[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
S

satthukybj

7. Vì cây mọc cố định một chỗ cho nên bộ rễ phát triển để hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống

3. Theo bạn, những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
+ Giai đoạn cây sinh trưởng
+ Giai đoạn mọc cành đẻ nhánh
+ Giai đoạn ra hoa tạo quả
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

(*) 1/Tất cả các cây đều cần nước và nhu cầu nước ở mỗi cây khác nhau.
- Để đảm bảo cho sự sống và phát triển cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng như: muối đạm, muối lân, kali.
- Nhu cầu muối khoáng cũng khác nhau đối với mỗi loại cây.

(*) 3/ Giai đoạn cây sinh trưởng, giai đoạn mọc cành và giai đoạn ra hoa tạo quả.


(*) 4/ Khi cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ có điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, đạt hiệu quả năng suất cao. nước rất cần cho các hoạt động sống của cây, góp phần tạo nên các cơ quan trong thực vật

(*) 6/ lông hút~~> vỏ~~>mạch gỗ~~> đến các bộ phận của cây.( rễ cây chỉ hút được muối khoáng hoà tan

(*) 7/ tăng diện tích tiếp xúc giữa các lông hút ở rễ với môi truờng xung quanh giúp cây hút nuớc nhiều nuớc va muối khóang để cây có thể sinh trửơng phát triển tốt.Ngoài ra đối với cây thân go thì rễ cây ăn sâu lan rộng sẽ giúp cây không bị đổ ngã
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bạn satthukybj được 4tks (nhưng vì hiện tại bạn chỉ có 1 bài viêt nên mình tặng trc 1 tks nhé ! :p) và chị thongoc_97977 được 8tks nhé ! :x

Còn nhiều câu hỏi ghê. Nhưng mà tạm thời chúng ta cùng chuyển qua bài mới vậy nhé ^^

Các câu hỏi của các bài còn lại, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu nhanh trong các tiết tới :D

Nhân tiện, sau bài này chúng ta sẽ có 1 bài test nhỏ nhé ! :D
 
S

saklovesyao

Bài 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU ?​


Ta đã biết thực vật đều có khả năng sinh trưởng và phát triển. Chúng to hơn và cao hơn nếu ta chăm sóc chúng đầy đủ. Vậy chúng to ra vì sao, cao hơn vì sao ? Bài học này sẽ giúp các bạn giải đáp một phần của câu hỏi đó: Thân cây dài ra do đâu ?

1. Sự dài ra của thân
- Thí nghiệm: Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất. Chọn 6 cây có chiều cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đoạn có 2 lá thật). Sau ba ngày đo lại chiều cao của ba cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn
Nhóm cây |Chiều cao
Ngắt ngọn |10cm
Không ngắt ngọn |15cm

\Rightarrow Cây ngắt ngọn cao hơn cây không ngắt ngọn
\Rightarrow Thân cây dài ra do phần ngọn
\Rightarrow\Rightarrow Ta biết TB ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia. Thân cây dài do được là do các TB ở mô phân sinh ngọn phân chia, khiến cho cây dài ra
(*)Mở rộng: Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau thì không giống nhau:
+ Cây thân cỏ, nhất là cây thân leo (mồng tơi, mướp, bí…) dài ra rất nhanh
+ Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm nên nhiều cây cao, to, như bạch đàn, chò, lim
+ Cây trưởng thành khi bấm ngọn sẽ phát triển nhiều về chồi, hoa, quả, còn khi tỉa cành, cây tạp trung phát triển chiều cao

2. Giải thích hiện tượng thực tế:
- Khi trồng đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn. Vì sao khi ngắt ngọn thì mô phân sinh ngọn bị mất đi, chất dinh dưỡng không dồn về mô phân sinh để giúp cây dài ra mà dồn về phía các cành cây, nuôi cành, lá và hoa, quả ~> năng suất & chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn
- Khi trồng cây lấy gõ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn. Cũng giống như khi bấm ngọn ở các cây lấy hoa, quả, khi tỉa cành, chất dinh dưỡng sẽ không vận chuyển tới các cành đó nữa mà dồn về nuôi cho thân dài ra ~> năng suất sẽ cao hơn

3. Ghi nhớ:
– Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
- Để tăng năng suất cây trồng, tùy từng loại cây mà bấm ngọn hoặc tỉa cành vào những giai đoạn thích hợp
 
S

saklovesyao

Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON​


Thân non của tất cả các loại cây là phần ở ngọn thân và ngọn cành. Thân non thường có màu xanh lục. Nhưng có phải chỉ như thế là tất cả những gì bạn biết về thân non của cây ? Hãy cùng chúng tớ khám phá nhé !

(*)Cùng nhìn vào hình và đọc chú thích, sắp xếp các ý lại thành một hệ thống, ta được bảng sau:

Cau_tao_trong_cua_than_non1jpg.jpg


table20.png

(*) So sánh để phân biệt cấu tạo trong của thân non, miền hút của rễ
Những điểm giống nhau về cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ là:
- Đều có phần biểu bì
- Đều có thịt vỏ
- Trụ giữa đều có bó mạch và ruột, trong bó mạch có mạch gỗ và mạch rây

Những điểm khác nhau về cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ là:
- Biểu bì của miền hút có lông hút, thân non không có
- Một số TB của thân non chứa diệp lục, ở miền hút hoàn toàn không có
- Bó mạch của miền hút có mạch gỗ, mạch rây xếp xen kẽ; bó mạch của thân non có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong

Cautaomienhutvasuhutcuare-1.jpg

* Ghi nhớ:
– Cấu tạo trong của thân non gồm hai phần chính: vỏ và trụ giữa
+ Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
+ Trụ giữa gồm các bó mạch xếp thành vòng (mỗi bó mạch có mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột
 
S

saklovesyao

Cùng nghiên cứu nhanh các câu hỏi trong phần bài của tuần này nhé ! :p

1. Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào ?
2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ ?
3. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ ?

Ps: Mỗi câu 3tks. 3 câu 9tks ! :p
 
S

satthukybj

2.
Bấm ngọn, tỉa cành đẻ giảm sự phát triển của cành, lá trên cây, tăng năng suất cho cây. các loại cây lấy quả vd: cây mít, cây táo, cây cà phê, cây bưởi,... thì nên tỉa cành. Các loại cây có dây leo thì bấm ngọn vd: cây mồng tơi, cây mướp,...
 
V

vitconxauxi_vodoi

3. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ ?
*Giống nhau:
-Đều có 2 phần là vỏ và trụ giữa
-Vỏ có lớp tế bào biểu bì có chức năng bảo vệ
-Trụ giữa cũng có các mạch và ruột
-Ruột làm chức năng dự trữ
*Khác nhau:
-Rễ

+ Có các tế bào lông hút ở phần thịt vỏ
+ Các bó mạch chủ yếu là chuyển chất lên trên
+Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau.

-Thân non:
+Có các tế bào có khả năng quang hợp ở phần thịt vỏ.

+Có cả hai chiều vận chuyển lên trên và xuống dưới.
+Mạch rây và mạch gỗ xếp thành vòng (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong).
2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ ?
Bấm ngọn tỉa cành là biệm pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân để tăng năng suất cây trồng.
Bấm ngọn: Trong trồng cây người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng trước khi ra hoa. Thí dụ:
Bấm ngọn bí đỏ, mồng tơi, các loại cây rau; cây sẽ cho nhiều chồi non làm rau ăn.
Bấm ngọn đậu, cà chua, bông, cà phê cây sẽ cho quả sai hơn.
Tuy nhiên có nhiều loại cây như cây lúa, bắp, cây lấy gỗ, sợi thì người ta không bấm ngọn.
b) Tỉa cành: Đối với những cành sâu, xấu thì tỉa bỏ để thức ăn dồn vào làm phát triển cành còn lại tốt hơn.
Một số loài cây lấy gỗ như bạch đàn, tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt.

1.Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào ?
- Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất.
- Chọn 6 cây đậu cao bằng nhau. Ngắt ngọn 3 cây (ngắt từ đọan có 2 lá thật).
- Sau 3 ngày đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây không ngắt ngọn. Tính chiều cao trung bình của mỗi nhóm thấy: Nhóm cây ngắt ngọn có chiều cao trung bình thấp hơn nhóm cây không ngắt ngọn.
 
S

saklovesyao

Bạn satthukybj được 3tks (mình tặng 1 tks, còn nợ 5tks :p) và bạn vitconxauxi_vodoi được 9tks nhé ! :D

Một bài test nhỏ nhé ! Câu hỏi sẽ là những câu hỏi mình chưa post lên đây ;)) (có thể bạn đã biết =)) )

1. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chung ?
2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
3. Kể tên 3 loại cây có rễ biến dạng và nêu rõ hình thức biến dạng của chúng ?
4. Thân cây gồm những bộ phận nào ?
5. Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá ?
6. Có mấy loại thân ? kể tên một số cây có những loại thân đó ?
7. Tìm những từ thích hợp, điền vào đoạn văn sau:
Nhà tôi trồng một cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, tôi thấy rõ thân cây gồm…..(1)…
Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ ……. (2)…….. và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ…..(3)………
Chưa đầy hai tháng, cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi…..(4)…… thật ngon
Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì ? Nó là……(5)…….., có cách leo bằng……..(6)…… khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là……..(7) ………. Nhưng lại leo bằng…….(8)……….

