[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thongoc_97977

câu1: tế bào có kinh thước khác nhau tuỳ theo mỗi loài cây và cơ quan.Hình dạng như: nhiều cạnh như vảy hành,hình trứn như quả cà chua
câu 2: có màng,chất tế bào ,các bào quan và nhân tế bào
câu 3: mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá,có cấu trúc giống nhau,cùng thực hiện một chức năng nhất định
ví dụ: mô biểu bì,mô phân sinh,mô bì,....
 
S

saklovesyao

Anh phumanhpro và bạn thongoc_97977 mỗi người được 6tks nhé ! :x

Tiếp nè ! :x

1. Tế bào ở những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào ?
2. Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật

Ps: Mỗi câu 3tks. 2 câu 6tks ;)) Hết phần này chúng ta sẽ cùng làm 1 bài test cuối tháng nhé ! :x
 
M

miumiudangthuong

1.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật
- Quá trình phân chia tế bào diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngắn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. mCacs tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,… tế bào

2.
- Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
 
T

thongoc_97977

(*) Tế bào mô phân sinh
(*)
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành hai nhân rồi tách xa nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. các tế bào này lại tiếp tục phân chia như quá trình ở trên để tạo thành 4,8,.. tế bào


(*)2/ sinh trưởng và phát triển
 
S

saklovesyao

Bạn thongoc_97977 và bạn meomiudangthuong mỗi bạn được 6tks :x

Bây giờ chúng ta cùng làm một bài test nhỏ nhé ! :D


 
S

saklovesyao

Bài kiểm tra số 1 - tháng 9​

I. Trắc nghiệm

1. Dòng nào dưới đây chỉ toàn cây không có hoa ?
A. cây cải, cây nhãn, cây lạc, dương xỉ
B. bàng, nguyệt quế, lộc vừng, chanh
C. bàng, dương xỉ, lộc vừng, lược vàng
D. dương xỉ, đa, rêu, si

2. Nhiệm vụ của sinh học là gì ?
A. Khai thác các loài động, thực vật
B. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống của sinh vật
C. Nghiên cứu sự đa dạng của sinh vật để có các biện pháp sử dụng, phát triển và bảo vệ chúng
D. 2 ý B và C

3. Sinh vật được chia ra thành 4 nhóm lớn nào ?
A. Thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn
B. Thực vật, nấm, vi khuẩn, quyết
C. Quyết, hạt trần, hạt kín, tảo
D. Hạt trần, hạt kín, động vật, vi khuẩn

4. Cho biết đặc điểm chung tiêu biểu của thực vật ?
A. Tự tổng hợp được chất hữu cơ - phần lớn không có khả năng di chuyển - đều có diệp lục
B. Đều có diệp lục - đều có rễ, thân, lá - đều có khả năng sinh sản
C. Tự tổng hợp được chất hữu cơ - phần lớn không có khả năng di chuyển - phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài

II. Tự luận

1. Nêu cụ thể cách sử dụng kính hiển vi ?
2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của các tế bào thực vật ?
3. Nêu sự lớn lên của tế bào ? Mô tả quá trình phân bào ?

Ps: Phần trắc nghiệm mỗi câu 1tks. Phần tự luận mỗi câu 2tks. Đúng cả bài được 10tks


Cố lên nào các bạn ! :x
 
Last edited by a moderator:
P

phamhienhanh21

Bài kiểm tra số 1 - tháng 9​

I. Trắc nghiệm

1. Dòng nào dưới đây chỉ toàn cây không có hoa ?
A. cây cải, cây nhãn, cây lạc, dương xỉ
B. bàng, nguyệt quế, lộc vừng, chanh
C. bàng, dương xỉ, lộc vừng, lược vàng
D. dương xỉ, đa, rêu, si

2. Nhiệm vụ của sinh học là gì ?
A. Khai thác các loài động, thực vật
B. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống của sinh vật
C. Nghiên cứu sự đa dạng của sinh vật để có các biện pháp sử dụng, phát triển và bảo vệ chúng
D. 2 ý B và C

3. Sinh vật được chia ra thành 4 nhóm lớn nào ?
A. Thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn
B. Thực vật, nấm, vi khuẩn, quyết
C. Quyết, hạt trần, hạt kín, tảo
D. Hạt trần, hạt kín, động vật, vi khuẩn

4. Cho biết đặc điểm chung tiêu biểu của thực vật ?
A. Tự tổng hợp được chất hữu cơ - phần lớn không có khả năng di chuyển - đều có diệp lục
B. Đều có diệp lục - đều có rễ, thân, lá - đều có khả năng sinh sản
C. Tự tổng hợp được chất hữu cơ - phần lớn không có khả năng di chuyển - phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài

II. Tự luận

1. Nêu cụ thể cách sử dụng kính hiển vi ?
2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của các tế bào thực vật ?
3. Nêu sự lớn lên của tế bào ? Mô tả quá trình phân bào ?

Ps: Phần trắc nghiệm mỗi câu 1tks. Phần tự luận mỗi câu 2tks. Đúng cả bài được 10tks


Cố lên nào các bạn ! :x
I: 1c;2d;3a;4c
II:3:- Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành
- Tế bào lớn đến một kích thước nhất định thì phân chia
- Quá trình phân chia tế bào diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngắn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,… tế bào
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật
1:b1:điều chỉnh ánh sáng
b2:đặt tiêu bản lên bàn kính
b3: mắy nhìn vào vật kính,tau phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cko đến khj vật sát tiêu bản
b4:mắt nhìn vào thị kính tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát
b5điều chỉnh = ốc nhỏ để nhìn thấy rõ vật nhất
2:- Khác nhau:Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật
Giống nhau: chúng đều gồm các thành phần sau:
+ Vách tế bào (chỉ có ở TB thực vật)
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào
+ Nhân
+ Thành phần khác: không bào, lục lạp (TB thịt lá)…
 
M

miumiudangthuong

Bài kiểm tra số 1 - tháng 9​

I. Trắc nghiệm

1. Dòng nào dưới đây chỉ toàn cây không có hoa ?
A. cây cải, cây nhãn, cây lạc, dương xỉ
B. bàng, nguyệt quế, lộc vừng, chanh
C. bàng, dương xỉ, lộc vừng, lược vàng
D. dương xỉ, đa, rêu, si

2. Nhiệm vụ của sinh học là gì ?
A. Khai thác các loài động, thực vật
B. Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, đời sống của sinh vật
C. Nghiên cứu sự đa dạng của sinh vật để có các biện pháp sử dụng, phát triển và bảo vệ chúng
D. 2 ý B và C

3. Sinh vật được chia ra thành 4 nhóm lớn nào ?
A. Thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn
B. Thực vật, nấm, vi khuẩn, quyết
C. Quyết, hạt trần, hạt kín, tảo
D. Hạt trần, hạt kín, động vật, vi khuẩn

4. Cho biết đặc điểm chung tiêu biểu của thực vật ?
A. Tự tổng hợp được chất hữu cơ - phần lớn không có khả năng di chuyển - đều có diệp lục
B. Đều có diệp lục - đều có rễ, thân, lá - đều có khả năng sinh sản
C. Tự tổng hợp được chất hữu cơ - phần lớn không có khả năng di chuyển - phản ứng chậm với các kích thích bên ngoài

II. Tự luận

1. Nêu cụ thể cách sử dụng kính hiển vi ?
2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của các tế bào thực vật ?
3. Nêu sự lớn lên của tế bào ? Mô tả quá trình phân bào ?

Ps: Phần trắc nghiệm mỗi câu 1tks. Phần tự luận mỗi câu 2tks. Đúng cả bài được 10tks


Cố lên nào các bạn ! :x


I. Trắc nghiệm:

1. D
2. D
3. A
4. A

II. Tự luận:

Câu 1:
- Cách sử dụng kính hiển vi:
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
+ Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở dúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản.
+ Mắt kính nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản
+ Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát
+ Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất

Câu 2:

Giống: Đều gồm các thành phần:
+ Vách tế bào (chỉ có ở TB thực vật)
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào
+ Nhân
+ Thành phần khác: không bào, lục lạp (TB thịt lá)…

Khác: Khác nhau về hình dạng và kích thước.

Câu 3:

Sự lớn lên của tế bào
- Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành

Sự phân chia tế bào
- Tế bào lớn đến một kích thước nhất định thì phân chia
- Quá trình phân chia tế bào diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngắn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,… tế bào
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật
 
0

0973573959thuy

Bạn phamhienhanh21 được 8tks và bạn meomiudangthuong được 9tks nhé ! :x

Bây giờ, chúng ta sẽ cùng chuyển sang tìm hiểu về một chương học mới - Chương II : Rễ
Cùng học lý thuyết và giải bài tập nào các bạn !


search-leaf-emoticon.gif
CHƯƠNG II. RỄ
search-leaf-emoticon.gif


Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ


Rễ giữ cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khoáng hòa tan.
Không phải tất cả các bộ rễ đều như nhau


1. Các loại rễ
- Có hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm
- Rễ cọc có rễ cái to, khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ cfon mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa
- Rễ chùm gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc thân thành một chùm

2. Các miền của rễ

Sinhhoc6SGKhinh93jpg.jpg


- Miền trưởng thành có các mạnh dẫn, có chức năng dẫn truyền
- Miền hút có các lông hút, có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, là miền quan trọng nhất của rễ
- Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia), có chức năng làm cho rễ dài ra
- Miền chóp rễ có tác dụng che chở cho đầu rễ

3. Ghi nhớ
- Có 2 loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm
- Rễ cọc gồm rễ cái và các rễ con
- Rễ chùm gồm những rễ con mọc từ gốc thân
- Rễ có 4 miền
+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền
+ Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
+ Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra
+ Miền chóp rễ có tác dụng che chở cho đầu rễ

Giờ là bài tập nhé ! :x

4. Bài tập
1. Rễ gồm mấy miền ? Nêu chức năng của mỗi miền ?
2. Có phải rễ nào cũng có lông hút không ? Nếu không, chúng hấp thụ nước nhờ đâu ?
3. Rễ phụ nghĩa là gì ?



 
Last edited by a moderator:
P

phamhienhanh21

4. Bài tập
1. Rễ gồm mấy miền ? Nêu chức năng của mỗi miền ?
2. Có phải rễ nào cũng có lông hút không ? Nếu không, chúng hấp thụ nước nhờ đâu ?
3. Rễ phụ nghĩa là gì ?
1: Rễ có 4 miền
+ Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền
+ Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
+ Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra
+ Miền chóp rễ có tác dụng che chở cho đầu rễ


 
S

saklovesyao

Được rồi... bạn phamhienhanh21 được 3tks trước nhé ! Các câu còn lại chúng ta tiếp tục suy nghĩ nhá ! :p

Bây giờ sẽ qua 1 bài mới nữa trước khi chúng ta tiếp tục "động não" cho những câu hỏi kia :p


search-leaf-emoticon.gif
Bài 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
search-leaf-emoticon.gif

Ta đã biết rễ gồm 4 miền và chức năng của mỗi miền. Các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất ? Nó có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất như thế nào ?

1. Cấu tạo
- Miền hút được chia ra làm hai phần: vỏ và trụ giữa
- Trong vỏ gồm có biểu bì, lông hút và thịt vỏ
+ Biểu bì gồm một lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau, có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong rễ
+ Lông hút là một tế bào biểu bì kéo dài ra, có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan
+ Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau, có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan

Cautaomienhutvasuhutcuare.jpg

* Mỗi lông hút là một tế bào, chúng không tồn tại mãi mãi

- Trong trụ giữa có bó mạch và ruột
+ Trong bó mạch có hai loại mạch là mạch rây và mạch gỗ. Mạch rây gồm những tế bào có vách mỏng, có chức năng vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. Mạch gỗ gồm nhứng tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
+ Ruột gồm những tế bào vách mỏng, có chức năng chứa chất dự trữ

2. Ghi nhớ:
- Cấu tạo miền hút gồm 2 phần chính
+ Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút, lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước mà muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
+ Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bây giờ là câu hỏi nhé ! :p

1*. Có phải tất cả các rễ đều có miền hút không ? Vì sao ?
2. Cấu tạo miền hút gồm mấy phần ? Chức năng của mỗi phần ?
3. Lông hút có tồn tại mãi không ? Tại sao ?

Ps: Câu 1 mang giá trị 4tks, hai câu còn lại mỗi câu 3tks. Đúng cả 3 câu được 10tks nhé ! :p
 
P

p3nh0ctapy3u


1*. Có phải tất cả các rễ đều có miền hút không ? Vì sao ?
Không
Theo mình thì không phải tất cả các rễ đều có miền hút vì Miền hút có các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.Mà cây sống trong nước không có lông hút do rễ mọc chìm trong nước thì khi đó nước được hấp thụ qua bề mặt của rễ
~> mình nghĩ thế,không biết đáp án là thế nào nữa
;)
 
S

saklovesyao

Chị p3nh0ctapy3u đã trả lời đúng rồi, chị được 4tks nhé ! :p

Các câu còn lại, mình trả lời nhé ! :p

2. Có phải rễ nào cũng có lông hút không ? Nếu không, chúng hấp thụ nước nhờ đâu ?
~> Không phải rễ nào cũng có lông hút. Những loại rễ không có lông hút, chúng hấp thụ nước qua bề mặt rễ
*Câu này giống như câu của chị p3nh0ctapy3u :p
3. Rễ phụ nghĩa là gì ?
~> Rễ phụ là rễ mọc ra từ thân, cành cây
2. Cấu tạo miền hút gồm mấy phần ? Chức năng của mỗi phần ?
~> Cấu tạo miền hút gồm 2 phần chính
+ Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút, lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước mà muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
+ Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ
3. Lông hút có tồn tại mãi không ? Tại sao ?
~> Lông hút không tồn tại mãi mãi. Vì căn bản, mỗi lông hút cũng là 1 tế bào. Khi tế bào già, yếu và chết đi thì lông hút cũng sẽ bị rụng đi
* Về phần này, các bạn hãy liên tưởng đến những sợi tóc của chúng ta :D Những sợi tóc không tồn tại mãi, khi chúng già yếu thì sẽ gãy rụng, và lông hút của cây cũng tương tự :D


Bây giờ chúng ta cùng chuyển sang bài mới nhé ! :p Mình nợ các bạn 2 tiết học rồi :p
 
S

saklovesyao

Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ


Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hòa tan từ đất. Vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào ? Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan như thế nào ?

I. CÂY CẦN NƯỚC VÀ CÁC LOẠI MUỐI KHOÁNG
1. Nhu cầu nước của cây
a. Thí nghiệm 1:
- Minh đã trồng cải vào 2 chậu đất, chăm sóc chúng cho tới khi hai cây tươi tốt như nhau. Những ngày sau, Minh chỉ tưới nước cho chậu A, còn chậu B không tưới nước
\RightarrowThí nghiệm trên nhằm mục đích chứng minh cây cần nước
\Rightarrow Kết quả của thí nghiệm: Cây A được tưới nước đầy đủ, đều đặn nên sẽ phát triển tốt, còn cây B không được tưới nước nên sẽ héo úa dần và chết đi
\Rightarrow Giải thích kết quả của thí nghiệm:
+ Tất cả các cây đều cần có nước. Khi tưới nước thì ngoài việc cây hấp thụ nước, nước còn giúp hòa tan các chất khoáng ở trong đất ~> Cây hấp thụ được các chất khoáng có trong đất
+ Cây A được tưới nước đầy đủ ~> có thể thực hiện được các quá trình tổng hợp chất hữu cơ và muối khoáng để nuôi sống cây ~> cây A xanh tốt
+ Cây B không được tưới nước ~> không thể lấy được muối khoáng có trong đất, đồng thời không tổng hợp được chất hữu cơ ~> cây B héo úa dần rồi chết đi

b. Thí nghiệm 2
- Lấy các loại hạt, củ… khác nhau, mỗi loại 100g. Thái nhỏ chúng, để riêng và đem phơi thật khô (khoảng 5-6 ngày nắng), rồi đem chúng vào cân
\Rightarrow Thí nghiệm trên nhằm mục đích tìm hiểu về lượng nước có trong mỗi cây
\Rightarrow Kết quả thí nghiệm:

table16_zps2263ac5d.png

\Rightarrow\Rightarrow Có những cây cần nhiều nước, có những cây cần ít nước

2. Nhu cầu muối khoáng của cây
a. Thí nghiệm 3:
- Bạn Tuấn trồng cây trong các chậu. Châu A có đủ các muối khoáng hòa tan: muốn đạm, lân, kali… Chậu B thiếu muối đạm
\Rightarrow Thí nghiệm trên nhằm chứng minh sự cần thiết của muối khoáng đối với cây
\Rightarrow Kết quả: Sau 1 tuần thì chậu A phát triển tốt, còn chậu B thì lá úa vàng
\Rightarrow Trong sản xuất nông nghiệp, người ta đã tính được để sản xuất 1000kg thóc, cây lúa đã lấy ở đất 1 lượng các muối khoáng chính như bảng sau:

table17_zps2cee0521.png

- Những loại rau trồng ăn lá, thân cần nhiều muối đạm
- Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều muối đạm, lân
- Những loại cây trồng lấy củ, cần nhiều muối kali
- Ngoài những loại muối khoáng cần nhiều cho cây như đạm, lân, kali, cây còn nhiều các loại phân vi lượng khác
(*)Mở rộng:
- Thiếu muối đạm, cây còi cọc, lá cây vàng, úa
- Thiếu muối kali, cây cho sản lượng thấp, chậm lớn, lá dễ bị hỏng
- Thiếu muối lân, cây trồng nhỏ, phát triển chậm

\Rightarrow Cây rất cần muối khoáng
\Rightarrow Các loại cây khác nhau cần lượng muối khoáng các nhau

3. Ghi nhớ 1
- Tất cả các cây đều cần nước.
- Cây không chỉ cần nước mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều hơn cả là muối đạm, muối lân và muối kali
- Nhu cầu nước và muối khoáng khác nhau đối với từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của cây

II. SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
1. Rễ cây hút nước và muối khoáng
- Các bạn xem hình dưới đây

Sinhhoc6SGKhinh112jpg_zps0161cbfa.jpg

\Rightarrow Nước và muối khoáng hòa tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.
\Rightarrow Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoang hòa tan có trong đất
\Rightarrow Quá trình hút nước và muối khoang không quan hệ mật thiết với nhau vì muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuyển trong cây là nhờ tan trong nước

2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
a. Các loại đất trồng khác nhau
- Các loại đất trồng khác nhau có ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây. Ví dụ:
+ Đất đá ong vùng đồi trọc: do địa hình dốc, khả năng giữa nước kém, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng, ảnh hưởn xấu tới sự hút nước và muối khoáng của cây, làm cho năng suất cây trồng thấp
+ Đất đỏ bazan ở vùng Tây Nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp
+ Đất phù sa được hình thành do sự bồi tụ phù sa của các con sông, tạo nên những đồng bằng rộng lớn, màu mơ, thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Các cây hoa mầu, lương thực trồng trên đất phù sa thường cho năng suất cao

b. Thời tiết – khí hậu
- Trong mùa đông băng giá ở những vùng lạnh, sự hút nước và muối khoáng của cây bị ngừng trệ
- Trời nắng, nhiệt độ cao, cây thoát nước nhiều, nhu cầu nước của cây tăng
- Khi mưa nhiều, đất ngập nước lâu ngày, rễ bị chết, cây mất khả năng hút nước và muối khoáng

3. Ghi nhớ 2:
- Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu nhờ lông hút
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phân của cây
- Các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau… có ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây
- Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng thì cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt


 
S

saklovesyao

Bài 12: BIẾN DẠNG CỦA RỄ​

Trong thực tế, rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan mà ở một số cây, rễ còn có những chức năng khác nữa, nên hình dạng, cấu tạo của rễ thay đổi, làm rễ biến dạng. Có những loại rễ biến dạng nào ? Chúng có chức năng gì ? Bài học này sẽ giúp cho các bạn làm rõ điều đó

1. Biến dạng của rễ
- Dưới đây là bảng thống kê các loại biến dạng của rễ

table18_zpse2674831.png

2. Ghi nhớ
- Ngoài các loại rễ thường, còn có một số loại rễ biến dạng thực hiện các chức năng khác của cây như:
+ Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả
+ Rễ móc: Bám vào trụ, giúp cây leo lên
+ Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí
+ Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ
 
S

saklovesyao

Tiếp theo, chúng ta cùng bước sang 1 chương học mới. Chương III: Thân

CHƯƠNG III. THÂN
Bài 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN​

Thân là cơ quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào ? Có thể chia thành mấy loại ?...

1. Cấu tạo ngoài của thân
- Các bạn xem hình dưới đây

Sinhhoc6SGKhinh131jpg_zpsdc786dce.jpg

\Rightarrow Những bộ phận của thân gồm:
- Chồi ngọn: Nằm ở ngọn thân và cành
- Chồi nách: Nằm ở dọc thân và cành
- Thân chính
- Cành

(*) Mở rộng: Những điểm giống nhau và khác nhau của thân chính và cành:
- Giống: Thân chính và cành nói chung là thân cây
- Khác: Cành mọc từ thân chính; nhỏ hơn thân chính

\Rightarrow Vai trò của chồi ngọn và chồi nách
- Chồi ngọn giúp thân, cành dài ra
- Chồi nách phát triển thành bộ phận của cây
- Chồi nách có 2 loại: Chồi lá và chồi hoa
+ Chồi lá có mô phân sinh ngọn và mầm lá. Khi phát triển sẽ thành cành mang lá
+ Chồi hoa không có mô phân sinh ngọn, thay vào đó là mầm hoa và mầm lá. Khi phát triển sẽ thành cành mang hoa hoặc hoa

2. Các loại thân
- Dựa theo vị trí của thân trên mặt đât mà người ta chia thành thành 3 loại:

\Rightarrow Thân đứng: được chia thành 3 dạng nhỏ:
- Thân gỗ: cứng, cao, có cành
- Thân cột: cứng, cao, không có cành
- Thân cỏ: mềm, yếu, thấp

\Rightarrow Thân leo: Leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn…
\Rightarrow Thân bò: mềm, yếu, bò lan sát đất

3. Ghi nhớ
– Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách
- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa. Chồi ngọn giúp thân, cành dài ra
- Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia thân làm ba loại: thân đứng, thân leo và thân bò
 
S

saklovesyao

Bây giờ là phần bài tập. Chúng ta làm từ từ thôi nhé ! :p

Mỗi câu dưới đây mang giá trị 2tks. 7 câu là 14tks nhé ! :p

1. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây
2. Có thể làm những thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng
3. Theo bạn, những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng
4. Vì sao cung cấp đủ nước đúng lúc, cây sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao
5. Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng
6. Chỉ ra con đường hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan từ đất vào cây ?
7. Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều ?
 
H

huyencute98



1. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây

nước và muối khoáng giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt


5. Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng
các lông hút của rế có chức năng chủ yếu là hấp nước và muối khoáng
 
S

saklovesyao

Chính xác ! Bạn huyencute98 được 4tks nhé ! :x

Mọi người cùng tiếp tục trả lời câu hỏi nào :x
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom