Hóa $\color{Red}{\fbox{★Hóa 8★}}\color{Magenta}{\fbox{Ôn thi HSG }}$

N

ngobaotuan

Bài 1: Lập PTHH cua cac sơ đo phan ung sau day:
1. 6KOH + Al2(SO4)3 → 3K2SO4 + 2Al(OH)3

2. FexOy + (y−x)CO→ xFeO + (y−x)CO2

3. 2CnH2n−2+ (3n−1)O2→ 2nCO2+ (2n−2)H2O

4. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

5. 2Al+ 6HNO3 → 2Al(NO3)3+ 6N2O+ 3H2O
 
H

hocgioi2013

Bài 1: Lập PTHH cua cac sơ đo phan ung sau day:
1. 6KOH + Al2(SO4)3 → 3K2SO4 + 2Al(OH)3

2. FexOy + (y−x)CO→ xFeO + (y−x)CO2

3. 2CnH2n−2+ (3n−1)O2→ 2nCO2+ (2n−2)H2O

4. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

5. 2Al+ 6HNO3 → 2Al(NO3)3+ 6N2O+ 3H2O

bạn ơi cái này hình như bạn cân bằng luôn rồi ....................................
 
H

hocgioi2013

___________________________Tách - tinh chế các chất ________________________
I) Phương pháp :
Để tách hoặc tinh chế các chất ra khỏi hỗn hợp các chất ta có thể sử dụng các cách sau :
1. tách bằng phương pháp vận lý :
* có thể sử dụng các phương pháp sau : lọc , cô cạn , chưng cất , phân đoạt , làm đông đặc , chiết .......
_ phương pháp lọc : dùng để tách chất rắn không tan ( chất kết tủa ) ra khỏi chất lỏng
+ ví dụ : để tách cát ra khỏi nước , ta cho hỗn hợp cát và nước vào giấy lọc , nước chảy qua và cát bị giữ lại
_phương pháp cô cạn : dùng để tách chất rắn tan trong chất lỏng nhưng khó bay hơi ra khỏi chất lỏng .
+ ví dụ : Để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối, ta đun sôi hỗn hợp này , nước sẽ bay hơi ( ở 100oC) thu được muối ăn kết tinh ( vì nhiệt độ xôi của muối ăn là 1450oC)
_Phương pháp chưng cất : Dùng để tách các chất lỏng tan vào nhau , nhưng có nhiệt độ sôi khác nhau .
+ ví dụ : sau khi lên men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước , etanol ( rượu etylic : C2H5OH)và Bã rượu . Etanol sối ở 78.3oC nên khi đêm chưng cất ( nấu rượu) đầu tiên người ta thu được dung dịch chưa nhiều etanol hơn nước sau đó Hàm lượng etanol giảm dần .
_Phương pháp chiết ùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau
_Phương pháp kết tinh :Đối với hỗn hợp các chất rắn, người ta thường dựa vào độ tan khác nhau của chúng và sự thay dổi độ tan theo nhiệt độ để tách biệt và tinh chế chúng.
2) Tách bằng phương pháp hóa học :
_dùng phản ứng hóa học
_______[X]+A>>>AX]___+B>>>>AB + X ( tách )
Hỗn hợp[Y] + A>>AY]___+B >>>AY + C >>>Ac + Y ( tách )
_______[Z]+A>>>Z ( tách )
phương pháp này cần thõa mãn các yêu cầu sau :
+ Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗp hợp cần tách
+Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng ra khỏi hộn hợp .
+ Sản phẩm có khả năng tái tạo chất ban đầu
II) bài tập vận dụng :
bài 1 : Tách oxi và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm oxit và khí CO2 . biết khí CO2 hóa hợp được với nước vôi trong tạo thành canxi cacbonat và canxi cacbonat nung trở thành khí CO2 , và chất khác.
2) Làm thế nào để tách các chất trong hộp hợp dung dịch gồm NaCl , CaCl2 , Thành từng chất riêng biệt
Bài 3 : Làm thế nào để thu được AlCl3 tinh khiết từ AlCl3 có lẫn FeCl3 và CuCl2

làm cân bằng mệt rồi chuyển qua làm cái này chơi =))
 
L

lamdetien36


bài 1 : Tách oxi và CO2 ra khỏi hỗn hợp khí gồm oxit và khí CO2 . biết khí CO2 hóa hợp được với nước vôi trong tạo thành canxi cacbonat và canxi cacbonat nung trở thành khí CO2 , và chất khác.
2) Làm thế nào để tách các chất trong hộp hợp dung dịch gồm NaCl , CaCl2 , Thành từng chất riêng biệt
Bài 3 : Làm thế nào để thu được AlCl3 tinh khiết từ AlCl3 có lẫn FeCl3 và CuCl2
1) Cho hỗn hợp vào dung dịch $Ca(OH)_2$. Khí $CO_2$ bị $Ca(OH)_2$ giữ lại, tạo thành kết tủa $CaCO_3$. Khí $O_2$ không phản ứng với $Ca(OH)_2$, ta thu được $O_2$. Lọc kết tủa, thu được $CaCO_3$. Nung $CaCO_3$ thu được $CO_2$.
$CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O$
$CaCO_3 \xrightarrow{t^0} CaO + CO_2$
2) Cho Al vào hỗn hợp. Sau đó lọc chất rắn. Thu được $AlCl_3$ tinh khiết.
$FeCl_3 + Al \rightarrow Fe + AlCl_3$
$3CuCl_2 + 2Al \rightarrow 3Cu + 2AlCl_3$
 
Last edited by a moderator:
L

lamdetien36

Mọi người làm bài này cho vui nào :))
Chỉ dùng 1 hoá chất duy nhất, nhận biết:
a) Các dung dịch $H_2SO_4, Na_2SO_4, Na_2CO_3, MgSO_4$
b) Các chất rắn $Al, Al_2O_3, Mg$

 
T

thaolovely1412


Bài 3 : Làm thế nào để thu được AlCl3 tinh khiết từ AlCl3 có lẫn FeCl3 và CuCl2


Đầu tiên cho kiềm dư vào hỗn hợp:
[TEX]FeCl_3 + 3NaOH \rightarrow Fe(OH)_3 + 3NaCl[/TEX]
[TEX]CuCl_2 + 2NaOH \rightarrow Cu(OH)_2 + 2NaCl[/TEX]
[TEX]AlCl_3 + 3NaOH \rightarrow Al(OH)_3 + 3NaCl[/TEX]
[TEX]Al(OH)_3 + NaOH \rightarrow NaAlO_2 + 2H_2O[/TEX]
Sau đó lọc bỏ kết tủa, sục [TEX]CO_2[/TEX] vào:[TEX]NaAlO_2 + CO_2 + H_2O \rightarrow Al(OH)_3 + NaHCO_3[/TEX]
Cuối cùng lọc kết tủa cho vào HCl dư:[TEX]Al(OH)_3 + HCl \rightarrow AlCl_3 + H_2O[/TEX]
 
T

thaolovely1412


Chỉ dùng 1 hoá chất duy nhất, nhận biết:
a) Các dung dịch $H_2SO_4, Na_2SO_4, Na_2CO_3, MgSO_4$
B1:Lấy một ít chất ra làm mẫu thử.
B2:Nhúng quỳ tím vào từng mẫu thử, mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là [TEX]H_2SO_4[/TEX].
B3:Cho dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] vừa nhận biết được vào từng mẫu còn lại, mẫu nào có khí thoát ra là [TEX]Na_2CO_3[/TEX].
B5:Cho dd [TEX]Na_2CO_3[/TEX] vào 2 mẫu còn lại, mẫu nào tạo kết tủa là [TEX]MgSO_4[/TEX]. Mẫu còn lại là [TEX]Na_2SO_4[/TEX].
Các PTHH như sau:
[TEX]H_2SO_4+Na_2CO_3 \rightarrow Na_2SO_4+CO_2+H_2O [/TEX]
[TEX]Na_2CO_3+MgSO_4\rightarrow MgCO_3+Na_2SO_4 [/TEX]
 
Last edited by a moderator:
L

lamdetien36

Đầu tiên cho kiềm dư vào hỗn hợp:
[TEX]FeCl_3 + 3NaOH \rightarrow Fe(OH)_3 + 3NaCl[/TEX]
[TEX]CuCl_2 + 2NaOH \rightarrow Cu(OH)_2 + 2NaCl[/TEX]
[TEX]AlCl_3 + 3NaOH \rightarrow Al(OH)_3 + 3NaCl[/TEX]
[TEX]Al(OH)_3 + NaOH \rightarrow NaAlO_2 + 2H_2O[/TEX]
Sau đó lọc bỏ kết tủa, sục [TEX]CO_2[/TEX] vào:[TEX]NaAlO_2 + CO_2 + H_2O \rightarrow Al(OH)_3 + NaHCO_3[/TEX]
Cuối cùng lọc kết tủa cho vào HCl dư:[TEX]Al(OH)_3 + HCl \rightarrow AlCl_3 + H_2O[/TEX]
Như vậy trong kết quả vẫn còn lẫn HCl dư :p Cho Al vào là xong rồi :D
 
M

my_nguyen070

hóa

Câu 1:chỉ dc dùng thêm một thuốc thử hãy phân biệt bốn chât bột trắng

đựng riêng trong các lọ mát nhãn : $K_2O$,$ BaO$, $P_2O_5$,$ SiO_2$.

Câu 2:Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch phenolphtalein không màu hãy nhận

biết 4 dung dịch: $NaOH$,$ HCl$,$H_2SO_4$,$ BaCl_2$.

Câu 3:Trong phòng thí nghiệm có 5 lọ mát nhãn đựng các dung dịch :

$NaCl$,$ CuSO_4$, $MgCl_2$,$H_2SO_4$,$ NaOH$,Không dùng thêm thuốc

thử hãy nhận bik.
 
L

lamdetien36

Câu 1:chỉ dc dùng thêm một thuốc thử hãy phân biệt bốn chât bột trắng

đựng riêng trong các lọ mát nhãn : $K_2O$,$ BaO$, $P_2O_5$,$ SiO_2$.

Câu 2:Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch phenolphtalein không màu hãy nhận

biết 4 dung dịch: $NaOH$,$ HCl$,$H_2SO_4$,$ BaCl_2$.

Câu 3:Trong phòng thí nghiệm có 5 lọ mát nhãn đựng các dung dịch :

$NaCl$,$ CuSO_4$, $MgCl_2$,$H_2SO_4$,$ NaOH$,Không dùng thêm thuốc

thử hãy nhận bik.
1)
Cho tất cả vào nước, cái nào không tan là $SiO_2$. Cho 3 cái còn lại tác dụng với nhau từng đôi một. 2 cái nào phản ứng mà có hiện tượng là $BaO, P_2O_5$
$K_2O + H_2O \rightarrow 2KOH$
$BaO + H_2O \rightarrow Ba(OH)_2$
$P_2O_5 + 3H_2O \rightarrow 2H_3PO_4$
$Ba(OH)_2 + H_3PO_4 \rightarrow BaHPO_4 + 2H_2O$
 
H

hocgioi2013

ok chém tiếp nè
Câu1:Hãy tự chọn 1 hóa chất để nhận biết các dung dịch sau: $MgCl_2,FeCl_2,FeCl_3,AlCl_3$
Câu2:
chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch sau : $H_2SO_4 , NaCl, NaOH, Ba(OH)_2, BaCl, HCl$
 
L

lamdetien36


Câu2:
chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dung dịch sau : $H_2SO_4 , NaCl, NaOH, Ba(OH)_2, BaCl, HCl$
Cho quỳ tím vào, nhận biết được 3 nhóm muối, bazo, axit.
Cho nhóm muối và axit tác dụng với nhau từng đôi một. Cặp nào phản ứng có kết tủa trắng là $H_2SO_4, BaCl$. Từ đó nhận biết được cặp còn lại là HCl và NaCl.
Cho nhóm bazo và axit tác dụng với nhau. Cặp nào phản ứng tạo kết tủa trắng là $H_2SO_4, Ba(OH)_2$. Từ đó nhận biết được chất còn lại là NaOH.

 
L

lamdetien36

Câu1:Hãy tự chọn 1 hóa chất để nhận biết các dung dịch sau: MgCl_2,FeCl_2,FeCl_3,AlCl_3$
Cho 4 dung dịch vào 4 ống nghiệm. Cho NaOH dư vào 4 ống nghiệm.
- Ống nào xuất hiện kết tủa trắng là $MgCl_2, FeCl_2$. Lọc kết tủa, đưa ra không khí, kết tủa nào hoá đỏ nâu là $FeCl_2$, còn lại là $MgCl_2$.
- Ống nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu là $FeCl_3$.
- Ống nào xuất hiện kết tủa trắng nhưng sau đó sau tan dần là $AlCl_3$.
Các phương trình:
$MgCl_2 + 2NaOH \rightarrow Mg(OH)_2 + 2NaCl$
$FeCl_2 + 2NaOH \rightarrow Fe(OH)_2 + 2NaCl$
$4Fe(OH)_2 + 2H_2O + O_2 \rightarrow 4Fe(OH)_3$
$FeCl_3 + 3NaOH \rightarrow Fe(OH)_3 + 3NaCl$
$AlCl_3 + 3NaOH \rightarrow Al(OH)_3 + 3NaCl$
$Al(OH)_3 + NaOH \rightarrow NaAlO_2 + 2H_2O$
 
M

my_nguyen070


1)
Cho tất cả vào nước, cái nào không tan là $SiO_2$. Cho 3 cái còn lại tác dụng với nhau từng đôi một. 2 cái nào phản ứng mà có hiện tượng là $BaO, P_2O_5$
$K_2O + H_2O \rightarrow 2KOH$
$BaO + H_2O \rightarrow Ba(OH)_2$
$P_2O_5 + 3H_2O \rightarrow 2H_3PO_4$
$Ba(OH)_2 + H_3PO_4 \rightarrow BaHPO_4 + 2H_2O$
Nêu như thế sẽ ko rõ đâu bạn:

Cho tất cả vào nc thì nhận dc $SiO_2$ ko tan.

Lấy các dung dịch thu dc là $ Ba(OH)_2$, $KOH$, $H_3PO_4$ đem t/d với $SiO_2$

Chất nào tạo kết tủa trắng là $Ba(OH)_2$=> chất ban đầu là $BaO$

Còn hai dung dịch còn lại là $KOH$,$ H_3PO_4$ đem t/d với $Ba(OH)_2$

vừa nhận dc

Nhận ra dc $H_3PO_4$ tạo kt trắng=> chát ban đầu $P_2O_5$

Còn lại là KOH ko th=> chất ban đàu $K_2O$

 
M

my_nguyen070

Cho 4 dung dịch vào 4 ống nghiệm. Cho NaOH dư vào 4 ống nghiệm.
- Ống nào xuất hiện kết tủa trắng là $MgCl_2, FeCl_2$. Lọc kết tủa, đưa ra không khí, kết tủa nào hoá đỏ nâu là $FeCl_2$, còn lại là $MgCl_2$.
- Ống nào xuất hiện kết tủa đỏ nâu là $FeCl_3$.
- Ống nào xuất hiện kết tủa trắng nhưng sau đó sau tan dần là $AlCl_3$.
Các phương trình:
$MgCl_2 + 2NaOH \rightarrow Mg(OH)_2 + 2NaCl$
$FeCl_2 + 2NaOH \rightarrow Fe(OH)_2 + 2NaCl$
$4Fe(OH)_2 + 2H_2O + O_2 \rightarrow 4Fe(OH)_3$
$FeCl_3 + 3NaOH \rightarrow Fe(OH)_3 + 3NaCl$
$AlCl_3 + 3NaOH \rightarrow Al(OH)_3 + 3NaCl$
$Al(OH)_3 + NaOH \rightarrow NaAlO_2 + 2H_2O$
Theo mình thì khi cho $NaOH$ vào thì nhận dc $FeCl_3$ tạo

kt trắng xanh.
Sau đó hóa nâu ngoài không khí

$MgCl_2$ tạo kt trắng.

$FeCl_3$ tạo kt nâu đở.

$AlCl_3$ tạo kt trắng rồi tan dần.
 
M

my_nguyen070



Câu 2:Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch phenolphtalein không màu hãy nhận

biết 4 dung dịch: $NaOH$,$ HCl$,$H_2SO_4$,$ BaCl_2$.

Câu 3:Trong phòng thí nghiệm có 5 lọ mát nhãn đựng các dung dịch :

$NaCl$,$ CuSO_4$, $MgCl_2$,$H_2SO_4$,$ NaOH$,Không dùng thêm thuốc

thử hãy nhận bik.
Giải nè:

Câu 2:Cho dung dịch phenolphtalein ko màu vào các dung dịch

+Nhận ra $NaOH$ làm dung dịch chuyển thành đỏ.

Lấy $NaOH$ vừa nhận đem cho vào các dung dịch

+Nhận ra $HCl$, $H_2SO_4$ làm mất màu đổ của dung dịch.

+Nhận ra $BaCl_2$ ko ht.

Lấy $BaCl_2$ vừa nhận dc cho vào hai dung dịch.

+Nhận ra $ H_2SO_4$ tạo kt trắng.

+HCl ko ht.

Câu 3:Nhận ra $CuSO_4$ có màu xanh lam.Lấy $CuSO_4$ vừa nhậ cho

t/d với các dung dịch.

Nhận ra $NaOH$ tạo kt xanh lơ.

Lấy $NaOH$ vừa nhận đem t/d với các dung dịch.

+nhận ra $NaCl$, $H_2SO_4$ ko ht

+nhận ra $MgCl_2$ tạo kt trắng.

Lấy hai dung dịch còn lại đem điện phân dunh dịch có màng ngăn

Có khí màu vàng lục thoát ra thì đó là $NaCl$

còn lại $H_2SO_4$ ko ht
 
H

hocgioi2013

chém tiếp nào

1.
Chỉ dùng quỳ tím, nhận biết 5 dung dịch sau:
gif.latex

2.
Nhận biết 6 dung dịch sau chỉ bằng 1 kim loại:
gif.latex

3.
Nhận biết 6 dd sau chỉ = 1 hoá chất
gif.latex
 
M

my_nguyen070



2.
Nhận biết 6 dung dịch sau chỉ bằng 1 kim loại:
gif.latex

3.
Nhận biết 6 dd sau chỉ = 1 hoá chất
gif.latex
2, Kim loại : $Cu$

Cho Cu vào các dung dịch

+Nhận ra $HNO_3$: tạo khí không màu hóa nâu ngoài kk.

+ Nhận ra $AgNO_3$, $HgCl_2$ tạo dung dịch màu xanh(nhóm 1)

+Nhận ra HCl, NaOH ko ht.(nhóm 2)

Lấy dung dịch màu xanh cho vào nhóm 2

+nhận ra NaOH tạo kết tủa xanh lơ.

+HCl ko ht.

Lấty NaOH vừa nhận cho vào hai dung dịch nhóm 1

+nhận ra $AgNO_3$ tạo kết tủa đen.

+$HgCl_2$ ko ht.

Câu 3:hóa chất :NaOH

Cho NaOH vào thì nhận ra:

+$FeCl_3$ tạo kt nâu đỏ

+$MgSO_4$ tạo kt trắng.

+ $NH_4Cl$ tạo khí mùi khai.

+$KOH$, $BaCl_2$ ko ht

Lấy $NH_4Cl$ vừa nhân cho vào 2 dung dịch còn alji.

+Nhận ra $KOH$ tạo khí mùi khai,

+$BaCl_2$ ko ht
 
H

hocgioi2013

2, Kim loại : $Cu$

Cho Cu vào các dung dịch

+Nhận ra $HNO_3$: tạo khí không màu hóa nâu ngoài kk.

+ Nhận ra $AgNO_3$, $HgCl_2$ tạo dung dịch màu xanh(nhóm 1)

+Nhận ra HCl, NaOH ko ht.(nhóm 2)

Lấy dung dịch màu xanh cho vào nhóm 2

+nhận ra NaOH tạo kết tủa xanh lơ.

+HCl ko ht.

Lấty NaOH vừa nhận cho vào hai dung dịch nhóm 1

+nhận ra $AgNO_3$ tạo kết tủa đen.

+$HgCl_2$ ko ht.

Câu 3:hóa chất :NaOH

Cho NaOH vào thì nhận ra:

+$FeCl_3$ tạo kt nâu đỏ

+$MgSO_4$ tạo kt trắng.

+ $NH_4Cl$ tạo khí mùi khai.

+$KOH$, $BaCl_2$ ko ht

Lấy $NH_4Cl$ vừa nhân cho vào 2 dung dịch còn alji.

+Nhận ra $KOH$ tạo khí mùi khai,

+$BaCl_2$ ko ht

còn bài 1 đó có ai giải nữa không nếu không có mai mình sẽ đưa ra đáp án
1.
Chỉ dùng quỳ tím, nhận biết 5 dung dịch sau:
gif.latex
 
Top Bottom