$\color{DarkGreen}{\fbox{Box Lí 8} \text{ Chào Hè Mới}}$

Status
Không mở trả lời sau này.
P

phuong_july

$\fbox{Bài 81}$.
Một xe tăng có trọng lượng 26 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với mặt đất là $1,3m^2$. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 450 N có diện tích tiếp xúc 2 bàn chân với mặt đất là $200cm^2$ ?
Áp suất xe tăng tác dụng lên mặt đường

$P_1=\frac{F_1}{S_1}=20000N/m^2$
Áp suất của người tác dụng lên mặt đường

$P_2=\frac{F_2}{S_2}=22500n/m^2$

Áp suất của người tác dụng lên mặt đường là lớn hơn áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đường.
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 82}$
Một quả cầu bằng đồng có khối lượng $100g$ thể tích $20cm^3$. Hỏi quả cầu rỗng hay đặc? Thả vào nước nó nổi hay chìm? (Biết khối lượng riêng của đồng là $8 900 kg/m^3$ , trọng lượng riêng của nước là $10 000 N/m^3$)
$\fbox{Bài 83}$
Trên mặt bàn của em chỉ có 1 lực kế, 1 bình nước ( $D_o=1000 kg/m^3$). Hãy tìm cách xác định khối lượng riêng của 1 vật bằng kim loại hình dạng bất kỳ.
$\fbox{Bài 84}$
Một miếng thép có một lỗ hổng ở bên trong. Dùng lực kế đo trọng lượng của miếng thép trong không khí thấy lực kế chỉ $370N$. Hãy xác định thể tích của lỗ hổng? Trọng lượng riêng của nước là $10 000N/m^3$: của thép là $78 000N/m^3$.
$\fbox{Bài 85}$
a) Một khí cầu có thể tích $10m^3$ chứa khí hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết khối lượng của vỏ khí cầu là 10 kg. Khối lượng riêng của không khí $D_k = 1,29kg/m^3$, của hiđrô $D_H= 0,09 kg/m^3$.
b) Muốn kéo một người nặng 60 kg bay lên thì khí cầu phải có thể tích bằng bao nhiêu?

 
P

phuong_july

Từ hôm nay pic có thêm 1 hạng mục mới là:
$\fbox{HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ}$ nói về các hiện tượng trong đời sống và vật lý.
Chủ đề đầu tiên của chúng ta là: $\fbox{Sét cũng lựa chọn}$
Sét không bao giờ đánh theo đường thẳng.
Lưỡi tầm sét của ông thiên lôi không bao giờ đánh vào cây nguyệt quế và rất ít đánh vào các cây dẻ, phong, trám, bạch dương…, trong khi lại hay đánh vào cây đa, cây sồi đồ sộ. Một điều lạ là sét không chỉ chọn những cây cao mà đánh. Vậy, với đối tượng nào th́ thiên lôi “ngứa mắt”?
Không chỉ độ cao của cây mà cả thành phần đất và cơ cấu của rễ cây cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sét. Trong những loài cây thân gỗ, sét thường đánh nhiều nhất vào những cây có nhiều rễ và rễ ăn sâu, nghĩa là sức cản điện tương đối ít hơn, ví dụ đa, sồi. Ngoài ra, sét cũng đánh những cây dẫn điện tốt nhất, tức là những thực vật chứa nhiều nước.
Sét không bao giờ đánh theo đường thẳng. Đường đi của sét cong queo v́ nó phải chọn con đường nào cản điện ít nhất, nghĩa là đi vào các nơi tập trung nhiều phần tử dẫn điện nhất.
Sét có thể đánh vào một ống khói đang hoạt động, mặc dù bên cạnh đó có một cột thu lôi. Sở dĩ như vậy v́ khói là một chất dẫn điện tốt. Khói bốc lên cao làm lệch luồng sét đang hướng về phía cột thu lôi. Không khí nóng cũng có tác dụng như vậy. Sét có thể đánh vào máy bay đang bay, nếu máy bay thả khói gần đám mây tích điện. Đánh vào một chồng đĩa, sét “kén chọn”, không làm vỡ tất cả mà chỉ làm vỡ những chiếc nào ướt nhất.
Thiên lôi cũng hay lựa một số nơi đặc biệt để tấn công. Điều này phụ thuộc vào tính dẫn điện của các lớp đất. Ví dụ, những vùng đất sét thường dẫn điện nhiều hơn đất cát, do vậy sét hay đánh xuống đó hơn. Đất có nhiều mạch nước ngầm và ḍng cát chảy (lưu sa) ở phía dưới cũng là mồi ngon của sét. Nhiều khi sét đánh vào những khe núi, vực sâu, v́ ở đáy những khe, vực ấy tập trung nhiều hơi ẩm hay những nguồn nước.
Khi sét đánh vào người hay súc vật, hầu hết đều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu đó không phải là phần chủ yếu mà chỉ là phần nhánh của sét th́ có thể chỉ bị bỏng chứ không thiệt mạng.
 
T

thytrancatinh

đợi tí mai mình làm oke?.............................................................................................
 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 82}$
Một quả cầu bằng đồng có khối lượng $100g$ thể tích $20cm^3$. Hỏi quả cầu rỗng hay đặc? Thả vào nước nó nổi hay chìm? (Biết khối lượng riêng của đồng là $8 900 kg/m^3$ , trọng lượng riêng của nước là $10 000 N/m^3$)
Tớ làm luôn. Lúc nào cậu ôn tập phần Quang nhé! Tớ ngu phần này. :D
a.Giả sử qủa cầu đặc:
Ta có: $D=\frac{m}{V}$ \Rightarrow $m=D.V=0,178kg$
Với khối lượng đã cho 100g thì quả cầu phải làm rỗng ruột
b) Trọng lượng của quả cầu : $P=1N$
có: $F_A=d.V=0,2N$

Quả cầu sẽ chìm khi thả vào nước, vì $P>F_A$
 
Last edited by a moderator:
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 83}$
Trên mặt bàn của em chỉ có 1 lực kế, 1 bình nước ( $D_o=1000 kg/m^3$). Hãy tìm cách xác định khối lượng riêng của 1 vật bằng kim loại hình dạng bất kỳ.
Xác định trọng lượng của vật ($P_1$) . Từ đó tìm được $m$
Thả vật vào nước xác định ($P_2$) \Rightarrow
$F_A= P_1 - P_2$
Tìm V qua công thức: $F_A = d.V(d=10D_o)$
[FONT=&quot]
Lập tỷ số: $D=\frac{m}{V}$
:D:D
[/FONT]
 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 84}$
Một miếng thép có một lỗ hổng ở bên trong. Dùng lực kế đo trọng lượng của miếng thép trong không khí thấy lực kế chỉ $370N$. Hãy xác định thể tích của lỗ hổng? Trọng lượng riêng của nước là $10 000N/m^3$: của thép là $78 000N/m^3$.
Lực đẩy Acsimet do nước tác dụng lên miếng thép :
$F=P_1- P­_2 = d_nV$ (1)
$P_1; P_2$ lần lượt là độ chỉ của lực kế khi miếng thép ở trong không khí và trong nước: dn là trọng lượng riêng của nước và V là thể tích miếng thép.
Từ (1) rút ra: $V=\frac{P_1-P_2}{d_n}$ thể tích này là thể tích của khối thép đặc cộng với thể tích với lỗ hổng trong miếng thép: $V = V_1+ V_2$ (với $V_2$ là thể tích lỗ hổng )
Ta có: $V_2= V - V_1 = \frac{P_1-P_2}{d_n}-\frac{P_1}{d_1}$
Trong đó $P_1$ là trọng lượng riêng thép trong không khí (bỏ qua lực đẩy Acsimet do không khí tác dụng lên miếng thép) và d1 là trọng lượng riêng của thép.
[FONT=&quot]Từ đó tìm được $V_1, V_2$
[/FONT]
 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 85}$
a) Một khí cầu có thể tích $10m^3$ chứa khí hiđrô, có thể kéo lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết khối lượng của vỏ khí cầu là 10 kg. Khối lượng riêng của không khí $D_k = 1,29kg/m^3$, của hiđrô $D_H= 0,09 kg/m^3$.
b) Muốn kéo một người nặng 60 kg bay lên thì khí cầu phải có thể tích bằng bao nhiêu?
a) Trọng lượng của khí Hiđrô trong khí cầu:
$P_H=d_H.V=9N$
Trọng lượng của khí cầu:
$P = P_v + P_H = 109N$
Lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên khí cầu:
$F_1 = dk.V = 129N$
Trọng lượng tối đa của vật mà khí cầu có thể kéo lên là:
$P’ = F_1 - P = 20N$
b) Gọi thể tích của khí cầu khi kéo người lên là $V_x, trọng lượng của khí Hiđrô trong khí cầu khi đó là :
$P’_H = d_H.V_x$
Trọng lượng của người: $P_n = 600N$
Lực đẩy Ác-si-mét: $F’ = d_K.V_x$
Muốn bay lên được khí cầu phải thỏa mãn điều kiện sau.
$F’ > P_v + P’_H + P_n$
$d_kV_x > 100 + d_HV_x + 600$
$V_x (d_k - d_H) > 700
[FONT=&quot]$
$V_x>\frac{700}{d_k-d_H}=58,33m^3$
p/s: Đăng tiếp bài đi nhé! |-)|-)
[/FONT]
 
P

phuong_july

Tiếp nhé! :D:D

$\fbox{Bài 86}$.Một chiếc tàu chở gạo choán $12 000 m^3$ nước cập bến để bốc gạo lên bờ. Sau khi bốc hết gạo lên bờ, tàu chỉ còn choán $6 000m^3$ nước. Sau đó người ta chuyển 7210 tấn than xuống tàu. Tính:
a) Khối lượng gạo đã bốc lên bờ
b) Lượng choán nước của tàu sau khi chuyển than xuống.
c) Trọng lượng tàu sau khi chuyển than. Khối lượng riêng của nước $1030kg/m^3$.
$\fbox{Bài 87}$.Một khối nước đá hình lập phương mỗi cạnh 10 cm nổi trên mặt nước trong một bình thủy tinh. Phần nhô lên mặt nước có chiều cao 1 cm.
a) Tính khối lượng riêng của nước đá.
b) Nếu nước đá tan hết thành nước thì mực nước trong bình có thay đổi không?
$\fbox{Bài 88}$Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện đáy là $40 cm^2$, cao 10 cm. Có khối lượng 160g
a) Thả khối gỗ vào nước, tìm chiều cao của khối gỗ nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước là $1000 kg/m^3$
b) Bây giờ khối gỗ được khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện $4 cm^2$ sâu h (cm) và lấp đầy chì có khối lượng riêng $11 300 kg/m^3$ . khi thả vào nước ta thấy mực nước ngang bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu (h) của lỗ khoét. :):)
 
K

kjhkhk

$\fbox{Bài 86}$
ĐS:a) 6180 tấn gạo
[/COLOR]
$b) 13 000 m^3$
$c) 133 900 N$
$\fbox{Bài 87}$
ĐS: $a) 900 kg/m^3$
b) Mực nước không thay đổi.
$\fbox{Bài 88}$
ĐS: $a) 6cm$
b) $5,5cm$
p/s: Tớ ghi đáp số thôi nhoé! Kinh gõ máy. :D:D:D
[/COLOR]
[/COLOR][/COLOR]
 
P

phuong_july

$\fbox{ Thử Sức Với Đề Thi HSG}$
Câu 1 ( 6 điểm).
2 địa điểm A và B cách nhau 72km. Cùng lúc, 1 ô tô dđ từ a và 1 xe đạp đi từ B ngược chiều nhau và gặp nhau sau 1h12ph. Sau đó ô tô đi tiếp về B rồi quay lại với vận tốc cũ và gặp người đi xe đạp sau 48ph kể từ lần gặp trước.
a. Tính vt ô tô và xe đạp.
b. Nếu ô tô đi tiếp về A rồi quay lại thì sẽ gặp người đi xe đạp sau bao lâu ( kể từ lần gặp thứ 2)?
Câu 2(5điểm)
2 bình hình trụ có đáy được nối thông với nhau bằng 1 ống nhỏ dung tích không đáng kể và chứa nước. Tiết diện bình lớn gấp 4lần tiết diện bình nhỏ. Đổ dầu vào bình lớn cho tới khi cột dầu cao $h=10cm$.
a. Tính độ chênh lệch mực nước ờ 2 bình?
b. Mực nước ở bình nhỏ dâng lên 1 đoạn bằng bao nhiêu? Mực nước ở bình lớn hạ xuống bao nhiêu?
( Biết TLR của nước: $d_1=10000N/m^3$; dầu: $d_2=8000N/m^3$)
Câu 3 (6 điểm)
1 khối gỗ hình hộp chữ nhật, có tiết diện: $S=40cm^3$, chiều cao: $h=10cm$; KLR: $D_1=400kg/m^3$
a. Thả khối gỗ vàp nước. Tìm chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước. Biết KLR của nước: $D_0=1000kg/m^3$
b. Tiếp tục đặt lên mặt trên của khối gỗ 1 khối hợp kim có KLR: $D_2=4800kg/m^3$ thì thấy khối gỗ chìm thêm tới khi mặt trên ngang bằng với mặt nước. Tìm thể tích khối hợp kim.
Câu 4(3đ)
CÂN CÁC HÌNH
Bao nhiêu hình tam giác sẽ thăng bằng với 1 hình tròn ở hình thứ 4 dựa vào giả thiết là 3 hình trên. Giải thích cách cân?
3035385924_37048359_574_574.jpg
 
Last edited by a moderator:
T

trinhminh18

Mình giải câu 4 nha:
TA có:
tam giác + tròn = vuông
\Rightarrow2tam giác + 2tròn = 2vuông=3 bình hành (1)
lại có: tròn= tam giác + bình hành (*)
\Rightarrow2tròn= 2tam giác +2 bình hành (2)
(1);(2)\Rightarrow4 tam giác= 1 bình hành (3)
Thay (3) vào (*)\Rightarrow tròn= 5 tam giác

Phuong: Đúng rồi đó bạn. Giải tiếp các bài còn lại đi bạn. :D
 
Last edited by a moderator:
K

kjhkhk

$\fbox{ Thử Sức Với Đề Thi HSG}$
Câu 1 ( 6 điểm).
2 địa điểm A và B cách nhau 72km. Cùng lúc, 1 ô tô dđ từ a và 1 xe đạp đi từ B ngược chiều nhau và gặp nhau sau 1h12ph. Sau đó ô tô đi tiếp về B rồi quay lại với vận tốc cũ và gặp người đi xe đạp sau 48ph kể từ lần gặp trước.
a. Tính vt ô tô và xe đạp.
b. Nếu ô tô đi tiếp về A rồi quay lại thì sẽ gặp người đi xe đạp sau bao lâu ( kể từ lần gặp thứ 2)?
Câu 1a.
Gọi C là điểm gặp đầu. Ô tô đi quãng $s_1$ trong time $t_1=1h12ph=1,2h$, xe đạp đi được quãng $s_2$ trong cùng time.
Có:
$s_1+s_2=AB$ hay $(v_1+v_2)t=s$
\Rightarrow $v_1+v_2=60km/h$(1)
Sau đó 2 xe cùng chuyển động cùng time $t_2=0,8h$ đến khi gặp nhau tại D. Khi đó ô tô đi được quãng đường $s_1+s_1"=v_1t_1$
Và xe đập đi được: $s_2'=v_2t_2$
Ta thấy: $s_1'+s_1"=2s_2+s_2'$ \Leftrightarrow $v_1t_2=2v_2t_1+v_2t_2$
\Rightarrow $v_1=4v_2$ (2)
Từ (1), (2) ta tính được $v_1,v_2$
b.
Ta thấy: $BD=s_2+s'_2=v_2(t_1+t_2)$ \Rightarrow $BD=24km$
\Rightarrow $AD=48km$
Sau đó 2 xe tiếp tục chuyển động và gặp nhau tại E sau khoảng thời gian $t_3$ xe đạp đi được quãng đường: $s_2"=ED=v_2t_3$
Ô tô đi được quãng đường: $(AD+AE)=v_1t_3$
Mà: $AD=AE+ED=2AD$
\Rightarrow $(v_1+v_2)t_3=2AD$ \Rightarrow $t_3=1,6h$
 
K

kjhkhk

$\fbox{ Thử Sức Với Đề Thi HSG}$
Câu 2(5điểm)
2 bình hình trụ có đáy được nối thông với nhau bằng 1 ống nhỏ dung tích không đáng kể và chứa nước. Tiết diện bình lớn gấp 4lần tiết diện bình nhỏ. Đổ dầu vào bình lớn cho tới khi cột dầu cao $h=10cm$.
a. Tính độ chênh lệch mực nước ờ 2 bình?
b. Mực nước ở bình nhỏ dâng lên 1 đoạn bằng bao nhiêu? Mực nước ở bình lớn hạ xuống bao nhiêu?
( Biết TLR của nước: $d_1=10000N/m^3$; dầu: $d_2=8000N/m^3$)
Gọi tiết diện bình lớn: $S_1$, bình nhỏ: $S_2$. Vì $S_1=4S_2$ nên ở nhánh to mực nước hạ thấp 1 đoạn H thì ở nhánh nhỏ mực nước dâng lên 1 đoạn $4H$ ( như hình)
3036071054_467381414_574_574.jpg

Từ hình ta có: $hd_2=5Hd_1$ ( vì $p_A=p_B$)
vậy $H=\frac{hd_2}{5d_1}=1,6cm$ và $4H=6,4cm$
Vậy bình lớn hạ xuống $1,6cm$, bình nhỏ dâng 6,4cm. Độ chênh lệch 2 mức nước là 8cm
 
Last edited by a moderator:
K

kjhkhk

$\fbox{ Thử Sức Với Đề Thi HSG}$
Câu 3 (6 điểm)
1 khối gỗ hình hộp chữ nhật, có tiết diện: $S=40cm^3$, chiều cao: $h=10cm$; KLR: $D_1=400kg/m^3$
a. Thả khối gỗ vàp nước. Tìm chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước. Biết KLR của nước: $D_0=1000kg/m^3$
b. Tiếp tục đặt lên mặt trên của khối gỗ 1 khối hợp kim có KLR: $D_2=4800kg/m^3$ thì thấy khối gỗ chìm thêm tới khi mặt trên ngang bằng với mặt nước. Tìm thể tích khối hợp kim.
a. Khi khối gỗ nổi trong nước, trọng lượng của khối gỗ cân bằng với lực đẩy Acsimet. Gọi x là phần khối gỗ nổi trên mặt nước, ta có:
$10m=10D_0S(h-x)$ \Rightarrow $x=h-\frac{m}{D_0S}=6cm$
b. Chỉ cần tìm chiều cao của khối hợp kim. :D:D
 
P

phuong_july

$\fbox{Bài 89}$
Khi kéo một vật có khối lượng m1 = 100kg để di chuyển đều trên mặt sàn ta cần một lực F1 = 100N theo phương di chuyển của vật. Cho rằng lực cản chuyển động ( Lực ma sát) tỉ lệ với trọng lượng của vật.
a) Tính lực cản để kéo một vật có khối lượng m2 = 500kg di chuyển đều trên mặt sàn.
b) Tính công của lực để vật m2 đi được đoạn đường s = 10m. dùng đồ thị diễn tả lực kéotheo quãng đường di chuyển để biểu diễn công này.
$\fbox{Bài 90}$
Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 40m. Tính công của người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển độngtrên mặt đường là 25N và cả người và xe có khối lượng là 60 kg. Tính hiệu suất đạp xe.
$\fbox{Bài 91}$

Dưới tác dụng của một lực = 4000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong 10 phút.
a) Tính công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc.
b) Nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe lên dốc trên với vận tốc 10m/s thì công thực hiện được là bao nhiêu?
c) Tính công suất của động cơ trong hai trường hợp trên.
:):) Ths m.n đã ủng hộ pic. Tiếp tục ủng hộ nhoé! ;);)


 
P

phuong_july

$\fbox{ Hiện Tượng Vật Lý:“ẢO TƯỢNG” TRONG VẬT LÝ }$

Vào những ngày mùa hè nóng nực và ít gió, nếu bạn đi trên xe ô tô và nhìn tới phía trước ở đằng xa, bạn sẽ thấy mặt đường loang loáng như có nước, nhưng đến gần thì chẳng thấy “nước” đâu cả!. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
VẬT LÝ VÀ CUỘC SỐNG xin giải thích giúp bạn nhé: Mặt đường trong những ngày nắng bị mặt trời nung nóng, lớp không khí tiếp xúc với mặt đường cũng bị nung nóng mạnh và có chiết suất nhỏ hơn các lớp không khí ở phía trên. Như vậy, không khí được chia thành nhiều lớp: càng lên cao các lớp không khí có chiết suất càng tăng. Một số tia sáng từ những vật ở đằng xa (như cây cối chẳng hạn) truyền xuống, từ lớp không khí có chiết suất lớn sang các lớp không khí có chiết suất ngày càng nhỏ hơn nên càng ngày càng lệch xa pháp tuyến và cuối cùng sẽ bị phản xạ toàn phần, tựa như phản xạ trên mặt nước vậy. Kết quả cuối cùng, khi truyền đến mắt, nó gây cho ta một cảm giác như ở đằng trước có nước. Hiện tượng này trong vật lý gọi là “ẢO TƯỢNG” đấy.
Những người thường lái xe khách đường dài cho biết, hiện tượng ảo tượng thường quan sát được nhiều và rõ hơn đối với khu vực miền Trung. Nhưng ở miền Bắc, hiện tượng này lại rất khó quan sát. Vì ở miền Trung vào những ngày hè thường ít gió, còn ở miền Bắc, vào những ngày hè tuy nắng nóng nhưng lại thường hay có gió nhẹ làm cho các lớp không khí luôn bị xáo trộn, không hình thành một cách rõ rệt các lớp không khí có chiết suất tăng dần theo độ cao. Chính vì vậy mà hiện tượng ảo tượng khó có thể xảy ra hơn.
Nếu bạn là “người ngoại đạo vật lý” thấy khái niệm “chiết suất” là khó hiểu quá thì bạn chỉ cần nói: “Đó là ảo tượng của vật lý”, như vậy cũng đủ lắm rồi!!!
:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
T

thytrancatinh

tóm tắt bài 90:
m = 60 kg
l = 40 m
h = 5 m
Fms = 25N
H = ?

giải:
trọng lượng người và xe là: P = 10.m = 10.60 = 600N
(công hao phí) Công của lực ma sát:
A2 = Fms . l = 25.40 = 1000 J
(công có ích)Công để nâng chiếc xe lên cao:
A1 = P.h = 600.5 = 3000J
công toàn phần:
A = A1+A2=1000+3000=4000J
hiệu suất xe đạp là:
H = A1/A(.100%) = 3000/4000(.100%) =0.75(.100%)
 
T

thytrancatinh

bài 91)
tóm tắt:
F = 4000 N
v = 5m/s
t= 10 phút = 600 s
a)A =?
b) ...
c)Pth1 =?
Pth2 = ?

giải:
a)Đoạn đường lên dốc là:
s = 5.600 = 3000(m)
công của động cơ thực hiện được :
A=F.s=4000.3000 = 12000000J
b) nếu giữ nguyên lực kéo nhưng xe lên dốc trên vận tốc 10m/s thì công thực hiện vẫn không đổi(12000000J)
c) công suất th1:
Pth1 = A/t = F.s/t = F.v = 4000.5 = 20000(W)
công suất th2:
Pth2 = A/t = F.s/t = F.v = 4000.10 = 40000(w)
mặt khác : th2 do vận tốc gấp 2 lần th1 nên công suất th2 gấp đôi th1
 
T

thytrancatinh

bài 89 )
a )vì lực cản tỉ lệ với trọng lượng nên ta có : Fc= k.P = k.10.m ( k là hệ số tỉ lệ)
do vật chuyển động đều trong hai trường hợp mình có:
F1 = k1.10.m1 (1)
F2 = k1.10.m2 (2)
từ (1) và (2) suy ra : F2 = m2/m1*F1 =500 N
chỗ này mình suy ra nhưng chưa hiểu kĩ bạn nào hiểu được giải thích giùm mình nha!
b)công của lực F2 thực hiện được khi vật m2 di chuyển một quãng đường (s) là
A2 = F2.ss = 500 .10 =5000 J
hiện mình chưa biết đưa bản vẽ lên nên chưa có phần kết luận mong các bạn bổ sung thêm,chỗ nào sai sót giúp đỡ cho mình với nha ,cảm ơn nhiều
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom