[Chuyên Đề] - Luyện Thi Đại Học - Cao Đẳng.

Status
Không mở trả lời sau này.
K

kienthuc.

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi Tuyển Sinh Đại Học, Cao Đẳng đã sắp đến rồi. Hôm nay mình lập Pic này để chúng ta cùng thảo luận và trao đổi về các dạng bài tập mang tính chất bám sát đề Tuyển Sinh của các năm gần đây.

+ Các bài tập hay, khó mà các bạn chưa tìm được lời giải.
+ Các bài tập bám sát đề thi
+ Các bài tập trong đề thi thử
+ Các bài tập đã xuất hiện trong các kì thi vừa qua

Mời các bạn cùng tham gia nhé, cố gắng cùng nhau ĐỖ ĐẠI HỌC ... nhé!

[Topic này sẽ chính thức hoạt động vào ngày 19/12/2011]
 
Last edited by a moderator:
G

giotbuonkhongten

Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe có khối lượng 8,64 gam. Được chia thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 hoàn tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 loãng, dư thoát ra 555 ml hỗn hợp khí NO và N2O đo ở 27,3oC và 2atm v à có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 18,889
- Phần 2 đem hòa tan vào 400 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được chất rắn gồm 3 kim loại có khối lượng 7,68 gam. Hòa tan chất rắn này trong dung dịch HCl dư thấy khối lượng chất rắn đã giảm đi 21,88%. Nồng độ của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch lần lượt là:
( Cho Mg =24, Fe =56, Ag = 108, Cu = 64) N = 14, O = 16
A. 0,125M và 0,215M B. 0,1M và 0,1M C. 0,15M và 0,1M D. 0,05M và 0,15M.


Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm m1 gam Fe(NO3)2 và m2 gam Al(NO3)3 thu được hỗn hợp khí X Trộn hỗn hợp khí X với 112 ml khí O2 (ddktc) được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí Y vào 3,5 lít H2O ( không thấy có khí thoát ra) được dung dịch có pH = 1,7. Giá trị m1 và m2 lần lượt là: ( Cho Fe = 56, Al = 27, N = 14; O = 16; H =1).
A. 2,700 và 3,195 B. 4,5 và 6,39 C. 3,60 và 2,130 D. 1,80 và 0,260

M post trước vài bài, các bạn vào trao đổi nhé :)
 
G

gvnguyentantrung

Thân mến chào các em !

Thầy nghĩ vào thời điểm này các em đã học hết phần hữu cơ lớp 12 và bắt đầu qua phần kim loại.Thầy đang quay video bài giảng ôn thi đại học 2012, khoảng cuối tháng 2 là phát sóng. Bây giờ các em có thể xem lại bài giảng 2011 và giải đề năm 2011 của thầy trên kênh HTV4, nhà em nào không có kênh HTV4 thì các em có thể lên trang HTV4.vn , mục ôn thi đại học

Và thầy sẽ gửi đến các em 1 số câu phù hợp với mùa thi 2012


Câu 1: Chia m gam hỗn hợp gồm Al và Na làm hai phần bằng nhau
+ Phần 1: cho vào nước dư thu được 13,44 lít khí (đktc)
+ Phần 2: cho vào dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 43,8 gam. B. 20,4 gam. C. 33 gam. D. 40,8 gam.

Câu 2: Trong 1 cốc nước có chứa 0,1 mol Mg2+ 0,2mol ion Ca2+ 0,3mol Na+, 0,05 mol SO42- ,0,1mol Cl- còn lại là ion HCO3-, Cốc nước trên có độ cứng nào.
A. Vĩnh cửu B. Toàn phần C. Nước mềm. D. Tạm thời

Câu 3: Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+, 0,2 mol Mg2+, 0,2 mol NO3-, x mol Cl-, y mol Cu2+
- Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa
- Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 21,05 gam. B. 20,4 gam. C. 26,4 gam. D. 25,3 gam.

Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn vào 400 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,5M và Cu(NO3)2 0,8M thu được 29,44 gam chất rắn Y. Hãy cho biết khi hòa tan hoàn toàn chất rắn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc) ?
A. 12,992 lít B. 10,304 lít C. 12,544 lít D. 13,44 lít

Câu 5: Số đồng phân ancol là hợp chất bền ứng với công thức C3H8Ox là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 6: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số electron độc thân của nguyên tử X ở trạng thái cơ bản là
A. 2. B. 0. C. 5. D. 4.

Câu 7:: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng xong, thu được 3,44 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Tách Y rồi cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thì được 3,68 gam kết tủa hai hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn. Giá trị của m và nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X lần lượt là
A. 1,68; 0,05M B. 0,56; 0,05M C. 1,68; 0,15M D. 1,12; 0,15M

Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl loãng dư. Để tác dụng hết các chất có trong cốc sau phản ứng với dung dịch HCl (sp khử duy nhất là NO) cần ít nhất lượng NaNO3 là
A. 17g B. 2,8g C. 8,5g D. 5,7g

Câu 9: Cho 300 ml dung dịch chứa NaHCO3 x mol/l, và Na2CO3 y mol/l. Thêm từ từ dung dịch HCl z mol/l vào dung dịch trên đến khi bắt đầu có khí bay ra thì dừng lại, thấy hết t ml. Mối quan hệ giữa x, y, z, t là
A. t.z=100xy. B. t.z=150xy. C. t.z=300x.y. D. t.z=300y.

Câu 10 : Thủy phân một tripeptit X sản phẩm thu được chỉ có alanin. Đốt cháy m gam X được 1,05 gam nitơ. Giá trị của m là
A. 4,725. B. 5,725. C. 5,775. D. 5,125.
 
D

donguyenthanhtrung

Bài 1:
Dể tính được nNO=0.02,nNO2=0.025
gọi số mol Mg,Fe lần lượt là (trong 1/2 hh)
BTe:2x+3y=0.02*3+0.025*8
lại có 24x+56y=8.64/2
==>x=0.04,y=0.06
Mg>Fe nên Mg pư hết, chất rắn gồm 3 kl Ag,Cu,Fe
mFe(dư)=7.68*0.2188=1.68==>nFe(pư)=0.03
gọi số mol Ag,Cu lần lượt là a,b
BTe:a+2b=0.04*2+0.03*2
lại có 108a+64b=7.68-1.68=6
==>a=0.02,b=0.06
==>CM(AgNO3)=0.02\0.4=0.05,CM(Cu(NO3)2)=0.06/0.4=0.15
==>D
 
Last edited by a moderator:
L

loi_con_hua

Bài 3: Cho 1 anken R tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4 15,8% vừa đủ thu được kết tủa và dung dịch X trong đó nồng độ % của điol là 11,68%. Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm R và ankan có cùng số cacbon và cùng số mol với R cần 25,532 lít O2 (đktc). Giá trị của m là :
A. 8,70 gam B. 10,32 gam C. 11,40 gam D. 10,26 gam
Bài 2: Hổn hợp X gồm hai ancol CnH2n+1OH và CmH2m+1OH. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 ở 1800C thì thu được hổn hợp 2 olephin là chất khí ở điều kiện thường, còn ở 1400C thì thu được hổn hợp ete, trong đó có 1 ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong 2 ancol. Mối quan hệ giữa m và n ( m > n) là:
A. m = 2n B. m = n+ 1 C. n = 2m. D. m = n + 2
 
L

luckygirl_18

Câu 1: Chia m gam hỗn hợp gồm Al và Na làm hai phần bằng nhau
+ Phần 1: cho vào nước dư thu được 13,44 lít khí (đktc)
+ Phần 2: cho vào dung dịch NaOH dư thu được 20,16 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 43,8 gam. B. 20,4 gam. C. 33 gam. D. 40,8 gam.
gọi x,y là số mol của Al và Na ở từng phần
Na+H20-NaOH+1/2 H2
x------------x----------x/2
Al+NaOH+H20-------NaAl02+3/2 H2
x-x-----------------------------3x/2
Al+NaOH+H20-------NaAl02+3/2 H2
y-x--------------------------------3/2(y-x)
ta có
2x=13,44/22,4=0,6
=>x=0,3
2x+3/2(y-x)=0,9
=>y=0,5mol
=>m=2.(0,3.23+0,5.27)=40,8 g