Ps: Các câu hỏi đều trong SGK. Mỗi câu 1tks. Riêng câu 7 4tks
 
P

p3nh0ctapy3u

Câu 2: Vì :Chất dự trữ của củ dùng để
-Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa tạo quả
-Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ giảm nhiều hoặc không còn nữa làm rễ của xốp ,teo nhỏ lại
-Chất lượng và khối lượng của giảm
 
V

vitconxauxi_vodoi

1. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ?
Những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng là:
-Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
-Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên.
-Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
-Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ.

2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ?
Vì chất dự trữ của củ dùng để:
-Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa tạo quả.
-Sau khi cây ra hoa chất dinh dưỡng trong củ bị giảm nhiều(hoặc không còn nữa),làm cho rễ củ xốp,teo nhỏ lại.
-Chất lượng và khối lượng của củ đều giảm

3. Kể tên 3 loại cây có rễ biến dạng và nêu rõ hình thức biến dạng của chúng ?

-Rễ củ: khoai lang
-Rễ móc: Trầu không
-Giác mút: Tầm gửi

4.Thân cây gồm những bộ phận nào ?
Thân cây gồm các bộ phận :
-Thân chính
-Cành
-Chồi ngọn
-Chồi nách
5.Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá ?
Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá:
-Chồi hoa:
+Có mầm hoa
+Kích thước lớn hơn
+Chồi hoa sẽ phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.
-Chồi lá:
+Có mô phân sinh ngọn
+Kích thước nhỏ
+Chồi lá phát triển thành cành mang lá
6.Có mấy loại thân ? kể tên một số cây có những loại thân đó ?
Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại:
-Thân đứng :
+Thân gỗ : Cứng,cao,có cành
+Thân cột : Cứng,cao,không cành
+Thân cỏ : Mềm,yếu,thấp
- Thân leo:
+Tua quấn
+Thân quấn
-Thân bò: Mềm,yếu,bò sát mặt đât

7. Tìm những từ thích hợp, điền vào đoạn văn sau:
Nhà tôi trồng một cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, tôi thấy rõ thân cây gồm…..(1)…
Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ ……. (2)…….. và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ…..(3)………
Chưa đầy hai tháng, cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi…..(4)…… thật ngon
Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì ? Nó là……(5)…….., có cách leo bằng……..(6)…… khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là……..(7) ………. Nhưng lại leo bằng…….(8)……….

Nhà tôi trồng một cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, tôi thấy rõ thân cây gồm (1)thân chính,cành,chồi non và chồi nách
Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ (2) chồi lá và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ (3) chồi hoa
Chưa đầy hai tháng, cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi (4) quả thật ngon
Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì ? Nó là (5) thân leo có cách leo bằng (6) tua cuốn khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là (7) thân leo .Nhưng lại leo bằng (8) thân quấn

 
Last edited by a moderator:
S

satthukybj

3. Kể tên 3 loại cây có rễ biến dạng và nêu rõ hình thức biến dạng của chúng ?
+ Rễ thở: cây bần
+ Rễ móc: hồ tiêu
+ Rễ củ: Cà rốt
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bạn vitconxauxi_vodoi được 10tks và bạn satthukybj được 1tks nhé ! :p (mình vẫn nợ bạn 5tks :p)

Bây giờ chúng ta cùng chuyển qua bài mới nhé ! :x

 
S

saklovesyao

Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU ?​


Trong bài 14, chúng ta đã được nghiên cứu nguyên nhân khiến cho thân dài ra. Ta biết, trong quá trình sống, cây không chỉ cao lên mà còn to ra. Vậy thân cây to ra do đâu ?

1. Tầng phát sinh

Sinhhoc6SGKhinh161jpg.jpg

- Như trên hình, ta thấy cấu tạo trong của thân trưởng thành khác hẳn so với cấu tạo trong của thân non, điển hình: phần thịt vỏ dày hơn, phần vỏ cũng dày hơn, phần mạch rây, mạch gỗ cũng dày hơn, v.v..
- Thân to ra do sự phân chia các TB của mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ
+ Tầng sinh vỏ: nằm trong lớp thị vỏ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp TB vỏ và phía trong một lớp thịt vỏ
+ Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phái ngoài một lớp mạch rây , phía trong một lớp mạch gỗ
- Khi bóc vỏ cây, mạch rây bị bóc theo vỏ

\RightarrowVỏ cây to ra nhờ tầng sinh vỏ
\Rightarrow Trụ giữa to ra nhờ tầng sinh trụ
\Rightarrow\RightarrowThân cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

2. Vòng gỗ hằng năm
- Đối với cây vùng nhiệt đới, nhằng năm về mùa mưa, cây hấp thụ được nhiều thức ăn, tầng sinh trụ tạo nhiều mạch gỗ to, có thành mỏng, xếp thành một vòng dày màu sáng. Mùa khô ít thức ăn, các TB gỗ sinh ra ít hơn, bé hơn, có thành dày xếp thành một vòng mỏng, màu sẫm. Đó là những vòng gỗ hằng năm. Dựa vào đó ta có thể xác định được tuổi của cây
\Rightarrow Điều kiện thuận lợi ~> cây hấp thụ nhiều thức ăn ~> tầng sinh trụ tạo nhiều mạch gỗ to ~> cây tạo vòng gỗ dày màu sáng
\RightarrowĐiều kiện không thuận lợi ~> TB gỗ sinh ra ít hơn ~> Thành TB dày xếp thành vòng mỏng màu sẫm

3. Dác và ròng
- Dác: lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
- Ròng: lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trongm gồm những TB chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây

4. Ghi nhớ:
– Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
- Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng (hoặc sẫm) có thể xác định được tuổi của cây
- Cây gỗ lâu năm có dác và ròng
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN​

Trong các bài trước, ta đã biết rễ có chức năng hút nước & muối khoáng từ đất và đưa lên các bộ phận của cây. Vậy thì các chất đó được vận chuyển nhờ đâu, như thế nào ? Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ được nghiên cứu về vấn đề đó

1. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan
- Ta có thí nghiệm sau:
+ Cắm một cành hoa hồng trắng (hoặc hoa huệ, sẽ dễ thấy kết quả hơn so với hoa hồng vì thân của hoa huệ xốp hơn hoa hồng, sự vận chuyển nước được dễ dàng hơn) vào trong một cốc nước lã. Cắm một cành hoa trắng khác vào một cốc nước đã được pha phẩm đỏ (hoặc xanh, cam… miễn là khác màu trắng)
+ Đặt cả hai cốc hoa ra nơi thoáng gió
\Rightarrow Thí nghiệm được làm để tìm hiểu về sự vận chuyển chất trong thân
\Rightarrow Sau một thời gian, thân và lá của cành hoa cắm trong cốc nước pha phẩm màu bị pha màu của nước (nếu cốc nước pha phẩm đỏ thì bị pha đỏ, nếu bị pha xanh thì bị nhuộm xanh…)
\RightarrowCắt vài lát mỏng ngang cành hoa, dùng kính lúp quanh sát, ta nhận thấy phần lõi trong cùng (trung tâm lát cắt) bị nhuộm màu (của cốc nước), còn ở ngoài thì không
\Rightarrow Liên tưởng lại về bài học về thân cây trưởng thành: ta biết mạch gỗ nằm bên trong mạch rây, mà phần lõi trong cùng của cành hoa lại bị nhuộm màu. Tiếp tục liên tưởng lại về bài học cấu tạo trong của thân non, ta thấy mạch gỗ là phần vận chuyển nước và muối khoáng ~> Mạch rây trong thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng lên các bộ phận của cây

2. Vận chuyển chất hữu cơ
- Ta có thí nghiệm sau:
+ Chọn một cành cây khỏe mạnh (không cắt rời khỏi cây!), bóc bỏ 1 khoanh vỏ
+ Sau một tháng, ta thấy mép vỏ ở phía trên phình to ra
\Rightarrow Thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác dụng của mạch rây đối với cây
\Rightarrow Mép vỏ phía trên bị phình to ra vì bị tắc lại do tập trung nhiều chất dinh dưỡng ~> tầng phát sinh hoạt động: các TB ở tầng sinh vỏ phân chia ~> mép vỏ phía trên phình to ra
\RightarrowTrong bài 16, ta đã biết mạch rây nằm ngoài mạch gỗ. Khi tầng phát sinh hoạt động cũng đồng nghĩa với việc tầng sinh trụ sẽ hoạt động, sinh ra phía ngoài 1 lớp mạch rây, và tầng sinh vỏ cũng sinh ra phía ngoài 1 lớp thịt vỏ ~> sự hoạt động đó của tầng phát sinh khiến cho mép vỏ phía trên bị phình ra ~~> mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống các bộ phận khác của cây

(*)Mở rộng: Tại sao mạch rây lại vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống thân mà không phải từ thân lên lá ?
- Trả lời: Trong các bài học từ tiểu học, ta biết trong các hoạt động của cây có quá trình quang hợp. Quá trình quang hợp này diễn ra ở lá (và ở cả thân non nếu có – chương trình lớp 6) và sinh ra chất hữu cơ cho cây. Vậy thì chất hữu cơ đầu tiên được sinh ra ở lá (và thân non nếu có). Mạch rây trong lá (thân non) sẽ vận chuyển các chất từ lá (thân non) xuống các bộ phận khác của cây đồng thời với việc mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên các bộ phận khác và lên tới lá. Chính vì thế nên mép vỏ phía trên của cây mới bị phình ra, còn mép vỏ dưới của cây thì không.

- Lợi dụng điều này, nhân dân ta thường sử dụng biện pháp chiết cành để nhân giống nhanh các loại cây ăn quả

3. Ghi nhớ:
- Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ
- Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây
 
S

saklovesyao

Bây giờ là bài tập nhé ! :x

Câu hỏi:
1. Cây gỗ to ra do đâu ?
2. Có thể xác định được tuổi của cây bằng cách nào ?
3. Nêu sự khác nhau giữa dác và ròng
4*. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt ? Tại sao ?

Ps: Câu 4 mang giá trị 3tks. 3 câu còn lại mỗi câu 2tks. Trả lời đúng cả 4 câu được 10tks :p
 
V

vitconxauxi_vodoi

4*. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt ? Tại sao ?
Trả lời:
Trong làm nhà, hoặc xây dựng trụ cầu,tà vẹt, người ta thường chọn phần ròng của thân cây. Vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc; có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.

3. Nêu sự khác nhau giữa dác và ròng
Sự khác nhau giữa dác và ròng là :
-Ròng :
+Là phần nằm ở bên trong,dày
+Có màu sẫm hơn
+Cấu tạo bằng các tế bào gỗ già chết nên chắc và cứng rắn
+Chức năng: nâng đỡ cho cây
-Dác:
+Là phần nằm ở bên ngoài,mỏng
+Có màu nhạt hơn
+Cấu tạo bằng các tế bào gỗ còn non nên không cứng lắm
+Chức năng: vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá
2. Có thể xác định được tuổi của cây bằng cách nào ?
Có thể xác định được tuổi của cây bằng cách đọc những vòng gỗ (đếm số vòng gỗ màu sẫm hoặc màu sáng)
1.Thân cây gỗ to ra do đâu ?
- Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ
+ Tầng sinh vỏ: nằm trong lớp thị vỏ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp TB vỏ và phía trong một lớp thịt vỏ
+ Tầng sinh trụ: Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phái ngoài một lớp mạch rây , phía trong một lớp mạch gỗ
- Khi bóc vỏ cây, mạch rây bị bóc theo vỏ

\RightarrowVỏ cây to ra nhờ tầng sinh vỏ
\Rightarrow Trụ giữa to ra nhờ tầng sinh trụ
\Rightarrow\RightarrowThân cây to ra nhờ tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
 
S

saklovesyao

Bạn vitconxauxi_vodoi được 10tks nhé ! :x

Tiếp tục nha :x 2 câu 4tks :p

- Giải thích vì sao mép vỏ phía dưới không phình to ra (thí nghiệm 2, phần lý thuyết) ?
- Chọn những từ thích hợp trong các từ: TB có vách dày hóa gỗ, TB sống, vách mỏng chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây, vận chuyển nước và muối khoáng để điền vào chỗ trống trong các câu sau
+ Mạch gỗ gồm những……………, không có chất tế bào, có chức năng…………….
+ Mạch rây gồm những……………, có chức năng…………………..

 
T

thongoc_97977

câu 1: Khi bóc vỏ bóc luôn cả mạch rây,vì vậy các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên,lâu ngày làm cho mép trên phình to

câu2: + Mạch gỗ gồm những tế bào chết, không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng
+ Mạch rây gồm những tế bào có vách dày hoá gỗ, có chức năng vách mỏng chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây


p/s:
cái này chị học lâu rùi nên cũng nhớ rõ nữa! chị nhớ là mạch gỗ thì gồm những tế bào chết còn mạch rây thì gồm nhưng tế bào sống mà sao câu 2 chị thấy nó sao sao iz!
 
S

saklovesyao

Chị thongoc trả lời đúng rồi :p Tks tối đa nhé chị ! :p

Ps: Đã trả đủ tks cho bạn satthukybj :p

Tuần này chúng ta học nhanh nhỉ ? :D

Để không phí thời giờ, chúng ta sẽ chuyển sang bài mới luôn nhé ! :p
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom