D
death19972000
Bài dự thi "Cây bút trẻ lần thứ 9"
Tôi đi tới... phía cuối con đường...
Trong cuộc hành trình dàu của nhân loại, mỗi con người đều để lại bước chân và dấu ấn của mình trên con đường dài tưởng chừng như bất tận ấy. Cuộc hành trình dường như chính nó cũng không có một cách cắt nghĩa đầy đủ nhưng tôi vẫn muốn gọi nó bằng một định nghĩa nho nhỏ: "Con đường để trưởng thành"
Và như một tất yếu của tự nhiên, tôi được sinh ra trên thế giới rộng lớn này, được Thượng đế ban cho khối óc để suy nghĩ, đôi bàn tay để hành động, đôi bàn chân để bước đi, đôi mắt để nluoon nhìn về phía trước, đôi tai để lắng nghe âm thanh từ mọi phía... Tất cả đều là quà tặng mà cuộc sống đã dành cho tôi.
Khi tôi còn rất nhỏ, những con đường với trí óc non nớt của tôi dường như chỉ là những khái niệm mơ hồ. Tôi thấy phía cuối con đường là bàn tay của mẹ, của người thân đang chìa ra với tôi. Lúc ấy con đường với tôi chỉ là những viên gạch lát sân cũ đã vỡ ra thành nhiều mảnh được hàn lại vụng về. Khi tôi chập chững những bước đi đầu tiên của cuộc đời, tôi bước những bước chân run rẩy và vội vã sà vào vòng tay của mẹ. Tôi cười thật tươi. Lúc ấy phía cuối con đường với tôi là phía cuối đầy sự thương yêu và hi vọng.
Tôi lớn thêm một chút và đi học vỡ lòng... Tôi biết tới thế giới rộng lớn và thấy rằng bản thân mình không phải là duy nhất. Những con đường với tôi bắt đầu hiện lên và dần ngưng tụ lại trong nghĩa đen của chúng. Con đường tôi tới lớp. Hàng sà cừ già hai bên đường vẫn xanh như ngày chúng mới chỉ mười mấy tuổi. Ông ngoại kể chúng đã hơn năm mươi tuổi rồi. Trên con đường quen thuộc ấy, mỗi buổi sáng, tôi tung tăng nhịp sáo, trong đầu toàn là những mơ ước trẻ con. Tôi bắt đầu thấy yêu những hạt sương long lanh buổi sớm còn vụng về, e thẹn đậu trên lá me xanh. Tôi bắt đầu yêu những tiếng chim chuyền cành lích rích trong vòm lá. Tôi bắt đầu yêu cái không khí trinh nguyên của buổi sớm mai với ánh nắng nhuộm màu vàng nhạt. Tôi bắt đầu yêu mùi hoa xoan đào, mỗi độ đầu hè phảng phất trong gió nhẹ có thi thanh lọc tâm hồn con người. Tôi bắt đầu thấy yêu những hạt mưa giá lạnh mùa đông, những hạt mưa rơi xuống bàn tay nhỏ xíu của tôi để rồi đọng lại những ưu tư không lời, nỗi ưu tư im lặng...Tôi bắt đầu yêu nhiều điều lắm...trên con đường, thân thương ấy...Phía cuối con đường là cổng trường rộng mở với biết bao điều hay. Tôi biết ở đó chắc sẽ không dạy chữ nho, dạy Tam Tự Kinh như ông ngoại. Tôi chắc ở đó sẽ dạy tôi rất nhiều điều. Trường học nơi cuối con đường ấy là cầu nối tri thức cho tôi hòa nhập vào thế giới, cho tôi thấy rằng những điều tôi chưa biết là hơn cả những đại dương bao la. Nó còn cho tôi hiểu có những thế giới mà người ta có thể chạm vào bằng đôi tay, có thể nhìn bằng mắt, nhưng cũng có những thế giới mà người ta phải cảm nhận bằng sự nhạy cảm của con tim và trí tưởng tượng của chính mình. Nơi kì diệu ấy cũng cho tôi biết rằng cuộc hành trình mà tôi phải đi sẽ còn rất dài và có thể sẽ không bao giời kết thúc nhưng những nơi tôi đã bước qua trên con đường ấy sẽ luôn ghi nhớ tên tôi.
Cũng nơi cuối con đường ấy, nơi trường học tôi biết đến, cái thứ tình cảm bạn bè đầy thiêng liêng, cao thượng và đẹp đẽ. Tôi nhận ra, phân số không phải ra đời từ khi bạn My My không cho bạn cu Tý mút chung kẹo mút và đành cắn vỡ chiều kẹo ra làm đôi. Tôi mỉm cười, phân số không phải sinh ra từ đó. Ở trường học, tôi biết tình bạn thật tuyệt vời và thấy được cái đáng sợ của nỗi cô đơn khi không có ai sẻ chia, không có ai cùng chung cảm xúc. Cũng nơi cuối con đường ấy, tôi biết thêm tình thày trò, thêm yêu người đã vất vả dạy tôi từng nét chữ đến khi tôi tìm đến cái đẹp của văn chương và yêu văn thơ như một thói quen. Tôi hiểu thêm cái thế giới tâm hồn con người trước kia hình thành trong đầu óc của cô nhóc nhỏ bé nay đã rõ ràng hơn, cụ thể hơn nhưng lại khó nắm bắt hơn. Tôi hiểu thế giới lung linh, huyền cảo ấy trong trái tim mỗi người là một thế giới không tồn tại trên con đường của hiện thực mà nó hiện hữu trong những rung động của cảm xúc và con đường dẫn tới thế giới ấy cũng không phải là một con đường bình thường.
Ở nơi cuối con đường, tôi cũng bắt đầu tìm đến thế giới tâm hồn của con người trong những câu truyện nho nhỏ về thế giới loài vật hay những thiên tiểu thuyết dài bất tận. Tôi thấy con người thật kì diệu và phi thường kể cả những con người bình thường nhất. Tôi dần dần thấy manh nha trong cõi lòng một thứ tình cảm phức tạp hơn khi được học những bài thơ, những bài văn về đất nước. Tôi thấy yêu Tổ quốc tôi, yêu con người đất nước tôi, yêu quê hương tôi. Tôi bất chợt lại nhớ tới Ilia Erenbua "lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Tôi yêu tất cả những điều mang tên hai chữ dấu yêu "Việt Nam". Có lẽ tôi sẽ viết về Tổ quốc của tôi nhiều lắm, vì đó là điều mà tôi thấy giá trị nhất, đẹp đẽ nhất ở cuối con đường khi tôi chưa đầy mười bốn tuổi. Tôi thấy tự hào biết bao khi chính tôi được là một Việt Nam đầy sức sống, đầy sự mạnh mẽ và kiên cường bởi:
" Đất nước tôi,
Đất nước của những người không bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
(Nguyễn Đình Thi)
Rồi tôi vào cấp 3, tôi lại lớn thêm một chút nữa. Những con đường với tôi lại trải rộng thêm ra và những dường như nó không còn chỉ mang một cái nghĩa đen đơn giản về khái niệm được ghi trong từ điển Tiếng Việt. Con đường ấy với tôi có vẻ như đã trìu tượng hơn, mơ hồ hơn... Tôi thấy hiểu hơn về tình bạn, nó có thể giúp cho người ta đứng lên sau mỗi vấp ngã, giúp người ta nở nụ cười sau khi rơi những giọt nước mắt cay đắng, giúp người ta tìm lại được hi vọng mỗi khi niềm tin tưởng chừng như đã bị đánh mất. Phía cuối con đường tôi thấy lớp học thân thương, tôi nghe tiếng cười khúc khích của tụi bạn, thấy những cuộc dã ngoại vui nổ trời, thấy từng chùm phượng đỏ chói nhuộm rực cả sân trường, thấy cái nắng hạ tuổi hồn nhiên đang nhảy nhót trong tán lá bàng... Tất cả dường như đã từ xa lắm cứ vọng về ngọt ngào trong tâm tưởng.
Và rồi ở nơi cuối con đường tôi đã biết đến những nỗi đau, nỗi đau của lần đầu tiên nếm trải nỗi buồn sinh ly tử biệt khi ông nội mãi mãi ra đi. Nỗi đau mất mát người thân với tôi lúc đó là cái gì đó từa tựa như sự biến mất vĩnh viễn không bao giờ vươn dậy nữa. Tôi thấy cái chết giống như sự kết thúc của một đống lửa. Sau khi bùng cháy mãnh liệt thì lụi tắt chỉ để lại một đống tro tàn và rồi chúng sẽ bay về với cõi hư vô trong không gian vô định của vũ trụ không có điểm dừng. Nhưng khi thực sự nếm trải nó, tôi thấy đó không phải là một sự lụi tắt giản đơn mà là sự kết thúc để châm lửa và nhen nhóm cho một sự cháy sáng mới mạnh mẽ hơn. Tôi thấy hiện lên khuôn mặt hiền từ và nụ cười trìu mến của ông nội, thấy lúc ông tuy bị liệt một bàn tay nhưng vẫn cặm cụi khó nhọc ngồi vót cho tôi bộ chắt chuyền, và rồi tôi nghe thấy tiếng ông vang lại "ông sợ nhà mình hết mất đũa ăn cơm." Tôi thấy hiện lên hình ông nội, một tay ôm bát cơm nát một tay đưa thìa cơm ra trước mặt tôi với những câu nói chứa chan tình yêu thương. Nơi cuối con đường ấy, tôi thấy nhớ ông nội và thấy ông cười.
Tôi thấy được rằng cuộc sống không chỉ có niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc, nó còn có cả nước mắt, những nỗi đau, sự thất vọng và buồn phiền. Tôi học cách buồn một cách tự nhiên như nỗi buồn mà nó tự vốn đã như thế. Hẳn là không có một ai từ khi sinh ra đã biết buồn. Tiếng khóc khi chào đời tưởng là nỗi buồn nhưng đâu phải thế mà nó là sự báo hiệu một hiện diện của một linh hồn mới. Tôi nhìn mọi thứ nhân văn hơn và thấy yêu văn chương hơn, yêu thứ công cụ kì lạ mà từ thuở sơ khai con người đã sử dụng để cho nhau biết họ suy nghĩ những gì. Có vẻ như văn chương là hơi thở của cuộc đời, mang tới cho con người cái hồn thực sự mà bấy lâu nay người ta vất vả tìm kiếm. Cũng trong thơ văn, tôi thấy hiện lên cuộc sống của chính tôi. Quả thật, trong văn chương, tôi thấy những con đường của cuộc đời, tôi thấy những gương mặt khắc khổ đầy lam lũ, thấy những tia hi vọng thắp sáng cả thế giới, thấy sự yêu thương có thể ngự trị trên Trái đất... Thấy chính tôi. Hình như văn chương đã dựng dậy trong lòng tôi những ý niệm và những sự hình dung còn mạnh hơn cả lịch sử. Với tôi, con đường lúc này như trải tới vô cùng, con đường dần tới một nơi không biết trước, con đường không hề lãng quên ngày hôm qua, con đường thời gian...
Thế rồi con đường tôi bước đi dường như gắn nhiều với cuộc sống hơn, và ở cuối con đường ấy, tôi đều thu lượm được giá trị của hiện tại, giá trị của thời gian mà tôi đã sống, đã trải nghiệm và đã vượt qua. Con đường ấy tràn ngập sắc thu, nắng thu... mùa mà tôi yêu nhất trong năm. Tôi bước chân thật chậm để có thể thu nạp hết những gì tôi thấy trước mắt và biến chúng trở thành hoài niệm của riêng mình. Chúng chứa đựng những xúc cảm kì lạ, hình như với tôi, nỗi nhớ, sự cô đơn và mùa thu luôn có một sự đồng điệu vô hình. Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà ở phía cuối con đường chúng lại tìm đến tôi. Sắc nắng thu vàng thanh và nỗi nhớ vô thức cứ quyện vào nhau đung đưa trước gió rồi được ướp trong hương thơm nhè nhè của hoa cúc thủy tiên như một tấm mạng nhện óng ánh nhiều sắc màu, vây hãm lấy tôi bằng muôn sợi tơ êm dịu.
Ở cuối con đường tôi không chỉ biết vui vẻ, mỉm cười mà còn biết buồn và thích nhấm nháp cái cảm giác buồn không tên. Một nỗi buồn nhè nhẹ thôi nhưng đã ngấm dần vào người khiến cái nhìn bắt đầu nhạt nhòa dần và xô vào cái địa hạt huyền ảo, chiêm bao không còn là lý trí.
Tôi đi tới... phía cuối con đường...
Trong cuộc hành trình dàu của nhân loại, mỗi con người đều để lại bước chân và dấu ấn của mình trên con đường dài tưởng chừng như bất tận ấy. Cuộc hành trình dường như chính nó cũng không có một cách cắt nghĩa đầy đủ nhưng tôi vẫn muốn gọi nó bằng một định nghĩa nho nhỏ: "Con đường để trưởng thành"
Và như một tất yếu của tự nhiên, tôi được sinh ra trên thế giới rộng lớn này, được Thượng đế ban cho khối óc để suy nghĩ, đôi bàn tay để hành động, đôi bàn chân để bước đi, đôi mắt để nluoon nhìn về phía trước, đôi tai để lắng nghe âm thanh từ mọi phía... Tất cả đều là quà tặng mà cuộc sống đã dành cho tôi.
Khi tôi còn rất nhỏ, những con đường với trí óc non nớt của tôi dường như chỉ là những khái niệm mơ hồ. Tôi thấy phía cuối con đường là bàn tay của mẹ, của người thân đang chìa ra với tôi. Lúc ấy con đường với tôi chỉ là những viên gạch lát sân cũ đã vỡ ra thành nhiều mảnh được hàn lại vụng về. Khi tôi chập chững những bước đi đầu tiên của cuộc đời, tôi bước những bước chân run rẩy và vội vã sà vào vòng tay của mẹ. Tôi cười thật tươi. Lúc ấy phía cuối con đường với tôi là phía cuối đầy sự thương yêu và hi vọng.
Tôi lớn thêm một chút và đi học vỡ lòng... Tôi biết tới thế giới rộng lớn và thấy rằng bản thân mình không phải là duy nhất. Những con đường với tôi bắt đầu hiện lên và dần ngưng tụ lại trong nghĩa đen của chúng. Con đường tôi tới lớp. Hàng sà cừ già hai bên đường vẫn xanh như ngày chúng mới chỉ mười mấy tuổi. Ông ngoại kể chúng đã hơn năm mươi tuổi rồi. Trên con đường quen thuộc ấy, mỗi buổi sáng, tôi tung tăng nhịp sáo, trong đầu toàn là những mơ ước trẻ con. Tôi bắt đầu thấy yêu những hạt sương long lanh buổi sớm còn vụng về, e thẹn đậu trên lá me xanh. Tôi bắt đầu yêu những tiếng chim chuyền cành lích rích trong vòm lá. Tôi bắt đầu yêu cái không khí trinh nguyên của buổi sớm mai với ánh nắng nhuộm màu vàng nhạt. Tôi bắt đầu yêu mùi hoa xoan đào, mỗi độ đầu hè phảng phất trong gió nhẹ có thi thanh lọc tâm hồn con người. Tôi bắt đầu thấy yêu những hạt mưa giá lạnh mùa đông, những hạt mưa rơi xuống bàn tay nhỏ xíu của tôi để rồi đọng lại những ưu tư không lời, nỗi ưu tư im lặng...Tôi bắt đầu yêu nhiều điều lắm...trên con đường, thân thương ấy...Phía cuối con đường là cổng trường rộng mở với biết bao điều hay. Tôi biết ở đó chắc sẽ không dạy chữ nho, dạy Tam Tự Kinh như ông ngoại. Tôi chắc ở đó sẽ dạy tôi rất nhiều điều. Trường học nơi cuối con đường ấy là cầu nối tri thức cho tôi hòa nhập vào thế giới, cho tôi thấy rằng những điều tôi chưa biết là hơn cả những đại dương bao la. Nó còn cho tôi hiểu có những thế giới mà người ta có thể chạm vào bằng đôi tay, có thể nhìn bằng mắt, nhưng cũng có những thế giới mà người ta phải cảm nhận bằng sự nhạy cảm của con tim và trí tưởng tượng của chính mình. Nơi kì diệu ấy cũng cho tôi biết rằng cuộc hành trình mà tôi phải đi sẽ còn rất dài và có thể sẽ không bao giời kết thúc nhưng những nơi tôi đã bước qua trên con đường ấy sẽ luôn ghi nhớ tên tôi.
Cũng nơi cuối con đường ấy, nơi trường học tôi biết đến, cái thứ tình cảm bạn bè đầy thiêng liêng, cao thượng và đẹp đẽ. Tôi nhận ra, phân số không phải ra đời từ khi bạn My My không cho bạn cu Tý mút chung kẹo mút và đành cắn vỡ chiều kẹo ra làm đôi. Tôi mỉm cười, phân số không phải sinh ra từ đó. Ở trường học, tôi biết tình bạn thật tuyệt vời và thấy được cái đáng sợ của nỗi cô đơn khi không có ai sẻ chia, không có ai cùng chung cảm xúc. Cũng nơi cuối con đường ấy, tôi biết thêm tình thày trò, thêm yêu người đã vất vả dạy tôi từng nét chữ đến khi tôi tìm đến cái đẹp của văn chương và yêu văn thơ như một thói quen. Tôi hiểu thêm cái thế giới tâm hồn con người trước kia hình thành trong đầu óc của cô nhóc nhỏ bé nay đã rõ ràng hơn, cụ thể hơn nhưng lại khó nắm bắt hơn. Tôi hiểu thế giới lung linh, huyền cảo ấy trong trái tim mỗi người là một thế giới không tồn tại trên con đường của hiện thực mà nó hiện hữu trong những rung động của cảm xúc và con đường dẫn tới thế giới ấy cũng không phải là một con đường bình thường.
Ở nơi cuối con đường, tôi cũng bắt đầu tìm đến thế giới tâm hồn của con người trong những câu truyện nho nhỏ về thế giới loài vật hay những thiên tiểu thuyết dài bất tận. Tôi thấy con người thật kì diệu và phi thường kể cả những con người bình thường nhất. Tôi dần dần thấy manh nha trong cõi lòng một thứ tình cảm phức tạp hơn khi được học những bài thơ, những bài văn về đất nước. Tôi thấy yêu Tổ quốc tôi, yêu con người đất nước tôi, yêu quê hương tôi. Tôi bất chợt lại nhớ tới Ilia Erenbua "lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Tôi yêu tất cả những điều mang tên hai chữ dấu yêu "Việt Nam". Có lẽ tôi sẽ viết về Tổ quốc của tôi nhiều lắm, vì đó là điều mà tôi thấy giá trị nhất, đẹp đẽ nhất ở cuối con đường khi tôi chưa đầy mười bốn tuổi. Tôi thấy tự hào biết bao khi chính tôi được là một Việt Nam đầy sức sống, đầy sự mạnh mẽ và kiên cường bởi:
" Đất nước tôi,
Đất nước của những người không bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"
(Nguyễn Đình Thi)
Rồi tôi vào cấp 3, tôi lại lớn thêm một chút nữa. Những con đường với tôi lại trải rộng thêm ra và những dường như nó không còn chỉ mang một cái nghĩa đen đơn giản về khái niệm được ghi trong từ điển Tiếng Việt. Con đường ấy với tôi có vẻ như đã trìu tượng hơn, mơ hồ hơn... Tôi thấy hiểu hơn về tình bạn, nó có thể giúp cho người ta đứng lên sau mỗi vấp ngã, giúp người ta nở nụ cười sau khi rơi những giọt nước mắt cay đắng, giúp người ta tìm lại được hi vọng mỗi khi niềm tin tưởng chừng như đã bị đánh mất. Phía cuối con đường tôi thấy lớp học thân thương, tôi nghe tiếng cười khúc khích của tụi bạn, thấy những cuộc dã ngoại vui nổ trời, thấy từng chùm phượng đỏ chói nhuộm rực cả sân trường, thấy cái nắng hạ tuổi hồn nhiên đang nhảy nhót trong tán lá bàng... Tất cả dường như đã từ xa lắm cứ vọng về ngọt ngào trong tâm tưởng.
Và rồi ở nơi cuối con đường tôi đã biết đến những nỗi đau, nỗi đau của lần đầu tiên nếm trải nỗi buồn sinh ly tử biệt khi ông nội mãi mãi ra đi. Nỗi đau mất mát người thân với tôi lúc đó là cái gì đó từa tựa như sự biến mất vĩnh viễn không bao giờ vươn dậy nữa. Tôi thấy cái chết giống như sự kết thúc của một đống lửa. Sau khi bùng cháy mãnh liệt thì lụi tắt chỉ để lại một đống tro tàn và rồi chúng sẽ bay về với cõi hư vô trong không gian vô định của vũ trụ không có điểm dừng. Nhưng khi thực sự nếm trải nó, tôi thấy đó không phải là một sự lụi tắt giản đơn mà là sự kết thúc để châm lửa và nhen nhóm cho một sự cháy sáng mới mạnh mẽ hơn. Tôi thấy hiện lên khuôn mặt hiền từ và nụ cười trìu mến của ông nội, thấy lúc ông tuy bị liệt một bàn tay nhưng vẫn cặm cụi khó nhọc ngồi vót cho tôi bộ chắt chuyền, và rồi tôi nghe thấy tiếng ông vang lại "ông sợ nhà mình hết mất đũa ăn cơm." Tôi thấy hiện lên hình ông nội, một tay ôm bát cơm nát một tay đưa thìa cơm ra trước mặt tôi với những câu nói chứa chan tình yêu thương. Nơi cuối con đường ấy, tôi thấy nhớ ông nội và thấy ông cười.
Tôi thấy được rằng cuộc sống không chỉ có niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc, nó còn có cả nước mắt, những nỗi đau, sự thất vọng và buồn phiền. Tôi học cách buồn một cách tự nhiên như nỗi buồn mà nó tự vốn đã như thế. Hẳn là không có một ai từ khi sinh ra đã biết buồn. Tiếng khóc khi chào đời tưởng là nỗi buồn nhưng đâu phải thế mà nó là sự báo hiệu một hiện diện của một linh hồn mới. Tôi nhìn mọi thứ nhân văn hơn và thấy yêu văn chương hơn, yêu thứ công cụ kì lạ mà từ thuở sơ khai con người đã sử dụng để cho nhau biết họ suy nghĩ những gì. Có vẻ như văn chương là hơi thở của cuộc đời, mang tới cho con người cái hồn thực sự mà bấy lâu nay người ta vất vả tìm kiếm. Cũng trong thơ văn, tôi thấy hiện lên cuộc sống của chính tôi. Quả thật, trong văn chương, tôi thấy những con đường của cuộc đời, tôi thấy những gương mặt khắc khổ đầy lam lũ, thấy những tia hi vọng thắp sáng cả thế giới, thấy sự yêu thương có thể ngự trị trên Trái đất... Thấy chính tôi. Hình như văn chương đã dựng dậy trong lòng tôi những ý niệm và những sự hình dung còn mạnh hơn cả lịch sử. Với tôi, con đường lúc này như trải tới vô cùng, con đường dần tới một nơi không biết trước, con đường không hề lãng quên ngày hôm qua, con đường thời gian...
Thế rồi con đường tôi bước đi dường như gắn nhiều với cuộc sống hơn, và ở cuối con đường ấy, tôi đều thu lượm được giá trị của hiện tại, giá trị của thời gian mà tôi đã sống, đã trải nghiệm và đã vượt qua. Con đường ấy tràn ngập sắc thu, nắng thu... mùa mà tôi yêu nhất trong năm. Tôi bước chân thật chậm để có thể thu nạp hết những gì tôi thấy trước mắt và biến chúng trở thành hoài niệm của riêng mình. Chúng chứa đựng những xúc cảm kì lạ, hình như với tôi, nỗi nhớ, sự cô đơn và mùa thu luôn có một sự đồng điệu vô hình. Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà ở phía cuối con đường chúng lại tìm đến tôi. Sắc nắng thu vàng thanh và nỗi nhớ vô thức cứ quyện vào nhau đung đưa trước gió rồi được ướp trong hương thơm nhè nhè của hoa cúc thủy tiên như một tấm mạng nhện óng ánh nhiều sắc màu, vây hãm lấy tôi bằng muôn sợi tơ êm dịu.
Ở cuối con đường tôi không chỉ biết vui vẻ, mỉm cười mà còn biết buồn và thích nhấm nháp cái cảm giác buồn không tên. Một nỗi buồn nhè nhẹ thôi nhưng đã ngấm dần vào người khiến cái nhìn bắt đầu nhạt nhòa dần và xô vào cái địa hạt huyền ảo, chiêm bao không còn là lý trí.
Last edited by a moderator: