[Box Sinh 6] Sinh thật dễ - v.3 - ÔN TẬP HKI

Status
Không mở trả lời sau này.
M

miumiudangthuong

Anh phumanhpro được 6tks và bạn phamhienhanh21 được 3tks nhé ! :p

Tiếp tục nào :x !

Ps: Các câu có dấu ( * ) mang giá trị 4tks. Trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi dưới đây được tổng cộng 15tks :x

4*. Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chung ?
5. Điền vào bảng sau (chọn thực vật tùy ý)

Stt| Tên cây| Nơi sống| Công dụng đối với người
1
2
3
4
5
6*. Tại sao khi chạm vào lá cây xấu hổ thì lá cụp lại ?
7*. Chạm vào đâu để 4 chiếc lá này cùng cụp lại một lúc ?

5856684305_3ce323c2ce.jpg
Bài làm​
Câu 4:
Thực vật ở nước ta rất phong phú. Nhưng do nạn chặt phá rừng bừa bãi, khai thác ngầm dẫn đến bị đất bị xói mòn do mưa lũ. Nước từ các đồi trọc đổ về vùng trũng gây nên ngập lụt, các xí nghiệp, công ti xả khói vào môi trường gây ô nhiễm. Ngoài ra, khí hậu của toàn cầu đang biến đổi, ngày càng nóng lên. Do vậy, cần phải trồng nhiều cây xanh để phủ xanh đồi trọc, chống nạn xói mòn, bào vệ những vùng ven biển (trồng dừa, phi lao...). Và giúp ngăn cản ô nhiễm trong không khí, là cho môi trường trong lành hơn, khí hậu trái đất không bị biến động. Bảo vệ rừng để không bị thất thoát về gỗ, ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ cuộc sống con người.
Không chỉ vậy, trồng rừng và bảo vệ rừng còn giúp cho thực vật ngày càng phong phú hơn.

Câu 5:
Stt Tên câu Nơi sống Công dụng đối với người
1 Cây khế Trên cạn Lấy quả
2 Cây nấm Nơi ẩm ướt Làm thực, dược phẩm
3 Cây gỗ lim Trên cạn Lấy gỗ
4 Cây rong biển Dưới nước Làm thực phẩm.
5 Cây hoa lan Trên vách núi hoặc thân cây khác Làm cảnh.

Câu 6:
Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Rất đúng ! :x Bạn phamhienhanh21 được 8tks và bạn meomiudangthuong được 11tks nhé ! :x

Một chùm câu hỏi nữa trước khi bước qua bài mới nhá :x


8. Dựa vào đặc điểm nào để nhạn biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
9. Kể tên một vài cây có hoa, cây không có hoa
10*. Kể tên 5 cây trồng làm lương thực, theo bạn những cây lương thực thường là cây một năm hay lâu năm ?
11. Ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà bạn đã quan sát được vào bảng sau:

stt| Cây có hoa| Cây không có hoa
1|
2|
...|


Ps: Mỗi câu có dấu ( * ) mang giá trị 4tks. Trả lời đúng toàn bộ 4 câu trên được 12tks :x



 
P

phumanhpro

câu 8:Thực vật có hoa hay còn gọi là thực vật hạt kín, là một nhóm chính của thực vật. Chúng tạo thành một trong hai nhóm thuộc thực vật có hạt (Spermatophyte). Chúng bao phủ các hạt của mình bằng cách đưa hạt vào trong quả thực thụ. Chúng chứa các cơ quan sinh sản trong một cấu trúc được gọi là hoa; noãn được bao phủ bởi lá noãn, nó sẽ dẫn tới sự hình thành quả.
Trong nhóm chính kia của thực vật có hạt, được gọi là thực vật hạt trần, noãn không được bao phủ khi thụ phấn và các hạt không ở trong quả thực thụ, mặc dù thỉnh thoảng người ta vẫn thấy ở chúng các cơ cấu nhiều cùi thịt che phủ hạt
câu 9
có hoa: ổi,na,nhãn...
ko hoa:,Dương xỉ, Rêu
câu 10:5 cây trồng lương thực:ngô,lúa nc.khoai tây,sắn,lúa mì
11. Ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà bạn đã quan sát được vào bảng sau:

stt | Cây có hoa | Cây không có hoa
1 | Hồng Phúc Vũ | Thài lài tía,
2 |Dạ Yến Thảo Trắng | Hồng trai
3 |Cát Tường Tím Trắng | Trúc Nhật đốm
4 |Trúc Đào | Trầu bà khía
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Chưa chính xác lắm :p

Chúng ta hãy dựa vào bài học để trả lời nhé :p Không cần đi quá xa đâu :p

Và, cây chuối có hoa :D Đây là hoa chuối
(nguồn: Wikipedia)

800px-Hoa_chu%E1%BB%91i_%28ch%C3%BA_th%C3%ADch%29.jpg


Cột điện không phải thực vật ! =))
 
S

saklovesyao

Bài anh phumanhpro được 6tks nhé (đúng câu 8 và câu 9)

Tuy nhiên câu 8 anh chỉ cần trả lời ngắn gọn: cây không có hoa thì không có cơ quan sinh sản là hoa-quả-hạt, cây có hoa thì có cơ quan sinh sản là hoa-quả-hạt

Vậy thôi :p

Câu 10 anh chưa trả lời được vế sau

Câu 11 còn sai lệch 1 vài chỗ :p
 
Last edited by a moderator:
M

miumiudangthuong

Rất đúng ! :x Bạn phamhienhanh21 được 8tks và bạn meomiudangthuong được 11tks nhé ! :x

Một chùm câu hỏi nữa trước khi bước qua bài mới nhá :x


8. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
9. Kể tên một vài cây có hoa, cây không có hoa
10*. Kể tên 5 cây trồng làm lương thực, theo bạn những cây lương thực thường là cây một năm hay lâu năm ?
11. Ghi tên những cây có hoa và cây không có hoa mà bạn đã quan sát được vào bảng sau:

stt| Cây có hoa| Cây không có hoa
1|
2|
...|


Ps: Mỗi câu có dấu ( * ) mang giá trị 4tks. Trả lời đúng toàn bộ 4 câu trên được 12tks :x




Câu 8:
Dựa vào cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt mà người ta nhận biết được thực vật có hoa hay không.
- Thực vật có hoa có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
- Thực vật không có hoa không có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.

Câu 9:
Cây có hoa: bưởi, bòng, cam, quýt, mít, nhài,....
Cây không có hoa: dương xỉ, rêu, cây rau bợ,...

Câu 10:
5 cây trồng làm lương thực là: lúa nước, lúa mạch, ngô, khoai lang, sắn, bột mì,....
Hầu hết các câu làm lương thực thường là cây một năm.

Câu 11:
Stt Cây có hoa Cây không có hoa
1 Cây hoa lan Cây dương xỉ
2 Cây trinh nữ Cây rêu
3 Cây bưởi Cây rau bợ
4 Cây nhãn Cây sỉ tùng
5 Cây na Cây đinh lăng
6 Cây xương rồng Cây thủy trúc
 
S

saklovesyao

Bạn meomiudangthuong trả lời rất chính xác ! :x Bạn được 12tks nhé ! :p

Bây giờ chúng ta sẽ cùng chuyển sang bài mới nha :D
 
S

saklovesyao

search-leaf-emoticon.gif
CHƯƠNG I. TẾ BÀO THỰC VẬT
search-leaf-emoticon.gif


Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG​

Trong tự nhiên, có những vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thường sẽ rất khó thấy hoặc không thể thấy được. Vậy làm thế nào để có thể thấy được chúng ? Kính lúp và kính hiển vi sẽ giúp các bạn điều này

1. Kính lúp và cách sử dụng
0636-01.jpg
- Kính lúp cầm tay gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3-20 lần
- Cách sử dụng: Tay trái cầm kính lúp, để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật

Thông thường, ta vẫn có thể dùng tay phải để cầm kính hiển vi, quan trọng chỉ cần đưa mặt kính vào sát vật mẫu sao cho nhìn thấy rõ vật là được

2. Kính hiển vi và cách sử dụng

a. Kính hiển vi
- Kính hiển vi (kính hiển vi quang học) có hể phóng to ảnh của vật được quan sát từ 40-3’000 lần. Kính hiển vi điên tử phóng to ảnh từ 10’000-40’000 lần
- Một kính hiển vi gồm 3 phần chính là chân kính, thân kính và bàn kính

Microscope_diagram.png

- Bàn kính là nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ
- Thân kính được chia làm 2 phần là ống kính và ốc điều chỉnh
+ Ống kính: gồm có thị kính (Eyepiece lens) (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại; Đĩa quay gắn các vật kính; Vật kính (Objective lenses) (kính sát với vật cần quan sát)
+ Ốc điều chỉnh: gồm có ốc to và ốc nhỏ (Fine & Coarse Focusing)
- Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu (Mirror)

b. Cách sử dụng
- Cách sử dụng kính hiển vi:
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
+ Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở dúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản.
+ Mắt kính nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản
+ Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát
+ Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất

c. Lưu ý khi sử dụng
- Thận trọng khi chỉnh gương phản chiếu và đặt tiêu bản, sao cho không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, dễ gây hỏng mắt
-Khi di chuyển kính phải dùng cả hai tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
- Dùng xong phải lau kính ngay: dùng khắn bông lau thân kính, chân kính, bàn kinh; dùng giấy thấm lau thị kính, vật kính

3. Ghi nhớ
- Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì không thấy được
- Cách sử dụng kính lup: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật
- Các sử dụng kính hiển vi:
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Bài 6: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT​

Bài 6 là một bài thực hành dưới kính hiển vi. Với bài thực hành này các bạn sẽ được làm quen và thực hành với cách sử dụng kính hiển vi nhiều hơn

1. Yêu cầu sau bài thực hành
- Biết làm một tiêu bản hiển vi tạm thời tế bào thực vật. Trong bài này chúng ta sẽ thực hành với tế bào biểu bì của vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín
- Biết sử dụng kính hiển vi
- Tập vẽ hình đã quan sát được

2. Nội dung thực hành
- Quan sát tế bào biểu bì vảy hành
- Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín

3. Chuẩn bị dụng cụ, vật mẫu
- Kính hiển vi
- Bàn kính, lá kính
- Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt
- Giấy hút nước
- Kim nhọn, kim mũi mác
- Vật mẫu: của hành tươi, quả cà chua chín

4. Thực hành
a. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác (hoặc mũi dao nhọn nhỏ) rạch một ô vuông, mỗi chiều khoảng 1/3 cm ở phái trong vảy hành. Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất
- Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mắt ngoài mảnh vảy hành sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng khăn giất hút nước, hút cho đến khi không còn nước tràn ra nữa
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi theo trình tự các bước như đã học
- Chọn một tế bào xem rõ nhất, vẽ hình

b. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín
- Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác cạo một ít thị quả cà chua (lưu ý lấy càng ít càng tốt, nếu lấy nhiều sẽ khó quan sát vì các TB chồng chất lên nhau)
- Lấy một bản kính đã nhỏ sẵn giọt nước, đưa đầu kim mũi mác vào sao cho các TB cà chua tan đều trong giọt nước rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên.
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi theo trình tự các bước như đã học
- Chọn một tế bào xem rõ nhất, vẽ hình
 
S

saklovesyao

Nào ! Chúng ta cùng làm bài tập nhé ! :x

Ps: Mỗi câu 3tks. 2 câu 6tks :))

1. Bộ phận nào của kính hiển vi quan trọng nhất ? Vì sao ?
2. Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi ?
 
P

phumanhpro

1)
ống kính quan trọng nhất
-vì :giúp nhìn rõ vật
2)
b1:điều chỉnh ánh sáng
b2:đặt tiêu bản lên bàn kính
b3: mắy nhìn vào vật kính,tau phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cko đến khj vật sát tiêu bản
b4:mắt nhìn vào thị kính tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát
b5điều chỉnh = ốc nhỏ để nhìn thấy rõ vật nhất
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Anh phumanhpro được 6tks nhé ! :D

Tiếp tục nha :D

image2.jpg


TB vảy hành

TBcachua.jpg



3. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa TB biểu bì vảy hành và TB thịt quả cà chua chín ?
4. Nhắc lại các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật ?
 
S

saklovesyao

Ủa :-?? Hai câu này đâu khó lắm đâu :-?? Các bạn cố lên nào !

Mình gợi ý nhé: Khi so sánh tế bào, các bạn so sánh về hình dạng, màu sắc, cách phân bố (dày hay mỏng).... của chúng

Còn bài 2 thì dễ rồi, các bạn hãy dựa vào bài học mình đã đăng :D

Cố lên nào ! ~^^~
 
B

bengokkute1998

a. Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác (hoặc mũi dao nhọn nhỏ) rạch một ô vuông, mỗi chiều khoảng 1/3 cm ở phái trong vảy hành. Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất
- Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mắt ngoài mảnh vảy hành sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng khăn giất hút nước, hút cho đến khi không còn nước tràn ra nữa
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi theo trình tự các bước như đã học
- Chọn một tế bào xem rõ nhất, vẽ hình

b. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín
- Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác cạo một ít thị quả cà chua (lưu ý lấy càng ít càng tốt, nếu lấy nhiều sẽ khó quan sát vì các TB chồng chất lên nhau)
- Lấy một bản kính đã nhỏ sẵn giọt nước, đưa đầu kim mũi mác vào sao cho các TB cà chua tan đều trong giọt nước rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên.
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi theo trình tự các bước như đã học
- Chọn một tế bào xem rõ nhất, vẽ hình
TRẢ LỜI nha:
câu 3: so sánh
tế bào vảy hành: tế bào đơn, màu đỏ sẫm, hình tròn, xếp cách nhau, phân bố mỏng.
tế bào cà chua: tế bào kép, màu đỏ tươi, hinh tron, xếp xít nha, phân bố dày.

câu 4:các bước
bước 1: lấy vật cần quan sát
bước 2: lấy một bản kính đã giỏ sẵn nước, đưa vật cần quan sát rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên
bước 3: đặt và cố định tiêu bản trên bản kính
bước 4: quan sát tiêu bản
bước 5: chọn một tế bào rõ nhất đẻ quan sát và vẽ.
 
S

saklovesyao

Bạn bengockute1998 được 4tks nhé ! :D Có một chút sai sót trong phần so sánh cấu tạo vảy hành và thịt cà chua :D

image2.jpg


Đây là một TB vảy hành

Các bạn lưu ý: TB vảy hành trong suốt, hình lục giác có 1 nhân (cái tròn tròn màu đỏ là nhân), xếp sít nhau

Còn bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang bài mới nhé ! :D

 
S

saklovesyao

search-leaf-emoticon.gif
Bài 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
search-leaf-emoticon.gif


Ta đã quan sát những tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi trong bài 6, đó là những khoang hình đa giác, xếp sát nhau. Có phải tất cả các thực vật, các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo tế bào giống như vảy hành không ?

1. Hình dạng và kích thước của tế bào

Người ta đã cắt những lát thật mỏng qua rễ, thân, lá, của một cây rồi đem quan sát dưới kinh hiển vi, đo kích thước của một số loại tế bào thực vật có thể đạt được mức tối đa như sau

table14.png

- Từ bảng trên, ta dễ có thể nhận xét được rằng: Các tế bào khác nhau có các kích thước khác nhau
- Từ các hình vẽ đã cho ở trên, ta có thể rút ra kết luận: rễ, thân, lá đều cấu tạo từ tế bào. Các tế bào có hình dạng khác nhau (hình đa giác ở rễ cây, hình vuông & đa giác ở thân cây, hình chữ nhật tròn góc ở lá cây….) và màu sắc khác nhau (màu xanh của các TB lá và màu vàng nâu của các TB rễ, thân)

2. Cấu tạo tế bào

te_bao_thuc_vat1.jpg
- Quan sát các tế bào dưới kính hiển vi, ta thấy chúng có rất nhiều hình dạng, màu sắc, kích thước… khác nhau, nhưng chúng lại đều có cấu tạo cơ bản giống nhau

Theo như trên hình chú thích:

1. Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định
2. Màng sinh chất bao bọc bên ngoài chất tế bào
3. Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (diệp lục), chất hoa thanh tố (anthocyanins)…
4. Nhân: thường, mỗi tế bào chỉ có một nhân, cấu tạo của nhân phức tạp, có chức năng điều kiển mọi hoạt động sống của tế bào
5. Ngoài ra còn có không bào: chứa dịch tế bào

3. Mô
- Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thức hiện một chức năng riêng

4. Ghi nhớ:
- Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo từ tế bào
- Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật khác nhau, nhưng chúng đều gồm các thành phần sau:
+ Vách tế bào (chỉ có ở TB thực vật)
+ Màng sinh chất
+ Chất tế bào
+ Nhân
+ Thành phần khác: không bào, lục lạp (TB thịt lá)…
[/B]
 
S

saklovesyao

search-leaf-emoticon.gif
Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
search-leaf-emoticon.gif

Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà được xây dựng bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên được mà thực vật lại lớn lên được

Cơ thể thực vật lớn lên do sự tăng số lượng tế bào qua qúa trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào


1. Sự lớn lên của tế bào
- Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành

Sulonlenvaphanchiacuatebao.jpg

2. Sự phân chia tế bào
- Tế bào lớn đến một kích thước nhất định thì phân chia
- Quá trình phân chia tế bào diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngắn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
+ Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. mCacs tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,… tế bào
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật

3. Ghi nhớ:
- Tế bào được sinh ra rồi lớn lên tới một khích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con, đó là sự phân bào
- Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
- Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
[/B]
 
S

saklovesyao

Bây giờ chúng ta cùng làm bài tập nhé ! :D

Ps: Mỗi câu mang giá trị 3tks. Trả lời đúng 3 câu được 9tks :p

1. TB thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào ?
2. TB thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ?
3. Mô là gì ? Kể tên một số loại mô thực vật ?
 
P

phumanhpro

- Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thức hiện một chức năng riêng
Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau.Có hai loại mô liên kết:
Mô liên kết dinh dưỡng.(Máu và bạch huyết)
Mô liên kết cơ học.(Mô sụn và xương)
Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.
Cơ trơn.
Cơ vân (cơ xương).
Cơ tim.
Mô thần kinh.

1. Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định
2. Màng sinh chất bao bọc bên ngoài chất tế bào
3. Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (diệp lục), chất hoa thanh tố (anthocyanins)…
4. Nhân: thường, mỗi tế bào chỉ có một nhân, cấu tạo của nhân phức tạp, có chức năng điều kiển mọi hoạt động sống của tế bào
5. Ngoài ra còn có không bào: chứa dịch tế bào
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom