[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
S

saklovesyao

Bài 18: BIẾN DẠNG CỦA THÂN​


Giống như rễ, thân cũng có những biến dạng. Chúng là những kiểu nào ? Những biến dạng đó có giống với rễ về cả mặt cấu tạo và chức năng hay không ? Trong bài hôm nay chúng ta sẽ được khám phá điều đó

1. Một số loại thân biến dạng
Chúng ta cùng quan sát ảnh sau


Motsoloaithanbiendang.jpg


- Có những loại thân có chức năng dự trữ chất hữu cơ để cây dùng khi mọc chồi, ra hoa, tạo quả. Dựa vào đặc điểm của thân mà phân biệt: thân củ, thân rễ; đối với các loại thân củ có loại mọc trên mặt đất, có loại mọc dưới mặt đất
(*) Mở rộng: Cách phân biệt thân củ và thân rễ dễ dàng nhất đó là xét tới hình dạng và cấu tạo ngoài của chúng:
+ Thân củ có phần thân phình to, tròn, phía trên mọc cành, lá, phía dưới mọc rễ
+ Thân rễ có hình giống rễ cây hoặc phình to ra, từ các mắt của thân rễ mọc ra các chồi hoặc rễ
- Các loại cây như xương rồng, cành giao… thường sống ở nơi khô hạn, thân của chúng dự trữ nước, đó là loại thân mọng nước
Sinhhoc6SGKhinh182jpg.jpg

2. Ghi nhớ:
- Một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác của cây: thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ; thân mọng nước dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn

 
S

saklovesyao

Sau khi đã tìm hiểu về thân, chúng ta cùng chuyển sang khám phá về một bộ phận rất quan trọng của cây - đó là lá

search-leaf-emoticon.gif
CHƯƠNG IV. LÁ
search-leaf-emoticon.gif


Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ​

Chúng ta đã được tìm hiểu về thân và rễ của cây. Một bộ phận khác không thể không nhắc tới, đó chính là lá

ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
1. Phiến lá

Sinhhoc6SGKhinh192jpg.jpg

leaves.jpg

- Lá cho dù có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau, nhưng chúng đều có những điểm chung như sau:
+ Có 2 phần: phiến lá và cuống lá; trên phiến lá có gân lá
+ Diện tích phiến lá lớn hơn so với cuống lá; có dạng bản dẹt, giúp hứng được nhiều ánh sáng
+ Có 3 dạng gân chính là gân hình mạng, gân song song và gân hình cung

Cackieuganla.jpg

- Có 2 kiểu lá: lá đơn và lá kép
+ Lá đơn: Có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, khi rụng, cả cuống và phiến cùng rụng một lúc
+ Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuỗng con mang một phiến (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau

2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
- Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành, đó là mọc cách, mọc đối, mọc vòng
+ Mọc cách: mỗi mấu thân mọc một lá
+ Mọc đối: mỗi mấu thân mọc 2 lá
+ Mọc vòng: mỗi mấu thân mọc >2 lá
- Các cách xếp lá này giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

3. Ghi nhớ:
- Lá gồm phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng
- Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song và hình cung
- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép
- Có 3 kiểu xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Các cách xếp này giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
 
S

saklovesyao

Câu hỏi nhé ! :p

1. Tình những điểm giống nhau và khác nhau giữa các củ: dong ta, khoai tây, su hào
2. Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây là gì ?
3. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn ?
4. Thây cây chuối thật sự ở đâu

Ps: 4 câu 8tks :p
 
M

miumiudangthuong

Bài 2:
- Một số loại thân biến dạng
- Thân củ, thân rễ chứa chất dự trữ.
- Thân mọng nước dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.
Bài 3:
Thân nước để dự trữ nước và các chất dinh dưỡng, lá tiêu giảm, có gai để giảm sự thoát hơi nước và bảo vệ cây, rễ mọc sâu ruống lòng đất để hấp thụ chất dinh dưỡng và nguồn nước, giúp cây giữ vững.
 
T

thongoc_97977

Câu 1
(*) giống nhau: đều có chồi ngọ,chồi nách và lá; đều chứa chất dự trữ
(*) khác nhau:
-dong ta: thân giống rễ phình to,nằm trong đất;thuộc thân rễ
-khoai tây: thân củ phình to nằm dưới mặt đất,thuộc thân củ
-su hào:thân củ phình to trên mặt đất ;thuộc thân củ

câu 4: trên lá àk
 
S

saklovesyao

Bạn miumiudangthuong được 4tks, chị thongoc_97997 được 2tks và chị p3nh0ctapy3u được 2tks nhé ! :x

Tiếp tục nào ! :p

1. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nhận được nhiều ánh sáng?
2. Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây?
3. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?
 
V

vitconxauxi_vodoi

1. Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nhận được nhiều ánh sáng?
Phiến lá là phần rộng nhất của lá và lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
2. Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây?
Có 3 cách xếp lá trên cây:
- Lá mọc cách: Dâm bụt . . .
- Lá mọc đối: Ổi . . .
- Lá mọc vòng: Trúc đào . . .

3. Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?
Những đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng là:
- Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
- Gân lá có 3 kiểu: Gân hành mạng, gân song song và gân hình cung
- Có 2 kiểu lá là lá đơn và lá kép
- Có 3 kiểu xếp lá trên thân và cành: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
 
T

thungan6a4

mình trả lời nè

Bây giờ là bài tập nhé ! :x

Câu hỏi:
1. Cây gỗ to ra do đâu ?
2. Có thể xác định được tuổi của cây bằng cách nào ?
3. Nêu sự khác nhau giữa dác và ròng
4*. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt ? Tại sao ?

Ps: Câu 4 mang giá trị 3tks. 3 câu còn lại mỗi câu 2tks. Trả lời đúng cả 4 câu được 10tks :p
câu 1 : Cây gỗ to ra nhờ sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
câu 2 :Ta xác định tuổi của cây bằng cách đếm số vòng gỗ.
câu 3 : Dác / Ròng
Màu sắc : Có màu sáng / Có màu thẫm,rắng chắc hơn dác
Gồm : Những tế bào mạch gỗ / Những tế bào chết
Chức năng :Vận chuyển nước và muối khoáng / Nâng đỡ cây
câu 4 :Mình chưa tìm hiểu
 
S

saklovesyao

Bạn vitconxauxi_vodoi được 6tks nhé ! :p

Còn bạn thungana4, chùm câu hỏi này đã được trả lời xong hết rồi nên bạn sẽ không được tks nhé ! :p

Chúng ta cùng chuyển sang bài mới nhé ! :p
 
S

saklovesyao

BÀI 20: CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ


Sinhhoc6SGKhinh201jpg.jpg
Vì sao lá có thể tự chế tạo chất dinh dưỡng cho cây? Ta chỉ có thể giải đáp được điều này khi đã hiểu rõ cấu tạo trong của lá



1. Biểu bì:
- Chúng ta cùng quan sát hình minh họa:
Sinhhoc6SGKhinh202jpg.jpg

- Từ hình trên ta rút ra được kết luận:
+ Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp TB không màu trong suốt, xếp rất sát nhau, vách ngoài dày, giúp định hình, bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những TB bên trong
+ Trên biểu bì có lỗ khí, thường tập trung ở mặt dưới lá (trên mặt hầu như không có hoặc rất ít), giúp lá trao đổi khí & thoát hơi nước

2. Thịt lá & gân lá

Sodocautaomotphanphienlanhinduoikinhhienvicodophongdailon.jpg

- Qua hình trên, ta thấy:
+ Thịt lá gồm rất nhiều TB có vách mỏng, có chứa lục lạp bên trong
(*)Lục lạp là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Lục lạp chỉ được tạo thành nhờ có ánh sáng, do vậy nếu trồng cây ở chỗ thiếu ánh sáng, lá sẽ vàng dần, ít lâu sau cây có thể chết
+ Chức năng chủ yếu của thịt lá: chế tạo chất hữu cơ cho cây
+ Các TB thịt lá chia thành hai lớp khác nhau về cấu tạo và chức năng, đó là lớp TB thịt lá mặt trên và TB thịt lá mặt dưới
+ Lớp TB thịt lá mặt trên xếp dày đặc, sát nhau, giúp cho việc tiếp nhận ánh sáng tốt hợp (do chất diệp lục tập trung được nhiều ở mặt trên)
+ Lớp TB thịt lá mặt dưới xếp thưa hơn, giữa các TB có khoang chứa không khí. Lớp TB này cũng đảm nhận chức năng nhận ánh sáng (nhưng ít hơn so với mặt trên), chức năng chủ yếu là chứa & trao đổi khí
+ Các khoang khí thông với lỗ khí. Lỗ khí có chức năng trao đổi không khí và thoát hơi nước ở lá cây với môi trường với ngoài
+ Ở gân lá: có các bó mạch (mạch gỗ & mạch rây) giúp cho việc vận chuyển chất trong cây

3. Ghi nhớ:
- Phiến lá cấu tạo bởi:
+ Biểu bì: lớp TB trong suốt không màu, vách dày, xếp sát, trên biểu bì mặt dưới lá có lỗ khí; có chức năng định hình, bảo vệ lá, cho ánh sáng lọt vào các TB bên trong và trao đổi không khí, thoát hơi nước giữa lá và môi trường ngoài
+ Thịt lá: Chứa nhiều lục lạp; có 2 lớp TB: mặt trên (TB xếp dày đặc) và mặt dưới (TB xếp thưa hơn, có khoang chứa khí), chức năng chính là tiếp nhận ánh sáng (ở mặt dưới đảm nhận thêm việc chứa & hỗ trợ trao đổi khí)
+ Bó mạch: nằm trong gân lá, có chức năng vận chuyển các chất
 
S

saklovesyao

BÀI 21: QUANG HỢP (tiết 1)​

Trong các lớp trước, chúng ta đã biết, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ, tự nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất trong điều kiện nào? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta hãy tìm hiểu qua các thí nghiệm sau đây nhé !

1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
- Trước khi tìm hiểu các thí nghiệm, điều đầu tiên chúng ta cần biết là: nếu dùng dung dịch i-ốt loãng nhỏ vào chỗ có tinh bột thì chỗ đó bao giờ cũng có màu xanh tím đặc trưng. Vì vậy, dung dịch i-ốt thường được dùng làm thuốc thử tinh bột
- Thí nghiệm:
+ Lấy một chậu trồng cây khoai lang, để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dùng băng keo đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt (hoặc để dưới ánh sáng của bóng điện 500W) từ 4-6 giờ
+ Ngắt chiếc lá có phần băng keo đen bịt, bỏ băng keo ra, cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết diệp lục ở lá, sau đó rửa sạch trong cố nước ấm
+ Bỏ chiếc lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iot loãng)
\Rightarrow Thí nghiệm trên nhằm xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
\Rightarrow Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng keo đen có tác dụng chặn cho phần lá cây không thể quang hợp (vì phần lá bị bịt băng keo đen sẽ không tiếp nhận được ánh sáng ~> không thể quang hợp được)
\Rightarrow Sau khi bỏ lá vào dung dịch thuốc thử tinh bột, phần lá không bị bịt băng keo chuyển màu sang màu xanh tím
\Rightarrow\Rightarrow Phần lá không bị bịt băng keo là phần lá có thể quang hợp do bề mặt lá tiếp xúc được với ánh sáng. Từ thí nghiệm này, ta có thể kết luận được: lá tạo ra tinh bột khi có ánh sáng

2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột

- Thí nghiệm:
+ Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc bất cứ loài cây thủy sinh nào), cho vào 2 ống nghiệm, đổ đầy nước vào hai ống nghiệm
+ Úp hai ống nghiệm vào 2 cốc đổ đầy nước sao cho không có bọt khí nổi lên trong ống nghiệm (không dìm toàn bộ ống nghiệm vào nước!)
+ Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc ngoài bằng túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp
\Rightarrow Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột
\Rightarrow Sau khoảng 6 giờ, ta thấy từ canh rong trong cốc B có bọt khí thoát ra rồi nổi lên, chiếm một khoảng dưới đáy ống nghiệm, còn rong trong cốc A không có hiện tượng đó
\Rightarrow\Rightarrow Trong quá trình quang hợp, cây có nhả khí
\Rightarrow Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, đưa nhanh que đóm vừa tắt vào miệng ống nghiệm, ta thấy que đóm lại bùng cháy
\Rightarrow\Rightarrow Chất khí giúp duy trì sự cháy đó là oxy. Từ thí nghiệm trên, ta rút ra được kết luận: trong quá trình quang hợp, cây nhả oxy ra môi trường ngoài

3. Ghi nhớ:
- Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
- Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxy ra môi trường ngoài
 
S

saklovesyao

Cùng luyện tập nhé ! :x

1. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
2. Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giuips nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?
3. Lỗ khí có những chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
4*. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?


Ps: Mỗi câu 2tks. Riêng câu 4 3tks :p
 
P

p3nh0ctapy3u

4. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Ở rất nhiều loại lá,mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới vì mặt trên có nhiều lục lạp hơn thuận lợi cho việc hấp thụ ánh sáng để quang hợp nên có hiện tượng trên
p/s: các câu còn lại nhường các bé hén ;))
 
T

thongoc_97977

Câu 1:
3 phần: biểu bì,thịt lá,gân lá
+Biểu bì: bảo vệ,trao đổ khí và thoát nước
+Thịt lá: thu nhận ánh sáng và trao đổi khí để tại chất hữu cơ
+Gân lá : vận chuyển các chất

câu 2: thịt lá chứa nhiều lục lạp

câu 3:Chức năng của lỗ khí (hay còn gọi là khí khổng) là:thoát nước từ trong cây ra ngoài môi trường, việc thoát hơi nước này sẽ tạo động lực trên giúp cây hút nước và vận chuyển nước trong cây.
Những đặc điểm để nó thực hiện chức năng đó là:
+Lỗ khí (hay khí khổng):gồm hai tế bào hạt đậu nằm đối diện nhau. Thành tế bào ở môi trong dày hơn môi ngoài.
+Trong tế bào hạt đậu lại có tất nhiều lục lạp để phục vụ cho việc đóng mở khí khổng.
 
S

saklovesyao

Chị p3nh0ctapy3u được 3tks và chị thongoc_97977 được 6tks nhé ! :p

Bây giờ chúng ta qua bài mới nhé! :p
 
S

saklovesyao

QUANG HỢP (tiết 2)
4. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột ?
- Ta đã biết, cây cần nước để sống. Nếu không có nước thì cây sẽ chết khô do quá trình vận chuyển chất không diễn ra thuận lợi. Vậy thì trong quá trình quang hợp cũng vậy, nước là một nguyên liệu để giúp cây chế tạo tinh bột trong quá trình quang hợp.
- Ta đã biết các khoảng trống trong thịt lá có tác dụng chứa không khí. Vậy cần chất khí nào để chế tạo tinh bột? Để giải đáp được câu hỏi này, ta hãy cùng tìm hiểu thí nghiệm sau:

Đặt 2 chậu cây giống nhau vào chỗ tối trong 2 ngày để tinh bột trong lá bị tiêu hết (hoặc bịt băng giấy đen như ở tiết 1 đã nêu)
Sau đó đặt mỗi chậu cây lên 1 tấm kính ướt. Dùng 2 chuông thủy tinh úp ngoài mỗi chậu cây. Trong 1 chuông có cốc nước vôi trong (dung dịch này có khả năng hấp thụ hết khí cacbonic) Sau đó đặt cả hai cây ra nơi có nắng. Sau khoảng 5-6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột.

\Rightarrow Thí nghiệm được tiến hành để xác định chất khí mà cây cần trong quá trình quang hợp
\Rightarrow Việc đặt 2 cây vào chỗ tối có tác dụng khử hết tinh bột trong lá cây, để khi đưa ra ngoài sáng thì lượng tinh bột 2 cây sản xuất được sẽ (xấp xỉ) bằng nhau
\RightarrowViệc úp chuông bên ngoài 2 cây có tác dụng cố định lượng không khí mà cả 2 cây sẽ có để sử dụng
\Rightarrow Sau thử tinh bột, ta thấy lá của cây trong chuông có chứa cốc nước vôi có màu vàng (không có tinh bột), còn lá của cây trong chuông không có cốc nước vôi có màu đen (có tinh bột)
\Rightarrow\Rightarrow Như đã phân tích ở trên, ta đã biết rằng lượng không khí mỗi cây có là như nhau. Tuy nhiên trong chuông có chứa cốc nước vôi đã bị hút hết cacbonic (cốc nước vôi hấp thụ). Sau thử tinh bột thì lá trong chuông chứa cốc nước vôi không có tinh bột. Vậy thì cây cần cacbonic để sản xuất tinh bột trong quá trình quang hợp

5. Khái niệm về quang hợp
- Hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột theo sơ đồ tóm tắt dưới đây được gọi là quá trình quang hợp

Nước + Khí cacbonic ---------------------------> tinh bột + O2
- Nước lấy từ đất qua lông hút của rễ hấp thụ, thân cây vận chuyển tới lá
- Cacbonic lấy từ không khí
- Tinh bột ở trong lá
- O2 nhả ra ngoài môi trường

(*) Quá trình chỉ được diễn ra nếu có ánh sáng (MT ngoài) và chất diệp lục (trong lá)
- Từ tinh bột cùng với các muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được nhiều loại chất hữu cơ khác cần thiết cho cây, nhưng khi chế tạo những chất này, lá cây không cần ánh sáng như khi chế tạo ra tinh bột

6. Ghi nhớ
- Quang hợp là quá tình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonnic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi
- Từ tinh bột cùng với muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây
 
S

saklovesyao

Bài 22: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUANG HỢP
Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP​

1. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng tới quang hợp?
- Ánh sáng cần thiết cho quang hợp, nhưng yêu cầu về ánh sáng của các loài cây không giống nhau. Có những cây ưa sống ở nơi có ánh sáng mạnh như phi lao, thông, xà cừ, lúa, ngô, khoai… Đó là các cây ưa sáng. Có những cây ưa sống ở nơi có bóng râm như lá lốt, trầu không, hoàng tinh… đó là những cây ưa bóng
- Nước là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây, là phương tiện vận chuyển các chất trong cây và tham gia điều hòa nhiệt độ của cây. Nước cũng là 1 yếu tố cần thiết cho quang hợp. Thiếu hoặc thừa nước, quá trình quang hợp của cây đều gặp khó khăn
- Với hàm lượng khí cacbonic bình thường của không khí là 0,03%, cây đã có thể quang hợp được. Nếu hàm lượng khí đó tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi thì sản phẩm quang hợp sẽ tăng. Nhưng nếu tăng lên quá 0,2% cây sẽ bị đầu độc chết
- Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ TB từ 20-30oC. Nhiệt độ quá cao (40oC) hoặc quá thấp (0oC) quang hợp của hầu hết các cây sẽ bị giảm hoặc ngưng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá hủy
- Vậy, qua những thông tin trên, ta rút ra được 1 kết luận: quang hợp của cây xanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh, trong đó có các yếu tố chính: Ánh sáng, nước, hàm lượng CO2 trong không khí và nhiệt độ

2. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì?
- Trong quá trình quang hợp, cây xanh nhả ra O2 cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
- Hô hấp của các sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thảo ra cacbonic, nhưng nhờ có cây xanh nên tỉ lệ chất khí này đã được giảm rất nhiều
- Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra được con người, động vật & các sinh vật khác sử dụng….
\Rightarrow Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên TĐ kể cả con người

3. Ghi nhớ:
- Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới quang hợp là: ánh sáng, nước, hàm lượng CO2 trong không khí vào nhiệt độ. Các loài cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện đó không giống nhau
- Các chất hữu cơ và khí O2 do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên TĐ, kể cả con người
 
S

saklovesyao

Bây giờ sẽ là phần câu hỏi nhé ! :p

1. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng
2. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta tường thả thêm vào bể các loại rong?
3. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
4. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ? lá lấy những nguyên liệu đó ở đâu?
5. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết của quang hợp?
6. Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Vì sao bạn biết?

Ps: 6 câu 12tks:p

 
R

rancanheo

Câu 1: -Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dung băng giấy đen bịt kín 1 phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt từ 4-6 giờ.
Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục của lá rồi rửa sạch trong cốc nước ấm
-Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột( dung dịch Iốt loãng) ta thu được kết quả phần không bịt băng đen có mầu xanh tím đặc trưng
-Vậy lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
Câu 2: Thả rong để thải khí oxy hòa tan vào trong nước, giúp cá hô hấp
Câu 3: Vì cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng, giúp cây thực hiện quá trình quang hợp và tạo chất diệp lục nuôi dưỡng cây, giúp lá cây hấp thụ không khí và thoát hơi nước.
Câu 4: Lá cần ánh sáng để chế tạo tinh bột.Lá lấy nguyên liệu từ thiên nhiên, cụ thể là mặt trời.
Câu 5: - Nước + Khí cácbonic cần ánh sáng và chất diệp lục tạo ra tinh bột và khí ô-xi.
- Những yếu tố cần thiết là ánh sáng và chất diệp lục.
Câu 6: Thân non có màu xanh có thể tham gia quang hợp vì trong thân nó màu xanh có chất diệp lục.Cây không có lá như (xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp là thân vì thân của nó có màu xanh chứa chất diệp lục để cây quang hợp.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom