Văn Chuyên đề nghị luận xã hội

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề 39 :Hãy nêu suy nghĩ của em về sự nghị lực trong cuộc sống


Mở bài : Giới thiệu, dẵn dắt vào vấn đề nghị luận

Thân bài:

Giải thích : Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, bản lĩnh, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách Luôn kiên trì theo đuổi, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của mình, mặc cho mọi nghịch cảnh, thách thức cứ bủa vây

* Biểu hiện

+ Kiên trì nổ lực hết mình, không chịu khuất phục, không chấp nhận số phận hoàn cảnh.

+ Biết khắc phục những khó khăn, thiếu xót của bản thân mình, biết đối mặt và vươn lên mọi nghịch cảnh, hành động, làm việc, chọn thách thức và đương đầu với khó khăn không sợ vấp ngã thất bại.

+ Luôn kiên trì, kiên định với con đường với ước mơ và hoài bảo của bản thân, dũng cảm đương đầu với sóng gió với những thách thức trên con đường dẵn đến thành công .

,+Có những định hướng rõ ràng, biết xác định mục tiêu, kế hoạch để theo đuổi ước mơ.

– Dẫn chứng: chứng minh
– Vai trò, ý nghĩa:
+ Là sức mạnh động lực giúp con người ta vượt qua phong ba bão táp khó khăn vấp phải trên con đường chinh phực ước mơ hoài bảo.
+ Giúp chúng ta có thêm niềm tin vào bản thân và cuộc sống, thay đổi va hoàn thiện bản thân mình qua từng ngày.
+ nhận được sự ngưỡng mộ, khâm phục từ mọi người.
+ Giúp ta chinh phục được những mơ ước khát vọng của bản thân.
+ Hình thành lối sống tích cực, tự tin .
Mở rộng

Phản đề : Lên án phê phán những người chưa làm mà đã sợ khó khăn, gặp thất bại thì nản chí, bỏ cuộc, không quan tâm, luôn có thái độ và suy nghĩ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không có ý chí rèn luyện, sống buông thả, không nỗ lực.
. Bài học Không ngừng ra sức học tập làm việc, cống hiến.Rèn luyện mình trước khó khăn chông gai, trong những môi trường khắc nghiệt.Không sợ thất bại, vấp ngã.Không bao giờ bỏ cuộc, biết rút kinh nghiệm để vững vàng hơn.
 
  • Like
Reactions: Only Normal

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề 40
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
“Nếu tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến từ biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc kiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở truớc
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến)

Câu hỏi: Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: lớp trẻ ngày hôm nay phải làm gì để xưng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh?

Thế hệ trẻ không những là người tiếp nối sự nghiệp hào hùng hệ cha ông mà còn là nhân tố quyết định đến vận mệnh quốc gia dân tộc. Nếu vào thế kỉ trước tình yêu nước thể hiện qua những trận tập kích phản công, thì ngày nay tình yêu nước của giới trẻ thể hiện qua việc quảng bá, làm giàu đẹp hơn cho văn hóa và kinh tế nước nhà. Qua việc phát huy các truyền thống cội nguồn dân tộc, qua việc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh và tiên tiến. Hàng triệu bạn trẻ đang hằng ngày miệt mài mài đèn sách để tiếp thu thêm nhiều kiến thức, và vốn kinh nghiệm để góp một phá sức nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng tổ quốc. Những chương trình thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa được tổ chức hằng năm với sự tham gia của hàng ngàn bạn trẻ nhằm thể hiện sự biết ơn đến các gia đình chiến sĩ những vị anh hùng đã vĩnh viễn ra đi và tự do dân tộc các chương trình hiến máu nhân đạo, quỹ vì người nghèo cũng nhận được sự hưởng ứng vô cùng nồng nhiệt từ các bạn trẻ. Hàng loạt các mô hình sáng tạo của sinh viên Việt được công nhận, vinh danh rộng rãi từ bạn bè quốc tế, rất nhiều các hàng hóa thủ công, các món ăn truyền thống được các bạn trẻ tích cực quảng bá và mở rộng . Đồng thời thế hệ trẻ cũng cần ý thức kiểm soát được hành vi suy nghĩ của mình sao cho phù hợp với thuần phong mĩ tục, với văn hóa ứng xử và quy phạm đạo đức truyền thống dân tộc. Hơn hết chúng ta cần ý thức được rằng cuộc sống yên bình, hạnh phúc mà chúng ta có được ngày hôm nay, phải đánh đổi bằng biết bao mồ hôi và xương máu của cha ông, họ đã không tiếc thân mình, chẳng tiếc hi sinh vì cuộc sống của chính chúng ta, vì độc lập tự do dân tộc. Và chúng ta - những người được thụ hưởng thành quả ấy, phải có trách nhiệm trong việc kế thừa và phát huy sự mệnh cao cả đấy, để xây dựng một đất nước ngày càng giàu mạnh, và phát triển
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 41: Suy nghĩ về hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại trong trường học.

- Thực trạng:
+ Một số trường cấp Trung học cơ sở, Trung học Phổ Thông đã cho phép học sinh mang điện thoại tới trường để phục vụ việc học cũng như tra cứu, tìm hiểu thông tin một cách dễ dàng hơn.
+ Điện thoại cũng là một con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng cách thì sẽ tạo ra hiệu ứng tốt, giúp bản thân hiểu biết hơn, còn nếu quá u mê, không kiểm soát được sẽ dẫn tới nghiện điện thoại.
+ Nhiều học sinh lợi dụng việc mang điện thoại tới trường vào mục đích xấu, rủ nhau tụ tập chơi game, gây xung đột dẫn tới đánh nhau, lên facebook tán gẫu, không tập trung nghe giảng bài, chểnh mảng khi có điện thoại bên cạnh.
+ Hơn nữa, các trường đều có phương hướng hoạt động riêng, trường cho mang điện thoại, trường thì không, tạo nên sự hoang mang cho cả học sinh và phụ huynh.
+ Nhiều học sinh không có điều kiện nên việc mang điện thoại tới trường còn nhiều mặt hạn chế.

- Lợi ích của việc mang điện thoại:
+ Hầu hết mọi thông tin đều có trên Internet, việc mang điện thoại đến trường sẽ giúp học sinh tìm hiểu thông tin, tìm tài liệu, bài tập một cách dễ dàng, nâng cao chất lượng học tập. Có nhiều môn học cũng cần đến sự giúp đỡ của công nghệ thông tin.
+ Qua đó, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng đọc, tìm kiếm tài liệu, chắt lọc kiến thức trên mạng để phục vụ cho quá trình tự học.
+ Nhiều bạn học sinh xa nhà có công cụ liên lạc với cha mẹ, người thân sau giờ tan học.
=> Mang đến nhiều lợi ích thiết thực.

- Hậu quả của việc lạm dụng điện thoại:
+ Cái gì cũng có mặt trái của nó hết, ngoài một số học sinh chấp hành đúng nội quy của nhà trường thù có một số cá nhân, thậm chí là tập thể thường lạm dụng điện thoại ở mục đích học tập vào mục đích cá nhân.
+ Nhiều học sinh không nghe giảng, chép bài, chơi điện thoại lén trong lớp, rủ nhau chơi game, tán gẫu,... việc học đâm ra chểnh mảng.
+ Nhiều vụ việc ẩu đả, đánh nhau cũng từ điện thoại mà ra, lúc đầu chỉ nói chuyện, sau đó mâu thuẫn, đánh nhau lúc nào không hay.
+ Giờ ra chơi, học sinh thường mỗi người một cái điện thoại ngồi ở góc lớp, chán các hoạt động vui chơi, giảu trí ngoài sân trường.
=> Gây ra nhiều ý kiến trái chiều về việc học sinh mang điện thoại tới trường.

- Giải pháp:
+ Nhiều trường học xây dựng thư viện kết hợp với dàn máy tính giúp học sinh vừa tìm thông tin trong sách và lẫn trên mạng.
+ Có hệ thống điện thoại công cộng ở hành lang trường để học sinh gọi điện với người thân đưa đón khi tan học.
+ Các thầy cô giáo sẽ thu điện thoại vào đầu giờ học, khi cần đến sẽ phát ra cho học sinh.
+ Quản lí nghiêm nếu đồng ý cho học sinh mang điện thoại đến trường, những trường hợp vi phạm sẽ bị xử lí để mọi người noi gương.
 
  • Like
Reactions: quynhanhnguyenho05

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 42: Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự: "Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện
người nhỏ hơn mình hay tranh luận thẳng thắn với người lớn".
(Đặng Anh, Sống đúng là chính mình, tuoitre.vn, ngày 9/9/2013).
Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.


- Nêu bản chất của hiện tượng- giải thích hiện tượng:
+ Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội.
+ Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình trước đám đông
- Thực trạng.
+ Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá thụ động trong học tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận.
+ Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi thường bị nhìn nhận là trẻ người non dạ, ngựa non háu đá, trứng khôn hơn vịt. Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân.

- Nguyên nhân:
+ Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống "kính lão đắc thọ", người trẻ tuổi phải luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống.
+ Do sự ích kỉ, bảo thủ của người lớn.
+ Trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây.
+ Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi….
- Hậu quả:
+ Những người trẻ có tâm huyết trở nên bất mãn, thờ ơ, thiếu tự tin…
+ Người trẻ không có điều kiện thể hiện tài năng và sự cống hiến cho xã hội.
+ Thiếu công bằng khi bình xét, đánh giá khen thưởng …
- Giải pháp:
+ Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng thắn và khiêm tốn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác.
+ Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ; đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ chứ không nên có thái độ dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa" làm ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lí của thế hệ trẻ.
+ Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo và bộc lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực.

- Bình luận, mở rộng vấn đề:
+ Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc chính kiến của những người trẻ tuổi hơn
+ Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo...; dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như
mình.
+ Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người khác với thái độ chống
đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ.
+ Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không chỉ đối với người trẻ
mà đối với cả cộng đồng.
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
 
Last edited:

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề 43: "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa"
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.


- Giải thích ý kiến:
+ “Ngưỡng mộ thần tượng” là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng.
+ “Mê muội thần tượng” là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.
-> Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

- Bàn luận ý kiến:
+ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa:
  • Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống.
  • Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương quá đà.
+ Mê muội thần tượng là một thảm họa:
  • Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội.
  • Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
- Bình luận, mở rộng vấn đề:
+ Ý kiến trên hoàn toàn đúng.
+ Cần nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.
+ Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.

- Khẳng định lại vấn đề một lần nữa: Hoàn toàn chính xác.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
 
  • Like
Reactions: anbinhf
Top Bottom