$\color{DarkOrange}{\fbox{Vật lí 9} \text{Vui giải vật lí THCS}}$

P

popstar1102


Giữa hai điểm A và B có HĐT là 120v. Người ta mắc // 2 dây kim loại, cường độ dòng điện qua dây 1 là 4A qua dây 2 là 2A
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch chính
b) Tính điện trở của mỗi dây và điện trở tương đương của mạch
c) Để có công suất của mạch là 800w người ta phải cắt bớt 1 đoạn của dây 2 và mắc // với dây 1 vào HĐT nói trên. Tính R của đoạn mạch bị cắt
 
N

n.hoa_1999


Giữa hai điểm A và B có HĐT là 120v. Người ta mắc // 2 dây kim loại, cường độ dòng điện qua dây 1 là 4A qua dây 2 là 2A
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch chính
b) Tính điện trở của mỗi dây và điện trở tương đương của mạch
c) Để có công suất của mạch là 800w người ta phải cắt bớt 1 đoạn của dây 2 và mắc // với dây 1 vào HĐT nói trên. Tính R của đoạn mạch bị cắt

BL:
a)
$Itm=I_1+I_2=4+2=6$
b)
$R_1=\frac{U}{I_1}=\frac{120}{4}=30$
$R_2=\frac{U}{I_2}=\frac{120}{2}=60$
$Rtd=\frac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=20$
c,
$Rtm=\frac{U^2}{P}=18$
Gọi đoạn dây bị cắt còn lại là $R_3$
$\frac{1}{R_3}=\frac{1}{18}-\frac{1}{30}=\frac{1}{45}$
=>$R_3=45$
=>R=60-45=15
 
N

n.hoa_1999

Vui cùng giải tiếp nè!!!:khi (11)::khi (11)::khi (11):

Câu 28:
2 tầu hỏa khởi hành đồng thời từ 2 ga cách nhau 750km và đi ngược chiều nhau sau 10h thì gặp nhau.Nếu tầu 1 khởi hành trc tàu 2 3h45p' thì sau khi tầu 1 đi đc 8h thì 2 tàu gặp nhau.Tính vận tốc mỗi tàu.

Year#:eek:
 
E

eye_smile

Bài 28: Gọi vận tốc tàu 1 và 2 lần lượt là $x$ ; $y$ (km/h)
Ta có:
$10(x+y)=750$ và
$3,75x+8(x+y)=750$
Giải hpt, tìm được $x=40$; $y=35$
 
N

n.hoa_1999

Câu 29:
Một bè nữa trôi tự do và 1 cano cùng khởi hành từ bến A để xuôi dòng sông:khi (144):. Canô xuôi dòng 96km thì quay lại ngay bến A.Cả đi cả về hết 14h.Trên đg` quay về A, khi còn cách A 24km thì canô gặp bè nứa. Tính vận tốc riêng của canô và vận tốc dòng nước.

Thanh kiu ve ri mát!:khi (118)::khi (118)::khi (118):
 
K

katorichan

Bình A(3kg; 20*C); bình B(4kg; 30*C). Trút ra 1 ca nước từ A sang B. Sau khi cân bằng nhiệt trút 2 ca từ B sang A. Nhiệt độ cân bằng của bình A là 24*C. Tính nhiệt độ bình B và khối lượng 1 ca nước. Bỏ qua mọi hao phí về nhiệt.
 
N

n.hoa_1999

Bình A(3kg; 20*C); bình B(4kg; 30*C). Trút ra 1 ca nước từ A sang B. Sau khi cân bằng nhiệt trút 2 ca từ B sang A. Nhiệt độ cân bằng của bình A là 24*C. Tính nhiệt độ bình B và khối lượng 1 ca nước. Bỏ qua mọi hao phí về nhiệt.
Gọi $\Large m$ là lượng nước đã rót
...... $\Large t_1$ là nhiệt độ cân bằng trong lần rót thứ nhất
...... $\Large t_2$ là nhiệt độ cân bằng trong lần rót thứ hai


Khi rót m nước từ bình thứ B sang bình A ta có:
$Q_{tỏa}=Q_{thu}$
\Rightarrow $C.m(t-t_1)=C.m_1(t_1-t')$
\Rightarrow $m(30-t_1)=3(t_1-20)$
\Rightarrow $m=\frac{3.t_1-60}{30-t_1}$ $^{(1)}$

Khi rót m nước từ bình thứ A sang bình B ta có:
Q_{thu}$=Q_{tỏa}$
\Rightarrow $C.m(t_2-t_1)=C.(m_2-m)(t-t_2)$
\Rightarrow $m(24-t_1)=(4-m)(30-24)$
=>$24m-mt_1=24-6m$
=> $m(24-t_1+6)=24$
=>$m=\frac{24}{30-t_1}$ (2)

Từ (1) và (2),tính đc $t_1$ và thay vào ta tính đc m!!!

 
N

n.hoa_1999

Câu 29:
Một bè nữa trôi tự do và 1 cano cùng khởi hành từ bến A để xuôi dòng sông:khi (144):. Canô xuôi dòng 96km thì quay lại ngay bến A.Cả đi cả về hết 14h.Trên đg` quay về A, khi còn cách A 24km thì canô gặp bè nứa. Tính vận tốc riêng của canô và vận tốc dòng nước.


Làm đi các bạn!!!
 
E

eye_smile

Bài 29:
Gọi vận tốc riêng của cano là $v_{cn}$
Gọi vận tốc dòng nuớc là $v_n$
Gọi tgian cano đi AB xuôi dòng là $t_1$
Gọi tgian cano đi BC ngược dòng là $t_2$
Ta có:
+/$(v_{cn}+v_n)t_1=96$ (1)
+/$(v_{cn}-v_n)(14-t_1)=96$ (2)
+/$(v_{cn}-v_n)t_2=72$ (3)
+/$v_n(t_2+t_1)=24$ (4)
Lấy (3) cộng (4), được: $v_{cn}.t_2+v_n.t_1=96$ (5)
Lấy (1) trừ (5), được $t_1=t_2$
Khi cùng vận tốc, quãng đường và tgian là 2 đại lượng tỉ lệ thuận
Suy ra $\dfrac{72}{96}=\dfrac{t_2}{14-t_1}=\dfrac{t_1}{14-t_1}$
Suy ra $t_1=6$
Suy ra $v_{cn}+v_n=16$
và $v_{cn}-v_n=12$
Suy ra $v_{cn}=14$; $v_n=2$
 
N

n.hoa_1999

Chào các bạn!
Topic của chúng ta đã chải qua 29 câu hỏi ít nhiều về phần vận tốc và nhiệt có lẽ các bạn cũng thấy nản:D
Vì thế từ câu 30 tớ thay đổi cho những bài điện và quang nhiều hơn nhe!!!
 
N

n.hoa_1999

Câu 30:
Cho mạch điện sau
Cho U = 6V , r = 1Ω = R1 ; R2 = R3 = 3Ω
biết số chỉ trên A khi K đóng bằng 9/5 số chỉ
của A khi K mở. Tính :
a/ Điện trở R4 ?
b/ Khi K đóng, tính $I_k$ ?


58836_1381651835427669_226091193_n.jpg
 
Last edited by a moderator:
K

katorichan

Ống nghiệm A đựng nước đá đến độ cao 40cm, nhiệt độ cao $t_1$.
a) Ống B có cùng tiết diện đựng nước ở độ cao 10cm, nhiệt độ 4*C. Rót hết nước từ B vào A, sau khi có cân bằng nhiệt thì cột nước đá cao thêm 0,2 cm so với khi vừa rót xong. Tính $t_1$. Biết nước và nước đá có nhiệt dung riêng là 4200J/kg.K, 2000J/kg.K. Khối lượng riêng của nuớc và nước đá là $1000kg/m^3, 900kg/m^3$, nhiệt nóng chảy nước đá là $34.10^4J/kg$. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của môi trường và ôbgs nghiệm.
b) Sau đó nhúng ống A vào ống C cố tiết diện gấp đôi ống A. Ống C chứa nước ở độ cao 20cm, nhiệt độ 10*C. Sau khi cân bằng nhiệt thì mực nước trong ống A hạ xuống 2,4cm. Cho $D_c=800kg/m^3$. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng ở ống C.
 
K

katorichan

Câu 30:
Cho mạch điện sau
Cho U = 6V , r = 1Ω = R1 ; R2 = R3 = 3Ω
biết số chỉ trên A khi K đóng bằng 9/5 số chỉ
của A khi K mở. Tính :
a/ Điện trở R4 ?
b/ Khi K đóng, tính $I_K$ ?


58836_1381651835427669_226091193_n.jpg

mình tưởng $R_2$=3Ôm :confused:
Còn ở phần b) thì Ik ở chỗ nào :khi (100):
 
Last edited by a moderator:
N

n.hoa_1999

Xin lỗi bạn nhe
Sự cố, tớ sửa lại rồi, thanka bạn đã nhắc nhở nhe!!!
 
N

n.hoa_1999

Câu 30:
Cho mạch điện sau
Cho U = 6V , r = 1Ω = R1 ; R2 = R3 = 3Ω
biết số chỉ trên A khi K đóng bằng 9/5 số chỉ
của A khi K mở. Tính :
a/ Điện trở R4 ?
b/ Khi K đóng, tính $I_k$ ?


58836_1381651835427669_226091193_n.jpg
 
T

tienhoang14

Câu 1: Một người đi xe máy với vận tốc không đổi 28,8 km/h trên đường nằm ngang thì công suất của động cơ sinh ra khi đó là 200 W. Người này tiếp tục đi xe lên một cái dốc dài 100m cao 5m với vận tốc như cũ thì động cơ phải sinh ra một công suất bằng bao nhiêu? Biết khối lượng người và xe là 150 kg, lực cản chuyển động của xe không đổi.
Câu 2: Giải các bài toán sau với điều kiện bỏ qua nhiệt lượng truyền ra bình chứa và môi trường:
1. Để có 30 lít nước ở 40 độ C, ta lấy 8 lít nước ở 80 độ C pha với nước ở 20 độ C. Lượng nước ở 80 độ C có đủ dùng hay không nếu không thi thiếu hay thừa bao nhiêu lít?
2. Nếu dùng 6 lít nước ở 90 độ C pha với nước ở 20 độ C thì thu được bao nhiêu lít nước ở 50 độ C?
Bài 3 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh thật A1B1. Nếu di chuyển vật đi 5cm dọc theo trục chính và vẫn vuông góc với trục chính thì cho ảnh A2B2 cao gấp 2 ảnh A1B1 và hai ảnh cách nhau 40 cm. Tìm tiêu cực của thấu kính.
Bài 4: Một vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính TKHT cho ảnh A1B1 cao 6cm. Di chuyển vật đi 10 cm dọc theo trục chính thì cho ảnh A2B2 cao 6cm. Hãy xác định tiêu cực của thấu kính.
Bài 5: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của TKHT cho ảnh A1B1. Di chuyển vật đi 10 cm dọc theo trục chính thì cho ảnh A2B2 B1 một khoảng 90 cm. Hãy xác định tiêu cực của thấu kính. Biết hai ảnh có độ cao bằng nhau.
 
S

sonad1999

Các bạn cho mình hỏi bài này với !!!!!!!
Đề : Một người đi trên thang cuốn. Lần đầu đi hết thang người đó bước được [tex]n_1[/tex]=50 bậc, lần thức 2 với tốc độ gấp đôi cùng hướng luc đầu, khi đi hết cầu thang người đó bước được [tex]n_2[/tex]= 60 bậc.
a) Người đó đi cùng hướng hay ngược hướng chuyển động của thang? Tại sao?
b) Nếu thang nằm yên thì người đó bước được bao nhiêu bước thì hết thang ?
 
N

n.hoa_1999

Ống nghiệm A đựng nước đá đến độ cao 40cm, nhiệt độ cao $t_1$.
a) Ống B có cùng tiết diện đựng nước ở độ cao 10cm, nhiệt độ 4*C. Rót hết nước từ B vào A, sau khi có cân bằng nhiệt thì cột nước đá cao thêm 0,2 cm so với khi vừa rót xong. Tính $t_1$. Biết nước và nước đá có nhiệt dung riêng là 4200J/kg.K, 2000J/kg.K. Khối lượng riêng của nuớc và nước đá là $1000kg/m^3, 900kg/m^3$, nhiệt nóng chảy nước đá là $34.10^4J/kg$. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của môi trường và ôbgs nghiệm.
b) Sau đó nhúng ống A vào ống C cố tiết diện gấp đôi ống A. Ống C chứa nước ở độ cao 20cm, nhiệt độ 10*C. Sau khi cân bằng nhiệt thì mực nước trong ống A hạ xuống 2,4cm. Cho $D_c=800kg/m^3$. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng ở ống C.


Vì thể tích nước dâng lên 0.2 cm chứng tỏ tổng thể tích nước và nươc đá đã tăng thêm do đó có một phân nước bị đông đặc
Gọi tiết diện của bình là s (cm2)
Gọi độ cao phần nước bi đông đăc là ho (m) (0<ho<0.1)
Khoi lượng nước đá bị đông đặc
Mo=vo*Dnc=ho*s*Dnc(kg)
Khối lượng nước dá sau khi ho (m) đông đặc thành là
Mo’=Vo*Dnđ=(ho+dentah)*s*Dnđ
Mà mo’=mo
Tự giải chỗ này
- Ho=0.018(m)
- Mo=18*s(kg)
Khối lượng ban đầu của nước đá là
M1=360*s(kg)
Khối lg ban đầu của nước là
M2=100*s(kg)
Gọi nhiệt độ ban đầu cua nước đá là To (C)
Vì sau khi cân bằng nhiệt có nươc bị đông đặc nên nhiệt dộ cân bằng là 0 (C)
Nhiệt lượng nước tỏa ra là
Qtỏa =78000000*s (J)
Nhiệt lượng nước đá thu vào là
Qthu=-720000*s (J)
Ta có Qtỏa = Qthu
-To=-10,83 (C)
 
N

n.hoa_1999

Các bạn cho mình hỏi bài này với !!!!!!!
Đề : Một người đi trên thang cuốn. Lần đầu đi hết thang người đó bước được [tex]n_1[/tex]=50 bậc, lần thức 2 với tốc độ gấp đôi cùng hướng luc đầu, khi đi hết cầu thang người đó bước được [tex]n_2[/tex]= 60 bậc.
a) Người đó đi cùng hướng hay ngược hướng chuyển động của thang? Tại sao?
b) Nếu thang nằm yên thì người đó bước được bao nhiêu bước thì hết thang ?

vận tốc của thang v1 $=\frac{s}{t_1}$ (1ph)

vận tốc của người so với thang v2 $=\frac{s}{t_2}$

vận tốc của người so với trc v3 = $\frac{s}{t_3}$(40s)

ta có v3= v1+v2
$\frac{s}{t_3}=\frac{s}{t_1}+\frac{s}{t_2}$
thay số vào
t2= 120s=2 ph
5
v1 là v của thang
v2 la v của ng
l chiều dài 1 bậc
n số bậc
lần 1 đi hết t1
lần 2 đi hết t2
theo bài ra
t1 . v2= 50 l
t2 . 2 v2=60 l
lập tỉ số
$\frac{t_1}{t_2}=\frac{5}{3}$ (1)
(v1+v2) . t1=n.l
v1.t1= (n-50)l (2)
(v1+2v2)t2= nl
v1.t2= (n-60) l (3)
lập tỉ số (2)VÀ (3)= $\frac{t_1}{t_2}=\frac{n-50}{n-60}$(4)
thế (4) vào (1)
ta tính đk
n=75
 
Top Bottom