$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

trinhminh18

$\fbox{ Bài 54}$. Có 2 bình cách nhiệt bình A chứa 4kg nước ở 20 độ C, bình B chứa 48kg nước ở 40 độ C. Ngta rót 1 lượng nước có klg m từ bình B sang bình A. Khi bA đã cân bằng nhiệt thì ngta rót 1 lượng nước như lúc đầu từ bA sang bB. Nhiệt độ ở bB sau khi cân bằng là 38 độ C. Xác định lượng nước m đã rót và nhiệt độ cân bằng ở bA.
Giải: : gọi lượng nước rót mỗi lần là m;
Đặt :+khối lượng nước ở bình 1 là $m_{1}=4$
+khối lượng nước ở bình 2 là $m_{2}=48$
+Nhiệt độ của nước ở bình 1 ban đầu là $t_{1}$
+Nhiệt độ của nước ở bình 2 ban đầu là $t_{2}$
+nhiệt độ của nước ở bình 2 sau khi cân = nhiệt là $t'_{2}$
+ Nhiệt độ của nước ở bình 1 sau khi cân = nhiệt là $t'_{1}$
Sau lần rót thứ nhất;Ta có:
$m(t_{2}-t'_{1})=m_{1}.(t'_{1}-t_{1})$ (1)
Sau lần rót thứ 2 thì lượng nước còn lại trong bình 2 là $m_{2}-m$; Ta có:
$(m_{2}-m).(t_{2}-t'{2})=m.(t'_{2}-t'_{1})$
$m_{2}(t_{2}-t'_{2})=m(t_{2}-t'_{1})$ (2)
Từ (1);(2)
$m_{2}.(t_{2}-t'_{2})=m_{1}(t'_{1}-t_{1})$
$t'{1}$=$\dfrac{m_{2}.(t_{2}-t'_{2})}{m_{1}}$+$t_{1}$
$t'{1}=44$ (3)
Từ (1);(3) $m$=$\dfrac{m_{1}(t'_{1}-t_{1})}{t_{2}-t'_{1}}$
$m=-24kg$

sao ra kq lại âm nhỉ, thế có nghĩa là phải đổ nước ở ngoài vô à; hay là mình giải sai mất rùi nhỉ, mấy bạn xem giúp mình vs:confused: mà cũng có thể đề sai mà:D
 
N

nguyentranminhhb

$\fbox{Bài 55}$
Nhiệt lượng để làm nóng chảy 0,25kg nước đá là: $Q_1=0,25.3,4.10^5=85000J$
Nhiệt lượng nước ở $40^oC$ tỏa ra để nóng chảy 0,25kg nước đá là:
$Q_2=0,5.4190.(40-t)=83800-2095t$
Ta có pt cân bằng nhiệt: $Q_1=Q_2$
\Leftrightarrow $83800-2095t=85000$
\Leftrightarrow $t=-0,6^oC$
Vậy nhiệt độ cuối cùng của cốc là $0^oC$ vì nước đá không tan hết
 
T

trinhminh18

$\fbox{ Bài 56}$ Bỏ 100g nước đá ở$t_1=0^oC$ vào 300g nước ở $t_2=20^oC$

a) Nước đá có tan hết không ? Cho nhiệt nóng chảy của nước đá $= 3,4.10^5J/kg$ và nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.k.
b) Nếu không ,tính khối lượng nước đá còn lại ?

Giải: a/Ta có:Nhiệt lượng nước đá thu vào để tan chảy hoàn toàn ở $0^o$C là:
$Q_{1}$=&.m=3,4.10^5.0,1=34000
Nhiệt lượng nước toả ra khi giảm từ $20^o$C---> $0^o$C là:
$Q_{2}$=$m_{1}.c(t_{2}-t_{1})$=25200
Vì $Q_{1}>Q_{2}$ nên nước đá ko tan hết
b/nhiệt lượng nước toả ra chỉ làm tan 1 khối lượng $m_{2}$ của nước đá. Do đó:
$Q_{2}$= $m_{2}.\lambda$ \Rightarrow $m_{2}$=$\dfrac{Q_2}{\lambda}$=0,074=74g
\RightarrowLượng nước đá còn lại là 26g
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$

$\fbox{ Câu 1 (4 điểm )}$

Hai chiếc xe máy chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng đi lại gần nhau thì cứ 6 phút khoảng cách giữa chúng lại giảm đi 6 km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 12 phút khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 km. Tính vận tốc của mỗi xe.
$\fbox{ Câu 2 (4 điểm )}$

Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là $10000N/m^3$.Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ?
$\fbox{ Câu 3 (3 điểm )}$

Khi cọ sát một thanh đồng, hoặc một thanh sắt vào một miếng len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì ta thấy các mẩu giấy vụn không bị hút. Như vậy có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ sát không ? Vì sao ?
$\fbox{ Câu 4: (4,5 điểm)}$

Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc $60^o$.Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S .
$\fbox{ Câu 5: ( 4,5 điểm)}$

Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là $D_1=7,8g/cm^3$ ; $D_2=2,6g/cm^3$.Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng $m_1 = 17g$. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm $m_2 = 27g$ cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng.
Sorry mọi người hôm nay mình đăng đề hơi muộn. :):). Thông cảm nhé!


 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Câu Chuyện Vật Lí: VÀI KHÁM PHÁ CỦA TÔRIXENLI (Phần 2}$ “Chân không TORIXENLI”
“Không đâu có chân không, bởi lẽ thiên nhiên sợ cái trống rỗng !” – Arixtôt quả quyết.
Nhưng, trong dụng cụ của Torixenli, ở ngay trên cột thủy ngân chả có một khoảng chân không là gì ? Arixtôt quả đã lầm to !
Những người kế tục Arixtôt vẫn không muốn công nhận sự thực hiển nhiên đó. Đối với họ, uy quyền cao hơn thực nghiệm. Nhưng thật khó mà cãi được với thực nghiệm, bởi vì nó bao giờ cũng phơi bày sự thật.
Cuối cùng, cái “chân không” mà từ bao nhiêu năm người ta không cho là có đã được khoa học thừa nhận. Khoảng chân không ở phía trên ống Torixenli được gọi là “chân không Torixenli” để kỉ niệm nhà bác học dũng cảm lần đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của chân không.
Và, ngày nay, “chân không” đã đem lại cho con người nhiều điều hữu ích trong khoa học và kĩ thuật. Hiện nó đang làm việc bên cạnh chúng ta, ở công trường cũng như ở trong nhà. Nó giúp chúng ta nấu đường trong nhà máy. Nó làm cho bóng đèn điện sống lâu; không có chân không sẽ không có đèn hình vô tuyến, không có các dụng cụ tia X và nhiều vật dụng hữu ích khác.
Con người ngày càng phát hiện được nhiều điều mới mẻ về chân không. Chân không có những tính chất phong phú hơn nhiều so với bất kì dạng vật chất nào khác mà khoa học đã biết. Đến mức người ta có thể nói rằng tính chất của thế giới xung quanh ta, trên một mức độ rất lớn, là do những tính chất của chân không quyết định. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây những thành tựu về lí thuyết chân không đã được trao giải Nôben.

Một bộ dụng cụ thí nghiệm trở thành bất tử
Thường thường, sau khi làm xong thí nghiệm người ta lau rửa và dọn dẹp các dụng cụ lại. Thế nhưng, sau khi làm xong thí nghiệm, Torixenli vẫn tiếp tục quan sát bộ dụng cụ của mình. Ông nhận thấy, cột thủy ngân ở trong ống có lúc lên, có lúc xuống tuỳ theo sự thay đổi của thời tiết. Và thế là bộ dụng cụ thí nghiệm của Torixenli vẫn tiếp tục cuộc sống độc lập của nó và tồn tại mãi cho tới tận ngày nay.
Thoạt đầu người ta gọi nó là ống thời tiết, rồi sau gọi là khí áp kế, hoặc là phong vũ biểu.
Phong vũ biểu trở thành người giúp việc đắc lực cho các nhà khí tượng. Gia đính khí áp kế giờ khá đông : ta có khí áp kế có bầu, khí áp kế xi phông, khí áp kế nước, khí áp kế kim loại v.v…
Thuỷ ngân sáng bóng trong ống thủy tinh, tựa như quả cân để trên đĩa cân đã giữ thăng bằng được với cột không khí cao “chín tầng mây” đang ép lên mặt thuỷ ngân trong chậu.
Thế cột không khí ấy cao bao nhiêu ?
Torixenli đã nghĩ cách tính chiều cao cột không khí đó. Ong tìm được con số xấp xỉ 100 km.
Con số này tuy còn xa sự thật, song nó có một ý nghĩa lớnlao, nó chứng tỏ rằng lần đầu tiên con người đã phát hiện ra biển không khí vô hình và từ đáy biển tìm cách đo chiều sâu của nó.
Với thí nghiệm nổi tiếng của mình, Torixenli đã đặt cơ sở đầu tiên cho thủy lực học và khí áp học, đồng thời tạo ra một bước ngoặt trong việc nghiên cứu biển không khí.
Torixenli còn tìm ra cả công thức tính vận tốc của dòng chất lỏng vọt ra khỏi bình, nghiên cứu trọng tâm các vật quay và cải tiến máy đo góc của pháo binh.
Tiếc thay, con người sắc sảo, lao động cần mẫn và đầy tài năng đó đã chết sớm, khi mới 39 tuổi !
Cho tới thời gian gần đây người ta còn phát hiện ra rằng, chính Torixenli đã chế tạo được những thấu kính vô cùng tinh xảo. Quan sát những thấu kính ấy, có người đã nhận xét :”Do kết quả của sự nghiên cứu bằng phương pháp nhiễu xạ, người ta biết rõ rằng các thấu kính của Torixenli tốt hơn hẳn những thấu kính hiện đại”. Thì ra, ở thời ấy, Torixenli đã nắm được kĩ thuật chế tạo những thấu kính tinh vi và chính xác đến một mức độ chưa thể đạt được ở thời Torixenli. Nhưng Torixenli đã giữ kín bí mật ấy, bí mật giúp ông chế tạo được những thấu kính, như ông nói, “đến thiên thần cũng chẳng thể chế tạo được những gương cầu tốt hơn”. Ong viết : “Tôi rất tiếc không thể tiết lộ bí mật của tôi, bởi lẽ ngài đại công tước đã báo cho tôi biết phải giữ kín điều bí mật ấy…”.
Ở thời Torixenli, các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu được khi có một nhà quyền quý đỡ đầu. Và tất nhiên ông phải làm theo chỉ thị của đại công tước là người đỡ đầu ông.
Torixenli mất đi đem theo mình cả bí mật về kĩ thuật chế tạo những thấu kính thủy tinh tinh xảo. Ngày nay không ai còn biết bản thảo giải đáp những bí mật đó của ông lưu lạc ở đâu. Cũng giống như mộ ông, người con thiên tài đó của thành phố Florenxia, hiện nay cũng không ai biết ở đâu. Có lẽ vì thế, khi ngắm những bức chân dung của ông, bất chợt ta thấy ẩn sau bộ ria mép vểnh cong tinh nghịch kiểu lính ngự lâm kia phảng phất một nụ cười hóm hỉnh và bí ẩn.

(ST) (Hết)
 
T

trinhminh18

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$

$\fbox{ Câu 1 (4 điểm )}$

Hai chiếc xe máy chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng đi lại gần nhau thì cứ 6 phút khoảng cách giữa chúng lại giảm đi 6 km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 12 phút khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 km. Tính vận tốc của mỗi xe.
Giải: Gọi vận tốc xe 1 là $v_{1}$; vận tốc xe 2 là $v_{2}$ giả sử $v_{1}>v_{2}$,ta có: 6'=0,1h; 12'=0,2h
-Vì nếu chúng cứ đi lại gần nhau thì 6' khoảng cách giữa chúng giảm 6 km nên :
$0,1(v_{1}+v_{2})=6$
\Rightarrow$v_{1}+v_{2}=60$ (1)
Vì nếu chúng đi cùng chiêu thì 12' khoảng cách giữa chúng tăng 2 km nên:
$0,2(v_{1}-v_{2})=2$
\Rightarrow$v_{1}-v_{2}=10$ (2)
Từ (1);(2)\Rightarrow $v_{1}=35$; $v_{2}=25$



 
P

phuong_july

CHỦ ĐỀ MỞ RỘNG: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
A. LÝ THUYẾT

1. Sự nóng chảy:Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
a. Đặc điểm.
- Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy xác định ở mỗi áp suất cho trước.
- Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc.
- Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
b. Nhiệt nóng chảy.
- Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : $Q = \lambda.m$

Với $\lambda$ là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg.
c. Ứng dụng: Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép.
2. Sự bay hơi.
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.
- Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
- Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
3. Hơi khô và hơi bảo hoà. Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín :
- Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.
- Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà.
- Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ
của chất lỏng.
+ Ứng dụng.
- Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển.
- Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
- Sự bay hơi của amôniac, frêôn, … được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh.

4. Sự sôi. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
a.Đặc điểm.
- Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi.
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
b. Nhiệt hoá hơi.
- Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : $Q = Lm.$
Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ SỰ CHUYỂN THỂ CÁC CHẤT
1. Công thức tính nhiệt nóng chảy: $Q =\lambda.m$
Với m (kg) khối lượng; $\lambda(J/kg)$ : Nhiệt nóng chảy riêng.
2. Công thức tính nhiệt hóa hơi: $Q = Lm$.

Với L (J/kg) : Nhiệt hoá hơi riêng; m (kg) khối lượng chất lỏng.
3. Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra: $Q = m.c (t_2 – t_1)$.
Chú ý: Khi sử dụng những công thức này cần chú ý là các nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra trong quá trình chuyển thể $Q =\lambda.m$ và $Q = L.m$ đều được tính ở một nhiệt độ xác định, còn công thức $Q = m.c (t_2 – t_1)$ được dùng khi nhiệt độ thay đổi.
 
P

phuong_july

$\fbox{ MỘT SỐ BÀI TẬP VÍ DỤ VỀ PHẦN SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT}$

Bài 1: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.
Giải

- Gọi t là nhiệt độ của cốc nước khi cục đá tan hết.

- Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở toC là: $Q_1=\lambda.M_{nđ}+c_{nđ}.m_{nđ}t$


- Nhiệt lượng mà cốc nhôm và nước tỏa ra cho nước đá là: $Q_2=c_{Al}m_{Al}(t_1-t)+c_nm_n(t_1-t)$


- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Q1 = Q2. Ta tìm đượ: $t=4,5^oC$
Bài 2: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105J/kg.
Giải
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước đá ở 0oC là: $Q1 = m.c.\Delta.t = 104500J$
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 5kg nước đá ở 0oC chuyển thành nước ở 0oC là: $Q2 = \lambda.m = 17.10^5J$
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC là: $Q = Q1 + Q2 = 1804500J$
Bài 3: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
Giải
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC tăng lên 100oC là: $Q1 = m.c.\Delta t = 3135KJ$
- Nhiệt lượng cần cung cấp để 10kg nước đá ở 100oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là: $Q2 = L.m = 23000KJ$
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước đá ở 25oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là: $Q = Q1 + Q2 = 26135KJ$
Bài 4: Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2kg nước đá ở -20oC tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.103J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước 4,18.103J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
Giải
- Nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2kg ở -20oC tan thành nước và sau đó tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC:
$Q=c_d.m.(t_0-t_1)+\lambda.m+c_n.m.(t_2-t_1)+L.m=619,96kJ$$
 
Last edited by a moderator:
T

trinhminh18

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$

$\fbox{ Câu 1 (4 điểm )}$

Hai chiếc xe máy chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng đi lại gần nhau thì cứ 6 phút khoảng cách giữa chúng lại giảm đi 6 km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 12 phút khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 km. Tính vận tốc của mỗi xe.
$\fbox{ Câu 2 (4 điểm )}$

Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là $10000N/m^3$.Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ?
$\fbox{ Câu 3 (3 điểm )}$

Khi cọ sát một thanh đồng, hoặc một thanh sắt vào một miếng len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì ta thấy các mẩu giấy vụn không bị hút. Như vậy có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ sát không ? Vì sao ?
$\fbox{ Câu 4: (4,5 điểm)}$

Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc $60^o$.Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S .
$\fbox{ Câu 5: ( 4,5 điểm)}$

Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là $D_1=7,8g/cm^3$ ; $D_2=2,6g/cm^3$.Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng $m_1 = 17g$. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm $m_2 = 27g$ cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng.
Sorry mọi người hôm nay mình đăng đề hơi muộn. :):). Thông cảm nhé!
Các bạn giải nốt mấy bài còn lại đi chứ phần gương phẳng mình có nhớ j đâu ; còn phần giải thích mấy hiện tượng thì mình dở ẹc à!:D
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$

$\fbox{ Câu 2 (4 điểm )}$

Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là $10000N/m^3$.Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ?
+ Gọi h là độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở nhánh của bình

+ Gọi A và B là hai điểm có cùng độ cao so với đáy bình nằm ở hai nhánh.

+ Ta có : áp suất tại A và B do là do cột chất lỏng gây ra là bằng nhau: $P_A=P_B$
Hay $d_d. 0,18 = d_n. (0,18 - h)$
\Leftrightarrow $8000 . 0,18 = 10000. (0,18 - h)$
\Leftrightarrow $ h = 0,036 (m) = 3,6 ( cm) $
Vậy : Độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở hai nhánh là : 3,6 cm.
Mình đợi để cho mọi người giải nhưng thôi vậy. :)
 
T

trinhminh18

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$


$\fbox{ Câu 2 (4 điểm )}$

Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là $10000N/m^3$.Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ?
Bài này mình ko chắc lắm, giải thử thôi nha nếu sai mong mọi người sửa lại giúp!!:D
Áp suất mà lượng dầu tác dụng lên cột nước ở nhánh thứ nhất là
$P=d.h=0,18.8000=1440$
Vì áp suất này đc truyền nguyên vẹn đến cột nước ở nhánh thứ 2 nên
$h=\dfrac{P}{d}=\dfrac{1440}{10000}=\dfrac{18}{125}m$
\RightarrowĐộ chênh lệch mực chất lỏng ở 2 nhánh là 0,036m=3,6cm
 
P

phuong_july

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$
$\fbox{ Câu 3 (3 điểm )}$

Khi cọ sát một thanh đồng, hoặc một thanh sắt vào một miếng len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì ta thấy các mẩu giấy vụn không bị hút. Như vậy có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ sát không ? Vì sao ?
+ Không thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ sát.
+ Vì : Kim loại cũng như mọi chất liệu khác. khi bị cọ sát với len đều nhiễm điện.
Tuy nhiên do kim loại dẫn điện rất tốt nên khi các điện tích khi xuất hiện lúc cọ sát sẽ nhanh chóng bị truyền đi tới tay người làm thí nghiệm, rồi truyền xuống đất nên ta không thấy chúng nhiễm điện.
 
P

phuong_july

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$
$\fbox{ Câu 4: (4,5 điểm)}$

Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc $60^o$.Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S .
a/ + Lấy S1 đối xứng với S qua G­1
+ Lấy S2 đối xứng với S qua G2
+ Nối S1 và S2 cắt G1 tại I cắt G2 tại J
+ Nối S, I, J, S và đánh hướng đi ta được tia sáng cần vẽ.


b/ Ta phải tính góc ISR.
Kẻ pháp tuyến tại I và J cắt nhau tại K
Trong tứ giác IKJO có 2 góc vuông I và J và có góc $\widehat{O}=60^o$
Do đó góc còn lại $\widehat{IKJ}=120^o$

Suy ra: Trong $\bigtriangleup JKI$ có : $\widehat{I_1}+\widehat{J_2}=60^o$
Mà các cặp góc tới và góc phản xạ $\widehat{I_1}=\widehat{I_2}$ ; $\widehat{J_1}=\widehat{J_2}$
Từ đó:


\Rightarrow $\widehat{I_1}+\widehat{I_2}$ $+\widehat{J_1}+\widehat{J_2}=120^o$Xét $\bigtriangleup SJI$ có tổng 2 góc :$\widehat{I} +\widehat{J}=120^o$
\Rightarrow$\widehat{IS J} = 60^0$
Do vậy : $\widehat{ ISR} =120^o$ (Do kề bù với ISJ )

 
P

phuong_july

$\fbox{ Thử sức cùng với đề thi HSG}$
$\fbox{ Câu 5: ( 4,5 điểm)}$

Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là $D_1=7,8g/cm^3$ ; $D_2=2,6g/cm^3$.Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng $m_1 = 17g$. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm $m_2 = 27g$ cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng.
Do hai quả cầu có khối lượng bằng nhau.
Gọi V1, V2 là thể tích của hai quả cầu, ta có:
$ D_1.V_1= D_2.V_2$ hay $\frac{V_2}{V_1}=\frac{D_1}{D_2}=3$
Gọi F1 và F2 là lực đẩy Acsimet tác dụng vào các quả cầu. Do cân bằng ta có:
$(P_1-F_1).OA = (P_2+P’ – F_2).OB
Với $P1, P2, P’$ là trọng lượng của các quả cầu và quả cân; $OA = OB;$
$P1 = P2$ từ đó suy ra:$P’ = F2 – F1$ hay $10.m1 = (D4.V2- D3.V1).10$
Thay $V2 = 3 V1$ vào ta được: $m1 = (3D4- D3).V1(1)$
Tương tự cho lần thứ hai ta có;
$(P1- F’1).OA = (P2+P’’ – F’2).OB$
\Rightarrow $P’’ = F’2 - F’1$ hay $10.m2=(D3.V2- D4.V1).10$
\Rightarrow$m2= (3D3- D4).V1$ (2)
Lập tỉ số $\frac{(1)}{(2)}=\frac{m_1}{m_2}=\frac{3D_4-D_3}{3D_3-D_4}$
\Rightarrow $ m1.(3D3 – D4) = m2.(3D4 – D3)$
\Rightarrow $( 3.m1 + m2). D3 = ( 3.m2 + m1). D4 $

\Rightarrow$\frac{D_3}{D_4}=\frac{3m_2+m_1}{3m_1+m_2}$ = 1,256
p/s: Mọi người tự vẽ hình được không? :)
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 61}$. Một đầu tàu hỏa kéo đoàn tàu với lực 300 000N. Lực cản tác dụng vào đoàn tàu (lực ma sát ở đường ray và sức cản của không khí) là 285 000N. Hỏi lực tác dụng lên đoàn tàu là bao nhiêu và hướng như thế nào?
$\fbox{Bài 62}$.Một lò xo xoắn dài 15cm khi treo vật nặng 1N. Treo thêm một vật nặng 2N vào thì độ dài của lò xo là 16cm.
a) Tính chiều dài tự nhiên của lò xo khi chưa treo vật nặng vào.
b) Tính chiều dài lò xo khi treo vật nặng 6N.
$\fbox{Bài 63}$.Một đầu tàu khi khởi hành cần một lực kéo 10 000N, nhưng khi đã chuyển động thẳng đều trên đường sắt thì chỉ cần một lực kéo 5000N.
a) Tìm độ lớn của lực ma sát khi bánh xe lăn đều trên đường sắt. Biết đầu tàu có khối lượng 10 tấn. Hỏi lực ma sát này có độ lớn bằng bao nhiêu phần của trọng lượng đầu tàu ?
b) Đoàn tàu khi khởi hành chịu tác dụng của những lực gì ? Tính độ lớn của hợp lực làm cho đầu tàu chạy nhanh dần lên khi khởi hành .
ps: Đăng trước cho m.n mấy bài này còn mấy bài chưa giải mình đăng lời giải sau.

 
T

trinhminh18

$\fbox{Bài 61}$. Một đầu tàu hỏa kéo đoàn tàu với lực 300 000N. Lực cản tác dụng vào đoàn tàu (lực ma sát ở đường ray và sức cản của không khí) là 285 000N. Hỏi lực tác dụng lên đoàn tàu là bao nhiêu và hướng như thế nào?
Giải: Lực tác dụng lên đoàn tàu là 15000N
(thế thôi ạ, có đơn giản quá ko nhỉ?:confused: )
 
N

nguyentranminhhb

$\fbox{Bài 64}$
Bỏ 100g nước đá ở $t_1=0^oC$ vào 300g nước ở $t_2=20^oC$
a) Nước đá có tan hết không? Cho nhiệt nóng chảy của nước đá $\lambda=3,4.10^5 J/kg$ và nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K.
b) Nếu không, tính khối lượng nước đá còn lại?
$\fbox{Bài 65}$
Rót nước ở nhiệt độ $t_1=20^oC$ vào một nhiệt lượng kế. Thả trong nước một cụ nước đá khối lượng $m_2=0,5kg$ và nhiệt độ $t_2=-15^oC$. Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Biết khối lượng nước đổ vào $m_1=m_2$. Cho biết nhiệt dung riêng của nước $c_1=4200 J/kg.K$, của nước đá là $c_2=2100 J/kg.K$. Nhiệt nóng chảy của nước đá $\lambda = 3,4.10^5 J/kg$
$\fbox{Bài 66}$
Người ta thả một thỏi đồng nặng 0,4kg ở nhiệt độ $80^oC$ vào 0,25kg nước ở nhiệt độ $18^oC$. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 400 J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K
 
T

trinhminh18

$\fbox{Bài 64}$
Bỏ 100g nước đá ở $t_1=0^oC$ vào 300g nước ở $t_2=20^oC$
a) Nước đá có tan hết không? Cho nhiệt nóng chảy của nước đá $\lambda=3,4.10^5 J/kg$ và nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K.
b) Nếu không, tính khối lượng nước đá còn lại?
Giải: a/Ta có:Nhiệt lượng nước đá thu vào để tan chảy hoàn toàn ở $0^o$C là:
$Q_{1}$=$\lambda$.m=3,4.10^5.0,1=34000
Nhiệt lượng nước toả ra khi giảm từ $20^o$C---> $0^o$C là:
$Q_{2}$=$m_{1}.c(t_{2}-t_{1})$=25200
Vì $Q_{1}>Q_{2}$ nên nước đá ko tan hết
b/nhiệt lượng nước toả ra chỉ làm tan 1 khối lượng $m_{2}$ của nước đá. Do đó:
$Q_{2}$= $m_{2}.\lambda$ \Rightarrow $m_{2}$=$\dfrac{Q_2}{\lambda}$=0,074=74g
\RightarrowLượng nước đá còn lại là 26g
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom