Văn Chuyên đề nghị luận xã hội

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Viết đoạn văn 200 chữ bàn về sự tiếp bước truyền thống cha anh của thế hệ trẻ hiện nay

Gợi ý:

- Đất nước bốn ngàn năm văn hiến, trải qua nhiều cuộc đấu tranh oanh liệt, vận mệnh của Tổ quốc bị đe doạ, sự sống còn của mỗi người dân gắn liền với sự sống của đất nước, không có quyền lợi nào sánh bằng quyền lợi của Tổ quốc
- Người lính được hình thành bởi nhiều phẩm chất quý giá: yêu nưỡc, dũng cảm, biết chấp nhận và vượt qua khó khăn, sống đầy lạc quan, yêu thiên nhiên, sống có ước mơ, có lí tưởng cao đẹp về ngày tháng độc lập, tự do, đất nước hoà bình.
- Trong xã hội hiện đại, thời gian như con nước lẳng lặng chảy xuôi dòng một cách vô tình, những giá trị truyền thống dần bị mai một, lãng quên (hình ảnh Ánh đèn điện, hình ảnh "Ông đồ" của V.Đình Liên...).
- Đó là thực trạng đáng buồn và đáng xấu hổ, chúng ta cần nhớ rằng ngày độc lập vẻ vang, ngày hoà bình mà chúng ta đang được đứng ở đây phải đánh đổi bởi biết bao xương máu của thế hệ cha anh
- Sống để khắc vào tâm cốt mình những điều cao cả ấy, sống không phải để xa rời quá khứ, chỉ biết đến hiện tại, ảo mộng về tương lai. Thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp nối, gìn giữ những giá trị cổ truyền, phát huy những nếp nghĩ, nếp sống, hành động của người nắm tương lai của đất nước, không ngừng trau dồi tri thức, lĩnh hội các kĩ năng xã hội, giao tiếp,... lí thuyết đi đôi với thực hành.
- Phê phán người chỉ quan tâm đến bản thân, tuổi trẻ nhưng hèn nhát, yếu đuối, kẻ sống tham lam và đặc biệt là tâm can đánh mất lịch sử dân tộc, làm những việc trái với đạo lí, kể cả phạm pháp,...

Topic có thể bạn quan tâm:
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/dinh-huong-cach-lam-bai-van-nghi-luan-on-thi-len-10.614359/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/chia-se-mot-so-bi-kip-tai-lieu-hoc-tot-ngu-van.692013/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/chia-se-tai-lieu-on-tap-cap-thcs.780310/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/cong-thuc-viet-mo-bai-ket-bai-van-hoc.775014/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-tin-tuc-nong-hoi-co-the-vao-de-thi.620562/
+ https://diendan.hocmai.vn/threads/trau-doi-tu-vung-qua-ki-nang-doc.664416/
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 2: Thành công có ba nguyên nhân khách quan: May mắn, điều kiện hơn người và tài năng thiên bẩm.
Trình bày cảm nhận của em về ý kiến trên bằng đoạn văn 200 chữ


Gợi ý:
- Nguyên nhân về sự may mắn
+ May mắn là giá trị tích cực ngẫu nhiên, không được sắp đặt sẵn. May mắn không là một tính từ chỉ năng lực lao động, may mắn là khi sự việc trải qua một cách tự nhiên nhưng có thể là tiền đề mở ra những điều tốt đẹp. Thời vận rơi vào người có trí óc linh hoạt, người có tri tuệ và học thức sẽ tạo ra giá trị đích thực, cần có.
Nguyên nhân thứ hai: Điều kiện sống
- Chúng ta ở đây thừa nhận với nhau rằng: Người có điều kiện sống tốt sẽ dễ dàng trong việc tiếp thu và hoà nhập với những môi trường làm việc khác nhau. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc xuất thân trong gia đình không giàu có sẽ chẳng tạo ra được một con người thành công, một con người biết sống, biết nghĩ, dám làm việc.
Nguyên nhân thứ ba: Tài năng
Tài năng thiên phú không chỉ là chiếc chìa khoá để ta khai phá tiềm lực bản thân mà còn mở ra con đường về lối đi trong tương lai. Tuy nhiên, tài năng mà không đi với siêng năng, thiên bẩm nhưng không cầu toàn và nổ lực, giá trị sẵn có được cho là tài năng sẽ sớm bị dập tắt cho kẻ không rèn giũa. Như Bác Hồ đã nói "Học như con thuyền ngược bến, không tiến ắt sẽ lùi".
=> Nguyên nhân từ môi trường khách quan có thể là tiền đề, cả 3 yếu tố trên đều có thể dẫn ta đến sự thành đạt. Trên hết, nguyên nhân đích thực giải mã cho lối đi và chạm đến sự thành công chẳng gì ngoài lí tưởng sống, mục tiêu phấn đấu và một tinh thần thép trước mọi chông gai. Có như thế, tài năng - điều kiện - may mắn mới thực sự có ý nghĩa. Nếu không, chúng ta chỉ tồn tại để bị đào thải, thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 3: "Đừng bao giờ chờ gió đổi chiều". Trình bày cảm nhận của em bằng đoạn văn 200 chữ.

Gợi ý:
Câu này thì nội dung chính là đừng trông đợi hay mong muốn người khác thay đổi (ẩn dụ: chờ gió đổi chiều). Họ giống như ta, bản tính khó đổi, nên đừng hi vọng hay trông chờ quá nhiều từ họ. Ở góc nhìn khác, thì có thể là đừng trông chờ hay muốn thay đổi con người họ. Cũng có thể là người kia hãy tự giác thay đổi để thích nghi với môi trường, những người xung quanh,... cũng có thể phản đề "Cuộc đời là của riêng bạn sao lại phải thay đổi vì người khác?" Ở phần này bạn cho rằng nó hỗ trợ nhau, cuộc sống là chính ta lựa chọn, bởi thế không nên đi theo áp đặt của người khác nhưng cần suy nghĩ kĩ, điều ta làm đã thật sự đúng đắn? Nó đem lại kết quả tốt hay chỉ từng ngày đếm những thất bại? Từ đó cho thấy tác động của con người là vô cùng lớn. Hãy tự thay đổi chính mình trước khi có một mong muốn ở một đối tượng hoặc hãy sống tốt hơn, hãy nổ lực hơn, đừng dựa dẫm hay chờ đợi người khác thay đổi hoặc nếu lời ta nói đã bị phản bác ngay từ đầu, tốt nhất ta nên mặc kệ, và chứng minh điều đó đúng bằng cách sống thật tốt, thật ý nghĩa.
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị bằng đoạn văn 200 chữ bàn về tính trung thực

Gợi ý:
+ Trung thực là luôn ngay thẳng, sống thành thật, không dối trá, lừa lọc, biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, sống đúng với lương tâm.
+ Trung thực là tiền đề để tạo nên nhân cách cho một con người. Sống trung thực sẽ giúp mọi người hình thành nên những đức tính quý báu khác.
+ Trung thực là cơ sở để người ta nhìn vào đánh giá con người bạn, được mọi người tin yêu, quý trọng.
+ Cuộc sống thanh thản, không phải áy náy, cắn rứt hay lo sợ. Thuận lợi cho công việc.
+ Sống trung thực là sống có bản lĩnh, cương trực để bảo vệ đức tin của bản thân,...
- Ca ngợi người sống trung thực, thành thật.
- Phê phán:
+ Trong thi cử gian lận
+ Trong kinh doanh dùng chiêu trò, sử dụng hoá chất,... Gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.
+ Trong các mối hệ, cần hiểu rõ về một người nào đó rồi hãy đánh giá, không nên dùng thái độ hời hợt đến mức sai sự thật. Nếu bạn không nói sự thực với chính bản thân mình bạn không thể nói điều đó với những người còn lại
- Mở rộng: Phải chăng trung thực bao giờ cũng là tốt? Không đúng
+ Trong giới y khoa, bác sỹ nói không đúng về tình trạng bệnh nhân
+ Trả lời thắc mắc của con trẻ
+ Duy trì mối quan hệ tốt đẹp....
=> Lời nói dối có ý nghĩa,..
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 5
Phân tích lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách để đọc và cách đọc).

Gợi ý:
- Văn bản nói về tầm quan trọng của việc đọc sách cũng như những kinh nghiệm về cách thức chọn và đọc sao cho hiệu quả. Theo tác giả đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao kiến thức.
- Ngày nay, sách nhiều nên mỗi người phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng.
- Cần biết kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn.
- Việc đọc sách phải được thực hiện một cách có kế hoạch, có mục đích chứ không thể tùy hứng mà phải vừa đọc vừa nghiềm ngẫm

*Cách lập luận của tác giả:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, giọng văn chuyện trò, thân mật để chia sẻ về cách đọc sách một cách gần gũi, chân thực
- Để nêu lên thực trạng là đọc sách ngày nay không dễ, tác giả chỉ ra "hai cái hại thường gặp" đó là "sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu" và "sách nhiều khiến người ta lạc hướng".
- Chu Quang Tiềm đưa ra những dẫn chứng sinh động, kết hợp giữa lí lẽ với lối diễn đạt bằng hình ảnh so sánh, ví von "giống như đánh trận..; “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ.." ,“giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”,... Khiến văn bản nghị luận tràn đi như một khúc tâm tình, giàu biểu cảm chứ không còn khô khan, cứng nhắc.
=> Bài thu hoạch đảm bảo các yêu cầu về phương pháp đọc sách bao gồm cách đọc, cách chọn sao cho hợp lí, nêu được giá trị và tầm quan trọng từ sách - kho tàng tri thức của nhân loại cũng như học tập được cách trình bày, chia bố cục, sử dụng đan xen giữa lí lẽ và dẫn chứng một cách sâu sắc phục vụ cho các bài viết nghị luận.
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 6: Nêu suy nghĩ cá nhân của anh/chị về lối học qua loa, đối phó trong xã hội hiện nay.

I. MỞ BÀI
- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).

- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.

II. THÂN BÀI
1/ Giải thích học đối phó là gì?
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.

- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.

- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.

2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
- Chép sách khi thầy cô giao bài tập

- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.

- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".

- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...

3/ Tác hại của việc học đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.

- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai trầm trọng, mất kiến thức ngữ pháp, giải bài tập đơn giản...

- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.

- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.

4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.

- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.

- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.

III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.

- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.

- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi conngười, bởi thế hệ sẽ là người nắm giữ tương lai mai sau.
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 7: Hãy nói không với thuốc lá, ma túy, sử dụng các chất kích thích.

I.Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiêu vấn nạn gia tăng

- Nêu vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội để lại những tác hại to lớn đối với sự phát triển nhân cách con người và xã hội

II.Thân bài
1.Giải thích hiện tượng
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng phổ biến là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, bại hoại nhân cách , ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, cản trở sự phát triển lành mạnh của đất nước

- Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc ,rượu chè ,hút thuốc lá ,ma túy, mê tín dị đoan…

2.Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay
- Bên cạnh sự phát triển từng ngày của đất nước thì các tệ nạn cũng đang lan rộng và phức tạp hơn

- Các tệ nạn xã hội phổ biến ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống

3.Tác hại
- Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe,về mặt tinh thần thể xác thậm trí là cả tính mạng

- Làm cho xa hội trở nên không lành mạnh

- Làm cho đất nước kém phát triển , xã hội không còn tốt đẹp văn minh

- Gia đình tan nát :Vợ chồng li dị, cha mẹ mất con cái… gây nên những cảnh đau thương

- Làm con người lương thiện trở nên mất nhân tính bấp chấp mọi thứ

- Gây nên nhiều vụ giết người cướp của ảnh hưởng xấu đến an ninh đất nước

4.Nguyên nhân
- Nguyên nhân hàng đầu là do bản thân mỗi người không có ý thức , không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội

- Do hoàn cảnh gia đình nghèo túng muốn kiếm được tiền từ các tệ nạn như cờ bạc , …

- Mặt khác cũng là do hoàn cảnh gia đình khá giả nên sa vào các tệ nạn xã hội

- Bản thân mỗi người lười lao động, học đòi, bắt chước…

- Do gia đình , nhà trường quản lí con em chưa chặt chẽ , không có thời gian quan tâm con cái

- Do pháp luật nước ta chưa thực sự nghiêm minh chưa có những biện pháp xử lí thật mạnh nên vẫn còn nhiều người sa vào tệ nạn xã hội

- Do bạn bè rủ rê lôi kéo

5.Giải pháp và liên hệ bản thân
- Bản thân mỗi người cần tự ý thức, làm chủ bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội

- Gia đình nhà trường cần có các biện pháp giáo dục quản lí con em để không sa vào tệ nạn xã hội

- Hạn chế cho con em sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… để tránh bị bạn bè rủ rê lôi kéo…

- Tuyên truyền cho mọi người biết được tác hại ghê gớm của các tệ nạn xã hội từ đó mà có ý thức tránh xa

- Cơ quan nhà nước cần xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật

- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta , nhất là lứa tuổi học sinh tâm sinh lí đang thay đổi cần giữ mình không để bản thân sa vào các tệ nạn xã hội

III.Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề : Tệ nạn xã hội luôn là mỗi lo ngại hàng đầu của đất nước , đó là mối nguy hại không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài cần tháo gỡ

- Lời nhắn đến mọi người : Nếu mỗi người sống một cách văn minh thì chắc chắn tệ nạn sẽ được đấy lùi
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 8: Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống từ hai câu thơ trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Gợi ý:
a. Giải thích ý nghĩa của câu thơ:
- Nơi đất ở: mảnh đất ta từng sống, từng có những kỷ niệm gắn bó.
- Đất đã hóa tâm hồn: nơi đó trở thành niềm thương nỗi nhớ, những kỷ niệm thiêng liêng sâu nặng trong tâm hồn ta.
- Sự đối lập giữa “Khi ta ở” và “Khi ta đi” thể hiện rõ ý nghĩa của câu thơ: mảnh đất không phải là nơi ta sinh ra, lớn lên, nhưng đó là nơi ta đã ở, đã từng có những kỷ niệm gắn bó, thì khi đi xa, nó trở thành nỗi nhớ của lòng ta, trở thành quê hương thứ hai trong ta.
- Chế Lan Viên viết “Tiếng hát con tàu” để thể hiện niềm nhớ thương đối với Tây Bắc, cũng là với những miền quê đã từng gắn bó trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
b. Phân tích, bàn bạc đánh giá:
- Câu thơ giản dị nhưng mang ý nghĩa triết lý sâu sắc, vì nó được đúc kết từ trải nghiệm thực tế và từ tình cảm chân thành của nhà thơ Chế Lan Viên.
+ Con người không phải chỉ sống ở nơi chôn rau cắt rốn, mà có thể ở nhiều miền quê khác do yêu cầu của công việc và hoàn cảnh.
+ Những miền đất ấy đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn qua những kỉ niệm buồn vui.
+ Chỉ khi xa miền đất ấy, kỉ niệm mới sống dậy, khắc khoải, da diết trong lòng người, trở thành nỗi nhớ không nguôi.
- Quy luật tình cảm này chỉ có ở những tâm hồn biết trân trọng cuộc sống, biết nâng niu những kỉ niệm bình dị mà đẹp đẽ, biết sống theo đạo lý nghĩa tình chung thủy…
c. Bài học về cuộc sống rút ra từ hai câu thơ:
- Trong cuộc sống, những điều đơn giản gần gũi quanh ta tưởng như bình thường, nhưng sẽ trở nên vô cùng quý giá khi ta đã rời xa chúng.
- Trân trọng quá khứ, trân trọng những giá trị bình dị của cuộc sống.
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 8: Bàn về việc đọc sách của học sinh hiện nay

1. Giải thích:
- Sách là kho tàng tri thức nhân loại, đọc sách là quá trình tiếp nhận vốn kiến thức đó và làm giàu vốn hiểu biết.
- Hiện tượng đọc sách của học sinh:
+ Ít đọc sách
+ Đọc sách cốt để lấy nhiều nhưng tiếp nhận chẳng được bao nhiêu
+ Đọc sách không chọn lọc
2. Phân tích, chứng minh:
- Ít đọc sách: vì không biết sắp xếp thời gian hợp lí, vì nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến ý thức: phim ảnh, âm nhạc, giải trí,... một phần bởi mặt trái của sự phát triển công nghệ.
- Đọc sách cốt để lấy nhiều: lầm tưởng đọc sách càng nhiều, số lượng càng lớn thì vốn hiểu biết của bản thân sẽ tăng lên hoặc muốn thể hiện giá trị bản thân bằng "một núi" ý nghĩa sáo rỗng
- Đọc sách không chọn lọc: đọc sách là một quá trình và quá trình đó có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự khởi đầu, đã mất phương hướng đúng đắn từ ban đầu thì càng khiến tiêu tốn thời gian, tiền bạc, công sức,... của bạn mà thôi
=> Đọc sách là lĩnh hội tri thức, mở ra cánh cửa tương lai, không có kiến thức và kĩ năng, người đó là kẻ thất bại. Đọc sách còn giúp ta rèn luyện nhân cách và kĩ năng sống tốt lành mạnh, khả năng truyền đạt, ứng xử,...
3. Đánh giá, bài học:
- Học sinh cần đọc sách có chọn lọc phù hợp với độ tuổi, hoàn cảnh, sách có ý nghĩa giáo dục, truyền đạt lí tưởng cao đẹp.
- “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là đọc cho tinh, chọn cho kĩ”
-
Kiến thức ta biết được chỉ như giọt nước trong đại dương mênh mông, đừng hoài phí tuổi trẻ mà hãy biến nó thành khoảng thời gian quý báu, chinh phục sự thành công trong tương lai
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Chị đóng góp cho topic của Tài nhé
Đề 9: Suy nghĩ về câu nói sau: "Con tàu rất an toàn khi neo đậu ở cảng nhưng người ta đóng tàu là để ra khơi"

Gợi ý:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói "Con tàu rất an toàn khi neo đậu ở cảng nhưng người ta đóng tàu là để ra khơi"
- Giải thích nghĩa đen của câu nói: con tàu được đóng với mục đích để ra khơi, khám phá đại dương, nếu nó chỉ neo đậu tại cảng thì sẽ rất an toàn nhưng như vậy khiến nó mất đi giá trị, không có ý nghĩa về sự tồn tại. Ngược lại, khi được ra khơi, giá trị con tàu được khẳng định.
- Nghĩa bóng: câu nói khẳng định con người chỉ thể hiện được giá trị, có ý nghĩa khi dám đối mặt với thử thách, khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và thực hiện những ước mơ, hoài bão.
- Biểu hiện:
+ Trong cuộc sống luôn có những khó khăn, khi gặp khó khăn, mỗi người lại có những thái độ khác nhau: có người thấy khó khăn thì run sợ và lựa chọn rút lui để giữ mình "an toàn".
+ Trái lại, với những người tích cực, khó khăn đã biến thành động lực để họ nỗ lực vươn lên.
+ Có thể thấy đất nước ta từ xưa tới nay có rất nhiều tấm gương dũng cảm đối mặt với khó khăn mà cố gắng phấn đấu.
+ Trong đó có thể kể đến Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Kí,....
+ Thầy Nguyễn Ngọc Kí là người đầu tiên ở VN soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Thầy là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.
+ Trong cuộc sống, có những doanh nhân, startup có những ý tưởng sáng tạo mới và mạnh dạn đầu tư phát triển. Như vậy, họ đạt được thành công, được mọi người ngưỡng mộ......
+ Bên cạnh đó vẫn còn không ít người chưa dám dũng cảm vượt lên khó khăn, cuối cùng bỏ mặc cho "số phận" và thường lấy hai tiếng này ra để giải thích cho thất bại của mình. Hành động này đáng lên án.....
- Suy nghĩ, hành động và liên hệ bản thân
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Dàn ý Nghị luận xã hội có 2 dạng chính: Tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống. Cùng tham khảo dàn ý cách làm, đặt luận điểm hợp lí nè.
  • Đạo lí là lí lẽ, lẽ phải, là giá trị tốt đẹp, là chuẩn mực hướng đến. Nghị luận tư tưởng đạo lí là Nghị luận về một vấn đề về quan điểm cách sống, lối sống
  • Hiện tượng đời sống là mọi hiện tượng xảy ra trong xã hội. Nghị luận về hiện tượng đời sống là bàn bạc, thảo luận về một vấn đề có diễn biến trong xã hội.
=> Cả hai đều là các dạng đề nghị luận đưa đến một thông điệp nhất định đến người đọc, trình bày quan điểm, có tính thuyết phục
NL về một tư tưởng, đạo lí.jpg
NL về sự việc, hiện tượng trong đời sống.jpg
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 10: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau đây: "Có nhiều người sử dụng diễn đàn trực tuyến để tìm cái tôi cá nhân thay vì đóng góp vào chủ đề tranh luận"

Gợi ý:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Cái tôi cá nhân: được hiểu là bản thân mỗi người, là "cái tôi", suy nghĩ riêng biệt, là sự nhận diện đối với chính bản thân mình
+ Ý kiến "Có nhiều người sử dụng diễn đàn trực tuyến để tìm cái tôi cá nhân thay vì đóng góp vào chủ đề tranh luận": đây là thực trạng đáng nói không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Người dùng khi lên các diễn đàn trực tuyến thường tìm kiếm "cái tôi", họ chú tâm vào việc thể hiện bản thân, cách nhìn của người khác về mình mà quên đi mục đích của các diễn đàn trực tuyến
- Bàn luận
+ Diễn đàn trực tuyến là nơi để người dùng trao đổi, giao lưu và tranh luận về các vấn đề, nhưng giờ đây, dường như nó không được sử dụng như đúng mục đích ban đầu
+ Thật không khó để tìm thấy các cuộc nói chuyện phiếm, những câu hỏi được đặt ra,.... hay con số cực lớn người chỉ lướt xem trên các diễn đàn trực tuyến. Đó là thực trạng. Những chủ đề thảo luận được tạo ra nhưng không ai muốn đóng góp cho nó cả, bởi họ còn đang bận đi tìm "cái tôi"
+ Việc đi tìm kiếm ấy được người dùng cho là sẽ thành công bằng việc nói chuyện, chat qua lại, đặt câu hỏi nhờ người khác giúp đỡ. Nhưng số lượng người hỏi thì nhiều còn số lượng người trả lời thì lại cực ít. Vậy công cuộc tìm kiếm sẽ còn có thể tiếp tục ư?
+ "Cái tôi" là cách nhìn nhận của bản thân đối với chính mình. Vì vậy, "cái tôi" không thể tìm thấy trên các diễn đàn trực tuyến với cách nhìn nhận từ người khác
- Mở rộng vấn đề
+ Không thể phủ nhận rằng vẫn có bộ phận người dùng mạng lên các diễn đàn trực tuyến để đóng góp, thảo luận, tạo nên những chủ đề thú vị
* Dẫn chứng:
Chẳng nói đâu xa, diễn đàn HOCMAI của chúng ta đây. Bạn cảm nhận diễn đàn như thế nào?
- Suy nghĩ và liên hệ bản thân
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 11: Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công

Gợi ý:
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích
+ Đại học: là chương trình học cấp bậc cao, nơi đào tạo về một chuyên môn, đi sâu vào ngành nghề ta sẽ theo
+ Thành công: là từ chỉ những điều ta đã đạt được, hoàn thành mục tiêu đặt ra
=> "Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công": không phủ nhận rằng đại học là cánh cửa rộng mở, là bước đà để học sinh có thể bước vào đời, có thể lao động và đạt được niềm vui, sự thành công
- Bàn luận
+ Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học mĩ thuật phát triển vượt bậc, đòi hỏi con người phải luôn phấn đấu không ngừng, trau dồi tri thức để làm chủ thời đại ấy. Vì vậy, việc học đại học là một trong những cách để con người chúng ta đào tạo ra những người có chuyên môn nhất định về một ngành nghề.
+ Tuy nhiên, đại học chỉ là một trong vô số con đường dẫn đến thành công. Bởi nếu không phù hợp, thì con đường ấy chỉ như một bước cản, dần dần làm nhoà đi những con đường khác, điều đó đồng nghĩa với việc thành công ngày một xa vời
+ Có người cho rằng "học đại học thì sau này ra trường sẽ làm được việc, kiếm được tiền và đóng góp cho xã hội". Điều đó có ý đúng nhưng không phải đối với tất cả mọi người. Nếu học đại học, ra trường, cầm tấm bằng cử nhân thì sẽ xin được việc thì hằng năm chúng ta đã không có hàng ngàn lao động thất nghiệp, không có chuyện "thủ khoa vứt tấm bằng đi để về quê làm vườn"....
+ Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng chắc chắn rằng đại học là con đường ngắn và dễ nhất nếu con người có ý chí, nghị lực và niềm tin vào bản thân. Nếu cảm thấy đại học không phù hợp với mình thì có thể chọn con đường khác, đừng cố gắng ép buộc mình
+ Trên thế giới đã từng có nhiều trường hợp không học đại học nhưng vẫn thành công. Đó là tỉ phú Bill Gates bỏ học giữa chừng, và giờ đây ông trở thành cái tên mà ai ai cũng biết đến, luôn đứng trong top người giàu nhất thế giới....
- Suy nghĩ, hành động và liên hệ bản thân
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 12: Trình bày suy nghĩ về tính kiên trì qua ý kiến: “Người chuyển núi bắt đầu bằng việc dỡ những hòn đá nhỏ''

Gợi ý:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Giải thích
+ Kiên trì là thái độ sống của con người để theo đuổi mục tiêu mình đã đặt ra. Đó là sự nỗ lực, cố gắng, giữ vững quan điểm đúng, không vội vàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn, thử thách, cho dù gặp thất bại cũng không bỏ mà vẫn tiếp tục.
+ Ý kiến: “Người chuyển núi bắt đầu bằng việc dỡ những hòn đá nhỏ'' có ý chỉ những người có đức tính kiên trì. Trong cuộc sống, rất ít khi mới làm việc mà đã có thế nhận được kết quả như ý mà phải trải qua khó khăn, thử thách, điều đó giống như “những hòn đá nhỏ”, muốn thành công “chuyển núi” thì chúng ta cần dỡ những hòn đá đó. Công việc ấy đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng. Như vậy mới có thể dẫn tới thành công.
- Biểu hiện
+ Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương về lòng kiên trì. Họ luôn giữ vững ý chí, theo đuổi mục đích mình đặt ra, không quản ngại khó khăn, gian khổ
+ Đối với học sinh, tính kiên trì thể hiện qua việc chúng ta chăm chỉ học tập, không dễ bị xao nhãng, lơ là bởi những thứ xung quanh.
+ Dẫn chứng: Nguyễn Ngọc Kí bị khuyết tật hai tay nhưng không vì vậy mà thầy bỏ cuộc, thầy vẫn luôn muốn học hỏi, muốn được đến lớp và tự học bằng mọi cách.....
- Vai trò, ý nghĩa
+ Khiến con người hoàn thiện nhân cách
+ Người có tính kiên trì sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống
+ Giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực, bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, không dễ vấp ngã
+ Những người không có tính kiên trì thì sẽ khó khăn hơn trong mọi việc, khi đã đi được nửa chặng đường mà bỏ bê thì sẽ khó thành công, đứng trước gian nan, thử thách sẽ khó mà vượt qua.....
- Mở rộng
+ Một số người hiểu sai tính kiên trì là sự cố chấp, bướng bỉnh, luôn làm theo ý mình, coi việc mình làm là đúng và theo đuổi mà không biết điều đó đúng hay sai
+ Bên cạnh đó cũng có một số người làm việc luôn bỏ dở giữa chừng, đứng trước khó khăn, thử thách thì đều nản chí, bỏ cuộc.....
+ Chúng ta cần phê phán những lối suy nghĩ như vậy
- Bài học và liên hệ bản thân
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 13: Helen Keller có câu: ''Một mình ta, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều''. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Gợi ý:
- Giới thiệu câu nói và vấn đề cần nghị luận
- Giải thích
+ Câu nói là sự khẳng định cho tình đoàn kết. "Một mình ta, ta làm được rất ít": khi làm một mình, có thể ta sẽ không làm được vấn đề. "Cùng nhau, ta làm được rất nhiều": khi đoàn kết, có sự giúp sức từ nhiều cá nhân, mọi chuyện sẽ dễ giải quyết cũng như hoàn thành nhanh hơn.
+ Không phủ nhận rằng khi làm một mình, bạn vẫn có thể hoàn thành công việc. Nhưng khi đó thì ta luôn cần nhiều thời gian để hoàn thiện, vì vậy, ta chỉ làm được ít việc và nó cũng không thể hoàn hảo giống như khi ta làm chung
=> Câu nói rất đúng đắn
- Phân tích, chứng minh
+ Đất nước Việt Nam với bốn ngàn năm lịch sử, trải qua biết bao cuộc chiến đấu chống giặc trong lẫn giặc ngoài. Nhân dân ta luôn luôn chiến thắng, một trong những nguyên nhân đó là tình đoàn kết, chia sẻ, đồng lòng của cả dân tộc.
+ Bác Hồ đã từng nói "dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước". Quả thực như vậy, nhìn lại lịch sử chiến đấu, kháng chiến giữ gìn, bảo toàn chủ quyền, ta có thể thấy sự đoàn kết lớn mạnh tới nhường nào. Đó là ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông, đánh đuổi đế quốc Mĩ, thực dân Pháp,....
+ Ngày nay, tinh thần đoàn kết ấy không hề mất đi mà còn mạnh mẽ hơn. Vừa qua, đại dịch corona đã gây hoang mang toàn cầu, trong đó có Việt Nam nhưng với tình đoàn kết, đất nước ta đã thành công đẩy lùi dịch bệnh, sáng lên tình người,....
+ Tuy nhiên, không phải lúc nào tinh thần đoàn kết cũng hiện hữu. Ở Việt Nam, vì sự tan rã, thiếu đoàn kết giữa triều đình và nhân dân, đất nước ta phải trải qua thời gian dài chịu ách đô hộ.....
- Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Có một số người vẫn nhầm lẫn giữa tình đoàn kết và sự chia bè, kết phái. Họ lầm tưởng đó là đúng. Sự chia bè, kết phái là cách sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích mà một số người tạo thành nhóm và đòi hỏi nhiều hơn lợi ích về phía mình.
+ Một số người khác lại có cách sống cá nhân, tách mình ra khỏi cộng đồng
=> Đó đều không phải tình đoàn kết. Ta cần lên án, phê phán điều đó.
- Liên hệ bản thân, khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói, lời khuyên cho mọi người
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 14: "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn." Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Gợi ý:

- Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn.
- Giải thích :
+ Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
+ Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác.
+ Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hào với xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn.
- Phân tích, chứng minh :
+ Tự hào là cần thiết :
× Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin.
× Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công.
+ Biết xấu hổ còn quan trọng hơn :
× Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái.
× Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân.
× Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm.
× Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người.
× Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống.
- Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống.
- Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn.
- Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng :
+ Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống.
+ Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân.
+ Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tố
t.
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 15: Ý nghĩa của việc khám phá sức mạnh bản thân.

Gợi ý:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích:
+ Khám phá sức mạnh bản thân là tìm tòi, hiểu ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực để phát triển bản thân hơn nữa
- Phân tích, chứng minh
+ Mỗi con người khi sinh ra đều mang trong mình một sức mạnh riêng, sức mạnh ấy có thể chưa được biểu hiện ngay, nhưng qua tìm tòi, nỗ lực, ta sẽ nhận ra sức mạnh ấy lớn lao đến nhường nào. Tuy nhiên, phải biết cố gắng thì sức mạnh ấy mới được phát huy triệt để, nếu cứ dựa dẫm vào sức mạnh vốn có, không chịu thay đổi, phát triển nó thì sức mạnh đó cũng trở nên mất dần
+ Sức mạnh được chia làm sức mạnh trí tuệ và sức mạnh cơ bắp. Sức mạnh trí tuệ là những kiến thức ta có được, cách áp dụng kiến thức ấy vào đời sống, sức mạnh cơ bắp là sức mạnh về thể chất. Chúng ta phải biết kết hợp cả hai, có như vậy mới gọi là sức mạnh
+ Sức mạnh luôn có sẵn trong mỗi con người nhưng không tự bộc lộ ra. Vì vậy, việc khám phá sức mạnh bản thân có ý nghĩa rất quan trọng.
+ Sức mạnh của chúng ta thường bị ẩn đi bởi nhiều yếu tố: thời gian, không gian, thời đại và nhiều yếu tối khác nữa. Tất cả những yếu tố ấy khiến chúng ta dường như lãng quên hay không quan tâm đến sức mạnh bản thân. Đôi khi, bạn nhận ra điều đó nhưng mọi thứ đã ràng buộc bạn với lối sống cũ, khiến bạn sợ hãi không dám thoát khỏi nó, mãi mắc kẹt trong nỗi sợ hãi
+ Có thí nghiệm như sau: một chú cá mập, khi được sống trong cái bể nhỏ, chật hẹp, chiều dài của nó chỉ khoảng 1m, nhưng cũng là loài cá đó, sống ngoài đại dương bao la, chiều dài của nó lên tới 20m. Từ thí nghiệm trên, ta học được bài học quý báu: hãy khám phá hết tất cả sức mạnh bản thân, đừng gò bó mình trong một môi trường chật hẹp, đừng ngại ngần, sợ sệt mà hãy dũng cảm, mạnh mẽ, dám đối mặt với thử thách. Kết quả tốt đẹp luôn dành cho những người khám phá được sức mạnh bản thân
- Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, trong cuộc sống này vẫn có nhiều người quá bận rộn, quá để tâm đến việc mình đang làm mà lãng quên sức mạnh bản thân, dần dần quên đi và cũng không khám phá thêm
+ Có những người mặc dù khám phá được sức mạnh bản thân nhưng lại dùng nó với mục đích không tốt, gây hại cho bản thân, gia đình và xã hội.....
- Bài học rút ra, liên hệ bản thân.
 
  • Like
Reactions: Hnly and Beriberi

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 16: Trong truyền thuyết, nếu cá chép muốn hóa rồng, thì phải rút đi toàn bộ vẩy cá trên người mình, chặt đứt vây cá, mới có thể hóa thành rồng. Trong truyền thuyết, con chim phải tự đốt cháy mình, trải qua cơn đau thiêu đốt của ngọn lửa, mới có thể hóa thành phượng hoàng. Chẳng lẽ thanh xuân tất yếu phải trải qua ngu muội đau khổ, mới có thể đạt được sự khôn ngoan trưởng thành? Suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên

Gợi ý:
- Dẫn dắt vấn đề
- Thanh xuân là khoảng thời gian tươi đẹp nhất, tràn trề sức sống nhất. Tuổi thanh xuân tràn đầy kỉ niệm khó quên, những ngày tháng hồn nhiên, trong sáng nhất và cũng là những lần ta trải qua ngu muội, đau khổ để thực sự trưởng thành. Trong truyền thuyết, nếu cá chép muốn hóa rồng, thì phải rút đi toàn bộ vẩy cá trên người mình, chặt đứt vây cá, mới có thể hóa thành rồng. Trong truyền thuyết, con chim phải tự đốt cháy mình, trải qua cơn đau thiêu đốt của ngọn lửa, mới có thể hóa thành phượng hoàng. Thanh xuân cũng vậy, cũng cần trải qua ngu muội đau khổ, mới có thể đạt được sự khôn ngoan trưởng thành.
- Để trưởng thành, không ai không trải qua thất bại, đau khổ. Nếu nói rằng tôi đã trưởng thành nhưng lại chưa từng nếm trải cay đắng ngọt bùi của cuộc sống thì đó là sự giả dối
- Khi còn trẻ, chúng ta vẫn chưa hiểu biết nhiều về cuộc sống, vì vậy, không tránh khỏi sự ngu muội, đau khổ. Tuổi trẻ là trang giấy trắng, trải qua thanh xuân, trang giấy ấy mới có thêm nhiều nét vẽ. Tùy vào mỗi người mà nét vẽ ấy xấu hay đẹp, nhiều hay ít. Vậy bạn muốn vẽ lên điều gì cho cuộc đời mình?
- Người xưa có câu “thất bại là mẹ thành công”. Quả đúng như vậy, có thất bại thì mới đạt đến thành công. Nếu sợ thất bại thì sẽ chẳng bao giờ dám thử, làm sao có thể thành công? Thất bại không đáng sợ, nếu thất bại mà biết đứng lên, nhìn thẳng vào vấn đề, khắc phục điểm chưa tốt thì thành công chỉ gần trong gang tấc. Đáng sợ nhất là thất bại mà không dám đứng lên, tự ti về bản thân, sợ hãi thế giới rộng lớn
- Nếu muốn thực sự trưởng thành thì ta phải thay đổi. Như cá chép rút đi toàn bộ vẩy cá, chặt đứt vây cá để hoá rồng vậy. Con người chúng ta sẽ thay đổi, bỏ đi sự ngây ngô của tuổi trẻ và thay vào đó là sự chững chạc, nhìn mọi việc bằng nhiều hướng
- Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần trước khi phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, mà xem đó như những cơ hội để học hỏi. Edison được coi là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của nhân loại nhưng trong quá khứ ông cũng đã từng phải khổ sở như vậy, tại sao chúng ta lại phải sợ đau khổ, ngu muội nhất thời của tuổi trẻ cơ chứ?
- Bài học và liên hệ bản thân
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 17: Trong bộ phim "Three idiots": Câu nói cuối phim đọng lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả đó là: "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn". Nêu suy nghĩ về câu nói đó.

Gợi ý:
- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn câu nói
(Ví dụ: "Chúng ta đừng bao giờ ngưng ước mơ. Ước mơ cung cấp dung dưỡng cho linh hồn, cũng như một bữa ăn cho cơ thể". Dù bạn là ai, công nhân hay giám đốc, dân thường hay tổng thống.... thì bạn luôn cần có ước mơ, đam mê. Nhưng đam mê thực sự không nằm trong suy nghĩ mà còn là hành động. Bạn luôn tự hỏi: theo đuổi đam mê thì ta sẽ được gì? Khi xem bộ phim "Three idiots", lời nói của chàng... đã trở thành lời giải đáp cho câu hỏi đó "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn")
- Giải thích
+ Đam mê: là niềm mong ước, khát khao đạt được một điều gì đó, và mong ước ấy là điều tốt đẹp, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội
+ Thành công: là khi đã đạt được ước mơ, khát vọng của bản thân, thành công còn là biết rút kinh nghiệm, chiến thắng chính mình
=> "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn": chỉ cần có ước mơ và cố gắng thực hiện nó, thành quả tốt đẹp sẽ là của bạn
- Phân tích
+ Mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi đều có những ước nguyện mà bản thân muốn làm cho bằng được. Với những ước nguyện tốt đẹp, ước mơ cháy bỏng thì đó gọi là đam mê. Nhưng như nào mới được coi là tốt, là đẹp? Đó là niềm mong ước mà có lợi cho bản thân cũng như thúc đẩy xã hội phát triển.
+ Bạn đã có đam mê của riêng mình chưa? Và bạn biết cách thực hiện nó không? Cho dù là có hay chưa, tôi vẫn hi vọng rằng bạn sẽ kiên trì, bền bỉ trên con đường mình chọn, đừng vội nản chí mà bỏ bê giữa chừng. Bạn dành ra một năm để ấp ủ và thực hiện ước mơ nhưng kết quả lại không như ý. Đừng vội nản, bạn hãy nhìn xem, trên thế giới này có nhiều người phải dành thời gian nhiều hơn một năm để tìm cho ra đam mê của mình, và dành nhiều thời gian hơn nữa để thực hiện nó. Đôi khi là cả cuộc đời.... Chẳng có gì đáng xấu hổ khi thừa nhận bản thân chưa xác định được đam mê cả. Nếu ai cũng xác định được thì đã không có chuyện học sinh ngồi trên ghế nhà trường mười hai năm nhưng còn không xác định được bản thân muốn gì, thi vào trường nào, ngành nào,.... Hay là những bạn trẻ tốt nghiệp một ngành nào đó nhưng cuối cùng lại làm công việc không liên quan gì tới ngành mình đã học...
+ Bác Hồ đã từng viết về ước mơ lớn nhất đời mình, đó là "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Và Bác đã thành công
+ Tại sao theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn? Rất đơn giản, đam mê bắt nguồn từ tâm mỗi người, nó không đơn giản là ước muốn nhất thời hay sự bồng bột của tuổi trẻ mà là khát vọng đến từ đáy lòng. Mỗi khi nghĩ đến đam mê, con người ta sẽ không kìm lòng được mà hạnh phúc, mà vui vẻ và phấn chấn. Điều đó là mấu chốt trong hiệu suất làm việc của chúng ta. Có niềm hứng khởi, công việc mới có thể được hoàn thành tốt
+ Dẫn chứng: ông trùm hoạt hình Walt Disney, ngày nay, ông luôn được nhắc đến bởi hàng triệu người đã từng xem bộ phim, chương trình truyền hình và đến khu vui chơi giải trí của ông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, trong quá khứ, ông từng bị sa thải vì "thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng hay ho", không những thế, ông còn từng bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland. Vậy điều gì đã khiến ông thành công? Câu trả lời là đam mê
- Bàn luận
+ Hãy thử nghĩ, nếu ta làm công việc lương cao nhưng không hề cảm thấy hứng thú, thậm chí là nhàm chán, muốn bỏ đi thì liệu có đạt được thành công trong lĩnh vực đó? Khả năng đó là rất thấp
+ Ngược lại, khi làm việc ưa thích trong môi trường thích hợp. Cho dù là bạn còn kém về mặt nào đó nhưng vì đam mê, tất cả đều sẽ được lấp đầy...
- Mở rộng vấn đề
+ Thế giới ngày nay xoay vần quá nhanh, con người ta cho dù muốn hay không cũng đều bị cuốn vào vòng xoáy mưu sinh, sống vội đi và suy nghĩ không còn chỗ cho những ước mơ, đam mê. Nỗi lo cơm áo gạo tiền là đè nén hết đam mê ấy xuống
+ Thời còn trẻ, chúng ta không phải nghĩ nhiều, đam mê có thể nói là cháy bỏng. Nhưng lớn lên, đam mê ấy đã chẳng còn nhiều như trước
- Tổng kết lại vấn đề, liên hệ bản thân
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 18: "Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp." Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.

- Giải thích :
+ Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội.
+ Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ vị trí khác nhau trong xã hội.
+ Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.
- Bàn luận:
+ Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
* Mỗi nghề đều có đặc điểm, vị trí riêng trong cuộc sống xã hội.
* Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, vì thế mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính nào cũng đều cao quý cả.
* Tuy nhiên do đặc trưng riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối với đời sống, một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc…
+ Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp
* Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động nghề nghiệp.
* Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.
* Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi.
* Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng nghề nghiệp của họ.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày nay.
+ Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ như trộm cướp, gian dối… để kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân chính như chúng ta đang bàn.
+ Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”.
+ Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang hèn…) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
+ Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp, giá trị bản thân.
- Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp mang đến sự cao quý cho con người mà chính con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là một lời khuyên, một lời nhắc nhở đối với mọi người nhất là đối với thanh niên đang đứng trước ngư
 
Last edited:
Top Bottom