$\color{Red}{\fbox{Hoá 9}}\color{Green}{\bigstar\text{๖ۣۜHệ thống lại kiến thức hoá 9}\bigstar}$

P

phankyanhls2000



- Tính chất vật lí, dựa vào màu:
+ $BaO, MgO, CaCO_3$ màu trắng
+ $Ag_2O, FeO$ màu đen
+ $Fe_2O_3$ màu đỏ

- Dùng $H_2O$
+ Tan trong $H_2O$: $BaO$

$BaO + H_2O \rightarrow Ba(OH)_2$

+ Không tan trong $H_2O$: $Ag_2O, MgO, FeO, CaCO_3$

=> Nhóm màu trắng còn: $MgO, CaCO_3$
Nhóm màu đen còn: $Ag_2O, FeO$

Đến đó là chị dừng hình rồi. Nghe bảo lớp 9 không công nhận $MgO$ tan trong nước nên chị cho nó vào nhóm không tan. Các chất còn lại không thể tác dụng với $NaCl$. Nếu bài này cho thuốc thử là $HCl$ thì lại dễ dùng cho muối ăn với nước thế kia thì chịu rồi :D


Điện phân có màng ngăn dd NaCl được $H_2$ và $Cl_2$
Đốt $H_2$ trong $Cl_2$ được khí HCl
Cho khí HCl vào nước được dd HCl
 
P

phankyanhls2000

Bài 9: Chỉ dùng thêm 1 hoá chất và nhiệt độ phân biệt các dd sau $NaNO_3,Na_2CO_3,NaHCO_3,Zn(NO_3)_2,Mg(NO_3)_2$
 
L

lanhuong.98

Bài 9: Chỉ dùng thêm 1 hoá chất và nhiệt độ phân biệt các dd sau NaNO3,Na2CO3,NaHCO3,Zn(NO3)2,Mg(NO3)2



- Nhiệt phân:
+ Tạo bọt khí, không có kết tủa: $NaNO_3, NaHCO_3$
$NaNO_3 \rightarrow NaNO_2 + O_2\uparrow$

$NaHCO_3 \rightarrow Na_2CO_3 + CO_2\uparrow + H_2O$

+ Tạo bọt khí, có kết tủa: $Zn(NO_3)_2, Mg(NO_3)_2$
$Zn(NO_3)_2 \rightarrow ZnO + NO_2\uparrow + O_2\uparrow$

$Mg(NO_3)_2 \rightarrow MgO + NO_2\uparrow + O_2\uparrow$

+ Không có hiện tượng: $Na_2CO_3$

- Lọc lấy dung dịch sau phản ứng của nhóm không tạo kết tủa cho tác dụng với 2 dung dịch ban đầu ở nhóm tạo kết tủa:
+ Tạo kết tủa với cả 2 dd ở nhóm kia: $Na_2CO_3$ sản phẩm của phản ứng nhiệt phân $NaHCO_3$

$Na_2CO_3 + Zn(NO_3)_2 \rightarrow ZnCO_3\downarrow + NaNO_3$

$Na_2CO_3 + Mg(NO_3)_2 \rightarrow MgCO_3\downarrow + NaNO_3$

+ Không tạo kết tủa với dd nào ở nhóm kia: $NaNO_2$ - sản phẩm của phản ứng nhiệt phân $NaNO_3$

- Lọc kết tủa ở hai phản ứng của nhóm tạo kết tủa. Cho $MgO, ZnO$ vào dung dịch $NaOH$:
+ Chất rắn màu trắng tan: $ZnO$ - $Zn(NO_3)_2$

$ZnO + 2NaOH \rightarrow Na_2ZnO_2 + H_2O$

+ Còn lại là $MgO$ - $Mg(NO_3)_2$
 
L

lanhuong.98

Câu 10:Thu NaCl tinh khiết từ dd NaCl,Na2SO4,MgSO4,MgCl2,CaCl2,Ca(HCO3)2



- Nhiệt phân dung dịch, lọc bỏ kết tủa $CaCO_3$, cho thoát khí $CO_2$

$Ca(HCO_3)_2 \rightarrow CaCO_3\downarrow + CO_2\uparrow + H_2O$

- Cho $Na_2CO_3$ vào dung dịch, lọc bỏ kết tủa $MgCO_3, CaCO_3$

$MgSO_4 + Na_2CO_3 \rightarrow MgCO_3\downarrow + Na_2SO_4$

$MgCl_2 + Na_2CO_3 \rightarrow MgCO_3\downarrow + NaCl$

$CaCl_2 + Na_2CO_3 \rightarrow CaCO_3\downarrow + NaCl$

- Dung dịch còn: $NaCl, Na_2SO_4, Na_2CO_3$

- Cho $BaCl_2$ vừa đủ vào dung dịch, lọc bỏ kết tủa $BaSO_4, BaCO_3$

$BaCl_2 + Na_2SO_4 \rightarrow BaSO_4\downarrow + NaCl$

$BaCl_2 + Na_2CO_3 \rightarrow BaCO_3\downarrow + NaCl$





Khi làm thí nhiệm thì không biết cho bao nhiêu cho đủ nên phải sử lí cả $BaCl_2$ dư
 
Last edited by a moderator:
P

phankyanhls2000



- Nhiệt phân dung dịch, lọc bỏ kết tủa $CaCO_3$, cho thoát khí $CO_2$

$Ca(HCO_3)_2 \rightarrow CaCO_3\downarrow + CO_2\uparrow + H_2O$

- Cho $Na_2CO_3$ vào dung dịch, lọc bỏ kết tủa $MgCO_3, CaCO_3$

$MgSO_4 + Na_2CO_3 \rightarrow MgCO_3\downarrow + Na_2SO_4$

$MgCl_2 + Na_2CO_3 \rightarrow MgCO_3\downarrow + NaCl$

$CaCl_2 + Na_2CO_3 \rightarrow CaCO_3\downarrow + NaCl$

- Dung dịch còn: $NaCl, Na_2SO_4, Na_2CO_3$

- Cho $BaCl_2$ vừa đủ vào dung dịch, lọc bỏ kết tủa $BaSO_4, BaCO_3$

$BaCl_2 + Na_2SO_4 \rightarrow BaSO_4\downarrow + NaCl$

$BaCl_2 + Na_2CO_3 \rightarrow BaCO_3\downarrow + NaCl$




Cho $BaCl_2$ vào trước sau đó mới cho $Na_2CO_3$

Sử lí $Na_2CO_3$ dư bằng cách cho dd HCl vào.

PT: $Na_2CO_3+2HCl--->NaCl+CO_2+H_2O$

Đun dd còn lại gồm NaCl và HCl thì HCl bay hơi còn lại NaCl
 
Last edited by a moderator:
V

vip_boy_co_don

Bài 11: Dùng PP thích hợp tách riêng từng chất ra khỏi hh: Al,Fe,Cu,Ag

Dùng nam châm hút sắt ra khỏi hh
Cho HCl dư vào hh còn lại,Al tan tạo bọt khí:
$2Al+6HCl--->2AlCl_3+3H_2$
Cho NaOH dư vào dd $AlCl_3$,tạo kết tủa:
$3NaOH+AlCl_3--->Al(OH)_3+3NaCl$
Nung kết tủa trong môi trường không có không khí thu được $Al_2O_3$
$2Al(OH)_3--to-->Al_2O_3+3H_2O$
Điện phân nóng chảy thu được Al
$2Al_2O_3--dpnc-->2Al+3O_2$
Cho hh còn lại vào dd $H_2SO_4$ đặc nóng:
+Chất tan là Cu:
PT:$Cu+2H_2SO_{4_{dn}}--->CuSO_4+2H_2O+SO_2$
+Chất không tan là Ag
Cho NaOH vào dd vửa thu được tạo kết tủa
$CuSO_4+2NaOH--->Cu(OH)_2+Na_2SO_4$
Nung kết tủa trong môi trường KHÔNG CÓ KHÔNG KHÍ,và cho khi $H_2$ đi vào thu được Cu
$Cu(OH)_2--to-->CuO+H_2O$
$CuO+H_2--->Cu+H_2O$
 
T

thupham22011998

Bài 12: Tách từng chất tinh khiết ra khỏi hh MgO,Al2O3,SiO2.
__________________

Cho các chất tác dụng với dung dịch $HCl$ dư:

+CR thu được là $SiO_2$

Lọc bỏ chất rắn, cho phần dung dịch tác dụng với d/d $NaOH$ dư:

+ Thu kết tủa, nung, thu được $MgO$

Phần dung dịch cho tác dụng với $CO_2$ và $H_2O$. Lọc phần kết tủa, nung thu được $Al_2O_3$

button_ok.gif
 
Last edited by a moderator:
T

tranthai1345

Bài 13: Tách riêng các chất từ hh $Na_2CO_3,BaCO_3,MgCO_3$




Hòa tan A vào nước , Na2CO3 tan tạo thành DD , lọc lấy chất rắn không tan .
Lấy DD cho tác dụng với DD HCl dư , cô cạn DD rồi điện phân nóng chảy được Na :
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
2NaCl → 2Na + Cl2
Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất rắn thu được : MgO và BaO
MgCO3 → MgO + CO2↑
BaCO3 → BaO + CO2↑
Hòa tan HH MgO và BaO vào nước , BaO tan tạo thành DD Ba(OH)2 . Lọc lấy chất rắn MgO .
Cho DD Ba(OH)2 tác dụng với DD HCl , cô cạn DD rồi điện phân nóng chảy được Ba .
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
BaCl2 → Ba + Cl2
Ngâm MgO trong DD HCl dư , cô cạn DD sau PƯ rồi điện phân nóng chảy được Mg :
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCl2 → Mg + Cl2


ĐÚNG...với đề:tách các chất thành các kim loại
 
Last edited by a moderator:
P

phankyanhls2000

Hòa tan A vào nước , Na2CO3 tan tạo thành DD , lọc lấy chất rắn không tan .
Lấy DD cho tác dụng với DD HCl dư , cô cạn DD rồi điện phân nóng chảy được Na :
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
2NaCl → 2Na + Cl2
Nhiệt phân hoàn toàn hợp chất rắn thu được : MgO và BaO
MgCO3 → MgO + CO2↑
BaCO3 → BaO + CO2↑
Hòa tan HH MgO và BaO vào nước , BaO tan tạo thành DD Ba(OH)2 . Lọc lấy chất rắn MgO .
Cho DD Ba(OH)2 tác dụng với DD HCl , cô cạn DD rồi điện phân nóng chảy được Ba .
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
BaCl2 → Ba + Cl2
Ngâm MgO trong DD HCl dư , cô cạn DD sau PU rồi điện phân nóng chảy được Mg :
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCl2 → Mg + Cl2

Cho hh vào nước,$Na_2CO_3$tan.
Nung hh còn lại:
$BaCO_3--to-->BaO+CO_2$
$MgCO_3--to-->MgO+CO_2$
Cho $H_2O$ vào hh thu được,BaO tan
$BaO+H_2O--->Ba(OH)_2$
Sục khí $CO_2$ vào dd:
$Ba(OH)_2+CO_2--->BaCO_3+H_2O$
Cho dd HCl vào MgO
$2HCl+MgO--->MgCl_2+H_2O$
Cho $Na_2CO_3$ vào dd:
$Na_2CO_3+MgCl_2--->MgCO_3+2NaCl
 
Last edited by a moderator:
P

phankyanhls2000

Bài 14: Nêu hiện tượng xảy ra
+Khi cho mảnh Cu vào dd $H_2SO_4$ loãng,sục oxi liên tục và đun nóng
+Khi cho mảnh Cu vào dd $H_2SO_4$ đặc và đun nóng
 
P

phankyanhls2000

Bài 15: Cho bột Al và Na vào $H_2O$.Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích(nhớ kĩ Al là kim loại lưỡng tính nha);)
 
P

phankyanhls2000

Bài 16: Giải thích hiện tượng xảy ra khi sục khí $CO_2$ dư và dd $Ca(OH)_2$(nhìn kĩ $CO_2$ dư nha);)
 
T

tranthai1345

Bài 16: Giải thích hiện tượng xảy ra khi sục khí $CO_2$ dư và dd $Ca(OH)_2$(nhìn kĩ CO2 dư nha);)

Mình vừa nãy bận ,chưa trả lời được :
Mình làm bài này trước nha ,không biết đúng không.

Sục $CO_2$ vào dung dịch $Ca(OH)_2$:
+)Hiện tượng :Xuất hiện kết tủa trắng Canxi cacbonat (CaCO3) trong dung dịch.
+)Phương trình:$CO_2 + Ca(OH)_2 -----> CaCO_3 + H_2O$
Phần $CO_2$ dư tiếp tục phản ứng:
+)Hiện tượng :Kết tủa trắng Canxi cacbonat (CaCO3) tan dần trong dung dịch
+Phương trình:$CaCO_3 + CO_2 + H_2O -----> Ca(HCO3)_2$

 
Last edited by a moderator:
L

lanhuong.98

Bài 14: Nêu hiện tượng xảy ra
+Khi cho mảnh Cu vào dd H2SO4 loãng,sục oxi liên tục và đun nóng
+Khi cho mảnh Cu vào dd H2SO4 đặc và đun nóng




+ TN1: Đồng tan

$Cu + H_2SO_4 + O_2 \rightarrow CuSO_4 + H_2O$

+ TN2: Đồng tan, có khí thoát ra

$Cu + H_2SO_4 (đặc,nóng) \rightarrow CuSO_4 + SO_2\uparrow + H_2O$



button_ok.gif
 
Last edited by a moderator:
L

lanhuong.98

Bài 15: Cho bột Al và Na vào H2O.Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích(nhớ kĩ Al là kim loại lưỡng tính nha)



Lưu ý: Không có định nghĩa KIM LOẠI LƯỠNG TÍNH. Chỉ có oxit và hidroxit kim loại lưỡng tính.

Khi cho vào nước, $Na$ phản ứng với nước có khí thoát ra, sau đó $NaOH$ phản ứng với $Al$ lại có khí thoát ra

$Na + H_2O \rightarrow NaOH + H_2\uparrow$

$Al + NaOH + H_2O \rightarrow NaAlO_2 + H_2\uparrow$



button_ok.gif
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom