$\color{DarkOrange}{\fbox{Vật lí 9} \text{Vui giải vật lí THCS}}$

E

eye_smile

Bài 7:Gọi thời gian dự định đi là $t$ (h) (ĐK)
Suy ra thời gian thực tế là $t-0,6$ (h)
Ta có: $v.t=(v+5)(t-0,6)=60$
Giải hệ phương trình tìm được $v=20$
Bài 8:Gọi vận tốc của động tử thứ $2$ là $v$ (m/s) (đk)
Ta có:
$8.10+10v=120$
Giải phương trình, tìm được $v=4$
Vị trí gặp nhau cách A : $8.10=80$ (m)
@angleofdarkness:Cậu mở trang 1 xem bài vừa rồi có phải bài mở màn không;))
 
E

eye_smile

Tiếp nè mọi người
Bài 9:Hai đoàn tàu chuyển động đều trong sân ga trên hai đường sắt song song nhau.Đoàn tàu A dài 65m, đoàn tàu B dài 40m. Nếu hai tàu đi cùng chiều, tàu A vượt tàu B trong khoảng thời gian tính từ lúc đầu tàu A ngang đuôi tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang đầu tàu B là 70 giây
Nếu hai tàu đi ngược chiều thì từ lúc đầu tàu A ngang đầu tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang đuôi tàu B là 14 giây.
Tính vận tốc mỗi tàu.:)|
 
P

phuong_july

Bài 9.
Khi 2 tàu đi cùng chiều:
Quãng đường tàu $A$ đi được: $S_A=v_A.t$.
Quãng đường tàu $A$ đi được: $S_B=v_B.t$.
Ta có: $S_A-S_B= (v_A-v_B)t=A+B$
Với $t=70s; A=65m; B=40m$.
$v_A-v_B=\frac{A+B}{t}=1,5(m/s)$ (1)

Khi 2 tàu đi ngược chiều:

$S_A=v_A.t'$
$S_B=v_B.t'$
Ta có: $S_A+S_B=(v_A+v_B)t'=A+B$
Với $t'=14s$
$v_A+v_B=\frac{A+B}{t'}=7,5(m/s)$ (2)

Giải 2 phương trình (1), (2) ta tìm được:
$v_A=4,5(m/s)$
$v_B=3(m/s)$
 
S

spqr131999

Góp vui:
Câu 10: hai ô tô đồng thời xuất phát từ A đi đến B cách A một khoảng L. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc không đổi là v1, đi nửa quãng đường sau với vận tốc không đổi v2.
a) Hỏi ô tô nào đi đến B trước và đến trước ô tô còn lại là bao nhiêu?
b) Tính KC giữa 2 ô tô khi một ô tô vừa đến B.
Câu 11: Có 2 bình cách nhiệt đựng cùng 1 loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 1 đổ vào bình 2 và ghi nhiệt độ khi cân bằng của bình 2 sau mỗi lần đổ, trong 4 lần ghi đầu tiên lần lượt là: t1 = 10*c, t2 = 17,5 *C, t3 ( bỏ sót chưa ghi), t4 = 25 *C. Hãy tính nhiệt độ t0 của chất lỏng ở bình 1 và nhiệt độ t3 ở trên. Coi nhiệt độ và khối lượng mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 là như nhau. Bỏ qua các sự trao đổi giữa chất lỏng với bình, ca và môi trường bên ngoài.
 
Last edited by a moderator:
A

angleofdarkness

Bài 7:Gọi thời gian dự định đi là $t$ (h) (ĐK)
Suy ra thời gian thực tế là $t-0,6$ (h)
Ta có: $v.t=(v+5)(t-0,6)=60$
Giải hệ phương trình tìm được $v=20$
Bài 8:Gọi vận tốc của động tử thứ $2$ là $v$ (m/s) (đk)
Ta có:
$8.10+10v=120$
Giải phương trình, tìm được $v=4$
Vị trí gặp nhau cách A : $8.10=80$ (m)
@angleofdarkness:Cậu mở trang 1 xem bài vừa rồi có phải bài mở màn không;))

đã bảo đó là bài trả lời đầu màn mà, kia chỉ là những lời bình luận, bạn k hiểu ý mình rồi :D
 
N

n.hoa_1999

Hi~!! tớ quay trở lại rùi nè:D
Thank you các bạn ủng hộ nhiệt tình topic hen:D
Hãy tham gia vui vẻ nữa nhé!!


 
N

n.hoa_1999

Góp vui:
Câu 10: hai ô tô đồng thời xuất phát từ A đi đến B cách A một khoảng L. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc không đổi là v1, đi nửa quãng đường sau với vận tốc không đổi v2.
a) Hỏi ô tô nào đi đến B trước và đến trước ô tô còn lại là bao nhiêu?
b) Tính KC giữa 2 ô tô khi một ô tô vừa đến B.
Câu 11: Có 2 bình cách nhiệt đựng cùng 1 loại chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 1 đổ vào bình 2 và ghi nhiệt độ khi cân bằng của bình 2 sau mỗi lần đổ, trong 4 lần ghi đầu tiên lần lượt là: t1 = 10*c, t2 = 17,5 *C, t3 ( bỏ sót chưa ghi), t4 = 25 *C. Hãy tính nhiệt độ t0 của chất lỏng ở bình 1 và nhiệt độ t3 ở trên. Coi nhiệt độ và khối lượng mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 là như nhau. Bỏ qua các sự trao đổi giữa chất lỏng với bình, ca và môi trường bên ngoài.

Tớ sẽ giải đáp bài tập của spqr131999 mà không bạn nào trả lời nhé:D
Câu 10:
Với dạng bài tập không có số này, các bạn xây dựng BT rồi so sánh là xong:)
BL:
Gọi $t_1, t_2$lần lượt là thời gian mà ô tô thứ nhất đi trên nữa quãng đường đầu và nữa quãng đường sau. Ta có:
+Thời gian đi $t_1= \frac{S}{2.v1}$
+Thời gian đi $t_2= \frac{S}{2.v2}$
=>thời gian ô tô thứ nhất đi trên quãng đường S là: $t=t_1+t_2= \frac{s}{2}.(\frac{1}{v1}+\frac{1}{v2})$
=>$V_tb1=\frac{s}{t}= \frac{2.v1.v2}{v1+v2}$ (1)
-Với ô tô thứ 2:
$s_1= v_1.t_1$
$s_2=v_2.t_2$.
Mà: $t_1=t_2=\frac{t}{2}$ và $s=s_1+s_2$=>$s=\frac{t}{2.(v1+v2)}$=>$t=\frac{2s}{v1+v2}$
=>$V_tb2=\frac{s}{t}=s: \frac{2s}{v1+v2}=\frac{v1+v2}{2}$ (2)
Từ (1) và (2)=>$\frac{v1+v2}{2} > \frac{2.v1.v2}{v1+v2}$ (v1>v2) [ở đây tớ trừ (1) cho(2)]
=> Ô tô thứ 2 tới trước
 
Last edited by a moderator:
N

n.hoa_1999

Câu 11:
Gọi $q_1$ là nhiệt dung của chất lỏng có trong bình 2 sau lần trút thứ nhất
và q là nhiệt dung mỗi ca chất lỏng,
Các lần trút tương úng với các pt cân bằng nhiệt như sau:
$q_1(t_2-t_1)=q(t_0-t_2)$
$(q_1+q)(t_3-t_2)=q(t_0-t_3)$
$(q1+2q)(t_4-t_3)=q(t_0-t_4)$

Thay số : $t_1=10;t_2=17,5;t_4=25$, giải hệ pt ta tính đc kết quả:D
là $t_3=22^0$ ; $t_0=40^0$
 
Last edited by a moderator:
N

n.hoa_1999

Sau đây tớ xin đăng đề thi khảo sát HSG lần 1 huyện tớ ngày hôm qua cho các bạn tham khảo nhé!!

Câu 12:
Hai xe máy đồng thời xuất phát, chuyển động đều đi lại gặp nhau, xe 1 đi từ thành phố A đến thành phố B và xe 2 đi từ thành phố B đến thành phố A. Sau khi gặp nhau tại C cách A 30 km, 2 xe tiếp tục cuộc hành trình của mình với vận tốc cũ. Khi đã tới nơi quy định ( xe 1 tới B, xe 2 tới A), cả 2 xe quay ngay trở về và gặp nhau lần thứ hai tại D cách B một đoạn 36 km. Tìm AB và tỉ số vận tốc 2 xe?

