Văn Chia sẻ một số bí kíp/tài liệu học tốt Ngữ Văn

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.
Bí kíp nho nhỏ khi làm văn NLXH :D
Bước 1. Đi tìm từ khóa​
Viết bài văn/ đoạn văn NLXH, điều đầu tiên các bạn cần làm là đọc thật KĨ ĐỀ BÀI, các bạn cần đọc 3 - 4 lần, sau đó gạch chân từ khóa. Từ khóa là từ quan trọng nhất, định hướng vấn đề các bạn cần viết.
Nhiều bạn không xác định từ khóa nên bị lạc đề, sai đề => mất toàn bộ điểm ở bài này đấy.
Ví dụ: Viết đoạn văn nếu suy nghĩ của em về câu nói sau: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”
Từ khóa ở đây là: bàn tay, hoa hồng, hương thơm

Bước 2: Giải mã từ khóa => tìm ra vấn đề
Các bạn cần giải thích, cắt nghĩa từ khóa để tìm được vấn đề mà câu nói hoặc đoạn văn bản muốn đề cập.
Ví dụ:
- Hoa hồng: được coi là nữ hoàng của các loài hoa, tượng trưng cho cái đẹp, điều tốt lành.
- Hương thơm: mùi hương nhẹ, vương vấn, có sức lan tỏa, biểu tượng cho những giá trị tinh thần, có khả năng lan tỏa trong cộng đồng.
*Vậy ý nghĩa cả câu: Khi bạn làm điều tốt đẹp cho người khác, bạn sẽ nhận được những điều tốt đẹp và hành động đó sẽ lan tỏa trong xã hội.

Bước 3: Viết đoạn/ bài văn
Hình thức:
- Với dạng đoạn văn các bạn lưu ý: nên viết dạng tổng – phân – hợp, dung lượng 2/3 trang giấy thi, không được chia thành đoạn nhỏ và xuống dòng.
- Với dạng bài văn: đảm bảo cấu trúc 3 phần (mở bài, thân bài, kết luận), chia thành các đoạn văn theo mạch ý.
Nội dung:
1. Giải thích
- Giải thích từ khóa, nội dung cả câu
- Nhận xét câu đúng/ chưa đúng
2. Chứng minh
- Biểu hiện của vấn đề: các bạn nên lấy 2 – 3 ví dụ thực tiễn, có sức thuyết phục cao, tránh lấy ví dụ trong các tác phẩm văn học (vì văn học là hư cấu, không phải là hiện tượng có thật).
- Nguyên nhân: các bạn lí giải tại sao lại có vấn đề đó
- Đảo ngược vấn đề: bên cạnh những ví dụ tích cực, có những người suy nghĩ lệch lạc…
- Cách lan tỏa tích cực (phương pháp).
3. Liên hệ bản thân và bài học kinh nghiệm
< Còn nữa... >​
 
Last edited:

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
2.

Văn thuyết minh không khó nếu teen biết những điều này!

#1: Thuyết minh về tác phẩm văn học.

Thể loại văn thuyết minh tác phẩm văn học là một trong những dạng bài khiến không ít học sinh mất điểm bởi nhiều bạn không biết cách làm. Để chuẩn bị cho bài kiểm tra văn thuyết minh, bạn nên lưu ý những điều sau cho bài thuyết minh tác phẩm văn học.


Trước tiên, bạn phải hiểu thế nào là Thuyết minh tác phẩm văn học. Với dạng đề này bắt buộc các bạn phải nhớ được tác phẩm văn học, tác giả. Không chỉ vậy bạn cần biết các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Bài văn thuyết minh tác phẩm văn học hiểu đơn giản là bạn phải giới thiệu về tác phẩm đó, các bạn phải lựa chọn được những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và đắt giá của tác phẩm để thể hiện vào bài văn của mình.

Như vậy, muốn làm tốt hay không bạn cần nắm chắc được kiến thức văn bản. Ít nhất hãy thuộc 1 vài dẫn chứng quan trọng của tác phẩm có thể là câu văn hay nhất, hay câu nói ý nghĩa của nhân vật…Có dẫn chứng bài viết bao giờ cũng thuyết phục hơn. Tiếp đó hãy nắm được nội dung cốt lõi của tác phẩm và trả lời các câu hỏi: Tác phẩm có nội dung gì? Tác phẩm để lại ý nghĩa gì? Tác phẩm có sức ảnh hưởng như thế nào tới thế hệ bấy giờ và hiện tại không? Khi trả lời được các câu hỏi này là bài viết của bạn cũng đã hoàn thành được 80%.

Bên cạnh nội dung tác phẩm hãy nhớ đi kèm với nó là nghệ thuật. Nội dung đi kèm nghệ thuật nên không thể tách rời. Bạn cần nhớ liên hệ với các tác phẩm tương đồng để thấy cái hay, cái lạ của tác phẩm mình đang phân tích. Và cuối cùng đừng quên dàn ý của một bài thuyết minh tác phẩm văn học:

GỢI Ý : DÀN Ý CHUNG THUYẾT MINH TÁC PHẨM VĂN HỌC​

I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh.
- Giới thiệu khái quát tác phẩm tác giả (tránh dài, cầu kỳ, đi thẳng vào đối tượng cần thuyết minh). Chú ý nêu cả những tên gọi khác của tác phẩm (nếu có)

II.Thân bài
* Thuyết minh chuẩn xác, đầy đủ, phong phú các khía cạnh nội dung
- Tác giả: chú trọng đến những tình tiết tiểu sử ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác hoặc đến nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm được bàn luận.
Ví dụ: Trương Hán Siêu từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là nhân chứng lịch sử của những chiến công oanh liệt thời nhà Trần .
-> Những cảm xúc chân thực và suy ngẫm sâu sắc về những chiến công ấy được thể hiện trong bài ''Phú sông Bạch Đằng''.
- Tác phẩm:
+ Hoàn cảnh sáng tác (nếu có) -> có ảnh hưởng gì đến nội dung/ nghệ thuật tác phẩm.
Ví dụ: ''Phú sông Bạch Đằng'' được sáng tác vào khoảng 50 năm sau thành công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên -> một độ lùi thời gian đủ để suy ngẫm, đánh giá khách quan và đúng đắn một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc.
+ Thể loại: phú, cáo, truyền kỳ là thể loại gì. Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể loại đó.
+ Nội dung· Bố cục tác phẩm, kèm theo khái quát nội dung của từng phần (Ví dụ: Phú, cáo...)·
- Tóm tắt nội dung câu chuyện (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)·
- Nêu chủ đề (thuộc phần Ghi nhớ), có phân tích ngắn gọn.
+ Khái quát các giá trị nghệ thuật kèm theo phân tích dẫn chứng ngắn gọn.
- Ý nghĩa giáo dục – tính chất thời sự của tác phẩm (nghị luận xã hội):
+ Rút ra những bài học đạo đức, nhân cách nào từ các nhân vật, nội dung của tác phẩm.
+ Liên kết tính gần gũi, tương đồng ở khía cạnh xã hội nào đó giữa các thời kỳ lịch sử: suy nghĩ trước các di tích lịch sử hoang phế, trước niêm tin về công lý của nhân dân mọi thời, về những nhức nhối của xã hội đương thời…

III. Kết bài:
- Đánh giá vị trí của tác phẩm, tác giả đối với văn học dân tộc.
Ví dụ: Với “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” nói riêng, “Truyền kỳ mạn lục” nói chung, Nguyễn Dữ cùng với Lê Thánh Tông, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trinh đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại một bước phát triển mới đầy tự hào.
- Khẳng định giá trị vững bền của tác phẩm
Ví dụ: Với những đóng góp quan trọng ở nhiều mặt, ''Đại cáo bình Ngô'' xứng đáng có được một vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc cũng như trong lòng độc giả muôn đời
....
Sưu tầm:hoctot.hocmai; bổ sung, chỉnh sửa HC.

Chúc các bạn làm tốt bài Văn thuyết minh!​
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
3.
DÀN Ý CHUNG VỀ VĂN THUYẾT MINH
(về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa, phong tục tập quán...)​

I. Mở bài

Cũng giống như các dạng văn nghị luận khác , một bài văn thuyết minh có thể đươc mở đầu bằng:
  • Nêu nội dung thuyết minh
  • Dẫn dắt, tạo chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.
Tùy theo phong cách của mỗi người mà có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng điều quan trọng nhất vẫn là nêu ra được nội dung cần thuyết minh để người đọc biết được đối tượng cần nắm bắt trong phần thân bài. Một mở bài hay sẽ là chìa khóa để người viết dẫn dắt độc giả vào bài viết của mình, chính vì thế nên mở bài một cách sáng tạo và ấn tượng sẽ gây được thiện cảm cho người đọc.
Một chú ý khi viết mở bài đó là không nên viết quá dài để tránh trường hợp “đầu voi, đuôi chuột” làm cho bài viết không cân đối, không hợp lí

II. Thân Bài
- Tìm ý, chọn ý từ việc xác định đối tượng cần thuyết mình: có những đặc điểm gì? khai thác theo hướng nào, vai trò, tác dụng…
- Giới thiệu sâu, tỉ mỉ, chi tiết, những nét đặc trưng của đối tượng.
- Sắp xếp các ý thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh:
+ Nêu khái niệm
+ Phân tích đặc điểm
+ Bình luận, đánh giá
+…
*Nếu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh thì có thể đề cập các ý:
– Vị trí địa lí.
– Những cảnh quan đặc sắc của đốì tượng.
– Cách thưởng ngoạn đối tượng.
*Nếu giới thiệu thuyết minh về một phong tục tập quán thì có thể lần lượt nói rõ về lịch sử hình thành, những biểu hiện của nó, cũng như thái độ và tình cảm của con người đối với phong tục tập quán đó.
*Nếu đối tượng cần giới thiệu, thuyết minh là một danh nhân văn hóa thì có thể lần lượt giới thiệu hoàn cảnh, xã hội, thân thế và sự nghiệp, đánh giá của xã hội đối với người đó. Tất nhiên là phần thân thế và sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.
- Việc sắp xếp các ý để trình bày trong phần này tùy theo mỗi người sẽ đi theo mỗi cách khác nhau, có thể sắp xếp theo các trình tự: không gian, thời gian, logic… nhưng cũng có thể để hỗn hợp các quan hệ miễn sao phù hợp với đối tượng thuyết minh, và đạt được mục đích thuyết minh.

III. Kết bài
- Kết bài không phải chỉ là phần kết lại một bài văn mà còn cần mở rộng ra về một phạm vi lớn hơn, để lại cho người đọc những điều cần suy ngẫm, những điều cần nghị luận tiếp theo. Chính vì thế, kết bài của một bài văn thuyết minh ngoài việc cần nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng về đối tượng thuyết minh thì còn cần nêu ý kiến, cảm nhận của bản thân. Đồng thời cần mở rộng ra một vấn đề mới để bài viết có độ sâu.

Ghi nhớ

Để làm tốt bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, ta cần phải:
- Nắm vững các kiến thức và cần phải có kỹ năng viết tốt.
- Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
- Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.
- Biết cách nhấn mạnh, tô đậm, làm rõ vấn đề thuyết minh; gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
...

Văn thuyết minh không phải là dạng bài khó, điều khác biệt của nó so với các dạng bài khác là đòi hỏi tri thức thực tế nhiều hơn, chính xác và khách quan hơn. Do đó, người viết phải có nền tảng tri thức cơ bản, hiểu biết rõ về đối tượng thuyết minh cũng như kiến thức thực tế để có thể làm một bài văn thuyết minh một cách trọn vẹn.
#Sưu tầm:hocvan; bổ sung, chỉnh sửa HC
 
Last edited:

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
4.
DÀN Ý CHUNG VỀ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO
I. MỞ BÀI:
- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

II. THÂN BÀI:
1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)
Khi giải thích cần lưu ý:
- Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

2. Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
a. Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:
- Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
- Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
- Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
b. Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:
- Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
- Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
- Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống: 0,5 điểm (khoảng 10 dòng)
Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:
- Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
- Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
- Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

III. KẾT BÀI:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
-> Xem thêm: bài viết của chị @hongngam_29 tại https://bit.ly/2zDUawC
 
Last edited:

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,576
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
Hôm nay sẽ là tài liệu mang tên ''Sổ tay văn học'' :D Nó ngắn thôi, nhưng mình nghĩ khá là hữu ích ^^
Sau này mình sẽ cố gắng cập nhật thêm. Mong các bạn ủng hộ ạ!
Topic rất hay và bổ ích bạn nhá, nhất là những bạn ''ngu Văn'' như mình ^^
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
6.
Lâu quá mới quay lại topic nè, bụi bám nhiều quá rồi ~~~
Hôm nay, Chi quyết định share tài liệu học thuật về văn ''NGHỊ LUẬN''. Có cả phần lý thuyết và bài văn mẫu nữa nhé ^^ Mong là nó có ích với các bạn!
Chúc các bạn học tốt!​
P/s: *Chuyên mục PR nhá hàng :v* Chi vừa tìm thấy trong drive một tài liệu về LÍ LUẬN VĂN HỌC rất hay, nhất là những bạn có học chuyên hay có ý định thi chuyên thì nên xem qua một chút :v Cuốn sách này được cải biên từ cuốn sách ''Giáo trình Lí luận văn học'' hiện đang được sử dụng giảng dạy cho sinh viên hệ chính quy của khoa Ngữ Văn - trường ĐHSPHN. Số tới Chi hứa sẽ up cuốn này lên cho các bạn tham khảo :'>
 
Last edited:

Minh Phương Trần BK32

Học sinh
Thành viên
11 Tháng tám 2018
24
52
41
19
Nghệ An
Trường THCS Trường Thi
Lâu quá mới quay lại topic nè, bụi bám nhiều quá rồi ~~~
Hôm nay, Chi quyết định share tài liệu học thuật về văn ''NGHỊ LUẬN''. Có cả phần lý thuyết và bài văn mẫu nữa nhé ^^ Mong là nó có ích với các bạn!
Chúc các bạn học tốt!
P/s: *Chuyên mục PR nhá hàng :v* Chi vừa tìm thấy trong drive một tài liệu về LÍ LUẬN VĂN HỌC rất hay, nhất là những bạn có học chuyên hay có ý định thi chuyên thì nên xem qua một chút :v Cuốn sách này được cải biên từ cuốn sách ''Giáo trình Lí luận văn học'' hiện đang được sử dụng giảng dạy cho sinh viên hệ chính quy của khoa Ngữ Văn - trường ĐHSPHN. Số tới Chi hứa sẽ up cuốn này lên cho các bạn tham khảo :'>
Chi ơi, thế có tài liệu thi văn 9 lên 10 ko?
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
7.
Chi quay lại rồi đây ~
Xém nữa thì quên lời hứa ở số trước :v Tadaaaaaaaaaaaa

---------------------------​
Umk, hiện tại thì mk cần cả kiểu luyện đề thi và một số bài văn hay có đc ko?
Bạn xem thử một số tài liệu này xem sao, còn về luyện đề thì mình nghĩ nên luyện đề thi vào 10 của những năm trước để bám sát nội dung cũng như hiểu được cấu trúc đề ấy. Trên diễn đàn mình có hẳn 1 kho đề rất lớn luônnn ^^

Mình thấy nhóm Cánh buồm phân tích, bình giảng khá hay về nội dung tổng hợp NV9. Phân tích chuyên sâu để mình hiểu rõ hơn thôi chứ đây không hẳn là văn mẫu đâu :v

Còn đây là về phần Tiếng việt. Tương đối đầy đủ nhé ^^

Đề thi thì ... đây là một ít cho bạn làm trước nhé :3
Đề 10 - Đề thi chuyên Văn vào 10 THPT chuyên Phan Bội Châu Nghệ An 2018-2019
Đề 10 - Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Giang 2018-2019
Đề 10 - Đề thi tuyển sinh vào 10 chuyên Văn ĐHSP TPHCM môn Ngữ văn 2018 - 2019
Đề 10 - Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT Yên Bái môn Ngữ Văn 2018 - 2019
Đề 10 - Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT Bến Tre môn Ngữ Văn 2018 - 2019
Đề 10 - Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT Bạc Liêu môn Ngữ Văn 2018 - 2019
Bạn cần gì thêm thì bảo mình nhé ~~
 
Last edited:

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
8.
JFBQ00226070619A Xem Chi mang đến cho các bạn gì nè ~
[Đoán xem đoán xem :D ]
...
Thật ra lần trước Chi có nghe thấy nhiều bạn hỏi làm sao để viết văn tốt hơn? Lời văn trở nên hay và sắc sảo hơn? .v.v...
Chi nghĩ có một cách, đó là tham khảo những bài văn mẫu, nhất là những bài văn hay của những tiền bối, anh chị đạt hsg hay có giải cao trong các cuộc thi. Hãy tham khảo cách họ viết như thế nào, cách họ dùng lời lẽ ra sao, học tập những cái hay cái đep chứ không phải là ''đem văn mẫu về chép'' đâu nhé ^^ Tham khảo những bài văn mẫu, riêng Chi cảm thấy mình đã học được rất nhiều cái hay từ đó.
Nên Chi quyết định share một số tài liệu về những bài văn hay cho các bạn tham khảo ~



Các bạn cứ tham khảo hết nhiêu này đi nha rồi Chi post tiếp :v Chi còn nữa nha :3

Chúc các bạn học tốt ^^ Cả nhà buổi chiều an lành!
 
Last edited:

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
10.
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố bộ Đề thi tham khảo THPT quốc gia năm 2019.
Bây giờ cả các bạn 2k4 lẫn anh chị 2k1 đang chuẩn bị cho một kì quan trọng sắp tới, cho nên mình sẽ cố gắng tìm tài liệu và up lên cho các bạn tham khảo.

Dưới đây là cuốn ''BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU - NLXH biên soạn bởi thầy Trịnh Quỳnh''.

 
Last edited:

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
11.
Bí quyết đạt điểm tối đa Văn Nghị Luận

Bài văn nghị luận chiếm số điểm khá cao trong bài thi môn văn. Vậy làm thế nào để làm tốt loại bài này? Mách nước sau giúp bạn điều đó.;)

Căn cứ vào đề tài, đối tượng nghị luận mà có hai kiểu bài chủ yếu: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu như đề tài, đối tượng của bài văn nghị luận xã hội là một vấn đề chính trị, tư tưởng, đạo lí, một hiện tượng xã hội thì đối với bài văn nghị luận văn học lại là tác phẩm, hiện tượng văn học hay những ý kiến, nhận định về văn học. Đây là kiểu bài văn phổ biến, quen thuộc nhất đối với học sinh các cấp nhà trường hiện nay.

Người viết tiểu luận văn học, người học sinh khi làm bài cần hiểu đúng thế nào là bài nghị luận văn học.

Trong chương trình Tập làm văn mới hiện hành, không còn sự phân chia các kiểu bài nghị luận văn học như trước đây nữa (giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng). Sự thay đổi này nhằm phản ánh đúng hơn bản chất của một bài văn, qui trình làm một bài văn nghị luận văn học.

Thực tế, hiếm có bài văn nào từ đầu đến cuối chỉ hoàn toàn tuân theo một yêu cầu, chỉ vận dụng một thao tác ấy. Đó là các phép lập luận, các thao tác, phương pháp thường được kết hợp vận dụng khi giải quyết một vấn đề nghị luận. Thật ra, trong một bài nghị luận văn học, người viết thường sử dụng nhiều thao tác, kĩ năng và nhiều khi khó tách bạch một cách rạch ròi giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận. Nói vậy cũng có nghĩa nghị luận văn học là kiểu bài đòi hỏi tính tổng hợp của tri thức, của kĩ năng. Muốn làm được một bài nghị luận văn học hay, cùng với kiến thức, năng lực cảm thụ, người viết cần có kĩ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận để làm sáng tỏ vấn đề, để trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình.

Cách hiểu kiểu bài nghị luận văn học như thế đã bao hàm đòi hỏi tính tích cực, năng lực, bản sắc cá nhân của người làm bài. Một tư tưởng lớn, một phương châm quan trọng trong dạy – học hiện nay mà hầu như ai cũng biết là phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Cần chống lối học vẹt, nói theo từ cách nghĩ đến cách học, cách làm bài. Phân môn làm văn đặc biệt cần góp phần tích cực vào việc thực hiện tư tưởng, phương châm ấy từ cách ra đề đến cách đánh giá. Nghị luận về một vấn đề, phương diện nào đó của tác phẩm truyện, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần xác định một lập trường, từ một góc độ nào đó để phân tích, lí giải, đánh giá, để bộc lộ chủ kiến của mình.

Ngay chữ “phân tích” trong yêu cầu của một đề văn nghị luận cũng cần hiểu cho đúng, cho toàn diện. Nó không chỉ là một thao tác, một phép lập luận. Nó không chỉ phân chia vấn đề, đối tượng ra từng bộ phận, từng khía cạnh để miêu tả, tìm hiểu đặc điểm. “Phân tích” ở đây bao hàm cả sự nhận xét, đánh giá, lí giải… về vấn đề, đối tượng ấy bằng tư tưởng, tình cảm của mình. Chẳng hạn trước đề văn nghị luận “Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long”. Một bài làm văn tốt sẽ không chỉ nêu rồi chứng minh từng vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật anh thanh niên (như lòng yêu nghề, lặng lẽ cống hiến, như lòng hiếu khách đến nồng nhiệt rồi đức tính khiêm tốn…).

Đồng thời với quá trình phân tích từng vẻ đẹp, trình bày từng luận điểm ấy, người viết cần thể hiện sự cảm thụ các chi tiết nghệ thuật sinh động trong tác phẩm, thể hiện thái độ, tình cảm của mình, cần nhận xét, đánh giá về cách miêu tả, xây dựng nhân vật của nhà văn, cần rút ra, khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật… Nói vậy nghĩa là bài nghị luận văn học đòi hỏi cảm thụ, ấn tượng riêng, đề cao tính chất cá nhân, cá thể của người viết. Tất nhiên, từ ý thức được về lí thuyết đến thực hành đúng, thực hiện cho có hiệu quả thật sự không hề đơn giản. Muốn làm được điều này cả thầy và trò phải phấn đấu dần dần ra khỏi quán tính, từ bỏ thói quen ăn sâu một thời, còn làm sao vượt khỏi áp chế đè nặng của bao thứ sách tham khảo, bài mẫu này nọ trên thị trường sách đa tạp hiện nay. Quả thực, với kiểu ra đề văn hạn hẹp, đơn điệu lâu nay, trước thực tế các tác phẩm, vấn đề đã được cày xới kĩ, người làm bài không dễ có và xen vào được ý kiến, cảm thụ riêng của mình.

Từ đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học nêu trên, chúng ta xác định cụ thể hơn những yêu cầu cơ bản mà một bài nghị luận văn học cần đạt tới.

1. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào ý đồ sáng tác của nhà văn mà phân tích, làm sáng tỏ các tầng lớp nội dung, ý nghĩa trong ngôn từ, trong hình ảnh nơi văn bản

Mọi nhận xét, đánh giá về tác phẩm chỉ thực sự có ý nghĩa khi xuất phát từ sự hiểu đúng, hiểu sâu nó. Bài nghị luận văn học tối kị lối phát biểu ý kiến một cách chung chung hoặc chỉ “diễn nôm “nội dung. Muốn bình đúng, bình hay trước tiên phải phân tích đúng, giảng sâu. Giảng có nghĩa là khám phá, giảng giải nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, là giải thích, khẳng định nghĩa lí của văn bản. Nó có nhiệm vụ chỉ ra các tầng lớp nội dung và chứng minh một cách thuyết phục rằng nội dung ấy tất phải được thể hiện qua hình thức nghệ thuật ấy, rằng hình thức nghệ thuật ấy “hợp lẽ thuận tình”, có tính độc đáo hơn cả trong việc thể hiện nội dung.

Trong quá trình phân tích, chứng minh tính độc đáo của sự thống nhất giữa nội dung và hình thức ở văn bản tác phẩm, người nghị luận cần tìm trúng những chỗ hay, chỗ lạ của các phương thức, thủ pháp thể hiện và khẳng định được rằng hình thức nghệ thuật ấy là “phương án tối ưu” để thể hiện sinh động nội dung, rằng bất kì sự đổi thay nào đó (dù rất nhỏ) cũng có thể phá vỡ nghĩa lí, phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm. Chẳng hạn, khi bình giảng khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, ta không thể không chú ý đến chữ mướt trong câu “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Chỉ chữ mướt ấy mới diễn tả đúng và hết sức gợi cảm màu xanh non, xanh mỡ màng đang lấp lánh phản chiếu ánh nắng ban mai của “vườn ai” nơi thôn Vĩ. Vào thời điểm sương đêm còn đẫm trên các ngọn cây, lá cây và ánh mặt trời mới dậy đang chiếu rọi thì mới có mướt. Không thể thay vào đó một chữ bất kì nào khác để đúng, hay được như thế.

2. Cùng với việc giảng giải, phân tích, cần đánh giá, bàn luận về những “lời hay ý đẹp” nơi văn bản, về giá trị của tác phẩm, ý nghĩa của vấn đề

Để khẳng định tính độc đáo, các giá trị của tác phẩm, bài nghị luận phải đào sâu vào các tầng lớp ý nghĩa, vào sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức, đồng thời cần liên hệ mở rộng xung quanh chính các vấn đề ấy, cần tổng hợp, nâng cao bằng năng lực khái quát. Ở đây rất cần thao tác so sánh cũng như khả năng cảm thụ văn chương tinh tế cùng với vốn tri thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Phân tích các bài thơ viết về người chiến sĩ Vệ quốc như Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu, ta không thể không đặt chúng vào hoàn cảnh đất nước thiếu thốn, gian khổ ở những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vào các thành công lẫn hạn chế của dòng thơ viết về anh bộ đội lúc bấy giờ.

Mặt khác, ta cũng rất cần sự hiểu biết về đặc điểm phong cách từng nhà thơ, bút pháp của từng bài thơ để làm sáng tỏ cái hay riêng ở từng tác phẩm. Phân tích nhân vật Chí Phèo, ta cần nhận xét về tính chất điển hình của hình tượng này, cần đánh giá về chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc cùng nghệ thuật điển hình hóa sắc sảo của Nam Cao. Nhìn chung, phần lớn bài văn nghị luận của học sinh hiện nay còn thiên về miêu tả cụ thể (thậm chí kể lể) mà yếu về năng lực khái quát, cô đúc luận điểm và đáng giá. Tại sao lại thế? Ý nghĩa của vấn đề ở chỗ nào? Đó là các câu hỏi nên luôn tự đặt ra khi phân tích cụ thể một vấn đề.

3. Bài văn nghị luận cần có hệ thống luận điểm rõ ràng, mạch lạc, những luận cứ đúng đắn, sinh động và lập luận thuyết phục

Tôi thường nói đùa với các em học sinh rằng bài văn nghị luận phải như một nắm xôi: từng hại dẻo, khô nhưng lại vắt được thành nắm. Nó khác với chảo cơm rang: từng hạt săn đét, rời rạc. Các ý trong bài văn cần rõ ràng nhưng lại được liên kết thành một hệ thống.

Một bài văn nghị luận hay thường có hệ thống luận điểm rõ ràng được kết dính một cách tự nhiên, liền mạch, ý nọ gọi ý kia. Đòi hỏi hệ thống luận điểm mạch lạc, màu sắc cá nhân của các nhận xét, đánh giá, mặt khác, bài văn nghị luận cũng yêu cầu tính cụ thể, thuyết phục của những luận cứ. Nếu cứ sa đà vào dẫn chứng, phân tích cụ thể mà không nâng lên được tầm khái quát, không đúc kết được thành các nhận định, bài văn sẽ nhạt tính tư tưởng, khó gây ấn tượng. Mặt khác, nếu cứ nêu nhận định, ca ngợi hay phê phán một cách chung chung mà không qua các căn cứ cụ thể, dẫn chứng sinh động thì bài văn cũng yếu sức thuyết phục, dễ trở nên sáo rỗng. Kết hợp linh hoạt, tự nhiên giữa phân tích, chứng minh cụ thể với nhận xét, đánh giá khái quát vừa là phương pháp tư duy, vừa là kĩ năng làm bài mà người viết văn nghị luận cần rèn luyện. Chẳng hạn, khi nghị luận về một tác phẩm truyện, những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ chủ đề, ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, số phận của nhân vật, từ đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. Khi nghị luận về một nhân vật cần phân tích, đánh giá từng phương diện cơ bản của nhân vật được nhà văn phản ánh gắn liền với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Chẳng hạn, khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cần làm sáng tỏ nội dung cảm xúc được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. Trước đề bài “Cảm nhận của em về tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu” không ít học sinh lúng túng khi xác định yêu cầu và tổ chức bài làm.Tình đồng chí trong bài thơ này được diễn tả qua các nhân vật nào, ở thời gian, hoàn cảnh nào của lịch sử dân tộc? Đâu là các chi tiết đặc sắc (ngôn từ, hình ảnh, câu thơ…) chứng tỏ vẻ đẹp đặc biệt của tình đồng chí ấy? Bản thân mình tâm đắc nhất với chi tiết nào? Giá trị nhận thức, ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đồng chí là gì? Từ việc trả lời đúng các câu hỏi này, lại cần xác định rõ trình bày cảm nhận theo yêu cầu của đề văn sẽ bao gồm những gì, nên kết hợp ra sao các thao tác, các phép lập luận…

Như vậy, một bài văn nghị luận hay vừa đòi hỏi sự thâm nhập, thẩm bình sâu tác phẩm vừa yêu cầu kĩ năng tổng hợp, khái quát thành nhận định, đánh giá riêng.

4. Lời văn của một bài nghị luận cần chuẩn xác, trong sáng, thể hiện rung cảm chân thành, tự nhiên của người viết

Khi viết một bài văn, một tiểu luận, hơn nhau không chỉ ở chỗ viết cái gì mà quan trọng còn là viết như thế nào, bằng thái độ, tình cảm ra sao. Cần cân nhắc từ cách dùng từ đến cách ngắt câu. Ngôn từ phải làm sao diễn tả sát, trúng bản chất của đối tượng, điều mình muốn nói. Giọng văn làm sao phải hợp với vấn đề, với nội dung, nhiều khi như có hình có khối, giàu nhịp điệu. Viết văn cũng như giao tiếp trong đời sống, không nên hài hước khi cần trữ tình cảm thương và ngược lại. Giọng điệu lời văn khi phân tích thân phận tủi nhục cùng sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ) tất nhiên cần khác với khi phân tích Số đỏ chẳng hạn. Phân tích câu thơ cuối của bài Đây thôn Vĩ Dạ, tôi rất tâm đắc khi viết rằng đó là một lời hỏi khắc khoải (Ai biết tình ai có đậm đà?). Trong chữ khắc khoải này có ước mong tha thiết nhưng ngậm ngùi, khẩn thiết mà đau đớn đúng với cảnh ngộ Hàn Mặc Tử khi ấy. Nhân đây, chúng tôi thấy cần lưu ý các em học sinh một điều: không nên lầm rung cảm nơi lời văn qua các câu cảm thán, qua những lời “hô to gọi giật” kiểu “chao ôi…”, “đẹp làm sao…”, “hay biết bao nhiêu…”. Nếu lạm dụng một cách ngây thơ, nếu “ngụy trang” cho tâm hồn nghèo nàn của mình theo kiểu ấy, bài văn sẽ trở nên sáo rỗng, lắm lúc buồn cười. Rung cảm phải thật sự xuất phát tự đáy lòng, từ sự “vỡ lẽ” của chính mình. Khi ấy, nó tự toát lên trong ý tứ, trong giọng điệu bài văn mà người đọc không khó nhận ra.

Trở lên trên, chúng tôi đã trình bày ngắn gọn các yêu cầu cơ bản của một bài văn nghị luận văn học. Tùy theo vấn đề, đối tượng nghị luận, đặc biệt thể loại tác phẩm, mà mỗi dạng bài lại có các yêu cầu, đòi hỏi các phương pháp riêng.

------------------------------------
Bí Quyết học Văn Hiệu Quả

1. Chọn thầy học, chọn sách đọc
Chỉ những người có năng lực đặc biệt xuất sắc mới có khả năng tự học và đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết thí sinh dự thi đại học và cao đẳng không có được năng lực ấy.

Vì vậy, các em cần sự hướng dẫn của những cuốn sách tốt, những thầy cô giỏi, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, tài liệu tham khảo và luyện thi tràn ngập thị trường. Để mua được sách tốt, các em nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu.

Khi đọc tài liệu tham khảo, các em nên ghi chép, suy nghĩ, tán thành, hoặc phản đối, bởi không phải mọi kiến thức trong sách vở đều đúng. Những thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại để hỏi cho rõ.

Tất nhiên, việc đọc tài liệu tham khảo là cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc nghe giảng trên lớp. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, các em sẽ thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn…

Nếu học ở các trung tâm luyện thi, các em nên tìm học những người có khả năng trang bị một hệ thống phương pháp, kĩ năng, chứ không nên quá thiên về chi tiết bài giảng.

2. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
Các em nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.

Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…

Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…

3. Không học tủ, nhưng cần có trọng tâm
Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa sai lầm, vừa thiển cận.

Nhiều em ngại khó, nên thường bỏ qua các bài khó hoặc ít hấp dẫn như Người lái đò sông Đà, Các vị La Hán chùa Tây phương…Nhưng đề thi vẫn có thể rơi vào các bài đó, mà khi đề đã ra, thì dù không thích cũng phải làm.

Đề thi môn Văn thường kiểm tra toàn diện kiến thức văn học sử (về giai đoạn văn học 1945 - 1975 và 5 tác giả), cũng như tác phẩm văn học cả trước và sau Cách mạng, cả thơ và văn, thậm chí cả kịch (như chương trình phân ban), đồng thời kiểm tra toàn diện các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh...

Trước đây, dung lượng kiến thức văn học lãng mạn và văn học hiện thực trước Cách mạng chỉ chiếm khoảng 30% (câu 3 điểm), nhưng trong đề thi của khối D, M các năm 2002 và 2007 đã chiếm tới 50% (câu 5 điểm).

Vì vậy, các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy, các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…

Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

Sưu tầm: Thủ Khoa 2018
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
wow, bài viết của bạn rất có ích đó, nhất là với những bạn kém văn như mình nè, hic
Cảm ơn chị đã chú ý đến topic. Vì gần đến mùa thi nên topic chủ yếu chia sẻ kiến thức cho các bạn 2k4 ôn thi vào 10 cũng nhưng 2k1 ôn thi THPTQG nên nếu ai muốn tìm hiểu tài liệu theo khối lớp có thể đề xuất nhé.
Thật vui vì những nội dung chia sẻ của topic này có thể giúp ích cho chị cũng như những mem khác trên diễn đàn. Hy vọng chị sẽ ủng hộ topic này ạ ^^
 

Minh Thư_lovely princess

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng mười 2018
684
629
111
20
Tiền Giang
THPT Trương Định
Cảm ơn chị đã chú ý đến topic. Vì gần đến mùa thi nên topic chủ yếu chia sẻ kiến thức cho các bạn 2k4 ôn thi vào 10 cũng nhưng 2k1 ôn thi THPTQG nên nếu ai muốn tìm hiểu tài liệu theo khối lớp có thể đề xuất nhé.
Thật vui vì những nội dung chia sẻ của topic này có thể giúp ích cho chị cũng như những mem khác trên diễn đàn. Hy vọng chị sẽ ủng hộ topic này ạ ^^
ukm năm nay mình học lớp 10, có điều mình thấy nghị luận xã hội hơi khó nhất là phần giải thích với bàn luận ý, vì thế các bài kiểm tra văn của mình điểm cao rất ít, mình không biết làm sao đây nè T~T
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
ukm năm nay mình học lớp 10, có điều mình thấy nghị luận xã hội hơi khó nhất là phần giải thích với bàn luận ý, vì thế các bài kiểm tra văn của mình điểm cao rất ít, mình không biết làm sao đây nè T~T
Hì, em mới học lớp 9 thôi ạ ^^
NLXH đúng là khó, nhưng em lại thích nó nhất :v
Giải thích, bàn luận, mở rộng và cả liên hệ nữa là những điều quan trọng để làm tốt một bài văn NLXH. Chị cần tạo lập được những luận điểm chính, rồi từ đó đưa ra các luận điểm phụ, luận cứ.. bình luận đến đâu phân tích chỉ ra dẫn chứng, ví dụ cụ thể tại đó (chú ý nên lấy những dẫn chứng, ví dụ khách quan, thực tế... mà ai cũng có thể hiếu, ai cũng biết để bài văn có sức thuyết phục cao hơn, logic hơn). Một điều tất yếu để học tốt là chị phải chăm chỉ luyện đề nhiều, từ đó sẽ quen dạng đề, hiểu pp làm bài và nâng cao được vốn từ, ngôn ngữ sử dụng sẽ sắc bén và hay hơn.
Có gì không hiểu chị cứ đăng lên diễn đàn, sẽ có các bạn và cố vấn box hỗ trợ nhiệt tình. Còn về ý thuyết, bài tập, văn mẫu cũng như một số bí quyết, mẹo vặt khi làm bài e đều đã chia sẻ ngay trong topic này.
''Hãy học Văn bằng cả trái tim'' trích lời chị Châu :D Em hy vọng chị sẽ thành công và chiến thắng nỗi sợ của chính mình ^^
Cố lên!
 
Top Bottom