câu hỏi về đặc sắc phong cách nghệ thuật… Nhiều người nghĩ rằng câu này đơn thuần là sự kiểm tra kiến thức, nhưng để đạt điểm tối đa cũng không phải là dễ.

Cô Thủy khẳng định: “những dạng bài như này hầu như đều có form riêng. Các em nên triển khai trong khoảng từ 35 đến 40 dòng, để viết tốt thì phải nắm vững kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt. Để làm sao không phải là sự sao chép, bê y nguyên SGK, mà phải biến những kiến thức trong SGK thành bài viết của mình”.

Câu bình giảng

Riêng đối với một bài bình giảng, học sinh phải nắm vững nhiều kĩ năng và biết vận dụng nhuần nhuyễn trong tác phẩm. “Bình giảng ở đây bao gồm hai thao tác: bình và giảng. Bình là bàn luận, mở rộng, áp dụng đòi hỏi một kiến thức sâu, giảng là giảng giải, cắt nghĩa, mở rộng. Trong khi bình giảng, chú ý đến những tiêu chí so sánh. Ví dụ, cùng viết về màu vàng thì màu vàng trong thơ Xuân Diệu có gì khác màu vàng trong thơ Nguyễn Khuyến?”…

Một số vấn đề cô Thủy chốt lại cho học sinh khi làm bài bính giảng là: “Học sinh phải tránh sự lan man, hoặc nếuchỉ đơn thuần giảng thì sẽ rất khô khan. Chủ yếu là các em phải làm chủđược kiến thức của mình và có sự kết hợp nhuần nhuyễn. Cảm xúc cá nhân là rất quan trọng, nhưng cảm xúc ấy phải có định hướng: phải dựa trên việc hiểu được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm.

2. Không được học “tủ”

Trước tình trạng các thí sinh thường hay “kê tủ” môn văn, cô Thủy nhắc nhở:“Học sinh phải học rất kĩ các tác phẩm trong hai giai đoạn 1930 – 1945 và 1945 – 1975, rất nhiều em xem nhẹ phần 30 – 45. Chúng ta không thể“đoán đề” hay hạn chế khu vực ôn thi bởi đề thi sẽ được gắp thăm nên rất khách quan. Có thể đề sẽ nằm toàn bộ trong chương trình lớp 12 hoặccũng có thể trải đều.

Mặt khác, không thể dùng phép loại trừ để tránh những đề thi đã ra. Vì cùng một tác phẩm, người ta có thể chonhững vấn đề, những khía cạnh khác nhau, hoặc cùng một nội dung lại cónhững cách ra đề khác nhau… Tóm lại các em phải lấy tác phẩm làm “bột”,để từ đó, chúng ta “gột nên hồ”.

3. Để đạt điểm cao môn văn

Dựa trên kinh nghiệm dạy và chấm thi nhiều năm, cô cho biết: “Học sinh khi làm bài văn thường rất tham lam, ôm đồm kiến thức, dẫn đến tình trạng“đánh” không đúng trọng tâm câu hỏi, hoặc có thể câu hỏi khác đi là nhiều em lúng túng. Để làm tốt các em phải nắm vững nội dung kiến thức và kĩ năng làm bài, hỏi đâu trả lời đó”.

Để đạt được điểm cao trong môn văn là điều không khó vì ba – rem điểm rất mạch lạc. Bài viết tốt phải đảm bảo:


[*]Đúng: đủ ý, đảm bảo kiến thức cơ bản.
[*]Hay: trôi chảy trong diễn đạt, lối hành văn.
[*]Đặc biệt phải cá tính, vì văn của các em là văn nghị luận, nên mang rất đậm màu sắc cá nhân.
[*]Vấn đề định tính, định lượng cũng hết sức quan trọng, không tham lam phải biết dừng đúng lúc, đúng chỗ, với thời lượng 180’ cho 3 câu, các em có thể làm từ 10 đến 12 trang là ổn.

Những đề văn và gợi ýlàm bài của cô Thủy trên hocmai.vn sẽ giúp chúng mình rèn lối tư duy đề, hỗ trợ rất tốt cho kì thi đại học môn Văn sắp tới đấy. Hãy click và tự kiểm tra nhé! Bên cạnh đó, những chia sẻ kinh nghiệm của thủ khoa các trường ĐH sẽ không bao giờ là thừa nếu như bạn có tinh thần ham học hỏi!
 
P

phalaibuon

chít mất
rõ ràng tên topic là đoán đề thi văn đh năm 2008
thế mà lan man mãi toàn toán lí hóa .........
mãi đến pần cuối cùng mới thấy 1 pần của văn
như cô THANH THỦY nói thì rất dễ đạt điểm cao môn văn
nhưng làm đc điều đó thì hok dễ chút nào
học thuộc các tác gia , các bài thơ đã mệt rùi
nói chi đến sáng tạo cho nó là của riêng mình
hok sáng tạo thì hok sao
viết vào họ lại cho là viết bừa ==> teo luôn
 
C

conmuatinh290989

nam nay chac de thi dai hoc khoi a chac chan co HS PTBPT tich phan va co 1 bai ve hinh ko gian
 
T

tranquang

Đề thi sẽ không ra vào những phần đãđược giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm. Không ra đềthi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc cónhiều cách giải… (TS. Ngô Kim Khôi - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH)

ongkhoi.jpg



Mới đây, TS. Ngô Kim Khôi - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã có những lưu ý về các vấn đề thí sinh (TS) quan tâm trước kỳ thi ĐH, CĐ.

Thưa ông, điều TS quan tâm nhất là đề thi năm nay sẽ như thế nào?

TS. Ngô Kim Khôi: Trướchết, tôi muốn lưu ý TS là các em không nên học tủ, học lệch vì yêu cầucủa đề thi là kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹnăng thực hành của TS trong phạm vi chương trình trung học phổ thông(chủ yếu là chương trình lớp 12). Cụ thể, nội dung đề thi phải bảo đảmtính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng,không có sai sót; phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực củaTS và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi.

Đề thisẽ không ra vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyểnsang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quyđịnh về điều chỉnh chương trình). Không ra đề thi vào những phần, nhữngý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không rađề thi quá khó, quá phức tạp. Ngoài ra, đề thi sẽ bám sát chương trìnhtrung học (theo từng bộ môn). Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chươngtrình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữacác phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dungmôn học.

Thí sinh có cần phải lưu ý điều gì đối với đề thi không thưa ông?

TS. Ngô Kim Khôi: Đềthi, đáp án, thang điểm đã được quy định thuộc danh mục nhà nước độ tốimật (kể cả đề thi đang trong thời gian làm bài), vì vậy các em TS cầnlưu ý, sau khi làm bài xong, nếu TS có mang theo giấy nháp ra ngoài thìcũng không được sao chép đề thi vào đó vì như thế là vi phạm quy chế vàsẽ bị xử lý theo quy chế.

Điều đáng lưu ý khác là đối với cácmôn thi có phần chung cho tất cả TS và phần riêng cho TS học theochương trình trung học phân ban thí điểm hoặc TS học theo chương trìnhtrung học không phân ban, thì TS chỉ được làm một phần riêng thích hợp.TS nào làm cả hai phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng haykhông đúng) bài làm coi như phạm quy và không được chấm điểm phầnriêng. Phần chung vẫn được chấm điểm.

Thưaông, những năm trước có một số trường hợp TS thắc mắc là trong khi làmbài, TS không hề bị lập biên bản kỷ luật nhưng bài thi vẫn bị trừ điểm.Tại sao?

TS. Ngô Kim Khôi:Quy chế có quy định về việc xử lý các trường hợp đặc biệt phát hiệnđược trong khi chấm thi. Vì thế, những bài làm bị phát hiện có biểuhiện vi phạm quy chế cần xử lý, ngay cả khi không có biên bản của bancoi thi thì vẫn bị trừ điểm. Vì thế, TS cần đặc biệt lưu ý để tránhkhông phạm phải các lỗi bị coi là vi phạm quy chế và bị xử lý như sau:

Đốivới bài thi bị nghi vấn có dấu hiệu đánh dấu thì sẽ tổ chức chấm tậpthể, nếu đủ căn cứ xác đáng để các cán bộ chấm thi và trưởng môn chấmthi kết luận là lỗi cố ý của TS thì bị trừ 50% điểm toàn bài.

TSsẽ bị cho điểm 0 đối với những phần của bài thi hoặc toàn bộ bài thinếu: Chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; Những phần củabài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định; Nộp hai bài chomột môn thi hoặc bài thi viết bằng các loại chữ, loại mực khác nhau.

TSsẽ bị hủy bỏ kết quả thi của cả 3 môn thi đối với những lỗi sau: Phạmcác lỗi quy định đã bị cho điểm 0, từ hai môn thi trở lên; Viết vẽnhững nội dung không liên quan đến bài thi; Nhờ người khác thi hộ hoặclàm bài hộ cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vàobài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.

Quy chế cũng quy định:đối với những bài thi nhàu nát hoặc nghi có đánh dấu (ví dụ: viết bằnghai thứ mực hoặc có nếp gấp khác thường) thì tổ chức chấm tập thể. Nếutrưởng môn và hai cán bộ chấm thi xem xét kết luận có bằng chứng tiêucực thì trừ điểm theo quy định. Nếu do TS khác giằng xé làm nhàu nátthì căn cứ biên bản coi thi, tiến hành chấm bình thường và công nhậnkết quả. Như vậy, TS cần lưu ý là phải giữ gìn bài thi sạch sẽ, tránhlàm vấy bẩn hoặc nhàu nát sẽ bị nghi đánh dấu bài và sẽ bị thiệt thòikhi chấm thi.
 
Top Bottom