BT xác suất và di truyền

C

canhcutndk16a.

mình biết làm cách đó
nhưng có cách nào phù hợp vs trắc nghiệm hơn ko?
Cách nhanh nhất là dùng toán DTQT để giải quyết:

F1:9:7 \Rightarrow ttbs

Cây cao F1 và tỉ lệ của chúng trong QT cây cao F1:

[TEX]\frac{1}{9}AABB+\frac{2}{9}AaBB+\frac{4}{9}AaBb+\frac{2}{9}AABb=1[/TEX]

Ta có: [TEX]p_A=p_B=\frac{1}{9}+\frac{1}{9}+\frac{2}{9}+\frac{2}{9}=\frac{2}{3}[/TEX]

\Rightarrow[TEX]q_a=q_b=\frac{1}{3}[/TEX]

\Rightarrowcây cao F1x cây cao F1:

[TEX](\frac{4}{9}AA:\frac{4}{9}Aa:\frac{1}{9}aa)x(\frac{4}{9}BB:\frac{4}{9}Bb:\frac{1}{9}bb)[/TEX]

\Rightarrowcây thấp F2: [TEX]\frac{4}{9}.\frac{1}{9}+\frac{4}{9}.\frac{1}{9}+ \frac{1}{9}=\frac{17}{81}=0,2099[/TEX] \RightarrowA
 
Last edited by a moderator:
C

canhcutndk16a.

@canhcutndk16a
nếu chỉ cần đáp án thì cần j đưa câu hỏi lên hả bạn :D
cách làm thì mới làm tương tự được chứ đáp án sao có đáp án tương tự :)>-
Nếu có ít bài tập thì mình sẽ giải cụ thể ra, còn nếu bài nhiều thế kia ,trong khi t sắp phải out để đi học thì t chỉ bấm máy tính rồi khoanh đáp án thui :p Sau đó mn muốn chữa cụ thể những câu nào thì sẽ cmt ở bên dưới :)
 
0

0932558337

Chào bạn !

F1 lai cây thứ 1 :
- Ta có tỉ lệ : 9 kép đỏ : 3 kép trắng : 3 đơn , đỏ : 1 đơn trắng
Ta đi xét từng cặp t/t :
- TT kép đơn : Ta có 12 kép : 4 đơn . Tỉ lệ 3:1
Mà P t/c -> F1 là Aa
P: AA x aa -> F1 : 100% Aa(Kép) x Aa(Kép)
. F2 : 3 Kép , 1 Đơn.
TT Đỏ , trắng : Cũng tỉ lệ 3(Đ) : 1(T)
Pt/c -> F1 : Bb x Bb
Sơ đồ lai bạn tự làm nhe !
- Các câu còn lại bạn làm tương tự.
Chúc bạn học tốt !!
 
C

canhcutndk16a.

mem_a1 said:
cảm ơn mọi người nha
mà bạn cánh cụt ơi
cái đoạn cuối tại sao lại là:
Vì ta xét trên cả quần thể mà bạn :) vì 2 cặp gen PLĐL nên ta cso thể tách riêng ra thành 2 cái trong ngoặc cho dễ xét, sau đó nhân các KG lại vs nhau (giống như nhân 2 đa thức vs nha í :p ) lưu í là ta chỉ chọn những KG cây thấp để nhân lại vs nhau thôi (cho đỡ tốn t/g ) :)
 
M

mem_a1

Cách nhanh nhất là dùng toán DTQT để giải quyết:

F1:9:7 \Rightarrow ttbs

Cây cao F1 và tỉ lệ của chúng trong QT cây cao F1:

[TEX]\frac{1}{9}AABB+\frac{2}{9}AaBB+\frac{4}{9}AaBb+\frac{2}{9}AABb=1[/TEX]

Ta có: [TEX]p_A=p_B=\frac{1}{9}+\frac{1}{9}+\frac{2}{9}+\frac{2}{9}=\frac{2}{3}[/TEX]

\Rightarrow[TEX]q_a=q_b=\frac{1}{3}[/TEX]

\Rightarrowcây cao F1x cây cao F1:

[TEX](\frac{4}{9}AA:\frac{4}{9}Aa:\frac{1}{9}aa)x(\frac{4}{9}BB:\frac{4}{9}Bb:\frac{1}{9}bb)[/TEX]

\Rightarrowcây thấp F2: [TEX]\frac{4}{9}.\frac{1}{9}+\frac{4}{9}.\frac{1}{9}+ \frac{1}{9}=\frac{17}{81}=0,2099[/TEX] \RightarrowA

nhân cây thấp à bạn?
sao mình k thấy [TEX]\frac{1}{9}.\frac{1}{9}[/TEX] nhỉ
cái bạn làm có 1 nửa thui à
mà mình lập bảng kiểm tra vẫn thấy đúng
:-SS
 
C

canhcutndk16a.

nhân cây thấp à bạn?
sao mình k thấy [TEX]\frac{1}{9}.\frac{1}{9}[/TEX] nhỉ
cái bạn làm có 1 nửa thui à
mà mình lập bảng kiểm tra vẫn thấy đúng
:-SS
Tất nhiên là phải đúng rồi ^^ vs lại bài này chỉ cần quan sát mà ko cần phải lập bảng (tốn thời gian mà có thể tính nhầm nữa @.@)

Thế này nhé:

[TEX](\frac{4}{9}AA:\frac{4}{9}Aa:\frac{1}{9}aa)x(\frac{4}{9}BB:\frac{4}{9}Bb:\frac{1}{9}bb)[/TEX]

- Đầu tiên ta thấy, khi nhân [TEX]\frac{4}{9}AA[/TEX] với [TEX](\frac{4}{9}BB:\frac{4}{9}Bb:\frac{1}{9}bb)[/TEX] chỉ có KG AAbb là cho cây thấp, và loại cây này chiếm [TEX]\frac{4}{9}.\frac{1}{9}[/TEX]

- Tưng tự khi nhân [TEX]\frac{4}{9}Aa[/TEX] với [TEX](\frac{4}{9}BB:\frac{4}{9}Bb:\frac{1}{9}bb)[/TEX] thấy chỉ có KG AAbb là cho cây thấp, và loại cây này chiếm [TEX]\frac{4}{9}.\frac{1}{9}[/TEX]

-VÀ khi nhân [TEX]\frac{1}{9}aa[/TEX] với [TEX](\frac{4}{9}BB:\frac{4}{9}Bb:\frac{1}{9}bb)[/TEX] ta sẽ thấy cho ra toàn bộ cây thấp

Thực chất của việc công số [TEX]\frac{1}{9}[/TEX] là thực hiện phép tính [TEX]\frac{1}{9}.( \frac{1}{9}+ \frac{4}{9}+ \frac{4}{9})[/TEX]

Bài tập dạng này, nếu ta biết cách giải nhanh và ko làm tốn thời gian cho những bước ko cần thiết thì chỉ tốn 1p' là có thể giải hoàn chỉnh ;)
 
M

mem_a1

cảm ơn bạn nhiều nha
mình có mấy bài nguyên phân giảm phân hôm trước up nữa ấy,bạn chỉ dùm mình vài bài với
mấy bài sau mình tự suy ra cũng dc :D
mình mới học sinh nen còn kém quá :D
 
B

bao13

Bài tập tổng hợp về các quy luật di truyền (phần 2) (bài tập tự luyện)

Câu 14. Khi lai 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp thân xám, cánh dài với nhau, thu được kiểu hình thân đen, cánh cụt tỉ lệ 1%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt). Tần số hoán vị gen là
A. 4%. B. 4% hoặc 20%. C. 2%. D. 4% hoặc 2%.

Câu 15. Ở một loài thực vật lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn và giao phấn chéo, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 620 cây thân cao, quả tròn : 380 cây thân cao, quả dài : 880 cây thân thấp, quả tròn : 120 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết nếu cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn sẽ thu được đời con kiểu hình thân cao, quả tròn có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là
A. 1,44%. B. 2,88%. C. 4,32%. D. 6,25%

Câu 18. Cho một cơ thể sinh vật có kiểu gen ABD/abd khoảng cách giữa AB = 20cM, khoảng cách giữa BD = 16cM. Tỷ lệ mỗi loại giao tử của cơ thể này là:
A. ABD = abd = 0.304; ABd = abD = 0.1; Abd = aBD = 0.08; AbD = aBd = 0.016.
B. ABD = abd = 0.32; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1.
C. ABD = abd = 0.36 ABd = abD = 0.04; Abd = aBD = 0.1.
D. ABD = abd = 0.288; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1; AbD = aBd = 0.032.
(mong mọi người giải chi tiết dùm em) tks.
 
Last edited by a moderator:
D

dharma.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Câu 14. Khi lai 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp thân xám, cánh dài với nhau, thu được kiểu hình thân đen, cánh cụt tỉ lệ 1%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt). Tần số hoán vị gen là
A. 4%.
B. 4% hoặc 20%. C. 2%. D. 4% hoặc 2%

>>> Quy ước:
A quy định thân xám > a quy định thân đen
B quy định cánh dài > b quy định cánh cụt
Ta thấy khi cho 2 cơ thể dị hợp tử lai với nhau nhưng thu được KH đồng hợp lặn khác với PLĐL ([TEX]1%[/TEX] khác [TEX]\frac{1}{16}[/TEX] ).
> Ở đây đã xảy ra hiện tượng HVG và do đây là Ruồi Giấm nên HVG chỉ xảy ra ở 1 bên đó là Ruồi cái.
+ HVG 1 bên nhưng lại tạo ra KH đồng hợp lặn, vậy KG của Ruồi đực phải là [TEX]\frac{AB}{ab}[/TEX] (Khi giảm phân tạo giao tử sẽ cho 2 giao tử với tỉ lệ ngang nhau là [TEX]AB=ab=50%[/TEX]).
Theo đề bài ta có:

[TEX]\frac{ab}{ab}=1% => ab.50%=1% => ab=2% (ab<25% )[/TEX], [TEX]ab[/TEX] là giao tử HVG.
Vậy, tần số HVG là:
[TEX]f[/TEX]=2.[Giao tử HVG] => [TEX]f=2.2%=4%[/TEX]
*** Ở đây bạn nên chú ý do đề bài cho ta cơ thể đem lai là Ruồi Giấmnên HVG chỉ xảy ra 1 bên (Cũng giống như ở Dâu Tầm, HVG ở Tầm đực ). Còn nếu đề bài cho ta là 1 loại thực vật thì ta cần phải xét thêm trường hợp HVG 2 bên. ( Trường hợp HVG 2 bên ở bài tập trên được tính ra là
[TEX]f=20%[/TEX]). Bạn nên hết sức chú ý nhầm khi bị lừa mà chọn đáp án B bạn nhé! ^^

Câu 15. Ở một loài thực vật lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn và giao phấn chéo, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 620 cây thân cao, quả tròn : 380 cây thân cao, quả dài : 880 cây thân thấp, quả tròn : 120 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết nếu cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn sẽ thu được đời con kiểu hình thân cao, quả tròn có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ là
A. 1,44%
. B. 2,88%. C. 4,32%. D. 6,25%


Theo đề bài ta có:
P: AaBb x aaB_, nếu đây là QLDT PLĐL thì ta sẽ nhận được 2 trường hợp tỉ lệ KH ở F1 là
1. AaBb x aaBb => 3:3:1:1
Hoặc
2. AaBb x aaBB => 1:1, nhưng 2 TH tỉ lệ trên đều khác với tỉ lệ mà đề bài đã cho, vậy ở đây đã xảy ra hiện tượng HVG.
> Tỉ lệ cây đồng hợp lặn là: [TEX]\frac{ab}{ab}=\frac{120}{620+380+880+120}=6%[/TEX]
Do đề bài ở đây cho phép lai với cây dị hợp tử 1 cặp gen nên ta chỉ xét TH HVG 1 bên.
>>> Ta xét trường hợp HVG1 bên, tương tự ở BT 14 ta có:


[TEX]\frac{ab}{ab}=6% => ab.50%=6% => ab=12% (ab<12% )[/TEX], [TEX]ab[/TEX]
là giao tử HVG ==>> KG ở cơ thể dị hợp 2 cặp gen là [TEX]\frac{Ab}{aB}[/TEX].
>>> Cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen tự thụ, tức là:

[TEX]\frac{Ab}{aB}[/TEX] x [TEX]\frac{Ab}{aB}[/TEX]
Ta thấy khi giảm phân tạo các giao tử như sau:

[TEX]+ AB=ab=12%[/TEX].
[TEX]+ Ab=aB=50%-12%=38%[/TEX].
==>> Cơ thể có KH thân cao, quả tròn đồng hợp là:
[TEX]\frac{AB}{AB}=12%.12%=1.44%.[/TEX]
Câu 18. Cho một cơ thể sinh vật có kiểu gen ABD/abd khoảng cách giữa AB = 20cM, khoảng cách giữa BD = 16cM. Tỷ lệ mỗi loại giao tử của cơ thể này là:
A. ABD = abd = 0.304; ABd = abD = 0.1; Abd = aBD = 0.08; AbD = aBd = 0.016.
B. ABD = abd = 0.32; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1.
C. ABD = abd = 0.36 ABd = abD = 0.04; Abd = aBD = 0.1.
D. ABD = abd = 0.288; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1; AbD = aBd = 0.032.
Rất tiếc, phần này mình chưa học tới! ^~^!
Rất mong các bạn góp ý giúp mình!

Mến chào bạn!
 
P

phamlinha2

Câu 18. Cho một cơ thể sinh vật có kiểu gen ABD/abd khoảng cách giữa AB = 20cM, khoảng cách giữa BD = 16cM. Tỷ lệ mỗi loại giao tử của cơ thể này là:
A. ABD = abd = 0.304; ABd = abD = 0.1; Abd = aBD = 0.08; AbD = aBd = 0.016.
B. ABD = abd = 0.32; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1.
C. ABD = abd = 0.36 ABd = abD = 0.04; Abd = aBD = 0.1.
D. ABD = abd = 0.288; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1; AbD = aBd = 0.032.
Giải:
(Đề bài không đề cập đến trao đổi chéo kép nên mình nghĩ nó chỉ là trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc thôi. Trường hợp này tạo ra 6 loại giao tử.)
f1, f2 là tần số trao đổi chéo giữa A_B và B_D.
Giả thiết: Khoảng cách giữa A và D là 20cM=20%
==>> f1=20%
==>> Abd=aBD= f1:2=20%:2=10%=0,1
khoảng cách giữa B và D là 16cM=16%
==>> f2=16%
==>> ABd=abD=16%:2=8%=0,08
==>> ABD=abd=0,5-(0,1+0,08)=0,32
Chọn đáp án B.
 
D

dharma.

^^!

Chào bạn Phamlinha2
Cái này chắc mình cần phải hỏi lại đáp án quá!
Để xem có TĐC kép không!
Cảm ơn bạn!
 
P

phamlinha2

ukm.
cơ bản là mình cũng mới học sơ qua phần này, nếu mà trao đổi chéo kép xảy ra thì mình làm sai mất ùi.....còn nếu k có TĐC kép thì mình nghĩ đáp án đó đúng.
 
B

bao13

Bài tập tổng hợp về các quy luật di truyền (phần 2) (bài tập tự luyện)

Câu 2. Có 3 tế bào sinh tinh trùng đều có kiểu gen AaBbDdEe
GH
gh
tiến hành giảm phân xảy ra trao đổi
chéo thì tối đa sẽ cho số loại tinh trùng là
A. 64. B. 12. C. 16. D. 8.
Câu 9. F1 có kiểu gen (AB//ab)(DE//de), các gen tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn, xảy ra trao đổi chéo ở hai
giới. Cho F1 x F1. Số kiểu gen dị hợp ở F2 là:
A. 100 B. 84 C. 16 D. 256
Câu 18. Cho một cơ thể sinh vật có kiểu gen
ABD
abd
khoảng cách giữa A-B = 20cM, khoảng cách giữa BD = 16cM. Tỷ lệ mỗi loại giao tử của cơ thể này là:
A. ABD = abd = 0.304; ABd = abD = 0.1; Abd = aBD = 0.08; AbD = aBd = 0.016.
B. ABD = abd = 0.32; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1.
C. ABD = abd = 0.36 ABd = abD = 0.04; Abd = aBD = 0.1.
D. ABD = abd = 0.288; ABd = abD = 0.08; Abd = aBD = 0.1; AbD = aBd = 0.032.
Câu 20. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của cơ thể
AB
ab
có 1024 tế bào tham gia giảm phân thì có
128 tế bào có trao đổi chéo giữa B với b. Khoảng cách giữa hai gen A – B là:
A. 6,25 cM B. 12,5 cM C. 3,125 cM D. 25 cM
(mọi người giải chi tiết dùm em nha) tks nhìu..
 
H

hocmai.sinhhoc

Một số bài tập về QL di truyền

Chào em!
Ở những bài này, em có thể làm như sau:
Hướng dẫn:
Câu 2. Một tế bào sinh tinh khi giảm phân có trao đổi chéo tạo ra 4 loại giao tử.
3 tế bào sinh tinh trùng khi giảm phân có trao đổi chéo sẽ cho: 3.4 = 12 loại tinh trùng.
Câu 18.
Ở đây xảy ra hiện tượng trao đổi chéo kép, tỉ lệ giao tử sinh ra do trao đổi chéo kép = 0,2.0,16 = 0,032.
à Đáp án D đúng
Câu 20.
1024 tế bào tham gia giảm phân tạo: 1024 .4 = 4096 giao tử
128 tế bào giảm phân có hoán vị nên số giao tử có hoán vị là: 128.2 = 256.
Tần số hoán vị gen là: 256/4096 = 6,25% = 6,25 cM.
Chúc em học tốt nhé!
 
B

bao13

Cấu trúc di truyền của quần thể (phần 2) (bài tập tự luyện)

Câu 16. (TSĐH 2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong
quần thể này là
A. 45. B. 90. C. 15. D. 135
Câu 20. Nghiên cứu một quần thể động vật sinh sản hữu tính ở trạng thái cân bằng di truyền, có kích
thước cực lớn với hai alen A và a, các phép thử cho thấy có 60% giao tử được tạo ra trong quần thể mang
alen A. Người ta tạo một mẫu nghiên cứu bằng cách lấy ngẫu nhiên các cá thể của quần thể ở nhiều vị trí
khác nhau với tổng số cá thể thu được chiếm 20% số cá thể của quần thể. Tỉ lệ số cá thể trong mẫu nghiên
cứu mang kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là :
A. 0,096. B. 0,240. C. 0,048. D. 0,480.
Câu 21. Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là
do gen lặn m nằm trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng
tiết mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6.
Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường (Kiểu Gen:Mm) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác suất để 4
đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là
A. 0,0667. B. 0,0211. C. 0,1186. D. 0,2109.
mong mọi người giải chi tiết dùm em.tks
 
C

canhcutndk16a.

Câu 16. (TSĐH 2010): Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Trong trường hợp không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong
quần thể này là
A. 45. B. 90. C. 15. D. 135
Gen I tao ra tối đa 3.(3 + 1) /2 + 3 = 9 KG

GenII tao jra tối đa: 5.(5 +1)/2 = 15 KG

\Rightarrow CÓ tối đa 9.15 = 135 KG

Câu 20. Nghiên cứu một quần thể động vật sinh sản hữu tính ở trạng thái cân bằng di truyền, có kích
thước cực lớn với hai alen A và a, các phép thử cho thấy có 60% giao tử được tạo ra trong quần thể mang
alen A. Người ta tạo một mẫu nghiên cứu bằng cách lấy ngẫu nhiên các cá thể của quần thể ở nhiều vị trí
khác nhau với tổng số cá thể thu được chiếm 20% số cá thể của quần thể. Tỉ lệ số cá thể trong mẫu nghiên
cứu mang kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là :
A. 0,096. B. 0,240. C. 0,048. D. 0,480.
kích thước quần thể là rất lớn và các cá thể thu được là ngẫu nhiên\Rightarrow có thể coi thành phần kiểu gen của nhóm cá thể này chính là thành phần kiểu gen của quần thể.
[TEX]f_A=p;f_a=q[/TEX]

QT CB và số giao tử A là 60% \Rightarrow p=0,6 \Rightarrow q=1-0,6=0,4 số kiểu gen dị hợp : 2pq = 2.0,6.0,4 = 0,48
Câu 21. Một số người có khả năng tiết ra chất mathanetiol gây mùi khó chịu. Khả năng tiết ra chất này là
do gen lặn m nằm trên NST thường gây nên, gen M quy định kiểu hình bình thường không có khả năng
tiết mathanetiol, quần thể đạt cân bằng di truyền. Giả sử rằng tần số alen m trong quần thể người là 0,6.
Có 4 cặp vợ chồng đều bình thường (Kiểu Gen:Mm) mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Xác suất để 4
đứa con sinh ra có đúng 2 đứa có khả năng tiết ra chất mathanetiol là
A. 0,0667. B. 0,0211. C. 0,1186. D. 0,2109.
Đã có ở đây:

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=213534
 
K

kw_156

Ở một loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX hoặc XY). Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể của loài trên có kiểu gen AaBbCcXDeXdE, người ta thấy 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lý thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa? Biết rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
A. 12 hoặc 1. B. 16 hoặc 12. C. 12 hoặc 16. D. 12 hoặc 32
Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra mùi thơm trong mồ hôi. Người có alen trội M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen M bằng 0,95. Xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một người con gái có khả năng tiết chất mùi thơm nói trên là
A. 2,5.10^-3. B. 0,9975. C. 1,25.10^-3 D. 0,25.10^-3.
Trong một hòn đảo biệt lập ở trạng thái cân bằng di truyền có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?
A. 1 - 0,9951^3000 B. (0,07 x 5800)^3000
C. 0,07^3000 D. 3000 x 0,0056 x 0,9944^2999
Một loài thực vật gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Khi thu hoạch, thống kê ở một quần thể, người ta thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó kiểu hình hạt dài trắng chiếm tỷ lệ 4%, biết rằng tỷ lệ hạt tròn, trắng khác tỷ lệ hạt dài, đỏ. Tỷ lệ kiểu hình hạt tròn, đỏ đồng hợp trong quần thể là
A. 54%. B. 1%. C. 9%. D. 63%
 
Top Bottom