ĐOÁN ĐỀ ĐH CÙNG CHUYÊN GIA: Đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ thế nào?

G

galaxy186

Tớ thì quan điểm khác
Đoán cũng chả trúng được
Tớ ko ôn được Anh nhìu, vì tớ bỏ 3 năm nay roài rolling on the floor
Đi thi KD lần này hy vọng lấy toán kéo lên hee hee

Toán thì mong là vừa tầm mình thoai hee hee

Chúc cả nhà thi tốt

(Lâu tớ hok siggn in vào 4rum, ở đây coá ai bít tớ hem ;hee hee
 
T

tranquang

Kì thi ĐH chính thức bắt đầu vào ngày 4/7, các thí sinh thi khối A sẽ là những người mở màn đầu tiên. Hocmai.vn đã có cuộc trò chuyện, trao đổi với các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy, công tác lâu năm trong ngành giáo dục: Thầy Phan Huy Khải, thầy Lương Tất Đạt, cô Nguyễn Bích Hà về những lưu ý dành cho sĩ tử khối A trong kì thi ĐH.

toan.jpg


Kì thi đại học chính thức bắt đầu vào ngày 4/7, các thí sinh thi khối A vẫn là những người mở màn đầu tiên. Hocmai.vn đã có cuộc trò chuyện, trao đổi với các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy, công tác lâu năm trong ngành giáo dục (thầy Phan Huy Khải, thầy Lương Tất Đạt, cô Nguyễn Bích Hà phụ trách các môn Toán, Vật lí, Hóa học) về những lưu ý dành cho các bạn học sinh trong kì thi đại học khối A sắp tới.

Kỳ I. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục trong bài thi ĐH môn Toán PGS. TS. Phan Huy Khải, công tác tại viện Toán học, người thầy rất “gần gũi” với chúng ta trong các bài giảng trực tuyến môn Toán đã nêu lên một số vấn đề đáng lưu ý trong quá trình làm bài thi đại học môn Toán. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục trong bài thi ĐH môn Toán. Môn Toán là môn duy nhất trong 3 môn thi ĐH khối A không sử dụng hình thức trắc nghiệm. Tuy đã khá quen thuộc với cấu trúc đề thi và ôn thi thật “nhuyễn” môn Toán, nhưng nhiều bạn học sinh vẫn thường mắc những lỗi cơ bản trong bài thi. Theo PGS. TS Phan Huy Khải, những lỗi cơ bản hay gặp ở các em đó là:

1. Kĩ năng tính toán thấp, tính toán đơn giản nhưng thực hiện nhiều phép tính nên dễ dẫn đến sai. Hoặc từ những năm cấp 2, kĩ năng tính toán của các em không tốt. Thậm chí có nhiều em sai cả phép cộng phân số và các biến đổi.

2. Ở những bài đòi hỏi xét đủ trường hợp (tam thức bậc 2, phương trình bậc 2 chứa tham số ở x2 ít khi các em xét x = 0) lỗi này thuộc kiến thức cơ bản, do học sinh chưa hiểu sâu lí thuyết. Cũng do không nắm chắc lí thuyết mà trong quá trình lập luận, các em hay bị một số ngộ nhận.
Đế khắc phục những lỗi đó, các em phải làm bài thật cẩn thận. Đặc biệt, học là cả quá trình, nên điều tiên quyết là phải nắm thật chắc những kiến thức cơ bản.Đề thi cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề của Bộ GD-ĐT “Đề thi Toán từ trước đến nay nhìn chung rất chuẩn, rất cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề của Bộ Giáo dục. Các em phải nắm toàn diện chương trình đã học, nắm vững lí thuyết và vận dụng bài tập xung quanh. Thường đề Toán chỉ có từ 1 đến 2 câu lập luận đòi hỏi những em có khả năng tư duy tốt, nên các em không phải lo lắng về việc đề thi khó. Đề thi sẽ không sa vào những vấn đề có tính chất đánh đố nên điểm 6, 7 nằm trong tầm tay các em. Trong đó, 60% thuộc kiến thức lớp 12. Và phần còn lại rải đều trong chương trình lớp 10 (phương trình chứa căn, phương trình hữu tỉ), lớp 11 (phương trình mũ lôgarit)”. Như thế, nếu chịu khó ôn luyện thường xuyên những bài giảng của thầy Khải trên hocmai.vn là các bạn học sinh có thể yên tâm rồi nhé. Cấu trúc đề thi Thầy Khải đã tổng hợp lại dạng cấu trúc đề thi để các thí sinh có cái nhìn tổng quát:
Câu I: Khảo sát hàm số, bậc 3, bậc 4 hoặc hữu tỉ.
Câu II: Giải phương trình hoặc hệ phương trình lượng giác, phương trình chứa căn, mũ, bất phương trình.
Câu III: Hình giải tích trong không gian, chủ đề chính là đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu IV: Tính tích phân xác định: phần đại số tổ hợp.
Câu V. Phần tự chọn. Các bài toán về giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, chứng minh bất đằng thức, hệ thức lượng tam giác.
Hãy tự rà soát lại toàn bộ kiến thức Toán cho mình bằng cách bắt tay vào giải các bài tập trên hocmai.vn nhé!

Kỳ II.Làm thế nào để học “vào” lí thuyết Vật lí?
 
T

tranquang

tranquang said:


Kỳ I. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục trong bài thi ĐH môn Toán PGS. TS. Phan Huy Khải, công tác tại viện Toán học, người thầy rất “gần gũi” với chúng ta trong các bài giảng trực tuyến môn Toán đã nêu lên một số vấn đề đáng lưu ý trong quá trình làm bài thi đại học môn Toán. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục trong bài thi ĐH môn Toán. Môn Toán là môn duy nhất trong 3 môn thi ĐH khối A không sử dụng hình thức trắc nghiệm. Tuy đã khá quen thuộc với cấu trúc đề thi và ôn thi thật “nhuyễn” môn Toán, nhưng nhiều bạn học sinh vẫn thường mắc những lỗi cơ bản trong bài thi. Theo PGS. TS Phan Huy Khải, những lỗi cơ bản hay gặp ở các em đó là:

1. Kĩ năng tính toán thấp, tính toán đơn giản nhưng thực hiện nhiều phép tính nên dễ dẫn đến sai. Hoặc từ những năm cấp 2, kĩ năng tính toán của các em không tốt. Thậm chí có nhiều em sai cả phép cộng phân số và các biến đổi.

2. Ở những bài đòi hỏi xét đủ trường hợp (tam thức bậc 2, phương trình bậc 2 chứa tham số ở x2 ít khi các em xét x = 0) lỗi này thuộc kiến thức cơ bản, do học sinh chưa hiểu sâu lí thuyết. Cũng do không nắm chắc lí thuyết mà trong quá trình lập luận, các em hay bị một số ngộ nhận.
Đế khắc phục những lỗi đó, các em phải làm bài thật cẩn thận. Đặc biệt, học là cả quá trình, nên điều tiên quyết là phải nắm thật chắc những kiến thức cơ bản.Đề thi cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề của Bộ GD-ĐT “Đề thi Toán từ trước đến nay nhìn chung rất chuẩn, rất cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề của Bộ Giáo dục. Các em phải nắm toàn diện chương trình đã học, nắm vững lí thuyết và vận dụng bài tập xung quanh. Thường đề Toán chỉ có từ 1 đến 2 câu lập luận đòi hỏi những em có khả năng tư duy tốt, nên các em không phải lo lắng về việc đề thi khó. Đề thi sẽ không sa vào những vấn đề có tính chất đánh đố nên điểm 6, 7 nằm trong tầm tay các em. Trong đó, 60% thuộc kiến thức lớp 12. Và phần còn lại rải đều trong chương trình lớp 10 (phương trình chứa căn, phương trình hữu tỉ), lớp 11 (phương trình mũ lôgarit)”. Như thế, nếu chịu khó ôn luyện thường xuyên những bài giảng của thầy Khải trên hocmai.vn là các bạn học sinh có thể yên tâm rồi nhé. Cấu trúc đề thi Thầy Khải đã tổng hợp lại dạng cấu trúc đề thi để các thí sinh có cái nhìn tổng quát:
Câu I: Khảo sát hàm số, bậc 3, bậc 4 hoặc hữu tỉ.
Câu II: Giải phương trình hoặc hệ phương trình lượng giác, phương trình chứa căn, mũ, bất phương trình.
Câu III: Hình giải tích trong không gian, chủ đề chính là đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu IV: Tính tích phân xác định: phần đại số tổ hợp.
Câu V. Phần tự chọn. Các bài toán về giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, chứng minh bất đằng thức, hệ thức lượng tam giác.
Hãy tự rà soát lại toàn bộ kiến thức Toán cho mình bằng cách bắt tay vào giải các bài tập trên hocmai.vn nhé!




Đây này, em này.... Muốn đọc bài mới thì em cần phải xem trang cuối cùng, chứ không phải là trang đầu tiên! Ok?
 
E

everlee

ông ấy nói thì dễ nghe quá đi. chẳng ai phản đối chuyện đề thi khối D năm khoái khó hơn khối A. làm gì có chuyện đấy trong bao nhiêu năm trời thi cừ. đề tiếng anh năm 2006 là 70 câu 90 phút the mà lên 2007 đã thành 80 câu 90 phút. năm 2008 liệu có lên 90 câu 90 phút nữa ko ?? đc biết đề năm nay sẽ khó hơn năm ngoái, tin chính xác. lo học đi là vừa
 
K

kakas

everlee said:
ông ấy nói thì dễ nghe quá đi. chẳng ai phản đối chuyện đề thi khối D năm khoái khó hơn khối A. làm gì có chuyện đấy trong bao nhiêu năm trời thi cừ. đề tiếng anh năm 2006 là 70 câu 90 phút the mà lên 2007 đã thành 80 câu 90 phút. năm 2008 liệu có lên 90 câu 90 phút nữa ko ?? đc biết đề năm nay sẽ khó hơn năm ngoái, tin chính xác. lo học đi là vừa

Thế mới nói là dự đoán! Giống như kiểu "Dự báo thời tiết" á?

Dự báo biết để còn có kế hoạch ôn tập cho phù hợp!

Kêu đề khó... Vậy sao còn kêu muốn công bằng trong thi cử?
 
D

duongbg

Đề Toán từ lần thi chung đến bây giờ còn dễ thở
nhìn cái đề thi vào trường (trước năm 2002) mà làm được 9,10 thì chắc mấy anh(chị) đó chắc phải được mấy cái giải quốc gia :D
Nói chung thì đề dễ thì ai cũng được dễ mà khó thì ai cũng khó.........chả thiệt mấy (trừ người ôn trúng tủ)
 
C

chuvietphu

viet phu

uh không biết năm nay đề thi thế nào tớ lo lắm vì năm sau la cải cách rồi ,tớ sơ năm sau sẽ khó không biết nhà nước có chủ chương gì cho năm nay nhỉ.
nếu đề thi vừa khó lại vừa dài thi làm mệt lắm không biết mấy thầy ra đề có rút kinh nghiệm từ năm trước ra đề hóa khó quá mà năm nay cho nhẹ bớt đi không nhỉ
 
L

lehoanganh007

đề hóa năm nay tớ tiết lộ cho 1 câu này

- các em hãy cho biết giá cuốn SGK hóa học là bao nhiu
A. 2000VND
B.2400VND
C. vô giá
D. ko có đáp án đúng
:))
 
S

saobanglanhgia

lehoanganh007 said:
đề hóa năm nay tớ tiết lộ cho 1 câu này

- các em hãy cho biết giá cuốn SGK hóa học là bao nhiu
A. 2000VND
B.2400VND
C. vô giá
D. ko có đáp án đúng
:))
:| Câu hỏi rất hay và chính xác với các quy định "nằm trong SGK, không khó, không đánh đố"
Một số câu hỏi tương tự:

Tác giả sách giáo khoa Hóa học lớp 12 là ai:
A, ,em
B, tôi (tức người chấm)
C, Không phải hai chúng ta
D, Không quan tâm
Đáp án: C

Trong sách giáo khoa Hóa học 12, bài "Nước cứng" nằm ở trang bao nhiu

........... :p các em tự cho đáp án
 
D

duongbg

Bổ sung thêm một câu mà rất thể năm nay sẽ có

Anh(chị) hãy cho biết Sgk Hóa Học lớp 12 do Nxb Giáo dục phát hành có màu gì ? Chọn phương án đúng nhất :
A-Xanh
B-Đỏ
C-Vàng
D-Tím
 
T

tranquang

Ố ồ, may mà không có thi trắc nghiệm Văn đấy, nếu không sẽ có câu:
Em hãy cho biết cô Tấm chui ra từ quả nào:

A. Quả thị
B. Quả táo
C. Quả na
D. Quả ổi

>>> Nhưng các vị thân yêu ạ, các vị chưa đủ tầm để phê phán đâu :-j

Còn cấu trúc đề đưa ra để dự đoán, đẻ phục vụ các thí sinh có nhu cầu cần biết, chứ chưa chắc đã phục vụ các vị!

Còn việc chém gió để làm loãng cái topic này thì ok. Tiếp tục đi nào! Nhận luôn...
 
C

cobemuadong_bth_a5

đang sống vô tư yêu đời.........tự dưng đọc topic này.... :-S
nản +hoảng =lo rùi
còn mấy ngày nữa thi rùi sao đây nhỉ ?
nghe nói Toán sẽ chia sẻ câu khó của BDT cho các câu khác như PT , BPT
như vậy đúng ko nhỉ ? (thầy tớ nói thế )
 
S

saobanglanhgia

tranquang said:
Ố ồ, may mà không có thi trắc nghiệm Văn đấy, nếu không sẽ có câu:
Em hãy cho biết cô Tấm chui ra từ quả nào:

A. Quả thị
B. Quả táo
C. Quả na
D. Quả ổi

>>> Nhưng các vị thân yêu ạ, các vị chưa đủ tầm để phê phán đâu :-j

Còn cấu trúc đề đưa ra để dự đoán, đẻ phục vụ các thí sinh có nhu cầu cần biết, chứ chưa chắc đã phục vụ các vị!

Còn việc chém gió để làm loãng cái topic này thì ok. Tiếp tục đi nào! Nhận luôn...

Mấy câu trắc nghiệm ở trên là để nói cho vui thoai, chứ mem nào vào đây cũng thấy căng thẳng, cau có quá. ^^ chứ còn ai dám phê phán gì đề thi của Bộ, cũng còn khối hạt sạn ra đấy, nhưng nói chung là chất lượng đề thi khá ok rồi, chẳng nên phê phán nhiều.

Cái phê phán ở đây là cái trò dự đoán kìa, toàn phát biểu lăng nhăng làm cho mem nhà mình sợ.

^^ đoán mấy cái mà ai cũng bít rùi thì đoán mần gì, gọi là đoán cho oai, chẳng qua là để lừa người không biết, đấy mới là chém gió!

Cấu trúc đề thi môn Toán mà đoán thế kia, thì chắc là 10 đưa thi Toán, 8 đứa cũng đoán được thế, đọc kỹ lại đề thi của 5 năm nay, lẽ nào lại không biết.

Nói chung là những kinh nghiệm học hay dự đoán đề thì ko nên lấy từ báo chí.
^^ vì cụ nào cũng sợ trách nhiệm, Bộ thì phê phán "học tủ" nên chả có cụ nào lên báo chí dự đoán "tủ" để mà vạ miệng đâu.
Mý cái dự đoán trên báo chí cũng chỉ chung chung, nước đôi, ôi thôi ai cũng biết thoai, hihi :p

Thêm 1 cái nữa là: đối với đề thi trắc nghiệm, thì việc đoán sẽ khó hơn 1 chút, do số lượng câu hỏi nhiều hơn, nhưng ít nhất cũng có trên 50% nội dung các câu hỏi và dạng bài là những thứ quá quen thuộc, nhiều bài nằm trong SGK và SBT, phân tích đề thi của năm ngoái và sàng lọc ra, ta sẽ có được 1 số "tủ"
Còn đối với môn thi tự luận như môn Toán, thì cứ nhìn đề thi 5 năm vừa rùi là bít, kết cấu chả khác quái gì cả, cứ thế mà phang thoai, nghe mấy cái dự đoán này nhiều cho mệt xác mần chi
 
T

tranquang


Xã hội thông tin mà! Có người xem thông tin thì cũng sẽ có người cung cấp, ai cần thì tìm đến... Và thông tin chúng tôi đưa ra là thông tin chính thống, có nguồn gốc (điểm mặt chỉ tên rõ ràng)

Tất nhiên tôi biết U đã học xong đại học rồi! U có dám chắc ngày xưa mình lại không quan tâm đến vấn đề này không ?

Và việc có được thông tin của một vị PGS.TS nguyên là cán bộ của Viện Toán, đồng thời cũng đã từng tham gia ra đề thi đại học đâu phải là chuyện nhỏ.
Đúng! Lại vấn đề biết rồi khổ lắm nói mãi... Nhưng nói thế nào mới là đủ cho học sinh nhà mình!

Vấn đề đưa dự đoán đã được nói ngay từ lời mở đầu topic rồi! chẳng cần phải bàn lại làm gì...
 
M

Moderator

Thôi nào!

Anh nghĩ vấn đề này có nhiều điểm bất cập, nhưng cũng có những phản hồi tích cực từ học sinh về phía Hocmai.vn... Việc gì có lợi cho học sinh thì ta nên làm chứ! Phải không nào?
 
M

Moderator

Việc ôn thi môn Lí với phần lí thuyếttương đối “nặng”, đòi hỏi phải nắm chắc vấn đề không phải là việc đơngiản. Trước ngày thi đại học 2008, thầy giáo Lương Tất Đạt - nguyêngiáo viên chuyên Lí trường Chuyên Hà Nội-Amsterdam có một vài lời nhắcnhở tới các thí sinh.

kinhlup.jpg


Nội dung đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2008 gồm 5 phần chính: Dao động cơhọc và Sóng cơ, Dòng điện xoay chiều và Sóng điện từ, Quang lí, Vật líhạt nhân và Quang hình học (không phân ban) hoặc Cơ vật rắn (phân ban).Việc ôn thi môn Lí với phần lí thuyết tương đối “nặng”, đòi hỏi phảihiểu sâu, nắm chắc vấn đề hoàn toàn không phải là việc đơn giản đối vớithí sinh.

Trước ngày thi đại học 2008, thầy giáo Lương Tất Đạt, nguyên giáo viên chuyên Lí trường Ams có một vài lời nhắc nhở tới các bạn học sinh.

Làm thế nào để học “vào” lí thuyết Vật lí?

Hocmai.vn nhận được rất nhiều phản hồi của các bạn học sinh phàn nàn: “Lí thuyết Vật lí rất khó học, lung tung hết cả”. Chúng mình hãy cùng nhau tháo gỡ những khúc mắc ấy cùng thầy giáo Lương Tất Đạt nhé.

“Đềthi ĐH không yêu cầu cao siêu, kiến thức tập trung trong SGK nên các emchỉ cần đọc kĩ, đọc hiểu, học tốt các kiến thức trong SGK là ổn. Đặcbiệt, khi học Vật lí, các em phải có sự so sánh, tổng hợp tìm mối liênhệ giữa các kiến thức liên quan. Ví dụ khi học chương sóng cơ học, cácem phải thấy được mối liên hệ với chương sóng điện từ, nó có cùng môhình toán học. Hay lưu ý giữa phần điện từ trường và dòng điện xoaychiều….”

Như vậy, trong SGK, bài học được trình bày theo từngchương, mỗi chương có nhiều mục và trong một mục có nhiều đoạn. Chúngta phải học từng đoạn, trong mỗi đoạn phải nắm chắc định nghĩa, địnhluật, đặc tính, ứng dụng... Không cần học thuộc lòng mà chú ý đến cácchi tiết quan trọng.

Thấy Lương Tất Đạt còn đưa ra lời khuyên:“Vì Vật lí thi trắc nghiệm nên các em phải quét hết toàn bộ chươngtrình, lời khuyên của tôi là các em theo dõi tỉ lệ số câu từng phầntrong cấu trúc đề thi Vật lí hàng năm của Bộ GD-ĐT”.

Chú ý các nội dung kiến thức từ năm lớp 10, 11

“Nếu như trước kia, thi tự luận môn Lí, ta có thể “chớp” phần “trọngtâm” nhất thì đối với trắc nghiệm phải thấy rằng kiến thức tập trungchủ yếu ở lớp 12, mặt khác cũng phải vận dụng kiến thức lớp 10, 11 đểgiải các bài tập lớp 12.

Đối với chương trình Lí 11, phần quantrọng nhất là chương từ trường và cảm ứng điện từ vì nó liên quan mậtthiết đến điện xoay chiều. Lớp 10 chú trọng vào kiến thức động lực họcđịnh luật bảo toàn của cơ. Khi giải các bài tập, các em chú ý đến việcsử dụng phương pháp giải nhanh bằng giản đồ Fresnel”.

Những bài giảng Vật lí trực tuyến cùng thầy Lương Tất Đạt sẽ giúp học sinh chúng mình tự tin hơn đấy! Tham gia ngay và cùng trao đổi với hàng ngàn thành viên của trường học Thời đại Số các bạn nhé!
 
T

tuyen_13

CHƯƠNG TRÌNH LÝ PHÂN BAN CÓ 1 CÂU HIỆU ỨNG ĐOPLE---> NHIỀU KHẢ NĂNG SẼ RƠI VÀO PHẦN LÝ THUYẾT! :D
 
T

tuyen_13

XIN PHÉP ĐƯA LẠI CẤU TRÚC ĐỀ BỘ ĐÃ RA CHO MÔN VẬT LÝ!




1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (Ban khoa họcTự nhiên; ban Khoa học Xã hội và Nhân văn)


Phần chung cho thí sinh 2 ban [32 câu]:

1. Dao động cơ học [5] * Đại cương về dao động điều hòa
* Khảo sát dao động điều hoà. Năng lượng trong dao động điều hoà
* Con lắc lò xo
* Con lắc đơn

* Tổng hợp các dao động điều hoà

* Dao động tắt dần

* Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng

2. Sóng cơ học, âm học [3]

* Đại cương về sóng cơ học

* Sóng âm

* Giao thoa

* Sóng dừng

3.Dòng điện xoay chiều [7]

* Đại cương về dòng điện xoay chiều

* Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện

* Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh

* Công suất của dòng điện xoay chiều

* Máy phát điện xoay chiều một pha

* Dòng điện xoay chiều ba pha

* Động cơ không đồng bộ ba pha

* Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng

4. Dao động điện từ, sóng điện từ [3]

* Mạch dao động, dao động điện từ

* Điện từ trường

* Sóng điện từ

5.Tính chất sóng của ánh sáng [5]

* Tán sắc ánh sáng

* Giao thoa ánh sáng

* Bước sóng và màu sắc ánh sáng

* Tia hồng ngoại

* Tia tử ngoại

* Tia Rơn ghen

6.Lượng tử ánh sáng [4]

* Hiện tượng quang điện ngoài

* Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.

7.Vật lí hạt nhân [5]

* Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử

* Sự phóng xạ

* Phản ứng hạt nhân.

* Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng.

Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Tự nhiên [8 câu]:

1.Dao động cơ học

* Con lắc vật lí

2.Sóng cơ học, âm học

* Phản xạ sóng

* Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đốp - ple

3.Dòng điện xoay chiều

* Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều

4.Dao động điện từ, sóng điện từ

* Thông tin bằng sóng vô tuyến điện

5.Chuyển động của vật rắn

* Chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định

* Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng tĩnh, mô men quán tính của một vật

* Phương trình động lực học của vật rắn, mô men động lượng của vật rắn. Định luật bảo toàn mô men động lượng

* Chuyển động của khối tâm vật rắn.
* Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến

* Động năng của vật rắn quanh một trục

* Cân bằng tĩnh của vật rắn

* Hợp lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song

* Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định.

6.Tính chất sóng của ánh sáng

* Nhiễu xạ ánh sáng
* Máy quang phổ, quang phổ liên tục quang phổ vạch, phân tích quang phổ

7. Lượng tử ánh sáng

* Hiện tượng quang điện trong

* Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện

* Sự hấp thụ ánh sáng, mầu sắc các vật, sự phát quang

* Mẫu Bo và nguyên tử hiđrô

* Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng – Sơ lược về Laze

8.Vật lí hạt nhân

* Thuyết tương đối hẹp

* Phản ứng hạt nhân phân hạch, nhiệt hạch

9.Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn

* Các hạt sơ cấp

* Mặt Trời. Hệ Mặt Trời

* Các sao. Thiên hà

* Thuyết Vụ nổ lớn

Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Xã hội

và Nhân văn [8 câu]:

1.Dao động điện từ, sóng điện từ
* Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

2.Lượng tử ánh sáng
*Hiện tượng quang điện trong
*Sự phát quang: lân quang, huỳnh quang
*Mẫu nguyên tử Bo.
*Quang phổ Hiđrô

3.Vật lí hạt nhân
*Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
*Sự phân hạch, phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân

4.Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đến vĩ mô)
*Các hạt sơ cấp
*Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
*Thiên hà
 
Top Bottom