Câu 13:
Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt đội $tx^0C$. Người ta thả từng chai lần lượt vào 1 bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu trong bình ban đầu là $t_0=36^0C$. Chai thư nhất lấy ra có nhiệt độ $t_1=33^0C$. Chai thứ 2 lấy ra có nhiệt độ $t_2=30,5^0C$. Bỏ qua sự hao phí nhiệt
a) tìm tx.
b) Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn $26^0C$
<câu vận tốc tớ làm ngon,nhưng còn câu nhiệt vội quá không đọc kĩ nên làm sai bét:(>
Còn 3 bài điện khi nào các bạn thik thì tớ mí đăng nhé:)&gt;-
 
S

spqr131999

Sau đây tớ xin đăng đề thi khảo sát HSG lần 1 huyện tớ ngày hôm qua cho các bạn tham khảo nhé!!

Câu 12:
Hai xe máy đồng thời xuất phát, chuyển động đều đi lại gặp nhau, xe 1 đi từ thành phố A đến thành phố B và xe 2 đi từ thành phố B đến thành phố A. Sau khi gặp nhau tại C cách A 30 km, 2 xe tiếp tục cuộc hành trình của mình với vận tốc cũ. Khi đã tới nơi quy định ( xe 1 tới B, xe 2 tới A), cả 2 xe quay ngay trở về và gặp nhau lần thứ hai tại D cách B một đoạn 36 km. Tìm AB và tỉ số vận tốc 2 xe?

Câu 13:
Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt đội $tx^0C$. Người ta thả từng chai lần lượt vào 1 bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu trong bình ban đầu là $t_0=36^0C$. Chai thư nhất lấy ra có nhiệt độ $t_1=33^0C$. Chai thứ 2 lấy ra có nhiệt độ $t_2=30,5^0C$. Bỏ qua sự hao phí nhiệt
a) tìm tx.
b) Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn $26^0C$
<câu vận tốc tớ làm ngon,nhưng còn câu nhiệt vội quá không đọc kĩ nên làm sai bét:(>
Còn 3 bài điện khi nào các bạn thik thì tớ mí đăng nhé:)&gt;-

Tớ xin chém câu 13 nhé:
a)Gọi [TEX]q_1[/TEX] là nhiệt lượng toả ra của nước trong bình khi nó giảm nhiệt độ đi 1*C
[TEX]q_2[/TEX] là nhiệt lượng thu vào khi nó tăng lên 1*c
Ta có pt cân bằng nhiệt giữa bình và chai thứ nhất:
[TEX]q_1[/TEX]. ( [TEX]t_0[/TEX] - [TEX]t_1[/TEX]) = [TEX]q_2[/TEX]. ([TEX]t_1[/TEX] - [TEX]t_x[/TEX]) :)D)
Và pt cân bằng nhiệt giữa bình và chai thứ hai là:
[TEX]q_1[/TEX]. ([TEX]t_1[/TEX] - [TEX]t_2[/TEX])= [TEX]q_2[/TEX]. ([TEX]t_2[/TEX] - [TEX]t_x[/TEX]) :)D:D)
Chia :)D) cho :)D:D) theo vế ta được:
[TEX]\frac{3}{2,5}[/TEX] = [TEX]\frac{33-t_x}{30,5- t_x}[/TEX]
Giải ra ta được [TEX]t_x[/TEX] = 18 *C
b) Thay [TEX]t_x[/TEX] = 18 *C vào :)D) và :)D:D) ta suy ra:
[TEX]\frac{q_2}{q_1}[/TEX] = [TEX]\frac{1}{5}[/TEX]
Từ :)D) suy ra: t1 = [TEX]\frac{q_1.t_0 + q_2.t_x}{q_1+ q_2}[/TEX]
= [TEX]\frac{q_1.t_0 - q_1.t_x + q_1.t_x + q_2.t_x}{q_1 + q_2}[/TEX]
= [TEX]t_x[/TEX] + [TEX]\frac{q_1}{q_1 + q_2}[/TEX] . ([TEX]t_0[/TEX] - [TEX]t_x[/TEX]) :)D:D:D)
Tương tự khi lấy chai thứ hai ra, do vai trò t0 bây giờ thay bằng t1 nên:
[TEX]t_2[/TEX] = [TEX]t_x[/TEX] + [TEX]\frac{q_1}{q_1 + q_2}[/TEX] . ([TEX]t_1[/TEX] - [TEX]t_x[/TEX]) :)D:D:D:D)
Thay :)D:D:D) vào :)D:D:D:D)
\Rightarrow [TEX]t_2[/TEX] = [TEX]t_x[/TEX] + [TEX](\frac{q_1}{q_1 + q_2})^2[/TEX] . ([TEX]t_0[/TEX] - [TEX]t_x[/TEX])
Tổng quát : chai thứ n khi lấy ra có nhiệt độ là:
[TEX]t_n[/TEX] = [TEX]t_x[/TEX] + [TEX](\frac{q_1}{q_1 + q_2})^n[/TEX] . ([TEX]t_0[/TEX] - [TEX]t_x[/TEX])
= [TEX]t_x[/TEX] + [TEX](\frac{1}{1 + \frac{q_2}{q_1}})^n[/TEX] . ([TEX]t_0[/TEX] - [TEX]t_x[/TEX])
Theo điều kiên [TEX]t_n[/TEX] < 26, [TEX]\frac{q_2}{q_1}[/TEX] = 5
\Rightarrow [TEX]t_n[/TEX] = 18 + [TEX](\frac{5}{6})^n[/TEX] . ( 36-18) < 26
\Rightarrow [TEX](\frac{5}{6})^n[/TEX] < [TEX]\frac{8}{18}[/TEX]
\Rightarrow n \geq 5
Vậy từ chai thứ 5 trở đi thì ...

p.s: bạn n.hoa_1999 ở đâu thế? Có phải ở Nghệ An ko? câu 13 bạn đưa ra chính là Đề thi HSG tỉnh Nghệ An năm 2008 - 2009 phải ko?
 
N

n.hoa_1999

Cảm ơn vì bạn trả lời câu 13 nhé!!:)&gt;-
Rất tiếc tớ không ở Nghệ An,đó là đề thi khảo sát HSG chính thức của huyện tớ lần 1 đấy bạn,chắc là huyện tớ copy ấy mà !! Ui, câu dễ vậy mà tớ còn làm sai:(
Bạn chú ý lần sau gõ cho dấu '$' ở đầu và cuối thay vì nhấn [TEX] cho bài làm đẹp hơn nhe bạn:D Vô làm nốt câu 13 đi các bạn:-??[/SIZE][/COLOR][/I][/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

Câu 12:
Hai xe máy đồng thời xuất phát, chuyển động đều đi lại gặp nhau, xe 1 đi từ thành phố A đến thành phố B và xe 2 đi từ thành phố B đến thành phố A. Sau khi gặp nhau tại C cách A 30 km, 2 xe tiếp tục cuộc hành trình của mình với vận tốc cũ. Khi đã tới nơi quy định ( xe 1 tới B, xe 2 tới A), cả 2 xe quay ngay trở về và gặp nhau lần thứ hai tại D cách B một đoạn 36 km. Tìm AB và tỉ số vận tốc 2 xe?

2 xe gặp nhau lần đầu:
$v_1t_1=30$
$v_2t_2=AB-30$.
\Rightarrow $\frac{v_1}{v_2}=\frac{30}{AB-30} (1)$
2 xe gặp nhau lần thứ 2:
$v_1t_2=(AB-30)+36=AB+6$
$v_2t_2=30+(AB-36)=AB-6$
\Rightarrow $\frac{v_1}{v_2}=\frac{x+6}{x-6}(2)$
Từ (1), (2) \Rightarrow $AB=54(km)$
Thay $AB=54(km)$ vào (1) ta được: $\frac{v_2}{v_1}=0,8$.
 
N

n.hoa_1999

Cảm ơn các bạn trả lời câu hỏi rất đúng:)
Tớ sẽ đăng cho các bạn tiếp tục bài điện của huyện tớ nhé!!! Nếu các bạn làm đc thì tớ mới đăng tiếp:D


Câu 13:
Mắc điện trở $R_0$ và biến trở Rx nối tiếp nhau rồi mắc vào hiệu điện thế không đổi U. Khi $Rx=R_1$hoặc $Rx=R_2$ thì công suất tiêu thụ của Rx trong hai trường hợp là giống nhau.
a. Tìm Rx để công suất tiêu thụ trên Rx đạt cực đại? Tính giá trị cực đại đó theo U, $R_1$, $R_2$ ?
b. Áp dụng bằng số: U=36V, $R_1$=8Ω, $R_2=18Ω$
 
S

spqr131999

Cảm ơn các bạn trả lời câu hỏi rất đúng:)
Tớ sẽ đăng cho các bạn tiếp tục bài điện của huyện tớ nhé!!! Nếu các bạn làm đc thì tớ mới đăng tiếp:D


Câu 13:
Mắc điện trở $R_0$ và biến trở Rx nối tiếp nhau rồi mắc vào hiệu điện thế không đổi U. Khi $Rx=R_1$hoặc $Rx=R_2$ thì công suất tiêu thụ của Rx trong hai trường hợp là giống nhau.
a. Tìm Rx để công suất tiêu thụ trên Rx đạt cực đại? Tính giá trị cực đại đó theo U, $R_1$, $R_2$ ?
b. Áp dụng bằng số: U=36V, $R_1$=8Ω, $R_2=18Ω$

Bài này không cho biết Ro bằng mấy à bạn?Mình làm mãi mà ko ra...:D:D:D
 
N

n.hoa_1999

Cảm ơn các bạn trả lời câu hỏi rất đúng:)
Tớ sẽ đăng cho các bạn tiếp tục bài điện của huyện tớ nhé!!! Nếu các bạn làm đc thì tớ mới đăng tiếp:D


Câu 13:
Mắc điện trở $R_0$ và biến trở Rx nối tiếp nhau rồi mắc vào hiệu điện thế không đổi U. Khi $Rx=R_1$hoặc $Rx=R_2$ thì công suất tiêu thụ của Rx trong hai trường hợp là giống nhau.
a. Tìm Rx để công suất tiêu thụ trên Rx đạt cực đại? Tính giá trị cực đại đó theo U, $R_1$, $R_2$ ?
b. Áp dụng bằng số: U=36V, $R_1$=8Ω, $R_2=18Ω$

Đó là đề thi HSG mà, chẳng trách các bạn không làm được cũng có lí, lần sau tớ sẽ đăng bài bình thường thui nha:D

BL:
*) Khi mắc $R_0ntR_1$
$I_1=I_tm=\frac{U}{R_tđ}=\frac{U}{R_0+R_1}$
=> $P_1=I_x^2.R_1=(\frac{U}{R_0+R_1})^2.R_1=(\frac{U}{\sqrt[]{R_1}+\frac{R_0}{\sqrt[]{R_1}}})^2$ (1)
*) Khi mắc $R_0ntR_2$
$I_2=I_tm=\frac{U}{R_tđ}=\frac{U}{R_0+R_2}$
=> $P_2=I_x^2.R_2=(\frac{U}{R_0+R_2})^2.R_2=\frac{U}{\sqrt[]{R_2}+\frac{R_0}{\sqrt[]{R_2}}})^2$ (2)
Mà theo đề bài thì $P_1=P_2$ (3)
Do đó từ (1),(2) và (3)
=> $R_0^2=R_1.R_2$ (các bạn tự tính nhé:D)
=> $R_0=\sqrt[]{R_1.R_2}$

*)Mắc $R_xntR_0$
$R_tđ=R_0+R_1$ => $I_X=I_tm=\frac{U}{R_0+R_1}$
=>$P_x=I_x^2.R_x=(\frac{U}{R_0+R_x})^2.R_x=(\frac{U}{\sqrt[]{R_x}+\frac{R_0}{\sqrt[]{R_x}}})^2$
Để $P_x$ max \Leftrightarrow $\frac{R_0}{\sqrt[]{R_x}}+\sqrt[]{R_x}$ min
Áp dụngCôsi ta có:
$\frac{R_0}{\sqrt[]{R_x}}+\sqrt[]{R_x}$ \geq $2\sqrt[]{R_0}$
Dấu '=' xảy ra khi:
$R_x=R_0$ \Rightarrow $R_x=\sqrt[]{R_1.R_2}$
Vậy $P_x$ max=$\frac{U^2}{4.\sqrt[]{R_1.R_2}}$

b)
Thay số vào $P_x$ ở phần a là xong!!
Tính đc $P_x$ max =27W
 
N

n.hoa_1999

Tớ đăng tiếp vận tốc nhé nhưng lần này là vận tốc hơi khác nhé!!!!!

Câu 14:
Xe 1 và 2 cùng chuyển động trên một đường tròn với vận tốc không đổi. Xe 1 đi hết 1 vòng hết 10 phút, xe 2 đi một vòng hết 50 phút. Hỏi khi xe 2 đi một vòng thì gặp xe 1 mấy lần. Hãy tính trong từng trường hợp.
a. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên đường tròn và đi cùng chiều.
b. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên đường tròn và đi ngược chiều nhau.

Câu 15:
Một canô Chạy ngược dòng sông dài 100km. Vận tốc của canô đối với nước là 45km/h và vận tốc của dòng nước là 5km/h.
a. Tính thời gian canô đi hết đoạn đường này.
b. Nếu đi xuôi dòng nước thì canô đi hết đoạn đường này là bao lâu?

Câu 16:
Một người đi du lịch bằng xe đạp, xuất phát lúc 5 giờ 30 phút với vận tốc 15km/h. Người đó dự định đi được nửa quãng đường sẽ nghỉ 30 phút và đến 10 giờ sẽ tới nơi. Nhưng sau khi nghỉ 30 phút thì phát hiện xe bị hỏng phải sửa xe mất 20 phút. Hỏi trên đoạn đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến đích đúng giờ như dự định

Câu 17:Bài này mí hay nè:D
Một người ra đi vào buổi sáng, khi kim giờ và kim phút chồng lên nhau và ở trong khoảng giữa số 7 và 8. khi người ấy quay về nhà thì trời đã ngã về chiều và nhìn thấy kim giờ, kim phút ngược chiều nhau. Nhìn kĩ hơn người đó thấy kim giờ nằm giữa số 1 và 2. Tính xem người ấy đã vắng mặt mấy giờ.


Tha hồ làm nha, cứ từ từ không cần tranh nhau:D:D:D
 
S

spqr131999

sax, dễ thế mà ko nghĩ ra...chán...
Thôi, mình xin chém câu 14:
Giải: Gọi l là chu vi của đường tròn.
Vận tốc xe 1 là:
$v1$ = $\frac{l}{t1}$ (với $t1$ = 10p = $\frac{1}{6}$ h)
\Rightarrow $v1$ = 6l
Vận tốc xe 2 là:
$v2$ = $\frac{l}{t2}$ (với $t2$ = 50p = $\frac{5}{6}$ h)
\Rightarrow $v2$ = $\frac{6}{5}$ l = 1,2l
a) Khi 2 xe chuyển động cùng chiều. Kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau lần thứ nhất thì xe 1 đi được nhiều hơn xe 2 đúng 1 vòng tròn. Vậy khoảng TG giữa 2 lần gặp nhau liên tiếp là:
t = $\frac{l}{v1- v2}$ = $\frac{l}{6l-1,2l}$ = $\frac{5}{24}$ h
Số lần gặp nhau khi 2 xe khi xe 2 đi hết 1 vòng là:
n = $\frac{t2}{t}$ = $\frac{\frac{5}{6}}{\frac{5}{24}}$ = 4 (lần)
b. Khi 2 xe đi ngược chiều. Vì 2 xe xuất phát cùng một lúc và tại một điểm trên đường tròn chuyển động ngược chiều nên kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau lần thứ nhất thì tổng quãng đường đi được của 2 xe đúng bằng chu vi đường tròn.
Vậy khoảng thời gian giữa 2 lần gặp nhau liên tiếp là:
t = $\frac{l}{v1-v2}$ = $\frac{5}{36}$ (h)
Số lần gặp nhau là: 6 lần (lấy t2:t)
 
S

spqr131999

Híc tiếp câu 15 (dễ quá nhỉ?)
Gọi vận tốc ca nô so với nước là $v_1$, của nước so với bờ là $v_2$.
Vận tốc của ca nô so với bờ khi đi ngược dòng là:
$v_cn$ = $v_1$ - $v_2$ = 45-5 = 40 (km/h)
Vận tốc của ca nô so với bờ khi đi xuôi dòng là:
$v_cn'$ = $v_1$ + $v_2$ = 45+5 = 50 (km/h)
a) Thời gian ca nô đi hết đoạn đường này là:
t = $\frac{s}{v_cn}$ = $\frac{100}{40}$ = 2,5 (h)
b) Thời gian ca nô đi xuôi dòng:
t' = $\frac{s}{v_cn'}$ = $\frac{100}{50}$ = 2 (h)
 
S

spqr131999

hehe, chém tiếp câu 16 luôn nha!
Giải: Gọi quãng đường người đó đi là s(km), thời gian người đó đi nửa quãng đường đầu là t.
Thời gian tổng cộng mà người đó dự định là:
t = 10h - 5h30p = 4,5 (h)
Bài này mình vẽ 2 cái đồ thị quãng đường - thời gian của người đi du lịch (bằng xe đạp@-):eek::khi (47):) . Xin lỗi vì ko biết vẽ hình.
Đồ thị đầu tiên là đồ thị quãng đường - thời gian của người đi du lịch dự định.
Từ đồ thị ta suy ra:
s= 15.t + 15 (4,5 - t- 0,5) \Rightarrow s= 60 km
\Rightarrow t = 2h
Đồ thị thứ hai là đồ thị quãng đường - thời gian của người đi du lịch thực tế
Từ đồ thị ta suy ra:
s= 15.t + v(4,5-t-$\frac{5}{6}$)
\Rightarrow v= 18km/h
Vậy người đó phải đi với vận tốc 18km/h thì mới đến nơi kịp như lúc dự định
 
N

n.hoa_1999

Còn câu 17 tớ chưa giải vội mà tớ đưa nó vào TOP những câu kho khó rồi giải vào một ngày khác nhé!!!
Sau đay tớ đăng thêm bài mới:D


Câu 18:
Cho 3 điện trở có giá trị như nhau bằng R0, được mắc với nhau theo những cách khác nhau và lần lượt nối vào một nguồn điện không đổi xác định luôn mắc nối tiếp với một điện trở r . Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở bằng 0,2A, khi 3 điện trở trên mắc song song thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở cũng bằng 0,2A.
a/ Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong những trường hợp còn lại ?
b/ Trong các cách mắc trên, cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất ? Nhiều nhất ?
c/ Cần ít nhất bao nhiêu điện trở R0 và mắc chúng như thế nào vào nguồn điện không đổi có điện trở r nói trên để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 đều bằng 0,1A ?

Câu 19:
Một ấm điện có 2 điện trở R1 và R2 . Nếu R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau thì thời gian đun sôi nước đựng trong ấm là 50 phút. Nếu R1 và R2 mắc song song với nhau thì thời gian đun sôi nước trong ấm lúc này là 12 phút. Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường và các điều kiện đun nước là như nhau, hỏi nếu dùng riêng từng điện trở thì thời gian đun sôi nước tương ứng là bao nhiêu ? Cho hiệu điện thế U là không đổi .

Câu 20:
Ngày nghỉ lễ, có 2 người đến nhà người bạn. Quãng đường đến nhà bạn phải đi qua đường quốc lộ và rẽ vào 1 con đường làng. hai người xuất phát từ 1 thời gian và từ 1 nơi.
-Người thứ nhất đi xe đạp với vận tốc 18 km/h, sau 2 h thì đến nơi.
-Người thứ 2 đi xe buýt vs vận tốc 40 km/h nhưng do quên đường, đi quá 1 km. Và sau đó phải đi bộ đến ngã rẽ và đi vào nhà bạn vs vận tốc là 5km/h.
>Nhưng ngưòi thứ 2 vẫn đi sớm hơn người thứ nhất 10,5 phút.
Hỏi quãng đường rẽ vào làng dài bao nhiêu km ?
 
Top Bottom