$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
P

phuong_july

1 số bài tập của mình đang làm mọi người cùng làm với mình nhé! :D:D:D
1. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để 500g nước đá ở -10đC hóa hơi hoàn toàn ở 100đC?
2. Tính nhiệt lượng cần thiết để biến 2 kg nước đá ở 0đC thành nước ở nhiệt độ trong phòng là 200C.
Cho NDR của nước là 4200J/Kg.K và nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg

3. Người ta đổ một lượng chì nóng chảy vào một tảng nước đá ở 0đC. Khi nguội đến 0đC lượng chì đã tỏa ra một nhiệt lượng 840KJ. Hỏi khi đó có bao nhiêu nước đã đá tan?
Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,36.105 J/Kg.

4. 3kg hơi nước ở nhiệt độ 100 đ C được đưa vào một lò dùng hơi nóng. Nước từ đó đi ra có nhiệt độ 70 đC.
Hỏi lò đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu? Nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là C = 4200 J/kg.K

5. Tính nhiệt lượng cần thiết để nấu chảy 20kg nhôm ở 28 đC. Nếu nấu lượng nhôm đó bằng lò than có hiệu suất 25% thì cần đốt bao nhiêu than? NDR của nhôm là 880J/Kg.K, nhiệt nóng chảy của nhôm là 3,87.105 J/kg; năng suất tỏa nhiệt của than là 3,6.107J/kg; nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 6580C.
6. Bỏ 25g nước đá ở 0 đC vào một cái cốc chứa 0,4kg nước đá ở 40 đC. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của nước trong cốc là bao nhiêu?
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg.

7. Bỏ 400g nước đá ở 0đC vào 500g nước ở 40độC, nước đá có tan hết không? Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg.
Mọi người làm số bài tập này đi nhé! Với cả cái đề thi HSG mình đăng lên đấy. Nếu mai không ai giải mình sẽ đăng lời giải. :):). Mong mọi người ủng hộ pic nhiệt tình. :)
 
K

kjhkhk

7. Bỏ 400g nước đá ở 0đC vào 500g nước ở 40độC, nước đá có tan hết không? Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là $3,4.10^5$ J/kg.
Tớ làm nhé!
Nhiệt lượng nước đá thu vào để nóng chảy hoàn toàn ở $0^oC$:
$Q_1=m_1.\lambda=136.10^3J$
Nhiệt lượng nước toả ra khi giảm từ $40^oC$ đến $0^oC$:
$Q_2=m_2c(t_2-t_1)=84.10^3$
Ta thấy $Q_1>Q_2$ nên nước đá chỉ tan 1 phần.
 
K

kjhkhk

6. Bỏ 25g nước đá ở 0 đC vào một cái cốc chứa 0,4kg nước đá ở 40 đC. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của nước trong cốc là bao nhiêu?
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.10^5 J/kg.

Khi được làm lạnh tới $0^oC$ , nước toả ra 1 nhiệt lượng:
$Q_1=m_2c_2(t_2-0)=67200J$
Nhiệt lượng nước đá thu vào là: $Q_2=0$
Muốn nước đá tan hết cần 1 nhiệt lượng: $Q_3=\lambda.m_1=8500J$
Do $Q_1>Q_2+Q_3$ nên nước đá tan hết.
Sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập thì ta tìm được nhiệt độ cuối cùng trong cốc.
:):) Sai sót gì thì bỏ qua cho tớ nhé!
 
P

phuong_july

$\fbox{ Thử Sức Cùng Đề Thi HSG}$

Bài 1: Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi $\frac{1} {3 }$ tích, nếu thả trong dầu thì nổi $\frac{1} {4}$ thể tích. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu, biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.
Dùng công thức tính lực đẩy : $F_A=V.d$ ta sẽ tìm được: $d_{dầu}=\frac{8}{9}(g/cm^3)$ :):):)
 
P

phuong_july

Bài 2: Một vật nặng bằng gỗ, kích thước nhỏ, hình trụ, hai đầu hình nón được thả không có vận tốc ban đầu từ độ cao 15 cm xuống nước. Vật tiếp tục rơi trong nước, tới độ sâu 65 cm thì dừng lại, rồi từ từ nổi lên. Xác định gần đúng khối lượng riêng của vật. Coi rằng chỉ có lực ác si mét là lực cản đáng kể mà thôi. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
Vì chỉ cần tính gần đúng khối lượng riêng của vật và vì vật có kích thước nhỏ nên ta có thể coi gần đúng rằng khi vật rơi tới mặt nước là chìm hoàn toàn ngay.
Gọi thể tích của vật là $V$ và khối lượng riêng của vật là $D$, Khối lượng riêng của nước là $D’. h = 15 cm; h’ = 65 cm$.
Khi vật rơi trong không khí. Lực tác dụng vào vật là trọng lực.
$P = 10DV$

Công của trọng lực là: $A_1 = 10DVh$
Khi vật rơi trong nước. lực ác si mét tác dụng lên vật là: $F_A = 10D’V$
Vì sau đó vật nổi lên, nên $F_A > P$
Hợp lực tác dụng lên vật khi vật rơi trong nước là: $F = F_A – P = 10D’V – 10DV$
Công của lực này là: $A_2 = (10D’V – 10DV)h’$
Theo định luật bảo toàn công:

$A_1=A_2$ \Rightarrow $10DVh=(10D'V-10DV)h'$
Từ đó tìm được: $D=812,5Kg/m^3$
 
P

phuong_july

Bài 3: Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào một bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3cm trong nước.Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao bao nhiêu để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau.
Gọi diện tích đáy cốc là $S$. khối lượng riêng của cốc là $D_0$, Khối lượng riêng của nước là $D_1$, khối lượng riêng của chất lỏng đổ vào cốc là $D_2$,thể tích cốc là $V$. Trọng lượng của cốc là $P1 = 10D_0V$ Khi thả cốc xuống nước, lực đẩy ác si mét tác dụng lên cốc là:
$F{A_1}= 10D_1Sh_1$
Với h_1 là phần cốc chìm trong nước.
\Rightarrow$10D_1Sh_1 = 10D_0V$ \Leftrightarrow$D_0V = D_1Sh_1$ (1)
Khi đổ vào cốc chất lỏng có độ cao $h_2$ thì phần cốc chìm trong nước là h3 Trọng lượng của cốc chất lỏng là: $P_2 = 10D_0V + 10D_2Sh_2$
Lực đẩy ác si mét khi đó là: $F{A_2} = 10D_1Sh_3$
Cốc đứng cân bằng nên: $10D_0V + 10D_2Sh_2 = 10D_1Sh_3$
Kết hợp với (1) ta được:
$D_1h_1 + D_2h_2 = D_1h_3$ \Leftrightarrow$D_2=\frac{h_3-_1}{h_2}D_1$ (2)
Gọi $h4$ là chiều cao lượng chất lỏng cần đổ vào trong cốc sao cho mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc là ngang nhau. Trọng lượng của cốc chất lỏng khi đó là: $P_3 = 10D_0V + 10D_2Sh_4$
Lực ác si mét tác dụng lên cốc chất lỏng là: $F_{A3}=10D_1S( h_4 + h’)$ (với h’ là bề dày đáy cốc)
Cốc cân bằng nên: $10D_0V + 10D_2Sh_4 = 10D_1S( h_4 + h’)$
\Rightarrow$D_1h_1 + D_2h_4 = D_1(h_4 + h’)$ \Rightarrow$h_4=\frac{h_1h_2-h'h_2}{h_1+h_2-h_3}$
Thay $h_1 = 3cm; h_2 = 3cm; h_3 = 5cm$ và $h’ = 1cm$ vào tính được $h_4 =6cm$
 
P

phuong_july

Một động tử xuất phát từ A trên đường thẳng hướng về B với vận tốc ban đầu V0 = 1 m/s, biết rằng cứ sau 4 giây chuyển động, vận tốc lại tăng gấp 3 lần và cứ chuyển động được 4 giây thì động tử ngừng chuyển động trong 2 giây. trong khi chuyển động thì động tử chỉ chuyển động thẳng đều.
Sau bao lâu động tử đến B biết AB dài 6km.
Gọi AB là S (km) ($S >0$)
$t_1=\frac{s}{2v_1}+\frac{s}{2v_2}=\frac{s(v_1+v_2)}{2v_1v_2}$
$v_A=\frac{s}{t_1}=30(km/h)$
Ta có:

$s=\frac{t_2}{2}v_1+\frac{t_2}{2}v_2=\frac{t_2}{2}(v_1+v_2)$
$v_B=\frac{s}{t_2}=40km/h$

Lại có:

$\frac{s}{30}=\frac{s}{40}+\frac{1}{2}$ \Rightarrow $s=60km$


Gọi C là nơi mà A,B gặp nhau( vẽ đt AB , C nằm giữa AB)
Theo hình vẽ ta có:

$s=v_A.t+v_B.t$ \Rightarrow $t=\frac{6}{7}(h)$

Vậy 2 xe gặp nhau sau $t=\frac{6}{7}(h)$ cách A $s_{AC}=\frac{180}{7}(km)$
 
P

phuong_july

Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, bình lớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet. Hãy nêu phương án thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của một chất lỏng nào đó và khối lượng riêng của cốc thủy tinh. Cho rằng bạn đã biết khối lượng riêng của nước.

Gọi diện tích đáy cốc là $S$, Khối lượng riêng của cốc là $D_0$;hối lượng riêng của nước là $D_1$; khối lượng riêng của chất lỏng cần xác định là $D_2$ và thể tích cốc là $V$ chiều cao của cốc là $h$.
Lần 1: Thả cốc không có chất lỏng vào nước. phần chìm của cốc trong nước là $h_1$
Ta có: $10D_0V = 10D_1Sh_1$\Leftrightarrow $D_0V = D_1Sh_1$. (1)
\Rightarrow $D_0Sh = D_1Sh_1$ \Rightarrow $D_0={h_1}{h}D_1$
Từ đó ta xác định được khối lượng riêng của cốc.
Lần 2: Đổ thêm vào cốc 1 lượng chất lỏng cần xác định khối lượng riêng ( vừa phải) có chiều cao $h_2$, phần cốc chìm trong nước có chiều cao $h_3$.
Ta có: $D_1Sh_1 + D_2Sh_2 = D_1Sh_3.$ ( theo (1) và $P = F_A$)
$D_2 = (h_3 – h_1)D_1$ .
Từ đó ta xác định được khối lượng riêng của cốc.
Các chiều cao $h, h_1, h_2, h_3$ được xác định bằng thước thẳng. $D_1$ đã biết.
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 74}$
Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B vận tốc 4 km/h. lúc 9 giờ một người đi xe đạp từ A đuổi theo vận tốc $12 km/h$.
a) Tính thời điểm và vị trí họ gặp nhau?
b) Lúc mấy giờ họ cách nhau $2 km$?
$\fbox{Bài 75}$
Một xuồng máy xuôi dòng từ A - B rồi ngược dòng từ B - A hết $2h 30ph$
a) Tính khoảng cách AB biết vận tốc xuôi dòng là $18 km/h$ vận tốc ngược dòng là $12 km/h$
b) Trước khi thuyền khởi hành $30ph$ có một chiếc bè trôi từ A. Tìm thời điểm và vị trí những lần thuyền gặp bè?
$\fbox{Bài 76}$
a ) Một ô tô đi nửa quãng đường đầu với vận tốc $v_1$ , đi nửa quãng đường còn lại với vận tốc $v_2$ . Tính vTB trên cả đoạn đường.
b ) Nếu thay cụm từ "quãng đường" bằng cụm từ "thời gian" Thì $v_{TB} = ?$
c) So sánh hai vận tốc trung bình vừa tìm được ở ý a) và ý b)
$\fbox{Bài 77}$
Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài $24 km$. nếu đi liên tục không nghỉ thì sau $2h$ người đó sẽ đến B nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B kịp lúc ?
Thư giãn với 1 số bài Cơ nhé! :):)
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Câu Chuyện Vật Lý: ÁNH SÁNG MẶT TRỜI DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÝ VÀ CÁI NHÌN ĐA CHIỀU VẾ TÁC DỤNG CỦA NÓ (Phần 1)}$
Ánh sáng Mặt Trời có rất nhiều tác dụng (tích cực và tiêu cực) trong cuộc sống cũng như trong kĩ thuật. Trong bài viết này, “VẬT LÝ VÀ CUỘC SỐNG” chỉ đề cập đến tác dụng của ánh nắng Mặt Trời đối với con người.
ÁNH SÁNG MẶT TRỜI DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÝ …
Nghiên cứu về bản chất của ánh sáng là một vấn đề được con người quan tâm từ rất lâu. Những kết quả nghiên cứu giúp con người giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên như các hiện tượng quang học trong khí quyển (cầu vồng, quầng mặt trời và nhiều hiện tượng kì thú khác...) đồng thời con người cũng có những ứng dụng rất thiết thực trong cuộc sống.
Về bản chất của ánh sáng, hiện nay các nhà khoa học đều thừa nhận rằng, ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt. Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng chỉ thể hiện rõ một trong hai tính chất trên. Khi tính chất sóng thể hiện rõ, thì tính chất hạt lại mờ nhạt, và ngược lại.
Nhờ các thí nghiệm về sự tán sắc, giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng, người ta khẳng định ánh sáng có tính chất sóng và gọi là sóng ánh sáng (nói nôm na cho dễ hiểu là sóng ánh sáng có bản chất như sóng của điện thoại di động vậy!).
Ánh sáng Mặt trời mà mắt ta có thể cảm nhận được là trắng (còn gọi là ánh sáng khả kiến). Nói là ánh sáng trắng, nhưng nó không phải là màu trắng đâu mà nó là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu biến thiên liên tục, từ màu đỏ đến tím (còn gọi là ánh sáng đa sắc). Mỗi ánh sáng của một màu nào đó trong ánh sáng Mặt Trời gọi là ánh sáng đơn sắc (như ánh sáng màu vàng, màu đỏ … chẳng hạn). Trong vật lý, mỗi ánh sáng đơn sắc đều có một bước sóng (hay tần số) xác định.
Nhờ các thí nghiệm về hiện tượng quang điện mà người ta cũng khẳng định ánh sáng có tính chất hạt. Theo đó: Chùm ánh sáng là một chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng); Mỗi phôtôn có năng lượng xác định và cường độ của chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn phát ra trong một giây. Các phân tử, nguyên tử, electrôn ... phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát ra hay hấp thụ phôtôn; các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ ánh sáng; năng lượng của mỗi phôtôn rất nhỏ. Một chùm sáng dù yếu cũng chứa rất nhiều phôtôn do rất nhiêu phân tử, nguyên tử phát ra, vì vậy ta nhìn thấy chùm sáng liên tục.
Trong ánh sáng Mặt Trời, ngoài ánh sáng mà ta có thể cảm nhận được (ánh sáng khả kiến như đã nêu trên), còn có những “ánh sáng” mà ta không cảm nhận được bằng mắt thường (nên người ta tránh dùng từ “ánh sáng”, thay vào đó là cụm từ “bức xạ”) như tia hồng ngoại, tia tử ngoại …
Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng dài hơn so với ánh sáng khả kiến một chút. Mọi vật, dù ở nhiệt độ thấp, đều phát ra tia hồng ngoại, nguồn phát ra tia hồng ngoại thông dụng là lò than, lò điện, đèn điện dây tóc... Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt: vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên. Ngoài ra, tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thể tác dụng lên một số loại phim ảnh, như loại phim để chụp ảnh ban đêm và mốt số tính chất khác nữa ...
Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng khả kiến một chút. Những vật được nung nóng đến nhiệt độ cao (trên 2000^oC) đều phát ra tia tử ngoại. Nguồn tia tử ngoại phổ biến hơn cả là đèn hơi thuỷ ngân. Tia tử ngoại tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm ion hoá không khí; kích thích sự phát quang của nhiều chất (như kẽm sunfua, cađimi sufua), có thể gây ra một số phản ứng quang hoá và phản ứng hoá học; bị thuỷ tinh, nước... hấp thụ rất mạnh, có một số tác dụng sinh lí, hủy diệt tế bào da, làm da rám nắng, làm hại mắt, diệt khuẩn, diệt nấm mốc và một vài tính chất khác nữa ...
Chờ đón phần 2 nhé! :):)


 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 74}$
Lúc 7h một người đi bộ từ A đến B vận tốc $4 km/h$. lúc 9 giờ một người đi xe đạp từ A đuổi theo vận tốc $12 km/h$.
a) Tính thời điểm và vị trí họ gặp nhau?
b) Lúc mấy giờ họ cách nhau $2 km$?
a) Gọi thời gian gặp nhau là $t(h)(t > 0)$
ta có $MB = 4t ;AB = 12t$
Phương trình: $12t = 4t + 8$ \Leftrightarrowt=1(h)
Vị trí gặp nhau cách A là 12 (km).
b) * Khi chưa gặp người đi bộ.
Gọi thời gian lúc đó là $t_1(h)$ ta có :
$(v_1t_1 + 8)- v_2t_1 =2$
\Rightarrow $t_1 = 45 ph$
* Sau khi gặp nhau.
Gọi thời gian gặp nhau là $t_2 (h)$
Ta có : $v_2t_2 - ( v_1t_2 + 8) =2$
\Rightarrow $t_2 = 1h 15ph$
 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 75}$
Một xuồng máy xuôi dòng từ A - B rồi ngược dòng từ B - A hết $2h 30ph$
a) Tính khoảng cách AB biết vận tốc xuôi dòng là $18 km/h$ vận tốc ngược dòng là $12 km/h$
b) Trước khi thuyền khởi hành $30ph$ có một chiếc bè trôi từ A. Tìm thời điểm và vị trí những lần thuyền gặp bè?
Tớ làm ngắn gọn thôi nhé! :):)
a) gọi thời gian xuôi dòng là $t_1$ ngược dòng là $t_2$ ( $t_1;t_2 > 0$)
Ta có: $\frac{AB}{v_1}+\frac{AB}{v_2}=2,5$ \Rightarrow $AB=18KM$
b) Ta có
$v_1 = v + v_n$ ( xuôi dòng )
$v_2 = v - v_n$ ( ngược dòng )
\Rightarrow $v_n=3km$
* Gặp nhau khi chuyển động cùng chiều (giải giống bài 74)
ĐS : Thuyền gặp bè sau 0,1 (h) tại điểm cách A là 1,8 (km)
[FONT=&quot]* Gặp nhau khi chuyển động ngược chiều (cái này dễ rồi)
[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 76}$
a ) Một ô tô đi nửa quãng đường đầu với vận tốc $v_1$ , đi nửa quãng đường còn lại với vận tốc $v_2$ . Tính vTB trên cả đoạn đường.
b ) Nếu thay cụm từ "quãng đường" bằng cụm từ "thời gian" Thì $v_{TB} = ?$
c) So sánh hai vận tốc trung bình vừa tìm được ở ý a) và ý b)
a.Gọi chiều dài quãng đường là (s) thì thời gian đi hết quãng đường là
$t=\frac{s}{2v_1}+\frac{s}{2v_2}$
- Vận tốc TB là: $v_{tb}=\frac{s}{t}=\frac{2v_1v_2}{v_1+v_2}$
b ) Gọi thời gian đi hết cả đoạn đường là $t'$ ta có
$s=\frac{t'}{2}v_1+\frac{t'}{2}v_2$
\Rightarrow $v_{tb}=\frac{s}{t'}=\frac{v_1+v_2}{2}$
c. so sánh hai vận tốc trên bằng cáhc: trừ cho nhau được kết quả ( > hay < 0) thì kết luận.
 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 77}$
Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài $24 km$. nếu đi liên tục không nghỉ thì sau $2h$ người đó sẽ đến B nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B kịp lúc ?
Thư giãn với 1 số bài Cơ nhé! :):)
Vận tốc đi theo dự định $v=\frac{s}{t}=12km/h$
Quãng đường đi được trong 30 phút đầu: $s_1=vt_1=6(km)$
quãng đường còn lại phải đi: $s_2=s-s_1=18(km)$
Thời gian còn lại để đi hết quãng đường: $t_2=\frac{5}{4}(h)$
[FONT=&quot]
Vận tốc phải đi quãng đường còn lại để đến B theo đúng dự định:
$v'=\frac{s_2}{t_2}=14,4(km/h)$

[/FONT]
 
P

phuong_july

Tiếp tục nhé! :):)
$\fbox{Bài 78}$.
Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là $300 000N/m^2$. Biết trọng lượng riêng của nước là $10000 N/m^3$.
a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?
b)Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích $200cm^2$ khi lặn sâu $25m$.
$\fbox{Bài 79}$.
Một bình thông nhau chứa nước biển. người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng, cho biết trọng lượng riêng của nước biển là $10 300 N/m^3$, của xăng là $7000 N/m^3$
$\fbox{Bài 80}$.
Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là $1,6m^2$ hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là $136 000 N/m^3$ .Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
$\fbox{Bài 81}$.
Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là $1,3m^2$. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là $200cm^2$ ?
p/s: Mọi người có muốn mình ôn phần quang không??

 
P

phuong_july

$\fbox{Câu Chuyện Vật Lí:ÁNH SÁNG MẶT TRỜI DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÝ VÀ CÁI NHÌN ĐA CHIỀU VẾ TÁC DỤNG CỦA NÓ (Phần 2}$
NHỮNG CÁI NHÌN ĐA CHIỀU VỀ TÁC DỤNG CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực của ánh mặt trời với sức khỏe và đời sống của con người. Đặc biệt các nghiên cứu về sinh vật lý đã cho thấy vai trò của ánh nắng trong quá trình chuyển hóa và tổng hợp năng lượng của các tế bào sống.
Theo đó, ánh nắng mặt trời được nhìn nhận một cách tích cực và khách quan hơn về tác dụng của nó đối với sức khỏe con người chứ không phải là tội đồ chỉ gây ung thư và bệnh tật như vẫn thường được cảnh báo trước đây.
Y học nói gì …
Tác dụng tích cực
Khỏe xương: Một lợi ích vô cùng to lớn của ánh nắng mặt trời là giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi và vận chuyển canxi.
Tăng cường cho hệ miễn dịch: Với cơ thể, một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể miễn dịch và đặc biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển ôxy của hồng cầu để giúp cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn yếm khí.
Các bệnh như cảm cúm, viêm phổi và lao phổi thường xuất hiện, chuyển biến xấu hơn và gây tử vong nhiều hơn ở những mùa thiếu ánh sáng mặt trời, cả ở những vùng ấm áp. Tắm nắng đã được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu để điều trị các dạng lao: hạch, phổi, xương và các vết thương bị nhiễm trùng …
Các bà mẹ tắm nắng đều đặn trong quá trình mang thai còn giúp thai nhi phát triển tốt, tăng chất lượng của sữa và phòng được các chứng bệnh hay gặp như mệt mỏi, đau lưng, nôn mửa, chán ăn, hoảng loạn và dễ bị xúc động mạnh.
Tốt cho sức khỏe tim mạch: Ánh nắng mặt trời còn như bài thể dục hữu hiệu cho trái tim. Những người sống trường thọ ở một số vùng thuộc Trung Á thường sinh hoạt ở ngoài trời hằng ngày, có nghĩa là họ đã được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm tăng lưu thông máu, đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hoà huyết áp.
Làm khỏe da: Ánh sáng mặt trời cũng đã được xác nhận là giúp da khỏe mạnh và phòng cũng như giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm (viêm da), vảy nến và trứng cá. Các bác sĩ ở Mỹ đã thấy rằng những bộ tộc người da đỏ, sống hoang dã trong điều kiện thiên nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hầu như rất ít bị các bệnh ngoài da vốn rất phổ biến trong các đô thị hiện đại.
Phòng ung thư: Một số trong chúng ta còn nhiễm bệnh “kỳ thị ánh nắng”, không hề biết rằng ung thư ở da thường xuất hiện ở những vùng bị che nắng chứ không phải ở phần da tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Thậm chí, tỉ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do các loại ung thư da ở các nước châu Âu thiếu ánh nắng còn cao hơn so với vùng xích đạo nơi nắng chiếu quanh năm.
Làm tinh thần vui tươi, sảng khoái: Ánh nắng đã tác dụng gián tiếp một cách tích cực đến mọi bộ phận trong cơ thể: Làm tăng chuyển hoá, giảm chứng béo phì, giúp thận làm việc khoẻ mạnh, tăng chức năng thải độc cho gan, giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và đặc biệt làm chúng ta cảm thấy vui vẻ, bớt u sầu và trầm cảm hơn …
Cảnh báo:
Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần phơi mặt ra ánh sáng mỗi ngày từ 10 - 20 phút có thể đã là đủ. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều, chúng ta có thể bị cảm nắng, hỏng mắt, bỏng da, cứng và khô da, làm da sần sùi, sạm da và cả tăng khả năng bị ung thư da.
Chờ đón phần 3 nhé! :):)
 
N

nguyentranminhhb

Tiếp tục nhé! :):)
$\fbox{Bài 78}$.
Một người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu được một áp suất tối đa là $300 000N/m^2$. Biết trọng lượng riêng của nước là $10000 N/m^3$.
a) Hỏi người thợ đó có thể lặn được sâu nhất là bao nhiêu mét?
b)Tính áp lực của nước tác dụng lên cửa kính quan sát của áo lặn có diện tích $200cm^2$ khi lặn sâu $25m$.


Giải
a) Độ sâu người thợ lặn có thể chịu được là: $V=\frac{p}{d}=30m$
b)Áp suất nước ở độ sâu 25m là: $p_1=h_1.d=250000N/m^2$
Áp lực nước tác dụng lên kính là: $F=p_1.S=5000N$
 
C

congratulation11

Ngắn nhất.


$\fbox{Bài 79}$.
Một bình thông nhau chứa nước biển. người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng, cho biết trọng lượng riêng của nước biển là $d_1=10 300 N/m^3$, của xăng là $d_2=7000 N/m^3$

p/s: Mọi người có muốn mình ôn phần quang không??


duvg.jpg


Chọn 2 điểm M, N như hình vẽ. Đặt $18mm=h_o$

M, N nằm trên cùng 1 mp ngang nên ta có:

$p_M=p_N \\ \leftrightarrow d_2.h=d_1(h-h_o) \\ \leftrightarrow 7000h=10300(h-h_o) \\ h=\dfrac{10300h_o}{3300}\approx 3,12h_o$

Thay số, ta được: $h\approx 56,16 \ \ mm$

Vậy chiều cao cột xăng là khoảng 56,16 mm.
 
P

phuong_july


$\fbox{Bài 80}$.
Một người năng 60kg cao 1,6 m thì có diện tích cơ thể trung bình là $1,6m^2$ hãy tính áp lực của khí quyển tác dụng lên người đó trong điều kiện tiêu chuẩn. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là $136 000 N/m^3$ .Tại sao người ta có thể chịu đựng được áp lực lớn như vậy mà không hề cảm thấy tác dụng của áp lực này?
:):)
Ở điều kiện tiêu chuẩn áp suất khí quyển là $76 cmHg$
$P = d.h = 136 000. 0,76 = 103 360 N/m^2$
Ta có $P = \frac{F}{S}$\Rightarrow $F=P.S=165 376(N)$
Người ta có thể chịu đựng được và không cảm thấy tác dụng của áp lực này vì bên trong cơ thể cũng có không khí nên áp lực tác dụng từ bên ngoài và bên trong cân bằng nhau.

 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom