[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
M

miumiudangthuong

Câu 1:
Vật sống là vật có khả năng sinh sản, lớn lên và lấy thức ăn.
Vật không sống là vật không có khả năng khả năng sinh sản, lớn lên và lấy thức ăn.
Câu 2:
Dấu hiệu chung của mọi cơ thể sống là:
Lớn lên, sinh sản, lấy các chất cần thiết.
Câu 3:
Đặc điểm chung của cơ thể sống là:
- Có khả năng trao đổi chất với môi trường.
- Lớn lên.
- Sinh sản.
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Chính xác ! Bạn meomiudethuong và bengokkute1998 mỗi bạn được 9tks nhá ! :D

Một bài tập nữa nhá ! Bài này 10tks mà dễ cực luôn ;))

Bài tập thêm: Lấy 10 ví dụ về những vật sống và vật không sống. Lập bảng về các đặc tính của chúng
Gợi ý làm bài:
- 10 ví dụ về vật sống & không sống có thể lấy tùy ý, không ép buộc về số lượng mỗi loại
- Các ví dụ đã lấy mang những đặc tính nào sau đây: Lớn lên, sinh sản, lấy vào những chất cần thiết, loại bỏ những chất thải ? Nếu có mang đặc tính nào thì đánh dấu (+), không mang đặc tính nào thì đánh dấu (-) vào ô tương ứng
- Từ đó suy ra từng ví dụ thuộc loại vật sống hay vật không sống ?
 
M

miumiudangthuong

TT VD Lớn lên Sinh sản Lấy các chất cần thiết Loại bỏ chất thải Xếp loại
1 Hòn đá - - - - Vật không sống
2 Quyển sách - - - - Vật không sống
3 Cái bút - - - - Vật không sống
4 Cái bát - - - - Vật không sống
5 Đôi đũa - - - - Vật không sống
6 Máy tính - - - - Vật không sống
7 Bóng đèn - - - - Vật không sống
8 Điẹn thoại - - - - Vật không sống
9 Khung ảnh - - - - Vật không sống
10 Xe máy - - - - Vật không sống
11 Con gà + + + + Vật sống
12 Cây đậu + + + + Vật sống
13 Con bò + + + + Vật sống
14 Con quất + + + + Vật sống
15 Con lợn + + + + Vật sống
16 Cây bàng + + + + Vật sống
17 Hoa hồng + + + + Vật sống
18 Con chim + + + + Vật sống
19 Cây đào + + + + Vật sống
20 Con mèo + + + + Vật sống
 
Last edited by a moderator:
B

bengokkute1998

1. quyển vở: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
2. chiếc bút: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
3.đèn học: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
4. cái bàn: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
5. cái tủ: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
6. cái gổi: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
7. cái giường: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
8. tờ giấy: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
9. cái ti vi: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.
10: máy tính: không thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật không sống.

11. con gà: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống.
12: con chó: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống.
13. con lợn: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống.
14. con trâu: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống.
15. con người: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống
16. cây hồng: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống
17. cây xanh: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống
18. cây dừa: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống
19: cây hoa hông: có thể lớn lên,sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống
12. con chim: có thể lớn lên, sinh sản,lấy các chất cẩn thiết và loại bỏ các chất cần thiết ==>vật sống
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bạn meomiudethuong được 10tks còn bạn bengokkute1998 được 1tks nhá :D Vì bạn bengokkute1998 mới chỉ trả lời được yêu cầu chứ chưa làm bảng ;))

Bây giờ chúng ta sẽ cùng chuyển sang bài mới nhé ! :D
 
S

saklovesyao

Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học​

Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm…

1. Sinh vật trong tự nhiên

table1.jpg

- Nhìn lại bảng trên ta thấy: trong số các sinh vật được nêu làm ví dụ, có loại là thực vật (như cây mít, bèo tây), có loại là động vật (như con voi, con ruồi…), còn có loại không phải là thực vật cũng không phải là động vật, chúng thường có kích thước nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Chúng là vi khuẩn và nấm

- Từ bảng trên, ta có thể rút ra nhận xét: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng, chúng được phân thành các nhóm rất lớn, có những đặc điểm về hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống… khác nhau. Đó là các nhóm: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật

Motsonhomsinhvattrongtunhien.jpg


Trong chương trình Sinh 6, chúng ta sẽ làm quen với ba nhóm đầu, còn nhóm Động vật sẽ học trong sách Sinh 7​

2. Nhiệm vụ của Sinh học
- Các sinh vật đều có mối quan hệ với đời sống của con người. Rất nhiều sinh vật có ích: chúng cho ta thức ăn và nhiều loại sản phẩm khác. Nhưng cũng có nhiều loại gây hại: ruồi, muỗi truyền bệnh; sâu bọ, nấm phá hoạt cây cối, mùa màng… Do đó, nhiệm vụ của Sinh học nói chung là: nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người
- Chương trình Sinh học ở cấp THCS gồm các phần sau: Thực vật – Động vật – Cơ thể người và vệ sinh – Di truyền và biến dị - Sinh vật và môi trường
- Thực vật học có nhiệm vụ:
+ Nghiêm cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật
+ Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau
+ Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người
Trên cơ sở đó tìm cách sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng

3. Ghi nhớ
- Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật và Động vật…
- Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau
- Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ đời sống con người là nhiệm vụ của Sinh học cũng như Thực vật học
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bây giờ chúng mình làm bài tập nhé ! :D

1. Kể tên 1 số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người
2. Nhiệm vụ của thực vật học là gì ? Nêu ngắn gọn 1 câu về nhiệm vụ của Thực vật học ?
3. Hãy nêu tên 10 sinh vật có ích và 10 sinh vật có hại cho người theo mẫu bảng dưới đây

table2.jpg

Ps: 3tks/bài. Đúng 3 bài được 9tks :p
 
Last edited by a moderator:
P

phamhienhanh21

Bây giờ chúng mình làm bài tập nhé ! :D

1. Kể tên 1 số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người
2. Nhiệm vụ của thực vật học là gì ? Nêu ngắn gọn 1 câu về nhiệm vụ của Thực vật học ?
3. Hãy nêu tên 10 sinh vật có ích và 10 sinh vật có hại cho người theo mẫu bảng dưới đây

table2.jpg

Ps: 3tks/bài. Đúng 3 bài được 9tks :p
câu 1:trên cạn: cây bàng, con kiến, con hổ,...
dưới nước: cá chép, rùa biển, mực , baba,...
ở cơ thể người: virus, giun kim, giun sán,...

câu 2: nhiệm vụ của thực vật học:
+ Nghiêm cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật
+ Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau
+ Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người
Ngắn gọn:Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng nhằm phục vụ đời sống con người là nhiệm vụ của Thực vật học

tớ ko biết kẻ bảng. làm thế nào vậy? chỉ giúp.........................
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Tặng trước cho bạn 6tks nhé ! :x

Nếu không kẻ được bảng, bạn có thể down bảng về sau đó dùng paint để điền :p
 
M

miumiudangthuong

Bây giờ chúng mình làm bài tập nhé ! :D

1. Kể tên 1 số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người
2. Nhiệm vụ của thực vật học là gì ? Nêu ngắn gọn 1 câu về nhiệm vụ của Thực vật học ?
3. Hãy nêu tên 10 sinh vật có ích và 10 sinh vật có hại cho người theo mẫu bảng dưới đây

table2.jpg

Ps: 3tks/bài. Đúng 3 bài được 9tks :p
1.
- Sống trên cạn: cây cối, ruồi muỗi, chim thú,...
- Sống dưới nước: cá, rong rêu, tảo biển, ....
- Sống trong cơ thể người: virut, sán lá gan, giun tóc,...

2. Nhiệm vụ của thực vật học:
+ Nghiêm cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật
+ Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau
+ Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và trong đời sống con người
Trên cơ sở đó tìm cách sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng


3.
Stt Tên sinh vật Nơi sống Công dụng Tác hại
1 Rong biển Dưới nước Làm thức ăn Không
2 Nấm linh chi Trên cạn Làm thuốc Không
3 Cá Dưới nước Làm thức ăn Không
4 Gỗ lim Trên cạn Lấy gỗ Không
5 Cây vải Trên cạn Ăn quả Không
6 Cây cần sa Trên cạn Không Gây nghiện
7 Cây thuốc lá Trên cạn Không Gây bệnh về tim mạch
8 Sán Cơ thể người, vật Không Gây bệnh
9 Gián Trên cạn Không Gây bẩn, bệnh.
10 Ruồi, muỗi Trên cạn Không Ô nhiễm môi trường.
 
S

saklovesyao

Bạn miumiudangthuong được 5tks nhé :p Câu 2 bạn chưa làm được vế sau của đề bài, và câu 3 có vài chỗ chưa chính xác :p

Các bạn tiếp tục nào :x

Ngày mai chúng ta sẽ chuyển sang bài mới nhé ^^~
 
S

saklovesyao

Hì hì

Thông báo với các bạn: Bắt đầu từ giữa tháng 8, đã có một số trường bắt đầu học chính thức. Môn Sinh học trên trường sẽ được học với tần suất 2 tiết/ tuần. Vì thế, topic cũng sẽ được đẩy lên với tần suất 2 bài/lần/ tuần để kịp với giáo án của trường học, các bạn sẽ không bị đuối kiến thức

Rất mong các bạn ủng hộ ^^~

Sau đây mình sẽ đăng 2 bài tiếp theo :D
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

search-leaf-emoticon.gif
ĐẠI CƯƠNG VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
search-leaf-emoticon.gif


Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật​


Như đã học ở bài 2, thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của chúng là gì ? Bài học này sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi đó

1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật

- Thực vật trên trái đất sống ở rất nhiều nơi: trên cạn (mít, dừa), dưới nước (bèo, rong), trong đầm lầy (sen), ở sa mạc (xương rồng)…
- Ở những nơi điều kiện phát triển tốt hơn (độ ẩm thích hợp, đất màu mỡ, khí hậu ôn hòa…) thì thực vật phong phú hơn và ngược lại, ở những nơi cằn cỗi (sa mạc nóng, băng tuyết lạnh…) thực vật ít phong phú hơn
- Có cây gỗ sống lâu năm, thân to lớn, cứng rắn (tùng, bách…), lại cũng có những cây thân nhỏ bé, mềm yếu (rau bợ…)
- Có những cây sống trên cạn, sống cố định một nơi (trừ phi bị di chuyển) thân của chúng to, đặc, cứng, lá mọc trên cao, nhỏ… Cũng có những cây sống dưới nước, thân của chúng nhỏ, dày nhưng xốp, lá to, sống trôi nổi…
\Rightarrow Từ những điều trên, ta có thể thấy được thực vật rất phong phú, cả về khu vực phân bố, tỉ lệ phân bố, hình dạng, kích thước, màu sắc, chủng loại…
- Thực vật trên TĐ có khoảng trên 300’000 loài, thực vật ở VN có khoảng trên 12’000 loài

2. Đặc điểm chung của thực vật

table8.png


* Dấu + là có khả năng, dấu – là không có khả năng
- Từ đây ta có thể suy ra: Tuy thực vật rất đa dạng, nhưng chúng có cùng chung 1 số đặc điểm sau:
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ
+ Đều có khả năng lớn lên và sinh sản
+ Hầu hết không có khả năng di chuyển

- Khi trồng cây vào chậu rồi đặt lên bệ cửa sổ, sau một thời gian ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng => Hầu hết các thực vật phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài
- Đặt 2 chậu cây, một chậu cây ngoài sáng, có đủ không khí, một chậu cây trong tối, thiếu không khí, sau một thời gian ta thấy chậu cây ngoài sáng phát triển tốt hơn chậu cây trong tối => Nhờ ánh sáng mặt trời và chất diệp lục trong lá, cây xanh có khả năng tạo ra chất hữu cơ từ nước, muối khoáng trong đất và khí cacbonnic (CO2) trong không khí

3. Ghi nhớ:
- Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú
- Tuy đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung:
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ (nhờ ánh sáng, chất diệp lục, muối khoáng trong đất và CO2 trong không khí
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
 
S

saklovesyao

Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ?​

Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kĩ, các bạn sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng

1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa

table9.png


- Như trên bảng trên, ta có thể thấy: Có thực vật có hoa, có thực vật không có hoa, có thực vật có cơ quan sinh sản là hoa-quả-hạt, có thực vật lại không có các cơ quan sinh sản này
\Rightarrow Thực vật được chia làm hai nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
\Rightarrow Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là hoa-quả-hạt, thực vật không có hoa không có cơ quan sinh sản là hoa-quả-hạt
\Rightarrow Thực vật có hoa đến một thời kỳ nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt
\Rightarrow Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ có hoa

2. Cây một năm và cây lâu năm

- Các cây sống lâu năm điển hình như: tùng, bách, trắc, trầm hương….
- Các cây sống một năm: lạc, hoa hồng, cải, mồng tơi….
\Rightarrow Có cây sống lâu năm, có cây sống một năm
\Rightarrow Cây sống một năm là cây sống trong vòng 1 năm, cây sống lâu năm là cây sống trong vòng nhiều năm

3. Ghi nhớ
- Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Thực vật không có hoa, cơ quan sinh sản không phải hoa hoa, quả, hạt
- Cơ thể thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan:
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá, có chức năng chính là nuôi dưỡng cây
+ Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt, có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống
- Có cây sống trong vòng một năm, có cây sống lâu năm
 
S

saklovesyao

Bây giờ là phần bài tập ;))

Ps: Mỗi câu đúng 3tks, trả lời đúng 3 câu được 9tks - như mọi khi :p

Câu 1: Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất ?
Câu 2: Đặc điểm chung của thực vật là gì ?
Câu 3: Kể tên một số thực vật có tốc độ phản ứng với môi trường nhanh (mắt thường có thể nhìn thấy rõ ?)
 
P

phumanhpro

câu 3 là vd:cây xấu hổ(cây cỏ thẹn).......
câu 1 sống ở trên cạn dưới nc
 
Last edited by a moderator:
P

phamhienhanh21

c2: đặc điểm chung:
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ (nhờ ánh sáng, chất diệp lục, muối khoáng trong đất và CO2 trong không khí
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
+ Đều có khả năng lớn lên và sinh sản
+đều có thành phần xenlulôzơ trong tế bào
 
S

saklovesyao

Anh phumanhpro được 6tks và bạn phamhienhanh21 được 3tks nhé ! :p

Tiếp tục nào :x !

Ps: Các câu có dấu ( * ) mang giá trị 4tks. Trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi dưới đây được tổng cộng 15tks :x

4*. Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chung ?
5. Điền vào bảng sau (chọn thực vật tùy ý)

Stt| Tên cây| Nơi sống| Công dụng đối với người
1
2
3
4
5
6*. Tại sao khỉ chạm vào lá cây xấu hổ thì lá cụp lại ?
7*. Chạm vào đâu để 4 chiếc lá này cùng cụp lại một lúc ?

5856684305_3ce323c2ce.jpg
 
P

phamhienhanh21

c6:
vì ở chỗ cuống lá có mô tế bào màng mỏng, bên trong chứa đầy nước gọi là bọng lá. khi chạm vào cây lá bị trấn động, nước trong tế bào ở phần dưới bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên, khiến phần dưới bọng lá xẹp xuống làm cho cuống lá cụp lại. chỉ ít phút sau nước ở hai bên bọng lá dồn xuống dưới thì lá cây lại trở về như cũ

c7: chỉ cần chạm vào cuống lá lập tức bốn chiếc lá cùng cụp lại một lúc
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom