Sử 12 Bài 1 -Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào các bạn,

Một tuần nữa lại đến, thời gian chuẩn bị cho năm học tiếp theo cũng không còn nhiều, không biết các bạn đã sẵn sàng cho năm học tới chưa nhỉ? Với mục đích đồng hành cùng các bạn trong năm học tới, hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn bài học đầu tiên của chương trình SGK Lịch sử lớp 12, các bạn cùng tham khảo nhé!

Bài tổng ôn hôm nay có 3 phần, bao gồm:
  • Kiến thức cơ bản SGK.
  • Một số câu hỏi ôn tập. (Dạng tự luận)
  • Đề ôn trắc nghiệm của bài học. (Riêng phần đề ôn trắc nghiệm mình sẽ cập nhật sau nhé!)
Chương 1 – Bài 1
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
I. Hội nghị Ianta (2 – 1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc:
1. Hoàn cảnh:

+ Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra trước các cường quốc Đồng Minh:
- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
=> Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế đã được thành lập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc: Mỹ (Ph. Rudơven), Anh (U. Sớcsin), Liên Xô (Xtalin).
2. Nội dung: Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng, đó là:
a. Thống nhất mục tiêu chung là: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
c. Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á:
+ Ở Châu Âu:
- Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Beclin và Đông Âu.
- Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Beclin và Tây Âu.
+ Ở Châu Á:
- Hội nghị chấp nhận các đều kiện cho Liên Xô tham chiến chống Nhật: Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 –1905: trả đảo miền Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin.
- Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
- Triều Tiên: Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miên Bắc và Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
- Các khu vực còn lại của Châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
+ Theo thỏa thuận của hội nghị Potxdam, việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc.
3. Hệ quả:
+ Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
=> Các bạn xem tiếp các phần còn lại tại đây:
=> Các câu hỏi ôn tập cho phần này sẽ được đăng vào 20h ngày 27/8/2021. Với các câu hỏi này sẽ có một trong hai dạng trình bày như sau:
+ Đăng câu hỏi + đáp án tham khảo
+ Đăng câu hỏi, sau đó các bạn sẽ thử sức với các câu hỏi đó và mình sẽ chỉnh sửa cũng như nêu nhận xét.
=> Đề thi trắc nghiệm sẽ được cập nhật sớm nhất có thể ngay phía dưới topic này!
Các bạn có thể tải tài liệu tại đây:
 

Attachments

  • Bài 1.pdf
    499.3 KB · Đọc: 5
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Hi các bạn, lại là mình đây!!!
Hôm nay mình xin giới thiệu một số câu hỏi ôn tập của bài tập này nha! Ở phần này mình sẽ có đáp án hướng dẫn chi tiết luôn ạ! Các bạn cùng xem nhé!
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)
Câu số 1: (Câu hỏi trang 6/ SGK Lịch sử 12)
Hãy nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945)?
Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng, đó là:
a. Thống nhất mục tiêu chung là: tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
c. Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á.
Câu số 2: (Câu hỏi trang 8/ SGK Lịch sử 12)
Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc?
Mục đích: Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là:
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Nguyên tắc hoạt động:
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu số 3: (Trang 9/ SGK Lịch sử 12)
Chỉ trên bản đồ thế giới những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta.
Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và châu Á:
+ Ở Châu Âu:
- Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Beclin và Đông Âu.
- Mĩ, Anh, Pháp chiếm Tây Đức, Tây Beclin và Tây Âu.
+ Ở Châu Á:
- Hội nghị chấp nhận các đều kiện cho Liên Xô tham chiến chống Nhật: Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật 1904 –1905: trả đảo miền Nam Xa-kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin.
- Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản.
- Triều Tiên: Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miên Bắc và Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.
- Các khu vực còn lại của Châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Câu số 4: Ảnh hưởng của trật tự Ianta đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?
+ Gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế trong 30 năm sau đó, mà điển hình là tình trạng chiến tranh lạnh.
+ Đem lại những tổn thất nặng nề cho phong trào cách mạng thế giới và cho cả hai cường quốc Liên Xô - Mĩ.
Câu số 5: So sánh trật tự hai cực Ianta và Vecxai - Oasinhton?
+ Giống:
- Đều là kết quả của cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
- Do các cường quốc thắng trận thiết lập để phân chia quyền lợi sau chiến tranh.
- Sau các hội nghị đều thành lập các tổ chức quốc tế với mục đích duy trì trật tự thế giới.
- Không chú ý đến quyền lợi các dân tộc bị áp bức.
+ Khác nhau:
Trật tự IantaHệ thống Vecxai - Oasinhton
Hệ quảHình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối đầu nhau với đại diện là Mĩ và Liên XôHình thành trật tự Vecxai - Oasinhton.
Vai tròCó vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giớiKhông có có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới mà chỉ vì quyền lợi của các nước lớn.
Cơ cấu tổ chức và duy trì hòa bìnhCó sự tiến bộ và tích cực hơn
Tổ chức quốc tếLiên hợp quốcHội Quốc Liên
Sự tan rãDẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc thời kì chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới.Dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.
[TBODY] [/TBODY]
Câu số 6: Trình bày vai trò của Liên hợp quốc:
+ Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về kinh tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, ý tế, nhân đạo, giáo dục.
+ Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.
+ Tuy nhiên, không phải lúc nào Liên hợp quốc cũng hoàn thành vai trò quốc tế của mình, có nơi gạt khỏi quan hệ quốc tế như trường hợp Irac, nhiều khu vực nhạy cảm của thế giới đều do Mĩ chủ động.
Câu số 7: Mối quan hệ giữa Việt Nam - Liên hợp quốc:
+ Tháng 9 – 1947, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.
+ Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức Liên Hợp Quốc như: FAO, WHO...
+ Liên Hợp Quốc giúp Việt Nam chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đỡ các vùng thiên tai, ngăn ngừa đại dịch HIV, phát triển giáo dục...
+ Kể từ khi gia nhập Liên Hợp quốc, Việt Nam luôn là một thành viên tin cậy, có trách nhiệm, luôn chủ động và có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc trong đó có đề cao vai trò của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng...
+ Việt Nam đã tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước. Liên Hợp quốc cũng ghi nhận Việt Nam là một điển hình thành công trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
+ Hiện nay, vai trò của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày càng được đề cao. Việt Nam có hai lần được bầu ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kì 2008 - 2009 và 2020 - 2021), hay được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-xã hội, Tổ chức Giáo dục,...
+ Trong thời kì dịch COVID - 19 chuyển biến phức tạp, Việt Nam đã phối hợp tốt với các tổ chức của Liên hợp quốc, đóng góp 500000 USD cho Quỹ ứng phó Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới.
+ Trong hơn 40 năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đã đem đến những ý nghĩa to lớn, đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu hỏi trắc nghiệm bài 1:
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)

CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
Câu 1.
Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 4 đến 11-2-1945.

B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945.
C. Từ ngày 2 đến 12-4-1945.
D. Từ ngày 4 đến 12-4-1945.
Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 được tổ chức tại đâu?
A. Oasinhton (Mĩ)
B. Ianata (Liên Xô)
C. Pốtxđam (Đức).
D. Luân Đôn (Anh).
Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Liên Xô.
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.
Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây?
A. Liên hợp quốc (UN).
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 7. Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. 30.
B. 40.
C. 45.
D. 50.
Câu 8. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần?
A. Ban Thư kí.
B. Đại hội đồng.
C. Hội đồng Bảo an.
D. Hội đồng Quản thác.
Câu 9. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô)
B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).
C. Hội nghị Pốtxđam (Đức).
D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).
Câu 10. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc? A. Hội Quốc liên.
C. Đệ nhị Quốc tế.
B. Liên minh vì tiến bộ.
D. Khối Đồng minh chống phát xít.
Câu 11. Hiện nay, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên?
A. 190.
B. 191.
C. 192.
D. 193.
Câu 12. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?
A. 5.
B. 7.
C. 10.
D. 15.
Câu 13. Theo quyết định của Hội nghị Ianta, nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Liên Xô.
D. Trung Quốc.
Câu 14. “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
C. Liên minh châu Âu (EU).
D. Liên hợp quốc (UN).
Câu 15. Cơ quan nào dưới đây không thuộc tổ chức Liên hợp quốc ?
A. Đại hội đồng.
B. Ban Thư kí.
C. Hội đồng bộ trưởng.
D. Hồi đồng Kinh tế và Xã hội.

=> Các bạn có thể xem tiếp tài liệu tại đây:

=> Các bạn có thể tải tài liệu tại đây:
 

Attachments

  • Trắc nghiệm bài 1.pdf
    340.6 KB · Đọc: 8
  • Like
Reactions: Kiều Anh.

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,414
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
CÂU HỎI NHẬN BIẾT:
Câu 1.
Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 2. Hội nghị Ianta (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 4 đến 11-2-1945.
B. Từ ngày 2 đến 12-2-1945.
C. Từ ngày 2 đến 12-4-1945.
D. Từ ngày 4 đến 12-4-1945.
Câu 3. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh diễn ra từ ngày 4 đến 11-2-1945 được tổ chức tại đâu?
A. Oasinhton (Mĩ)
B. Ianata (Liên Xô)
C. Pốtxđam (Đức).
D. Luân Đôn (Anh).
Câu 4. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội nước nào sẽ vào chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Liên Xô.
Câu 5.
Sự kiện nào dưới đây gắn liền với ngày 24-10-1945?
A. Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
B. Mĩ và Liên Xô phê chuẩn bản Hiến chương Liên hợp quốc.
C. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thông qua bản Hiến chương.
Câu 6. Tháng 9-1977, Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức nào dưới đây?
A. Liên hợp quốc (UN).
B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
C. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 7. Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc?
A. 30.
B. 40.
C. 45.
D. 50.
Câu 8.
Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên và mỗi năm họp một lần?
A. Ban Thư kí.
B. Đại hội đồng.
C. Hội đồng Bảo an.
D. Hội đồng Quản thác.
Câu 9. Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô)
B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ).
C. Hội nghị Pốtxđam (Đức).
D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ).
Câu 10.
Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Hội Quốc liên.
C. Đệ nhị Quốc tế.
B. Liên minh vì tiến bộ.
D. Khối Đồng minh chống phát xít.
Câu 11. Hiện nay, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên?
A. 190.
B. 191.
C. 192.
D. 193.
Câu 12.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay có bao nhiêu nước thành viên?
A. 5.
B. 7.
C. 10.
D. 15.
Câu 13.
Theo quyết định của Hội nghị Ianta, nước nào sẽ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Liên Xô.
D. Trung Quốc.
Câu 14. “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào dưới đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B. Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
C. Liên minh châu Âu (EU).
D. Liên hợp quốc (UN).
Câu 15.
Cơ quan nào dưới đây không thuộc tổ chức Liên hợp quốc ?
A. Đại hội đồng.
B. Ban Thư kí.
C. Hội đồng bộ trưởng.
D. Hồi đồng Kinh tế và Xã hội.
 
Top Bottom