$\color{Blue}{\fbox{Ngữ Văn 9}\bigstar\text{ Ôn Thi Ngữ Văn 9}\bigstar}$

N

nekoyami

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ nôm đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

Câu 2: Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt
B. Người em trong truyện Cây khế
C. Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh
D. Nhà vua trong truyện Tấm Cám

Câu 3: Qua hành động đánh cướp cứu kiều Nguyệt Nga, có thể thấy Lục Vân Tiên là người như thế nào?
A. Là một người có phẩm chất anh hùng
B. Là một người tài năng
C. là một người có tấm lòng vị nghĩa
D. Gồm cả A,B,C

+6
 
Last edited by a moderator:
N

nekoyami

II. TỰ LUẬN
Bạn có nhận xét gì về ngôn ngữ mà tác giả dùng trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyện Nga"?
Trả lời​
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm trong truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên với ngôn ngữ bác học, kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ dân tộc mộc mạc, bình dị, dân dã. Đặc biệt là từ ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ - biểu hiện của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, ngôn ngữ thơ cũng vô cùng đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết và tính cách nhân vật.
+5
III. TẬP LÀM VĂN
Qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", hãy nêu suy nghĩ của bạn về hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên.
Trả lời​
Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa quen thuộc theo mô típ truyền thống của truyện thơ Nôm: một chàng trai tài giỏi, cứu cô gái thoát khỏi hiểm nguy, khó khăn, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu... Ở đây, ta bắt gặp hình ảnh của chàng Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga hôm nào trong truyện cổ tích Thạch Sanh. Mô típ kết cấu đó đã thể hiện ước mơ và khát vọng của nhân dân, cũng như chính Nguyễn Đình Chiểu về hình tượng anh hùng trong xã hội đương thời.
Được xây dựng theo bút pháp lí tưởng hóa quen thuộc, hình tượng Lục Vân Tiên là biểu hiện của những lễ giáo, đạo đức theo chuẩn thẩm mĩ phong kiến. Hình tượng người anh hùng trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được miêu tả trên 2 phương diện chính sau đây:
1. Hành động:
Đánh cướp cứu người. Chỉ 1 thân 1 mình, chàng trai đó sẵn sàng "bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô" tiêu diệt tan tác bọn cướp Phong Lai
---> Thể hiện:
+ Tính cách anh hùng: hào hiệp trượng nghĩa, dũng cảm
+ Tài năng: võ nghệ cao cường hơn người
+ Tấm lòng vị nghĩa: vị nghĩa vong thân (vì việc nghĩa quên cả mình)
2. Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga:
- Đánh cướp xong, nán lại hỏi han, an ủi, hỏi thăm...
---> Nhân hậu, ân cần, chu đáo
- Khoan khoan ngồi đó chớ ra / Nàng là ...
---> Coi trọng lễ giáo pk, trân trọng vẻ đẹp, phẩm giá của người phụ nữ
- Làm ơn... / Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
---> Trọng nghĩa khinh tài
Đây là bức chân dung của một vị anh hùng hào hiệp, trượng nghĩa - cũng là bức chân dung lí tưởng mà NĐC muốn hướng tới trong xh...

+27. Bạn trình bày rất rõ ràng nhưng mình yêu cầu một đoạn văn cơ :) Lần sau cố nha ^^
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

II/ Tự luận:
Nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. (Cuộc đời và sự nghệp của ông) (5 điểm)
Vì sao tác giả Nguyễn Đình Chiểu bị hỏng cả 2 mắt nhưng vẫn có thể sáng tác văn chương? (1 điểm)
 
A

anhkute_270200

Tôi đã được đọc và đã từng suy nghĩ khá nhiều về nhân vật Lục vân tiên trong đoạn trich " Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga " bởi anh để lại rất nhiều ấn tượng đẹp là một người anh hùng - văn võ song toàn. Trong đoạn thơ anh được khắc họa là một nhân vật giàu lòng thương người ,nghĩa hiệp và rất dụng cảm. Anh đã xả thân chống lại bọn cướp để giải cứu Kiều Nguyt Nga qua hình ảnh anh đánh bài bọn cướp để gải cứu KNN cũng cho ta thấy được kẻ bất nhân bất nghĩa và tàn ác sẽ thảm bài cong người anh hùng làm việc nghĩa sẽ chiến thắng . Sau khi chiến thắng bọn cướp và gải cứ cho KNN thì KNN muôn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến anh và mờ anh về nơi cha cô làm quan để cảm ơn anh bằng của cải.Tuy nhiên Lục Vân Tiên đã nở một nụ cười tương và từ chối qua đây cũng cho thấy chàng là một người có tấm lòng nhân ái hào hiệp. Với chàng thì chàng hành động bằng long nhân nghĩa điệt trừ kẻ ác bảo vệ người dân lương thiện là tự nghuyện và không có một toan tính nào hết. Tóm lại Lục Vân Tiên là một người anh hùng hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần phải có !
bài viết 100% tự làm nhưng c cứ thấy sao sao í :( nhiều chỗ e diễn đạt không rõ. Câu văn c gạch chân hơi lủng củng e xem lại nha :)
Chỗ c bôi mực đỏ là e viết nhầm, có chỗ c sửa lại rùi
+24(lần sau cố gắng nha)
chị ơi em có đọc qua tham khảo đấy ạ chị chỉnh điểm lại đi không phải 100% tự làm đâu ạ cơ mà cảm ơn chị nhiều lắm hồi nào em sai chị cũng chỉ rõ cho hết trơn ^^
 
A

anhkute_270200

II/ Tự luận:
Nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. (Cuộc đời và sự nghệp của ông) (5 điểm)
Vì sao tác giả Nguyễn Đình Chiểu bị hỏng cả 2 mắt nhưng vẫn có thể sáng tác văn chương? (1 điểm)
*Một vài nét chính về tác giải Nguyễn Đình Chiểu :
Ông sinh năm 1822 mất năm 1888 , tục gọi là đồ chiểu
Quê mẹ ở Tân Thới tỉnh Gia Định
Quê cha ở Phong Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế
* Cuộc đời và sự ngiệp:
Năm 21 tuổi ông đỗ tú tài , 6 năm sau khi nghe tin cha mất vì quá đau buồn ông đã khóc mù cả 2 mắt
Ông là một người có nghị lực sống tuyệt vời , vừa sáng tác thơ văn khích lệ tinh thần chiến đấu vừa bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân và dạy học
Ông là lá cờ đầu cảu thơ văn yêu nước chống Pháp ở nước ta cuối thế kỉ XIX
Các tác phẩm của ông tất cả đều được sáng tác bằng chữ nôm
Một số tác phẩm chình như : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga , Chạy giặc , Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc................
*Ông bị mù cả hai mắt nhưng có thể vẫn sáng tác được văn trương bởi ông có một nghị lực quá lơn và tình yêu đối với văn chương , công thêm khi về quê ông có dạy học lên việc tạo ra những câu thơ là do ông và được sự giúp đỡ ghi chép lại của học trò vì thế mà những tác phẩm của ông mới được hoàn thiện và được mọi người biết đến.
Chị góp í nà: phần giới thiệu về tác giả vậy là ổn rùi nhưng chú í câu 2 nha :) Một phần do học trò của ông ghi chép lại nhưng phần lớn là do ông sáng tắc bằng chữ "nổi" e nhé :)
+6
 
Last edited by a moderator:
N

nekoyami

Em không chép mạng toàn em tự gõ mà :))
Anh bảo em chép mạng là em hơi bị phật lòng đó :))
Đó là kiến thức cơ bản của đoạn trích, cô giáo em, cô Vân Anh (em học khóa của cô trên hocmai) với cả 1 số tựa sách em đọc đều có những cái này, nên em học theo :p
Vì lẽ kiến thức căn bản nên tất nhiên ở đâu cũng có những ý trên, nhưng đó là căn bản nên khi làm đề này buộc phải nhớ được và phải có những ý kia. Chứ để là ý của mình 100% thì như bạn trên kia đúng là của bạn ấy, nhưng chính anh cũng công nhân là nó sao sao mà :D những ý mình nghĩ thì vẫn phải dựa trên những kiến thức trên mà nói thêm, mở rộng ra mà. Nếu cứ ôm khư khư những suy nghĩ của mình mà nghĩ rằng ý kia mấy sách nọ có hết rồi, bây giờ phải tự nghĩ bằng ý của mình thì bài viết sẽ không đủ và không đúng trọng tâm. Từ những ý cơ bản kia thì mới có thể sáng tạo thêm đôi vài những liên tưởng, ý tưởng của mình được chứ ạ :)))
Tóm lại, em cũng chẳng biết em đang nói gì đâu :v
ừ vậy để mình sửa lại nha :) Sr bạn :(
Hixx cơ mà mình không phải là "anh" :((
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

chị ơi em có đọc qua tham khảo đấy ạ chị chỉnh điểm lại đi không phải 100% tự làm đâu ạ cơ mà cảm ơn chị nhiều lắm hồi nào em sai chị cũng chỉ rõ cho hết trơn ^^

Tinh thần tự nhận thế là tốt. Cơ mà không sao vì c thấy mức điểm vậy đối vs e là đc rùi :) Lần sau cố gắng nha ^^
 
1

123khanhlinh

II Tự luận
Khi cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã cư xử như thế nào đối với bọn cướp và đối với KNN ? Cách cư xử ấy thể hiện chàng là một người như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
M

monkeydluffypace

Bao giờ sang thơ hiện đại vậy chị :D:D:D ~ Nguyễn Đình Chiểu em nhớ mang mác vài cái linh tinh, chứ còn chẳng biết năm sinh - năm mất với vài thứ linh tinh :-*
P.s: Em là Yami :p post nhầm nick bạn em :))
 
A

anhkute_270200

Thái độ của Lục Vân Tiên đối với bọn cướp : tức giận đan xen lòng căm phẫn , chàng đã một mình đã đánh tan lũ cướp để giải cứu Kiều Nguyệt Nga
===> cho ta thấy chàng là một người anh hùng , dũng cảm , và tài năng
Thái độ của chàng đối với KNN: chàng động viên và quan tâm đến họ trước lỗi sợ hãi vẫn còn khi bị bọn cướp bao vây!
====> cho ta thấy chàng là người từ tâm , nhân hậu biết quan tâm đến người khác
+6 :)
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

Bao giờ sang thơ hiện đại vậy chị :D:D:D ~ Nguyễn Đình Chiểu em nhớ mang mác vài cái linh tinh, chứ còn chẳng biết năm sinh - năm mất với vài thứ linh tinh :-*
P.s: Em là Yami :p post nhầm nick bạn em :))

Topic này chị post đề theo chương trình học e nhé :)
Với lại năm sinh, năm mất của Nguyễn Đình Chiểu dễ nhớ mà :) 1822 - 1888
Nhân tiện c cũng xin lỗi vì sự chậm chễ này!!!
 
1

123khanhlinh

Hum nay mình muốn kết thúc phần truyện Trung Đại. Có ai còn í kiến nào thắc mắc về những phần trước không?
 
1

123khanhlinh

Mình tổng kết tháng nha :)
1:anhkute270200: 108 điểm
2: byakura : 48 điểm
3: nekoyami : 38 điểm
4: bongbin302: 10 điểm

Mong m.n tiếp tục ủng hộ Len nha :khi (165)::khi (165):
 
B

bangnguyetnhu

Đề mới nè
CMR 3 câu thơ cuối của bài "Đồng chí" là biểu tượng đẹp nhất giàu chất thơ nhất về tình đồng chí đồng đội cao đẹp
 
Last edited by a moderator:
1

123khanhlinh

Bài viết:
Ba câu thơ cuối của bài thơ "Đồng trí" như vẽ nên một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội:
“Đêm nay rừng hoang sương muối.
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
Đầu súng trăng treo.”
Người lính phải chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thử thách, các anh phải đứng gác giữa đêm khuya trong rừng hoang không một dấu chân người dưới thời tiết sương muối lạnh đến buốt sương. Câu thơ mở đầu đoạn thơ chỉ có 6 tiếng mà tiếng nào cũng gợi lên bao gian khổ, gian khổ chồng chất gian khổ, khó khăn tiếp nối khó khăn. Nếu như ở đoạn thơ trên là những khó khăn về vật chất thì ở đoạn này là những thử thác của thiên nhiên không cách nào khắc phục được.
Nhưng bất chấp mọi thử thách, người lính vẫn đứng hiên ngang bất chấp với mọi khó khăn gian khổ chờ giặc tới. Câu thơ với cách điệp ý “đứng cạnh” là gần nhau về mặt khoảng cách địa lý, còn “bên nhau” của tác giả ý là sự gần gũi về mặt tình cảm giữa hai người. Tình đồng chí đã tiếp thêm cho người lính sức mạnh để cùng nhau vượt qua khó khăn. Kết bài thơ là một hình ảnh tả thực mà đẹp đến nao lòng: “đầu súng trăng treo”. Trăng đã về khuya ngả dần về phía Tây nên có cảm giác trăng treo trên đầu súng. Súng chính là vũ khí chiến đấu còn trăng lại là biểu tượng của hòa bình. Người lính đứng gác cùng với vầng trăng sáng tỏ trên bầu trời của Tổ quốc. Súng là hiện thực, trăng là lãng mạn, rất chiến sĩ mà cũng đậm chất thi sĩ. Hình ảnh này thể hiện bản lĩnh sáng tạo của Chính Hữu. Ông đã kéo hai sự vật cách xa nhau về không gian, đối lập nhau về mặt ý nghĩa trở nên hài hòa một cách tuyệt đối tạo nên một biểu tượng đẹp nhất giàu chất thơ nhất về tình đồng chí đồng đội cao đẹp.


Bài làm trên có sự tham khảo qua của một bài văn mẫu nhưng đã qua chỉnh sửa để phù hợp với đề :)
 
P

phnglan

Viết một đoạn văn ( 10 – 15 câu ) theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp, trình bày cảm nhận của em về ba dòng thơ cuối bài “Đồng chí”.

p/s: góp vui 1 bài này cho các mem2000 nè
 
Top Bottom