Câu 3: Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+, 0,2 mol Mg2+, 0,2 mol NO3-, x mol Cl-, y mol Cu2+
- Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa
- Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 21,05 gam. B. 20,4 gam. C. 26,4 gam. D. 25,3 gam.
X=86,1/143,5=0,6 mol
b ảo t oàn đi ện t ích =>y=0,05 mol
n OH-=0,85 mol
C u 2+ +2OH----------Cu(OH)2
0,05--------0,1

Mg2++2OH----------Mg(OH)2
0,2------0,4
Al3+ +3oH-----------Al(OH)3
0,1------0,3------------------0,1
Al(OH)3+OH--------------Al02-+2H20
0,05 -------0,05
=>m k ết t ủa=0,2.58+78.0,05+0,05.98=20,4 g

Câu 9: Cho 300 ml dung dịch chứa NaHCO3 x mol/l, và Na2CO3 y mol/l. Thêm từ từ dung dịch HCl z mol/l vào dung dịch trên đến khi bắt đầu có khí bay ra thì dừng lại, thấy hết t ml. Mối quan hệ giữa x, y, z, t là
A. t.z=100xy. B. t.z=150xy. C. t.z=300x.y. D. t.z=300y.
Thêm từ từ dung dịch HCl z mol/l vào dung dịch trên đến khi bắt đầu có khí bay ra thì dừng lại, thấy hết t ml=>ch ỉ x ảy ra ph ản ứng
C032-+H+------------HC03-
Hay n N a 2C03=n HCl
tz=300y
D,a :D



Câu 10 : Thủy phân một tripeptit X sản phẩm thu được chỉ có alanin. Đốt cháy m gam X được 1,05 gam nitơ. Giá trị của m là
A. 4,725. B. 5,725. C. 5,775. D. 5,125.
sản phẩm thu được chỉ có alanin.(M=89)
=>M tripeptit=89.3-18.2=231
C9H1704N3+2H20---------C9H2106N3
Tripeptit X ch ứa 3 nguy ên t ử N
n tripettit=2/3 n N2=1,05/28.2/3=0,025 mol
=> m tripeptit=5,775 g
C
 
Last edited by a moderator:
O

o0odungsuno0o

Chào Các Bạn Mình Đưa ra đáp án của mình về những câu mà thầy cho các bạn xem cho ý kiến nhé !
1 : D
2 : B
3 : B
4 : C
5 : B
6 : D
7 : C
8 : C
9 : D
10 : C
 
K

kienthuc.

Góp ý bài tập #3.

Câu 1.
Đối với dạng bài này thì ta có công thức sau:
Gọi x-->Na
TH1: 4x = nH => x=0,15mol.
Gọi y-->Al
TH2: 3y + x = nH => y=0,25mol
=>Tổng nAl = 0,5mol và nNa = 0,3mol.
=> m = 40,8g.
Chứng Minh:
TH1:
[TEX]Na+H_2O------>OH^-+H[/TEX]
x-------------------------->x-->x
[TEX]Al+OH^-+H_2O------>AlO_2^-+3H[/TEX]
x<--x------------------------------------->3H
=> 4x = nH.
TH2: Ta thấy rằng ở trường hợp này bao gồm cả TH1, tức là nNa sinh H cũng là x =>nH còn lại là do Al sinh.
[TEX]Al+OH^-+H_2O------>AlO_2^-+3H[ /TEX][/FONT][/SIZE] [SIZE=3][FONT=Times New Roman]y----------------------------------------->3y[/FONT][/SIZE] [COLOR=blue][SIZE=3][FONT=Times New Roman]=> 3y + x = nH.[/FONT][/SIZE][/COLOR] [SIZE=3][FONT=Times New Roman][COLOR=fuchsia]Câu 3.[/COLOR] Dạng bài này các bạn phải nắm rõ Định Luật Bảo Toàn Điện Tích.[/FONT][/SIZE] [SIZE=3][FONT=Times New Roman]TH1: Lượng kết tủa chắc chắn là AgCl => n = 0,6.[/FONT][/SIZE] [SIZE=3][FONT=Times New Roman]Theo ĐLBTĐT:[/FONT][/SIZE] [SIZE=3][FONT=Times New Roman][TEX]3nAl^{3+}+2nCu^{2+}+2nMg^{2+}=nCl^-+nNO_3^- [/TEX]
[TEX]nCu^{2+}=0,05mol.[/TEX]
TH2: Ta có: [TEX]nOH^-=3nAl^{3+}+2nMg^{2+}+2nCu^{2+} = 0,8mol[/TEX].
Vậy lượng[TEX] OH^- [/TEX]dư 0,05mol sẽ hòa tan kết tủa nhôm theo pứ:
[TEX]Al(OH)_3+OH^------->AlO_2^-+2H_2O[/TEX]
Lượng kết bị hòa tan là 0,05mol.
=>Tổng lượng kết tủa = 0,05.78+0,2.58+0,05.98 = 20,4g.

Cảm ơn bạn đã tham gia.
Chúc bạn học tốt nhé.
Chào bạn!
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Chào bạn!

Chào bạn o0odungsuno0o bạn có thể chịu khó trình bày cách làm ra cho các bạn tham khảo được không.
Cảm ơn bạn nhiều.
 
O

o0odungsuno0o

Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe có khối lượng 8,64 gam. Được chia thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 hoàn tan hoàn toàn vào dung dịch HNO3 loãng, dư thoát ra 555 ml hỗn hợp khí NO và N2O đo ở 27,3oC và 2atm v à có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 18,889
- Phần 2 đem hòa tan vào 400 ml dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được chất rắn gồm 3 kim loại có khối lượng 7,68 gam. Hòa tan chất rắn này trong dung dịch HCl dư thấy khối lượng chất rắn đã giảm đi 21,88%. Nồng độ của dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch lần lượt là:
( Cho Mg =24, Fe =56, Ag = 108, Cu = 64) N = 14, O = 16
A. 0,125M và 0,215M B. 0,1M và 0,1M C. 0,15M và 0,1M D. 0,05M và 0,15M.

Tù Phần 1 lap HPT tinh dc Mol Mg = 0,04 Fe = 0,06
Phần 2 khối Lượng giảm là khối lượng của Fe phẩn ứng = 1,68 => Fe dư = 0,03 Mol => Fe Pư = 0,03 Mol
Khối lượng Ag + Cu = 6 (g) lập HPT => D
 
O

o0odungsuno0o

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm m1 gam Fe(NO3)2 và m2 gam Al(NO3)3 thu được hỗn hợp khí X Trộn hỗn hợp khí X với 112 ml khí O2 (ddktc) được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí Y vào 3,5 lít H2O ( không thấy có khí thoát ra) được dung dịch có pH = 1,7. Giá trị m1 và m2 lần lượt là

H+ = 0,07 => NO2 = 0,07
=> 2NO2 + 1\2 O2 + H2O ---> 2 HNO3
=> HPT 2x + 3y = 0,07 va 0,25x + 0,75y = 0,0125
=> x = 0,02 và y = 0,01 => m1 = 3,6 và m2 = 2,13
 
N

namnguyen_94

Em xin phép giải các bài còn lại,có gì sai mong thầy chỉ giùm !!!!!!!
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn vào 400 ml dung dịch Fe(NO3)2 0,5M và Cu(NO3)2 0,8M thu được 29,44 gam chất rắn Y. Hãy cho biết khi hòa tan hoàn toàn chất rắn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc) ?
A. 12,992 lít B. 10,304 lít C. 12,544 lít D. 13,44 lít

Ta có: n[TEX]Fe(NO3)_2[/TEX] = 0,2 mol ; n[TEX]Cu(NO3)_2[/TEX] = 0,32 mol
--> m = 0,2.56 + 0,32.64 = 31,68 gam > 29,44 gam
--> kim loại tan hết,muối dư
-->hh rắn có nCu = 0,32 mol ; nFe = 0,16 mol
--> nSO2 = [tex]\frac{0,32.2 + 0,16.3}{2}[/tex] = 0,56 mol
---> V = 12,544 lít
Câu 5: Số đồng phân ancol là hợp chất bền ứng với công thức C3H8Ox là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.

+ x = 1 ---> có 2 đồng phân
+x = 2 ----> có 2 đồng phân
+x = 3 ---> có 1 đồng phân
Câu 6: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số electron độc thân của nguyên tử X ở trạng thái cơ bản là
A. 2. B. 0. C. 5. D. 4.

Ta có: [tex]\left{2Z + N = 82 \\ 2Z-N=22[/tex]

---> Z = 26,N = 30 ---> X là Fe
---> có 2 e độc thân
Câu 7:: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng xong, thu được 3,44 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Tách Y rồi cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thì được 3,68 gam kết tủa hai hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 3,2 gam chất rắn. Giá trị của m và nồng độ mol của Cu(NO3)2 trong dung dịch X lần lượt là
A. 1,68; 0,05M B. 0,56; 0,05M C. 1,68; 0,15M D. 1,12; 0,15M

+Do chỉ có 2 hidroxit kim loại
(*)TH1:Fe tác dụng vừa đủ với [TEX]AgNO_3[/TEX] --> Loại
(*)TH2:fe hết trước [TEX]Cu(NO3)_2[/TEX]
Gọi n[TEX]Cu(NO3)_2[/TEX] dư = a mol ; nFe = b mol
---> ta có hệ:[tex]\left{98a + 90b = 3,68 \\ 80a + 80b =3,2[/tex]

--> a = 0,01 mol ; nFe = 0,03 mol
Gọi n[TEX]AgNO_3[/TEX] = x mol ; n[TEX]Cu(NO3)_2[/TEX] p/u = y mol
---> [tex]\left{0,5x+y = 0,03 \\ 108x + 64y =3,44[/tex]

--> x = y = 0,02 mol
--> n[TEX]Cu(NO3)_2[/TEX] = 0,03 mol
--> C_M = 0,15 M ' m = 1,68 gam
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe vào cốc đựng dung dịch HCl loãng dư. Để tác dụng hết các chất có trong cốc sau phản ứng với dung dịch HCl (sp khử duy nhất là NO) cần ít nhất lượng NaNO3 là
A. 17g B. 2,8g C. 8,5g D. 5,7g

[TEX]3 Cu + 8 H^{+} + 2 NO_3^{-}---> 3 Cu^{2+} +2 NO + 4 H_2O[/TEX]
0,1-----------------------------[tex]\frac{0,2}{3}[/tex]
[tex]3 Fe^{2+} + 4 H^{+} + NO3^{-} ----> 3 Fe^{3+} + NO + H_2O[/tex]
0,1----------------------[tex]\frac{0,1}{3}[/tex]
--->n[tex]NO3^{-}[/tex] = 0,1 mol
--> m = 0,1.85 = 8,5 gam
 
L

loi_con_hua

Bài 3: Cho 1 anken R tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4 15,8% vừa đủ thu được kết tủa và dung dịch X trong đó nồng độ % của điol là 11,68%. Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm R và ankan có cùng số cacbon và cùng số mol với R cần 25,532 lít O2 (đktc). Giá trị của m là :
A. 8,70 gam B. 10,32 gam C. 11,40 gam D. 10,26 gam
Bài 2: Hổn hợp X gồm hai ancol CnH2n+1OH và CmH2m+1OH. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 ở 1800C thì thu được hổn hợp 2 olephin là chất khí ở điều kiện thường, còn ở 1400C thì thu được hổn hợp ete, trong đó có 1 ete có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của một trong 2 ancol. Mối quan hệ giữa m và n ( m > n) là:
A. m = 2n B. m = n+ 1 C. n = 2m. D. m = n + 2

Ko thấy ai làm,minh gửi lại vậy!
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Hướng dẫn Bài 3 #14.

Ở đây bạn dùng phương pháp lựa chọn lượng chất ý.
Tỉ lệ mol [TEX]Anken:KMnO_4=3:2[/TEX].
Ta chọn số mol của [TEX]KMnO_4=1mol[/TEX].
Ta có: khối lượng dung dịch = 1000-87 = 913g
%C[Điol] = [TEX]\frac{3.M}{2.913}=11,68%=>M=160[/TEX].
=>Anken = 126 [TEX]C_9H_18[/TEX].
Việc tìm m bạn chỉ chịu khó viết ra, số C và số mol bằng nhau rồi đó.
Đáp án là C.
Chào bạn!
 
Q

quynhan251102

Giải bài tập 2 #14

mình làm nốt bài 2 nhé:3 ete tạo ra là (CnH2n+1)2O;(CmH2m+1)2O;CnH2n+1OCmH2m+1
vì ete tạo ra có M=M ancol=>không thể là ete kiểu CnH2n+1OCmH2m+1
Vì m>n nên để thoả mãn điều kiện trên thì ete phải là (CnH2n+1)2O
ta có:(14n+1)*2+16=14m+18
=>m=2n
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Giải phần #3

Mình giải nốt câu còn lại.
Câu 10. Tripeptit chứa 3N theo NTBTNT N =>nTripeptit = 0,025mol.
Ta có: M[Tripeptit] = 89.3-2.18 = 231 =>m = 231.0,025 = 5,775g.
 
K

kienthuc.

Mình đưa thêm vài bài tập nè!

Câu 1. X là amin no, đơn chức, mạch hở và Y là amin no, 2 lần amin, mạch hở có cùng số C.
- Trung hòa hh gồm a mol và b mol Y cần dd chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15g hh muối.
- Trung hòa hh gồm b mol X và a mol Y cần dd chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hh muối.
Giá trị của p là:

A. 40,9g
B. 38g
C. 48,95g
D. 32,525g


Câu 2. Hỗn hợp X gồm MgO,CaO,Mg và Ca. Hòa tan 21,44 gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được 6,496 lít H2 (đktc) và dung dịch Y trong đó có 24,70 gam MgCl2 và x gam CaCl2. Giá trị của x là

A. 29,97 gam
B. 31,08 gam
C. 32,19 gam
D. 34,41 gam

Câu 3. cho 1.52 g hỗn hợp X C2H4, C3H6, H2 tỉ lệ mol tương ứng 1:1:3. đun nóng X với Ni(xt). Sau 1 thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua bình đựng Br2 dư thì khối lượng bình tăng 1.05 g. Tính thể tích H2 phản ứng(đktc).

A. 0,336l
B. 0,56l
C. 0,224l
D. 0,448l

Các bạn cùng làm nhé!
 
L

luckygirl_18

Dung dịch A chứa đồng thời 2 chất tan là AlCl3 x mol/l và NaCl y mol/l. Điện phân 500ml dung dịch A (điện cực trơ, màng ngăn xốp) bằng dòng điện với cường độ 5A, khi vừa hết khí clo thoát ra tại anot thì dừng điện phân.Thể tích khí clo thu được là 19,04 lit (đktc) và trong bình điện phân có 23,4 gam kết tủa dạng keo. Thời gian điện phân và các giá trị x, y lần lượt là:
A. t= 9h 6phut 50giây; x = 1,0; y = 0,4. B. t= 9h 6phut 30giây; x = 0,4; y = 1,0.
C. t= 9h 6phut 50giây; x = 1,6; y = 2,4. D. t= 9h 4phut 30giây; x = 1,0; y = 0,4.
 
0

01636516376

câu 3 nhé!
từ tỉ lệ 1:1:3 ta tính số mol các chất lần lượt là: 0.02, 0.02 va 0.06 mol--->Mtb 2anken=(0.02*28+0.02*42):0.04=35(1)
m bình tăng chính là khối lượng anken dư=1.05g. ma tổng klg 2 anken là: 0.02* (28+42)= 1.4g
--------> m anken pưng=1.4-1.05=0.35g(2)
từ 1 và 2 suy số mol hh anken=0.01--->tổng số mol H2pứng=0.01--->V=0.224l
 
D

domtomboy

câu1: tính đk a=0.1 và b=0,2
2 amin đều no, X đơn chức , Y có 2 lần amin lại cùng số ntu C---> MX +15 =MY
----->.....
(m biểu diễn mối quan hệ của mX và mY nhưng có vẻ dài. :) ai còn cách # ngắn hơn k?)
cuối cung thu đk : p= 38g

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom