$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
P

phuong_july

$\fbox{ Bài 92}$
Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
$\fbox{ Bài 93}$
Một khối gỗ hình trụ tiết diện đáy là $150m^2$ , cao 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trong lượng riêng của gỗ $d_g=\frac{2}{3}d_0$ ($d_0$ là trọng lượng riêng của nước $d_0=10 000 N/m^3$). Biết hồ nước sâu 0,8m, bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ.
a) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước.
b) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ.
$\fbox{ Bài 94}$
Hai khối gỗ hình lập phương cạnh a = 10 cm bằng nhau có trọng lượng riêng lần lượt là d_1=12000N$/m^3$ và $d_2=6000N/m^3$ được thả trong nước. Hai khối gỗ được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh dài 20 cm tại tâm của mỗi vật. Trọng lượng riêng của nước là $10 000 N/m^3$
a) Tính lực căng của sợi dây
b) Tính công để nhấc cả hai khối gõ ra khỏi nước.
Thanks to all. Mọi người tiếp tục ủng hộ pic nhé! :):)
Mình bàn chút chuyện đi. Các mem học lớp 8 có muốn mình tổ chức lập 1 topic học chương trình lớp 9 không nào? :D:D. Tuy nhiên mọi người phải giúp đỡ nhau. Kể cả mình là mod nhưng vẫn chưa biết gì về chương trình lớp 9 (biết sơ sơ thôi ;);)). Mọi người nghỉ hè vui chứ?? :):)
 
Last edited by a moderator:
K

kjhkhk


$\fbox{ Bài 93}$
Một khối gỗ hình trụ tiết diện đáy là $150m^2$ , cao 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trong lượng riêng của gỗ $d_g=\frac{2}{3}d_0$ ($d_0$ là trọng lượng riêng của nước $d_0=10 000 N/m^3$). Biết hồ nước sâu 0,8m, bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ.
a) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước.
b) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy hồ.
a) Thể tích khối gỗ: $V_g$=S.h=0,0045 $m^3$
Khối gỗ đang nằm im nên: $P_g=F_A$\Leftrightarrow $d_gV_g=d_oV_c$
\Rightarrow $h=\frac{d_g.V_g}{d_0.S}=20cm$
Trọng lượng khối gỗ là: $P =d_gV_g = \frac{2}{3}d_0V_g=30N$
Vì lực nâng khối gỗ biến thiên từ 0 đến 30 N nên: $A=\frac{F.S}{2}=30N$
b) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên toàn bộ khối gỗ là:$F_A=d_0V_g=45N$
Phần gỗ nổi trên mặt nước là : 10 cm = 0,1 m
Công để nhấn chìm khối gỗ trong nước: $A_1=\frac{FS}{2}=2,25J$
Công để nhấn chìm khối gỗ xuống đáy hồ: $A_2=F.S=22,5(J)$
Toàn bộ công đã thực hiện là:$A = A_1 + A_2= 24,75(J)$
 
K

kjhkhk


$\fbox{ Bài 94}$
Hai khối gỗ hình lập phương cạnh a = 10 cm bằng nhau có trọng lượng riêng lần lượt là d_1=12000N$/m^3$ và $d_2=6000N/m^3$ được thả trong nước. Hai khối gỗ được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh dài 20 cm tại tâm của mỗi vật. Trọng lượng riêng của nước là $10 000 N/m^3$
a) Tính lực căng của sợi dây
b) Tính công để nhấc cả hai khối gõ ra khỏi nước.
Thanks to all. Mọi người tiếp tục ủng hộ pic nhé! :):)
Mình bàn chút chuyện đi. Các mem học lớp 8 có muốn mình tổ chức lập 1 topic học chương trình lớp 9 không nào? :D:D. Tuy nhiên mọi người phải giúp đỡ nhau. Kể cả mình là mod nhưng vẫn chưa biết gì về chương trình lớp 9 (biết sơ sơ thôi ;);)). Mọi người nghỉ hè vui chứ?? :):)

Bài này giải tương tự bài 94.
Tìm ra kq là: $A=\frac{3}{16}d_nSh^2$
Tớ ủng hộ cái ý tưởng trên của cậu. Nhiều bạn tham gia vào pic ý thì sẽ có hiệu quả hơn. Tớ nghĩ như thế. :p:p
 
P

phuong_july

Tớ sẽ khảo sát mem bên pic này để quyết định có nên lập 1 pic học CT Lý 9 hay không. :D:D
Tiếp tục với số bài tập giải thích này nhé!
$\fbox{Bài 95}$
Mũi tên được bắn đi từ cái cung nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung ? Đó là dạng năng lượng nào ?
$\fbox{Bài 96}$
Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta nên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào ?
$\fbox{Bài 97}$
Tại sao khi cưa thép người ta phải cho một dòng nước chảy liên tục vào chỗ cưa? Ở đây đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào nào xảy ra.?
$\fbox{Bài 98}$
Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì ta phải làm như thế nào?
$\fbox{Bài 99}$
Tại sao ban ngày thường có gió thổi từ biển vào đất liền. Còn ban đêm thì lại có gió thổi từ đất liền ra biển.
$\fbox{Bài 100}$
Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là $37^oC$. tuy nhiên người ta cảm thấy lạnh khi nhiệt độ của không khí là $25^oC$ và cảm thất rất nóng khi nhiệt độ không khí là 37độ C. Còn trong nước thì ngược lại, ở nhiệ độ $37^oC$ con người cảm thấy bình thường, còn khi ở $25^oC$ người ta cảm thấy lạnh. Giải thích nghịch lý này như thế nào?

 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{ Hiện Tượng Vật Lý:Hiện tượng mây dạ quang }$
Giới thiệu hiện tượng
Untitled-2_copy.jpg

Những đám mây dạ quang (Noctilucent Cloud hay Night-shining Cloud) là những đám mây cao trong bầu khí quyển (85km) khúc xạ ánh sáng vào lúc trời mờ tối (hoàng hôn hay bình minh) khi mặt trời đã lặn. Lúc đó mây dạ quang toả sáng bầu trời mà không thấy một nguồn sáng rõ rệt nào cả. Những hình ảnh hoàng hôn kỳ thú trên bầu trời về đêm đã trở thành một trong những thú vui thư giãn phổ biến trên toàn thế giới.
Dù mây dạ quang trông giống như ở ngoài không gian, nhưng thực ra chúng vẫn ở trong tầng giữa khí quyển trái đất (độ cao từ 50 đến 85 km). Tầng này không những rất lạnh (-1250C) mà còn rất khô - khô gấp 100 triệu lần không khí ở hoang mạc Sahara.
Mây dạ quang là hiện tượng tương đối mới lần đầu tiên được mô tả vào năm 1885, hai năm sau sự kiện phun trào của đảo núi lửa Krakatoa (Indonesia). Núi lửa đã phun một trùm tro bụi và mảnh vụn lên bầu khí quyển Trái Đất đạt tới độ cao 80 km. Sự kiện này đã ảnh hưởng tới khí hậu và thời tiết toàn cầu trong nhiều năm và có lẽ đã tạo ra những đám mây dạ quang đầu tiên.
Ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa Krakatoa dần dần cũng mất đi, nhưng những đám mây tích điện màu xanh lục bất thường thì vẫn còn lại. Chúng náu mình trong tầng giữa mỏng manh của Trái Đất – đây là vùng khí quyển bên trên với áp lực nhỏ hơn 10.000 lần áp lực trong nước biển. Chúng xuất hiện thường xuyên nhất vào các tháng mùa hè từ 50 đến 70 độ Bắc và Nam. Một thế kỷ trước đây, chúng bị hạn chế ở những vĩ độ trên 50, phải đến những nơi như Anh, Scandinavi và Nga, khu vực bắc Âu và Canada mới nhìn thấy được chúng. Trong những năm gần đây, chúng đã xuất hiện ở miền Nam bang Utah và Colorado của Mỹ.
Ngày 18/2/2003, những phi hành gia trên trạm không gian quốc tế ISS đã mục kích một cảnh tượng đẹp mắt: Đó là những đám mây dạ quang, hay còn gọi là mây chiếu sáng về đêm có hình dáng dài mỏng mảnh màu xanh tuyệt đẹp bay lơ lửng quanh quỹ đạo trái đất.

Tháng 1/2003, phi hành gia Don Pettit cũng là một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos cho biết: “Trong nhiều tuần qua, chúng tôi đã được thưởng thức quang cảnh đẹp mắt của những đám mây này ở vùng nam bán cầu. Chúng tôi cũng thường thấy chúng khi bay trên bầu trời của đất nước Australia và Nam Mỹ”. Những người ở trái đất cũng có thể nhìn thấy chúng tỏa sáng lấp lánh sau khi mặt trời lặn, dẫu rằng nhìn từ không gian vẫn đẹp hơn. Pettit ước tính chiều cao của chúng có thể lên đến 80-100 km
Những đám mây không ngừng rực sáng và trôi dần về phía vùng cực, lần đầu tiên được vệ tinh ( vệ tinh Aeronomy of Ice in the Mesosphere của NASA) chụp từ vũ trụ. Loại mây bí ẩn này được gọi là "đèn đêm". Các đám mây hình thành ở độ cao 80 km trên bề mặt đất, trong tầng trên của khí quyển gọi là mesosphere, xuất hiện trong những tháng hè ở cực Nam cũng như trong mùa hè ở cực Bắc.

Vào ngày 11/06/2007, chiếc cameracủa vệ tinh nhân tạo AIM (Aeronomy of Ice in the Mesosphere ) đã cung cấp dữ liệu đầu tiên về những đám mây dạ quang ở Bắc cực thuộc khu vực châu Âu và Bắc Mỹ. Màu trắng và xanh sáng hiển thị cấu trúc đám mây dạ quang, màu đen là những nơi không có dữ liệu.

Giải thích hiện tượng
Tro núi lửa Krakatoa có thể là nguyên nhân của năm 1885, nhưng không thể giải thích được cho hiện tượng của ngày nay. Những đám mây gần trái đất có thể lấy bụi từ bão gió sa mạc, nhưng thật khó mà bốc bụi lên đến tận tầng giữa của khí quyển. Điều này có thể là do bụi vũ trụ. Mỗi ngày trái đất tiếp xúc với hàng tấn thiên thạch - những mẩu vụn chất thải từ các sao chổi và hành tinh nhỏ. Đa số chúng có kích thước phù hợp với các đám mây dạ quang.
Một nhà vật lý học plasma Paul M. Bellan – giáo sư vật lý ứng dụng tại Viện công nghệ California (Caltech) cuối cùng đã tìm ra lời giải đáp cho đặc điểm kỳ lạ của những đám mây dạ quang, chấm dứt bí ẩn kéo dài nhiều thập kỷ. Ông cho biết : “Phạm vi có mây dạ quang dường như đang tăng lên, có lẽ vì khí hậu toàn cầu đang ấm dần lên”.
Mây dạ quang là một hiện tượng xảy ra vào mùa hè bởi bầu khí quyển ở độ cao 85 km lạnh nhất khi mùa hè đến, thúc đẩy quá trình hình thành hạt băng tạo nên đám mây. Các tinh thể nước đá trong mây cần hai điều kiện để phát triển: các phân tử nước và một cái gì đó để chúng bám vào, chẳng hạn như bụi. Nước tụ tập trên bụi để tạo thành những giọt nước hay các tinh thể nước đá là một tiến trình được gọi với cái tên “sự cấu thành hạt nhân” và chúng xảy ra trong tất cả các đám mây bình thường.
Theo các nhà nghiên cứu tại Poker Flat (Alaska), hai mươi lăm năm về trước họ đã phát hiện đặc tính khác thường rằng đám mây phản chiếu mạnh với ra-đa. Giải thích: các hạt băng trong mây dạ quang được bao phủ bởi một lớp kim loại mỏng có thành phần bao gồm natri và sắt. Lớp màng kim loại đã khiến sóng ra-đa phản xạ gợn sóng trong đám mây giống như hiện tượng tia X phản xạ từ lưới tinh thể (Theo số ra tháng 8 tờ Journal of Geophysical Research-Atmospheres).
Nguyên tử Natri và sắt thu thập được trong tầng khí quyển bên trên sau khi sao băng siêu nhỏ nổ tung trên bầu trời. Các nguyên tử kim loại này định cư trong lớp hơi nước mỏng ở ngay trên độ cao nơi xảy ra mây dạ quang. Các nhà thiên văn học mới đây đã sử dụng lớp Natri để tạo ra ngôi sao chỉ dẫn nhân tạo chiếu sáng nhờ tia laze cho chiếc kính viễn vọng quang học thích nghi nhằm loại bỏ hiệu ứng gây nhiễu loạn của bầu khí quyển để có được những bức hình về bầu trời rõ nét hơn.
Các biện pháp xác định độ đậm đặc của các lớp hơi nước có nguyên tử natri và sắt cho thấy hơi nước kim loại giảm đi tới 80% khi có mây dạ quang hiện diện. Giáo sư Bellan cho biết: “Mây dạ quang giống như một cái bẫy ruồi đối với nguyên tử natri và sắt”. Qua các thí nghiệm thực hiện trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng ở nhiệt độ lạnh lẽo (-123 độ C) bên trong đám mây dạ quang, nguyên tử trong hơi nước có natri sẽ nhanh chóng đọng lại trên bề mặt băng để hình thành màn kim loại.
Giáo sư Bellan nói: “Nếu có các hạt băng phủ kim loại trong mây dạ quang thì rađa sẽ phản ứng rất mạnh. Hiện tượng này không phải là tổng hợp của các phản ứng đối với từng hạt băng. Trên thực tế các hạt băng không gây ra phản ứng mạnh đến thế. Điều mấu chốt chính là các đường gợn sóng của đám mây có chứa hạt băng phủ kim loại đã phản xạ cùng nhau và củng cố cho nhau, hiện tượng này giống như một đoàn diễu hành đều bước qua cầu và khiến cây cầu rung chuyển”.
Kết luận: Mây dạ quang được cấu tạo từ những tinh thể nước đá nhỏ xíu, tương đương với kích thước của các phân tử khói thuốc lá. Ánh mặt trời phản chiếu từ những tinh thể này khiến cho chúng có màu xanh đặc trưng. Các hạt băng trong mây dạ quang được bao phủ bởi một lớp kim loại mỏng có thành phần bao gồm Natri và sắt. Natri và sắt ở đâu ra ?
Do tro bụi và mảnh vụn phun trào từ núi lửa lên bầu khí quyển Trái Đất đạt tới độ cao vào cỡ 80 km.
Nguyên tử Natri và sắt thu thập được trong tầng khí quyển bên trên sau khi sao băng siêu nhỏ nổ tung trên bầu trời. Các nguyên tử kim loại này định cư trong lớp hơi nước mỏng ở ngay trên độ cao nơi xảy ra mây dạ quang.
 
K

kjhkhk

Tớ sẽ khảo sát mem bên pic này để quyết định có nên lập 1 pic học CT Lý 9 hay không. :D:D
Tiếp tục với số bài tập giải thích này nhé!
$\fbox{Bài 95}$
Mũi tên được bắn đi từ cái cung nhờ năng lượng của mũi tên hay của cánh cung ? Đó là dạng năng lượng nào ?
$\fbox{Bài 96}$
Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta nên dây cót cho nó. Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào ?
$\fbox{Bài 97}$
Tại sao khi cưa thép người ta phải cho một dòng nước chảy liên tục vào chỗ cưa? Ở đây đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào nào xảy ra.?
$\fbox{Bài 98}$
Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì ta phải làm như thế nào?
$\fbox{Bài 99}$
Tại sao ban ngày thường có gió thổi từ biển vào đất liền. Còn ban đêm thì lại có gió thổi từ đất liền ra biển.
$\fbox{Bài 100}$
Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là $37^oC$. tuy nhiên người ta cảm thấy lạnh khi nhiệt độ của không khí là $25^oC$ và cảm thất rất nóng khi nhiệt độ không khí là 37$^oC$. Còn trong nước thì ngược lại, ở nhiệ độ $37^oC$ con người cảm thấy bình thường, còn khi ở $25^oC$ người ta cảm thấy lạnh. Giải thích nghịch lý này như thế nào?
Bài 95.Của cánh cung. đó là thế năng đàn hồi
Bài 96.
Nhờ thế năng của dây cót.
Bài 97.Khi cưa cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng làm cho lưỡi cưa và miếng thép nóng lên. người ta cho nước chảy vào đó để làm giảm nhiệt độ của lưới cưa và miếng thép.
Bài 98.Thủy tinh dẫn nhiệt kém lên khi rót nước nóng vào cốc dày thì phần bên trong nóng lên nở ra trước dễ làm vỡ cốc. nếu cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều hơn không bị vỡ. Để cốc khỏi bị vỡ nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào.
Bài 99.
[FONT=&quot]Ban ngày thường có gió thổi từ biển vào đất liền vì buổi sáng khi được mặt trời sưởi ấm,. phần đất liền nóng lên nhanh hơn ngoài biển do vậy phần không khí nóng ở đất liền bay lên được thay thế bởi khối không khí lạnh hơn ngoài biển tràn vào tạo thành gió từ biển thổi vào. Khi đêm xuồng thì đất liền lại lạnh đi nhanh hơn ngoài biển. do vậy khối không khí nóng ngoài biển lại bay lên và thay thế vào đó là khối không khí lại ở đất liền trần ra tạo thành gió từ đất liền thổi ra biển.
Bài 100 tớ chịu cậu giải thích đi.
:)
[/FONT][FONT=&quot][/FONT] [FONT=&quot][/FONT]
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 100}$.
Con người là một hệ nhiệt, tự điều chỉnh có quan hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh. Cảm giác nóng và lạnh xuất hiện phụ thuộc vào tốc độ bức xạ nhiệt của cơ thể. Trong không khí, tính dẫn nhiệt kém, cơ thể con người trong quá trình tiến hóa đã thích ứng với nhiệt độ TB của không khí khoảng $25^oC$. Nếu nhiệt độ không khí hạ xuống thấp hoặc nâng cao lên thì sự cân bằng tương đối của hệ người - không khí bị phá vỡ và xuất hiện cảm giác nóng hay lạnh. Đối với nước, khả năng dẫn nhiệt của nước lớn hơn rất nhiều so với không khí nên khi nhiệt độ của nước là
$25^oC$ người ta cảm thấy lạnh rồi. Khi nhiệt độ của nước là $37^oC$ sự cân bằng nhiệt diến ra và con người không cảm thấy lạnh cũng như nóng.
 
P

phuong_july

Yeah! Pic đã vượt con số 100 bài. Tiếp tục ủng hộ pic nhé! :):)
$\fbox{Bài 101}$
Thả một miếng đồng có khối lượng 200g và một chậu chứa 5 lít nước ở $30^oC$. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp trong hai trường hợp.
a) Bỏ qua sự mất nhiệt
b) Hiệu xuất của quá trình truyền nhiệt chỉ đạt 40%

$\fbox{Bài 102}$
Một bếp dầu có hiệu suất 30%.
a). Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra khi lượng dầu hỏa cháy hết là 30g?
b). Tính nhiệt lượng có ích và nhiệt lượng hao phí?
c). Với lượng dầu trên có thể đun sôi được bao nhiêu lít nước từ $30^oC$ nóng đến $100^oC$ (nhiệt lượng do ấm hấp thụ không đáng kể).
 
K

kjhkhk

Yeah! Pic đã vượt con số 100 bài. Tiếp tục ủng hộ pic nhé! :):)
$\fbox{Bài 101}$
Thả một miếng đồng có khối lượng 200g và một chậu chứa 5 lít nước ở $30^oC$. Tính nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp trong hai trường hợp.
a) Bỏ qua sự mất nhiệt
b) Hiệu xuất của quá trình truyền nhiệt chỉ đạt 40%

$\fbox{Bài 102}$
Một bếp dầu có hiệu suất 30%.
a). Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra khi lượng dầu hỏa cháy hết là 30g?
b). Tính nhiệt lượng có ích và nhiệt lượng hao phí?
c). Với lượng dầu trên có thể đun sôi được bao nhiêu lít nước từ $30^oC$ nóng đến $100^oC$ (nhiệt lượng do ấm hấp thụ không đáng kể).
Bài 101. a) $m_nc_n(t_x-t_n)=$ $m_Đc_Đ(t_Đ-tx)$ \Rightarrow $t_x = 30,6^oC$
b) $H =\frac{Q_i}{Q_{tp}}.100$ % \Leftrightarrow $m_nc_n(t_x-t_n)$.100 % $=H.m_Đc_Đ$ $(t_Đ-t_x)$ \Rightarrow $t_x=30,2^oC$
Bài 102.
a) $1 320 000 (J)$
b) $Q_i=396 000 (J)$ ; $Q_{hp}=924 000$
c) $m = 1,3 kg$
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{ Bài 103}$
Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ $35^oC$thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ $15^oC$. Lấy nhiệt dung riêng của nước là $4 190 J/kg.K$
$\fbox{ Bài 104}$
Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ $15^oC$ thì mất 10 phút. Hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa? Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước. (Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/kg.K và năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là $46.10^6J/kg$)
 
K

kjhkhk

$\fbox{ Bài 103}$
Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ $35^oC$thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ $15^oC$. Lấy nhiệt dung riêng của nước là $4 190 J/kg.K$
$\fbox{ Bài 104}$
Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ $15^oC$ thì mất 10 phút. Hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa? Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước. (Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/kg.K và năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là $46.10^6J/kg$)
Bài 103.
$m_1+m_2=100 kg$ (1)
$Q_1=m_1c(t_3-t_2)$
$Q_2=m_2c(t_2-t_1)$
\Rightarrow $m_1c(t_3-t_2)=m_2c(t_2-t_1)$
Giải hệ PT ta được: $m_1=76,5kg$ ; $m_2=23,5kg$
Bài 104
$Q_1=m_1c_1(t_2-t_1)$
$Q_{tp}=\frac{Q}{H}.100$
$m=\frac{Q_{tp}}{Q}$
Lượng dầu cháy trong 1 phút là 4g
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 105}$
Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 3m, trong giây đầu tiên nó đi được 1m, trong giây thứ 2 nó đi được 1m, trong giây thứ 3 nó cũng đi được 1m. Có thể kết luận vật chuyển động thẳng đều không ?
$\fbox{Bài 106}$
Một ôtô đi 5 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 60km/h, sau đó lên dốc 3 phút với vận tốc 40km/h. Coi ôtô chuyển động đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong 2 giai đoạn.
 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 105}$
Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 3m, trong giây đầu tiên nó đi được 1m, trong giây thứ 2 nó đi được 1m, trong giây thứ 3 nó cũng đi được 1m. Có thể kết luận vật chuyển động thẳng đều không ?
Không thể kết luận là vật chuyển động thẳng đều được.
Vì : + Một là chưa biết đoạn đường đó có thẳng hay không.
+ Hai là trong mỗi mét vật chuyển động có đều hay không.
 
T

thaolovely1412

$\fbox{Bài 105}$
Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 3m, trong giây đầu tiên nó đi được 1m, trong giây thứ 2 nó đi được 1m, trong giây thứ 3 nó cũng đi được 1m. Có thể kết luận vật chuyển động thẳng đều không ?

Không thể kết luận vật chuyển động thẳng đều được. Vì chưa biết đoạn đường đó có thẳng hay không và trong mỗi mét vật chuyển động có đều hay không.
 
T

thaolovely1412

$\fbox{Bài 106}$
Một ôtô đi 5 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 60km/h, sau đó lên dốc 3 phút với vận tốc 40km/h. Coi ôtô chuyển động đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong 2 giai đoạn.
Gọi s1, v1, t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian mà ôtô đi trên đường bằng phẳng. Gọi s2, v2, t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian mà ôtô đi trên đường dốc.
Gọi S là quãng đường ôtô đi trong 2 giai đoạn.
Quãng đường bằng mà ôtô đã đi s1 = v1. t1= 60 x 5/60 = 5km
Quãng đường dốc mà ôtô đã đi :s2 = v2. t2= 40 x 3/60 = 2km
Quãng đường ôtô đi trong 2 giai đoạn S = s1 + s2 = 5 + 2 = 7 km
 
T

thaolovely1412

$\fbox{ Bài 104}$
Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ $15^oC$ thì mất 10 phút. Hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa? Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước. (Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4 190J/kg.K và năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là $46.10^6J/kg$)

Nhiệt lượng để đun sôi 2l nước là:
[TEX]Q_1= 2.4190.(100-85)= 712300[/TEX] (J)
Nhiệt lượng do dầu hoả toả ra là:
[TEX]Q_2= Q1_:H= 712300: 40%= 1780750[/TEX] (J)
Khối lượng dầu hoả cần dùng trong 10 phút là:
[TEX]m_{dau hoa}= Q_2: q= 1780750: (46.10^6)= 0,0387[/TEX] (kg)
khối lượng dầu hoả cần dùng trong 1 phút:
[TEX]m_1= m:10= 0,0387:10=0,00387[/TEX] (kg)
 
Last edited by a moderator:
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 106}$
Một ôtô đi 5 phút trên con đường bằng phẳng với vận tốc 60km/h, sau đó lên dốc 3 phút với vận tốc 40km/h. Coi ôtô chuyển động đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong 2 giai đoạn.
Gọi S1,v1,t1 là quãng đường, vận tốc , thời gian mà ôtô đi trên đường bằng phẳng. Gọi S2,v2,t2 là quãng đường, vận tốc , thời gian mà ôtô đi trên đường dốc.
Gọi S là quãng đường ôtô đi trong 2 giai đoạn.
Quãng đường bằng mà ôtô đã đi : S1=v1.t1=5km
Quãng đường dốc mà ôtô đã đi :S2=v2.t2= 2km
Quãng đường ôtô đi trong 2 giai đoạn: $S=S_1+S_2=7km$

 
Last edited by a moderator:
P

phuong_july

$\fbox{Bài 107}$
Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, người ta phóng lên mặt trăng một tia lade.
Sau 2,66 giây máy thu nhận được tia lade phản hồi về mặt đất. ( Tia la de bật trở lại sau khi đập vào mặt trăng ).
Biết rằng vận tốc tia lade là 300.000km/s. Tính khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

$\fbox{Bài 108}$
Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km.
Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc v1 = 30km/h.
Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc v2 = 10km/h.
Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau ? Xác định chổ gặp đó ? ( Coi chuyển động của hai xe là đều ).

 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

$\fbox{Bài 107}$
Để đo khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng, người ta phóng lên mặt trăng một tia lade. Sau 2,66 giây máy thu nhận được tia lade phản hồi về mặt đất. ( Tia la de bật trở lại sau khi đập vào mặt trăng ). Biết rằng vận tốc tia lade là 300.000km/s. Tính khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng.

[/B][/FONT][/COLOR]
Gọi s' là quãng đường tia lade đi và về, s là quãng đường từ trái đất lên mặt trăng
\Rightarrow [TEX]s=\frac{s'}{2}[/TEX]
Quãng đường tia lade đi và về:[TEX] s'=v.t=300000.2,66=798000[/TEX] (km)
Quãng đường từ trái đất lên mặt trăng: [TEX]s=\frac{s'}{2}=\frac{798000}{2}=399000[/TEX] (km)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom