Sử 12 Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000)

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, tuần vừa rồi mọi người đã làm được những gì nhỉ? Hôm nay mình xin thay mặt box Sử giới thiệu tới mọi người bài ôn kiến thức thứ hai của chương trình lịch sử lớp 12. Các bạn cùng mình tham khảo nhé!

Bài tổng ôn hôm nay có 3 phần, bao gồm:
  • Kiến thức cơ bản SGK.
  • Một số câu hỏi ôn tập. (Dạng tự luận)
  • Đề ôn trắc nghiệm của bài học. (Riêng phần đề ôn trắc nghiệm mình sẽ cập nhật sau nhé!)
Và trước khi bước vào bài thứ hai, chúng ta cùng qua đây ôn lại chút kiến thức của bài đầu tiên được không nhỉ?
=> Các bạn có thể xem tại: Bài 1 -Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)
Chương 2 – Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70:
1. Liên Xô:

a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950):

+ Hoàn cảnh:
- Liên Xô là nước chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, gần 32000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề.
- Với tinh thần đấu tranh tự cường, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.
+ Thành tựu:
- Công nghiệp: Công nghiệp được phục hồi vào năm 1947. Đến 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh, hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi và đưa vào phát triển.
- Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt mức trước chiến tranh.
- Khoa học - kĩ thuật: Khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70):
+ Về kinh tế:
- Công nghiệp:
_ Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ).
_ Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như
dầu mỏ, than, thép....
_ Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hạt nhân.
- Nông nghiệp:
_ Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình năm là 16%.
+ Khoa học kĩ thuật:
- 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- 1961 phóng thành công tàu vũ trụ, đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Về xã hội:
- Có nhiều biến đổi: Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước.
- Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.
+ Về đối ngoại: Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trò dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.
c. Ý nghĩa:
+ Thể hiện tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Củng cố quốc phòng. Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu của Mĩ.
+ Uy tín và vị thế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
2. Các nước Đông Âu.
a. Sự ra đời của nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu:

+ Trong những năm 1944 – 1945 cùng với cuộc truy kích quân đội phát xít của Hồng Quân Liên Xô, nhân dân Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền và thành lập các Nhà nước dân chủ nhân dân:
- Năm 1944: Cộng hòa nhân dân Ba Lan và Cộng hòa nhân dân Rumani.
- Năm 1945: Cộng hòa nhân dân Hunggari, Cộng hòa nhân dân Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Nam Tư và Cộng hòa nhân dân Anbani.
- Năm 1946: Cộng hòa nhân dân Bungari.
+ Riêng ở Đông Đức, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức thành lập (10-1949 )
+ Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu là chính quyền gồm đại biểu các cấp, các đảng phái chính trị đã từng tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít:
- Từ 1945 – 1949 các nhà nước dân chủ nhân dân tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
- Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản trong và ngoài nước.
- Ban hành các quyền tự do dân chủ, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Chính quyền nhân dân được củng cố, vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được khẳng định.
b. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu.
+ Hoàn cảnh:
- Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong tình hình khó khăn, phức tạp.
- Xuất phát từ trình độ phát triển thấp, lại bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế và các thế lực phản động chống phá.
- Với sự giúp đỡ của Liên Xô và sự nỗ lực của nhân dân Đông Âu, các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn.
+ Thành tựu:
- Xây dựng nền công nghiệp dân tộc, điện khí hóa toàn quốc, nâng sản lượng công nghiệp lên gấp hàng chục lần.
- Nông nghiệp phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm của nhân dân.
- Trình độ khoa học - kỹ thuật được nâng lên rõ rệt. Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.
3. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
a. Quan hệ kinh tế, khoa học- kỹ thuật:

+ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) thành lập ngày 8 – 1 – 1049, gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anbani, Bungari, Hungari, Rumani sau thêm Cộng hòa dân chủ Đức vào năm 1950.
+ Mục tiêu:
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
- Thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật.
- Thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
+ Thành tựu:
- Giúp đỡ các nước thành viên, thúc đẩy các nước xã hội chủ nghĩa phát triển kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh việc việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp 10% trên năm. GDP tăng 5,7 lần.
- Liên Xô giữ vai trò quan trọng trọng hoạt động của khối này, viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên 20 tỉ rúp.
+ Hạn chế:
- Không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Gặp nhiều trở ngại do cơ chế quan liêu, bao cấp.
- Chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ.
+ Ý nghĩa:
- Các nước Xã hội chủ nghĩa có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
- Ngày 28 – 6 – 1991 tổ chức này ngừng hoạt động.
b. Quan hệ chính trị – quân sự:
+ Tổ chức phòng thủ Vacsava thành lập ngày 14 – 5 – 1955.
+ Mục tiêu: Thành lập một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.
+ Vai trò:
- Giữ gìn hòa bình và an ninh ở Châu Âu và thế giới.
- Tạo thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đế quốc vào đầu những năm 1970..
+ Ngày 1 – 7 – 1991, tổ chức này ngừng hoạt động.

=> Các bạn xem tiếp tài liệu tại đây:
=> Các câu hỏi ôn tập cho phần này sẽ được đăng vào 20h ngày 31/8/2021. Với các câu hỏi này sẽ có một trong hai dạng trình bày như sau:
+ Đăng câu hỏi + đáp án tham khảo
+ Đăng câu hỏi, sau đó các bạn sẽ thử sức với các câu hỏi đó và mình sẽ chỉnh sửa cũng như nêu nhận xét.
=> Đề thi trắc nghiệm sẽ được cập nhật sớm nhất có thể ngay phía dưới topic này!
Các topic khác mình muốn giới thiệu đến mọi người:
Các bạn có thể tải tài liệu tại đây:
 

Attachments

  • Bài 2.1.pdf
    596.3 KB · Đọc: 7
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Dưới đây là một số câu hỏi ôn tập của bài học thứ hai. Và sau đây là một số lưu ý trước khi vào bài ôn:
+ Ở bài đầu tiên của chương trình tổng ôn, mình có soạn chi tiết đáp án các dạng câu hỏi ôn tập. Tuy nhiên, đến với bài học này trở đi mình sẽ chỉ đưa ra hướng dẫn cho các câu hỏi đó. (nếu có thể)
+ Và tại phần câu hỏi ôn tập này, mình sẽ đưa ra các dạng câu hỏi nâng cao và đáp án chi tiết cho những phần đó.
Chương 2 – Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
1. Các dạng câu hỏi ôn tập trong SGK:
Câu số 1: Nêu những thành tựu chính của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
=> Với câu hỏi này các bạn tham khảo mục 1a của phần I.Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70.
Câu số 2: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu là gì?
=> Với câu hỏi này các bạn tham khảo mục 2b của phần I.Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70.
Câu số 3:Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX
=> Với câu hỏi này các bạn tham khảo mục 3a của phần I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70.
Câu số 4: Lập niên biểu các sự kiện quan trọng ở Liên Xô trong thời gian tiến hành cải tổ (1985 - 1991)
=> Với câu hỏi này các bạn tham khảo mục 1b của phần II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991.
Phần lập niên biết này sẽ gồm 3 phần, đó là:
+ Thời gian:
+ Sự kiện chính:
+ Kết quả và ý nghĩa.
Câu số 5: Nêu những nét chính về tình hình Liên bang Nga trong những năm 1991 – 2000.
=> Với câu hỏi này các bạn tham khảo mục III. Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000.
Câu số 6: Lập niên biểu các sự kiện chính của Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
=> Đây là câu hỏi tổng hợp lại toàn bộ bài học, những thông tin cần có trong bảng niên biểu là:
+ Thời gian
+ Sự kiện chính
+ Kết quả và ý nghĩa.
=> Các sự kiện chính đều được mình thống kê qua phần lí thuyết, các bạn có thể xem lại và tập tạo dựng niên biểu.
Câu số 7: Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
=> Với câu hỏi này các bạn tham khảo mục 3 của phần II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
+ Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, tập trung quan liêu bao cấp. Điều này đã làm cho sản xuất bị trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Cộng thêm sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng nhân dân.
+ Không bắt kịp hướng phát triển khoa học kĩ thuật tiên tiến. Điều này đã dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
+ Khi tiến hành cải tổ lại mắc nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho cuộc khủng hoảng ngày thêm trầm trọng.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
=> Đây là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước thụt lùi của chủ nghĩa xã hội. Nhưng đây không phải là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa mà loài người đang hướng tới.
2. Các dạng câu hỏi bổ sung, mở rộng:
Câu số 1: Những đóng góp của Liên Xô với phong trào cách mạng thế giới.
+ Cuối năm 1944 - đầu 1945, Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu truy kích quân đội phát xít Đức đã giúp các nước Đông Âu khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
+ Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 5 năm (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng, sản xuất nông nghiệp vượt kế hoạch trước dự định, công nghiệp được phục hồi, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện.[/FONT]
+ Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ, tạo thêm sức mạnh cho lực lượng cách mạng thế giới.
+ Trong những năm 1950 – 1975, Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và giành được nhiều thành tựu to lớn.
+ Những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô Viết tăng trưởng mạnh mẽ, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ). Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép.... Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hạt nhân.
+ Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961 phóng thành công tàu vũ trụ, đưa nhà du hành vũ trụ I. Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
+ Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt thế cân bằng về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và các nước Tây Âu.
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình thế giới, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập tự do. Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngày 8 - 1 - 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)., sau này có thêm Mông Cổ (1962), Cu Ba (1972), Việt Nam (1978) tham gia. Tổ chức này đã giúp đỡ các nước thành viên, thúc đẩy các nước xã hội chủ nghĩa phát triển kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh việc việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Với những đóng góp quan trọng của Liên Xô (1951 -1973), Hội đồng tương trợ kinh tế đã thu được những thành tựu to lớn:
- Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp 10% trên năm. GDP tăng 5,7 lần.
- Liên Xô giữ vai trò quan trọng trọng hoạt động của khối này, viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên 20 tỉ rúp.
+ Ngày 14 - 5 - 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức phòng thủ Vacsava. Đây là một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu. Tổ chức này có vai trò:
- Giữ gìn hòa bình và an ninh ở Châu Âu và thế giới.
- Tạo thế cân bằng về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và đế quốc vào đầu những năm 1970..
Câu số 2: Từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hãy nêu suy nghĩ về công cuộc xây dựng xã hội ở một số quốc gia hiện nay.
+ Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nhưng đây là sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là bước thụt lùi của chủ nghĩa xã hội.
+ Từ sự sụp đổ đó, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra co các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách, đó là:
- Đổi mới phải với mục đích nhằm xây dựng chế độ đúng với bản chất, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hóa của từng dân tộc.
- Đảng và nhà nước phải lấy dân làm gốc, xây dựng niềm tin trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân...
- Nhân dân các nước phải vững tin vào tương lai tươi sáng của chủ nghĩa xã hội, tin vào sự lãnh đạo của Đảng và cố gắng hết mình vì sự nghiệp đổi mới trên con đường xã hội chủ nghĩa.
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Chương 2 – Bài 2 - Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
I. Nhận biết:

Câu 1 . Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.
Câu 2. Từ 1950 đến nữa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại nào?
A. Bảo vệ hoà bình thế giới.
B. Đối đầu với các nước Tây Âu.
C. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
D. Quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN.
Câu 3. Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. ngả về phương Tây.
B. thực hiện chính sách hòa bình.
C. phát triển quan hệ với các nước châu Á.
D. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Tây Âu.
Câu 4. Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế của Liên Xô đã hoàn thành trong thời gian
A. 5 năm.
B. 4 năm 3 tháng.
C. 4 năm 8 tháng.
D. 4 năm 9 tháng.
Câu 5. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực
A. công nghiệp nhẹ.
B. công nghiệp nặng.
C. công nghiệp vũ trụ.
D. sản xuất nông nghiệp.
Câu 6. Năm 1949, liên Xô đạt thành tựu nổi bật nào dưới đây?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
D. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
Câu 7: Sản phẩm nông nghiệp của Liên Xô năm 1950 đã:
A. đứng thứ hai thế giới.
B. gấp đôi mức trước chiến tranh thế giới.
C. đạt mức trước chiến tranh thế giới thứ hai.
D. tăng 73% so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 8: Thể chế chính trị của Liên Bang Nga là
A. Cộng hòa.
B. Tổng thống Liên Bang
C. Quân chủ Lập hiến.
D. Liên bang xã hội chủ nghĩa.

=> Các bạn có thể xem tiếp tài liệu tại:

=> Các bạn có thể tải tài liệu tại:
 

Attachments

  • Chủ đề 2 - Liên Xô và các nước Đông Âu (2).pdf
    300.2 KB · Đọc: 4
Last edited:
  • Like
Reactions: Kiều Anh.

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
I. Nhận biết:

Câu 1 . Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A. Phóng thành công tên lửa đạn đạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.
Câu 2.
Từ 1950 đến nữa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại nào?
A. Bảo vệ hoà bình thế giới.
B. Đối đầu với các nước Tây Âu.
C. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
D. Quan hệ chặt chẽ với các nước XHCN.
Câu 3. Một trong những chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là
A. ngả về phương Tây.
B. thực hiện chính sách hòa bình.
C. phát triển quan hệ với các nước châu Á.
D. khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước Tây Âu.
Câu 4. Kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế của Liên Xô đã hoàn thành trong thời gian
A. 5 năm.
B. 4 năm 3 tháng.
C. 4 năm 8 tháng.
D. 4 năm 9 tháng.
Câu 5. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực
A. công nghiệp nhẹ.
B. công nghiệp nặng.
C. công nghiệp vũ trụ.
D. sản xuất nông nghiệp.
Câu 6. Năm 1949, liên Xô đạt thành tựu nổi bật nào dưới đây?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
D. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
Câu 7: Sản phẩm nông nghiệp của Liên Xô năm 1950 đã:
A. đứng thứ hai thế giới.
B. gấp đôi mức trước chiến tranh thế giới.
C. đạt mức trước chiến tranh thế giới thứ hai.
D. tăng 73% so với trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 8: Thể chế chính trị của Liên Bang Nga là
A. Cộng hòa.
B. Cộng hòa liên bang.
C. Quân chủ Lập hiến.
D. Liên bang xã hội chủ nghĩa.
Câu này thì là Tổng thống liên bang chứ chị nhỉ :vv
 
Top Bottom