Sử Chia sẻ kinh nghiệm học Sử

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hế lô,

Đến thời điểm hiện tại thì có lẽ đa số các bạn đã kết thúc học phần của năm học 2020 - 2021 rồi đúng không nào? Chỉ còn một số tỉnh thành do tác động của dịch mà còn trì hoãn việc thi cuối kì, hay có một số bạn 2k3 vẫn đang phai chờ đợt thi tiếp theo. Mình biết khoảng thời gian này khá khó khăn với tất cả các bạn, khi phải vừa học, vừa chống dịch, nhưng mọi người hãy cố lên nhé, tất cả rồi sẽ ổn thôi. ^^

Hôm nay mình có lập topic này để chia sẻ các phương pháp học sử của mình và kinh nghiệm khi làm bài. Hi vọng mọi người sẽ ủng hộ, còn bạn nào có thêm các phương pháp khác hay hơn cũng chia sẻ vào đây nhé! À trước khi đến với topic này, mình xin lưu ý một chút, đó là: Tất cả những gì mình chia sẻ ở đây chỉ là những thứ mình trải nghiệm và rút ra được trong các lần ôn thi HSG, và tất nhiên sẽ có một số ý nó có thể sẽ không phù hợp với một số bạn, vậy nên các bạn hãy chọn lọc những gì phù hợp với bản thân để áp dụng thử nhé! Và topic này không chỉ dành riêng cho khối 9, mà các khối khác cũng có thể tham khảo nha!

Chúng ta bắt đầu nào!!!

Buổi đầu tiên, mình xin chia sẻ về cách chọn thời gian học bài. Tùy theo khả năng của mỗi bạn, mà chúng ta sẽ có những khoảng thời gian học tập khác nhau cho phù hợp. Đặc biệt với những môn học thuộc, thì cái đặc thù của nó sẽ khiến các bạn khó tiếp cận hơn, bởi theo nhiều bạn cảm nhận rằng là: Những môn học này rất nhàm chán, kiến thức dài dòng dễ gay buồn ngủ, vv... Và dĩ nhiên với môn sử cũng như vậy. Nói đến cách học sử có hiệu quả, cái quan trọng đầu tiên là chọn thời gian phù hợp. Có 4 mốc thơi gian được đề xuất đó chính là:
  • Từ 4h đến 6h sáng
  • Từ 7h đến 10h sáng
  • Từ 14h đến 16h
  • Từ 19h đến 21h
Đầu tiên hãy cùng mình phân tích những khoảng thời gian này nhé!

  • Đầu tiên là mốc từ 4h đến 6h sáng: Mình thấy trong 4 mốc thời gian trên, mốc thời gian được lựa chọn để học thuộc nhiều nhất là từ 4 đến 6 giờ sáng, vì theo chia sẻ của các anh chị đi trước, học vào khoảng thời gian này sẽ là lúc chúng ta có thể tiếp thu được nhiều nhất và dễ học thuộc nhất. Nhưng có thật sự như vậy? Thực ra mốc thời gian này sẽ có rất hiệu quả với những bạn thường xuyên dậy sớm để học bài, còn với những bạn không có thói quen đó như mình chẳng hạn, thì thức dậy học sử lúc này là một đòn chí mạng. Bởi tính đặc thù của sử đã rất dài dòng, ngày tháng năm lại rất nhiều dễ gây loãng và buồn ngủ. Và với những bạn không quen dậy sớm để học thì không nên chọn, bởi nếu chúng ta đột ngột thay đổi thói quen, cơ thể sẽ không thích ứng được mà "ngã gục" trước cơn buồn ngủ, và nó sẽ xảy ra nhanh hơn khi các bạn học một môn mà bản thân mình cảm thấy... khó học:<
  • Khung giờ thứ hai từ 7h đến 10h sáng được mình áp dụng rất hiệu quả vào những ngày nghỉ hoặc chỉ học ca chiều. Bởi buổi sáng, vào lúc này là lúc chúng ta thấy thoải mái nhất, tràn đầy sức sống nhất. Vậy nên sau khi thức dậy, giải quyết các nhu cầu cá nhân xong thì ngồi vào bàn, nhâm nhi tách trà (hoặc li sữa nóng) và bắt đầu bằng một bài KHXH đơn giản thì còn gì bằng?
  • Mốc thứ ba là mốc từ 14h đến 16h: Mốc này có thể áp dụng cho các bạn được nghỉ học buổi chiều. Mình thấy mốc này cũng khá dễ để các bạn tiếp cận kiến thức. Trưa đi học về thì ăn uống, ngủ nghỉ tầm 1 đến 1 tiếng rưỡi, 2 tiếng gì đó rồi ngồi vào bàn học. Nếu khi mới ngủ dậy các bạn thấy cơ thể còn mệt mỏi thì nên ra ngoài đi lại một chút cho tỉnh lại, rồi bắt đầu học bằng những kiến thức cơ bản, nhẹ nhàng trước. Cái này không chỉ áp dụng cho môn sử thôi đâu nha, mà còn áp dụng cho các môn học khác cũng rất tốt đấy! Tất nhiên là mốc này không áp dụng cho những bạn thích "ngủ nướng" đến tận 3 - 4h chiều hay thậm chí là hơn rồi ạ@@
  • Mốc cuối cùng là mốc từ 19h đến 21h đêm: Các bạn có biết tại sao mình không đề xuất đến khoảng 22h hay 23h không ạ? Vì thời điểm này cơ thể của chúng ta dường như đã khá mệt mỏi trong khoảng thời gian học tập lao động cả ngày rồi, nếu cố gượng ép mình học thuộc thì sẽ phản tác dụng, bởi đã mệt rồi còn ôm những đống kiến thức dài dòng khô khan thì sẽ không thể tiếp thu nổi. Mà khoảng thời gian từ 21h đến 23h các bạn nên học những gì nhẹ nhàng, những môn mình thích chẳng hạn, nó sẽ hiệu quả hơn ấy ạ. Mình đề xuất mốc thời gian học thuộc từ 19h - 21h là bởi bản thân mình cũng áp dụng mốc thời gian này và thấy rất hiệu quả. Trong mốc thời gian này các bạn chỉ nên học những kiến thức cơ bản, chọn những cái mà bản thân mình cảm thấy chưa chắc để xem lại, và trong trường hợp cảm thấy không ổn thì nên dừng lại, ra ngoài hít thở hay đi lại một chút rồi vào học nhé!
Hm... Dù ở mốc thời gian nào, thì các bạn cũng hãy chú ý những quy tắc chung sau để có được hiệu quả cao nhất nhé:
[*]Khi học chỉ nên học từ 30 đến 45p, sau đó nghỉ giải lao tầm 10 đến 15p rồi mới tiếp tục học. Đây là khoảng thời gian sốc lại tinh thần sau mỗi lần học tập căng thẳng và giúp não bộ chúng ta điều hòa hơn.
[*]Trong quá trình học thì chú ý, TRÁNH XA CÁC THIẾT BỊ THÔNG MINH như điện thoại, laptop, TV... Bởi, tin mình đi, một khi động vào mấy cái đó thì không tập trung học được đâu.
[*]Chỉ học khi thấy mình khỏe, thoải mái và vui vẻ. Đừng học khi thấy mệt mỏi hay cáu bẳn, không những học không vào mà còn làm cho bản thân... tức giận hơn thôi:vv
[*]Học tập và nghỉ ngơi hợp lí, nếu bạn muốn thức dậy lúc 4h để học hiệu quả thì đêm nên ngủ đủ giấc (từ 23h đêm đến 4h sáng) nhé! Còn bản thân mình không áp dụng được khung giờ này bởi chưa đêm nào mình ngủ đúng hoặc sớm hơn 23h cả, đa số đều thức học đến 1 - 2h sáng hay có đêm đến 3h, nên việc dậy vào khung giờ đó để học thuộc khá là khó khăn với mình:vv Và mình không hi vọng các bạn áp dụng khung giờ học xuyên đêm giống mình đâu ạ, như vậy hại sức khỏe lắm ý, nên bạn nào đã và đang áp dụng thì hãy bỏ ngay nha<3
[*]Cuối cùng, hãy chọn cho mình một khung giờ tốt nhất để học nhé, và hãy chia sẻ cho mọi người biết bạn đã áp dụng khung giờ nào thành công ở ngay dưới topic này nhé!<3
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Helooo, lại là mình đây:3

Sau khi đăng bài viết đầu tiên về cách chọn thời gian học bài, mình đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều bạn, và có bạn còn chia sẻ rằng cũng có cách học giống mình, rất hiệu quả nha! Và hôm nay mình xin ra tiếp seri "Chia sẻ kinh nghiệm học sử" nhé. Chủ đề của ngày hôm nay là "Phương pháp học hiệu quả".

Ừm, đầu tiên là, cũng như mình đã nói, mỗi người đều có cho mình những phương pháp khác nhau, phù hợp với bản thân. Mình nhớ không nhầm thì trước đây mình cùng một số đàn anh, đàn chị đã chia sẻ các phương pháp để học thuộc trên HMF rồi nè, không biết còn bạn nào nhớ không nhỉ? Nhưng mà, qua một thời gian, mình lại trở lại cùng những phương pháp mới mẻ hơn, có lẽ thế, và có những lời khuyên dành riêng cho mọi người. Các bạn hãy nhấn theo dõi topic để cập nhật những chia sẻ mới nhất từ mình và mọi người nhé, biết đâu sẽ tìm ra được chân ái của mình thì sao? :D

Còn giờ, chúng ta cùng bắt đầu buổi nói chuyện hôm nay nào!

  • Cái đầu tiên mình muốn chia sẻ, đó là: Cho dù bạn chọn một trong những phương pháp nào dưới đây, thì phương pháp đầu tiên này chính là NGUYÊN TẮC CHÍNH giúp các bạn nắm được kiến thức nhiều hơn và vững hơn. Nếu muốn học sử (hay bất kì môn học nào) một cách hiệu quả nhất, cần phải có thời gian học tập lâu dài. Nhiều bạn chia sẻ với mình rằng sử rất khó thuộc, dài dòng... Và cho mình hỏi lại, các bạn học sử trong bao lâu rồi, để chắc chắn rằng mình thuộc hết kiến thức? Có rất nhiều bạn, khi học sử chỉ đợi nước đến chân mới nhảy, tức là, ngày mai kiểm tra rồi tối nay mới học, hoặc tệ hơn là sáng kiểm tra thì sáng dậy học. Như vậy thì sao hiểu bài và thuộc bài được ạ? Học bất kì cái gì cũng là cả quá trình, nếu các bạn cứ duy trì phương pháp học bất hợp lí như vậy thì không chỉ sử mà các môn khác đều không thể đạt kết quả cao.
  • Viết để thuộc: Đây là phương pháp mình thường áp dụng khi ôn thi bất kì môn học nào đó. Lúc học chúng ta có thể lấy giấy bút gạch ra những ý chính, những ý quan trọng của bài để có thể nắm bắt được kiến thức. Đây có lẽ là phương pháp học hiệu quả và được nhiều bạn chọn học đúng không nhỉ? Nhưng có một lưu ý là phương pháp này KHÔNG PHÙ HỢP với những bạn không có tính kiên nhẫn, bởi khi ngồi viết một hồi các bạn sẽ thấy chán và dễ bỏ cuộc.
  • Đọc thuộc: cái này có lẽ được nhiều bạn áp dụng hơn đúng không nhỉ? Thế nhưng phương pháp này nó sẽ không hiệu quả bằng việc các bạn viết nhiều, làm nhiều đâu. Các bạn ngồi đọc như thế, đọc một lần, hai lần hay ba lần đều không thể nào nhớ hết được, ngược lại còn làm cho bản thân thấy "hoang mang hơn" và "chán nản hơn" trước đống kiến thức dài dòng như thế. Vậy nên, các bạn chỉ nên ngồi đọc thuộc, khi đã nắm chắc kiến thức rồi nhé, và đây sẽ là bước đệm mà mọi người vẫn hay gọi là "nhẩm lại kiến thức".
  • Vừa nghe nhạc vừa học: Có nhiều người khẳng định cách học này hiệu quả, nhưng cũng chỉ hiệu quả với một số người thôi. Có nhiều bạn khi áp dụng cách học này đã chia sẻ với mình rằng không thể nào tập trung được, và điều này cũng dễ hiểu. Vì phương pháp này chỉ áp dụng được cho một số người đã có thói quen này, và họ có thể tập trung học được dù điện thoại vẫn phát bất kì bài hát nào họ chọn, còn với những bạn không quen, thì tốt nhất không nên chọn, mà chỉ nghe nhạc sau khi học xong để giải trí thôi nhé!
  • Viết giấy note: Cái này cũng giống với phương pháp viết để thuộc trên kia, nhưng lượng kiến thức viết lại ngắn gọn hơn, tập trung chủ yếu vào những cái chúng ta đã học đi học lại nhiều lần rồi vẫn không nhớ hoặc dễ gây nhầm lẫn. Viết một số kiến thức ngắn rồi note lên tường nơi góc bàn học, hay đơn giản là viết vào cuốn sổ tay nho nhỏ để khi nào quên có thể giở ra xem cũng là một cách học hiệu quả.
  • Xem các đoạn video nói về lịch sử, những thước phim về lịch sử: Đây có lẽ là cách học hiệu quả nhất, đúng theo dạng vừa học vừa chơi. Có nhiều bạn nói với mình rằng nhiều khi học trên lớp hay về nhà học lại nhưng không thể hiểu được môn sử, nhưng khi xem những thước phim đó thì lại hiểu hơn hoặc thấy thú vị và cuốn hút hơn. Đây sẽ là phương pháp học hiệu quả cho các bạn mới bắt đầu học. Tuy nhiên các bạn nên chọn những video, thước phim chính gốc nói đúng về lịch sử, và phải biết chọn lọc các chi tiết để tiếp thu thôi nhé!. Đặc biệt, khi chọn phim xem thì đây phải là PHIM TÀI LIỆU VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM hoặc PHIM TÀI LIỆU VỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI nhé, tránh chọn phim cổ trang cung đấu của Hàn với cả Trung nha mọi người:v Lần sau nếu có thể mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số bộ phim hay nói về Việt Nam thời chiến để mọi người tham khảo.
  • Cái cuối cùng, cách tốt nhất để áp dụng là nắm vững kiến thức khi học trên lớp, tương tác với giáo viên và hỏi những điều mình thắc mắc. Nếu giáo viên của bạn có cách dạy phù hợp với bạn, thì đây là ưu điểm, còn nếu chưa có thì, mỗi bạn cần ngồi lại và tìm ra cách học hiệu quả cho mình bằng một trong những cách học trên nhé!
Trên đây là những chia sẻ của riêng mình, các bạn còn phương pháp nào nữa không ạ? Chia sẻ cùng mình nhé!
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Hi.

Chuyện là, sáng nay mình có đi ra ngoài, chợt nhớ ra từng nói sẽ giới thiệu đến các bạn một số bộ phim hay về Việt Nam thời chiến. Hôm nay chúng ta cùng tiếp tục seri "Chia sẻ kinh nghiệm học sử" nha!

Những bộ phim dưới đây mình có xem qua và được nghe giới thiệu từ các thầy cô, anh chị đi trước, mọi người cùng tham khảo nha! Còn bạn nào biết thêm những thước phim khác cũng đừng ngần ngại chia sẻ vào đây nhé! Vì hôm nay thòi gian có hạn nên mình không thể review được nội dung của các phim phía dưới mà chỉ nêu tên, mọi người thông cảm nha!

1. Mảng phim truyện:
  • Nổi gió
  • Chung một dòng sông
  • Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
  • Cánh đồng hoang
  • Em bé Hà Nội
  • Hà Nội 12 ngày đêm (Bộ phim này lấy bối cảnh cuộc tập kích bằng máy bay B - 52 đánh phá thủ đô Hà Nội năm 1972 của Mĩ)
  • Mùi cỏ cháy (Bối cảnh của phim cũng được lấy cảm hứng từ năm 1972, trong trận chiến tại thành cổ Quảng Trị. Bạn nào có xem qua về trận chiến này chắc hẳn sẽ biết đến bức thư dự đoán về vận mệnh bản thân của một người lính đã chiến đấu và hi sinh tại đây, và bức thư đó mình cũng đã từng đăng lên trong box sử, mọi người cùng tìm đọc nha, cảm động lắm luôn ấy!)
  • Những người viết huyền thoại
  • X - Men: Ngày cũ của tương lai
2. Mảng phim tài liệu:
  • Cuộc chiến tranh không tuyên bố - Nhật kí Việt Nam
  • Việt Nam cuộc chiến 10000 ngày
  • Cảnh đường phố 1970
  • Những ngày cuối cùng ở Việt Nam
  • Chiến tranh Việt Nam
3. Một số mảng phim khác:
Bên cạnh các tựa phim mình giới thiệu trên, các bạn có thể tìm và xem những thước phim về những sự kiện tiêu biểu như:
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình (2 -9 -1945)
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
  • Đại thắng mùa xuân 1975
À quên, nếu bạn muốn tìm những thước phim các cuộc chiến thời phong kiến Việt Nam thì có thể tham khảo các Series phim của nhóm Việt Sử Kiêu Hùng nhé!
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Haloooo,

Lại một ngày đẹp trời nữa đã đến, các bạn đang làm gì vậy nè? Không biết có bạn nào đã đi qua một nửa mùa hè rồi mà số lần ngủ nướng đến 8, 9h hay thâm chí hơn còn đếm trên đầu ngón tay không nhở? Những ngày này ở nhà mọi người thường làm gì ạ? Có hay lên mạng cập nhật các thông tin mới trong tuần không nhỉ? Hì, hôm nay chúng ta tiếp tục đi tiếp chặng Series "Chia sẻ kinh nghiệm học sử" cùng mình nha!

Trải qua ba bài viết, trong đó hai bài chia sẻ về cách chọn khung giờ học và phương pháp học của mình, không biết có bạn nào có cách học giống mình không nhở? Từ bài viết hôm nay trở đi, mình sẽ chia sẻ với các bạn những cách làm bài để đạt được kết quả cao nhé!

Buổi đầu tiên chúng ta sẽ đến với cách chuẩn bị bài ở nhà trước các buổi kiểm tra:
  • Đầu tiên muốn có kiến thức tốt thì chúng ta cần phải học rồi đúng không nhỉ? Và mình hi vọng qua hai bài chia sẻ trên các bạn sẽ tìm ra được phương pháp học phù hợp với bản thân. Trước thì các bạn cấp THCS và cấp THPT có khá nhiều đợt kiểm tra các môn, nhưng từ năm học vừa rồi đã rút ngắn lại, đồng nghĩa với việc lượng kiến thức qua các bài kiểm tra cũng tăng lên. Đây là một trong những khó khăn đối với chúng ta đúng không nào? Thế nhưng, sẽ không có gì khó nếu các bạn học đúng trọng tâm và đúng giới hạn của thầy cô cho về cả. Thường thì khi chuẩn bị các buổi kiểm tra giữa kì hay học kì, giáo viên sẽ nhắc trước cho các bạn tầm 1 tuần gì đó và giới hạn bài ôn tập. Môn sử cũng vậy. Vậy nên muốn làm tốt bài, các bạn hãy chuẩn bị ôn tập thật kĩ tại nhà.
  • Khi ôn bài các bạn hãy ôn những câu hỏi mà giáo viên cho (Nếu có), còn không thì hãy ôn những gì mà giáo viên dạy cho ghi, hoặc nếu bài ghi không quá đầy đủ thì ôn trong SGK. Thường với những bài kiểm tra đại trà (tức là những bài kiểm tra trên lớp), sẽ có tầm 80 - 90% là kiến thức cơ bản trong SGK được thầy cô giảng dạy và tầm 10 - 20% la kiến thức nâng cao (những dạng câu hỏi này mình sẽ cập nhật VD trong bài viết sau) yêu cầu các bạn suy luận. Và muốn làm tốt các câu này dành điểm 9 - 10 thì các bạn cần phải nắm gọn kiến thức cơ bản.
  • À quên, dù các bạn ôn theo hướng nào thì cũng nên vạch ý ra nhé! Giáo viên cho câu hỏi ôn tập thì trước hết tự tìm tòi và làm những câu cơ bản mà mình biết, nếu khó quá có thể tham khảo các trang mạng hoặc nhờ người giúp đỡ nè. Vì hầu hết các câu giáo viên cho thì các thầy cô đã dạy hết rồi, hoặc có trong SGK hết rồi á. Các bạn chỉ cần tìm đọc lại và ghi ra cho nhớ thôi nha. Còn nếu thầy cô không cho câu hỏi ôn tập mà chỉ giới hạn bài thì các bạn hãy ôn kĩ những gì đã học bằng cách ghi ra nha và xem lại nha!
Trên đây là những chia sẻ của mình khi chuẩn bị bài ở nhà, không biết bạn nào còn cách học khác muốn chia sẻ nữa không nhỉ?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Hii,

Hôm nay chúng ta cùng đến với các dạng đề thường gặp trong kiểm tra nhé! Phần này thường được chia làm 4 phần: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao, thế nhưng hôm nay mình chỉ giới thiệu với các bạn một số những đề thường gặp và dễ lấy điểm trong kiểm tra nha! Ở topic này mình chỉ nói về phần thi tự luận, còn phần thi trắc nghiệm hôm sau mình sẽ làm một topic khác ở lớp 12 nha, các bạn có thể theo dõi và tham khảo!

Thường đến với bài kiểm tra đại trà, sẽ có các câu hỏi như "Em hãy trình bày...", "Lập bảng so sánh....", "Vẽ sơ đồ tư duy...." hay "Qua sự phát triển kinh tế của... từ đó nêu nhận xét" và nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Giờ mình sẽ hướng dẫn cách làm 1 số dạng đề nhé!

Dạng 1: Đề yêu cầu trình bày lại một sự kiện nào đó.
VD: Em hãy trình bày sự phát triển thần kì của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX
Đây chắc hẳn là dạng đề quen thuộc với chúng ta nhỉ? Đối với dạng đề này thì các bạn chỉ cần vào ngay vấn đề mà không cần dẫn dắt hay gì cả. Đề bài yêu cầu trình bày thì chúng ta trình bày, và nhớ hãy vạch ra các ý chính nhé! Với đề bài này thì có những ý chính sau:
+ Hoàn cảnh:
+ Sự phát triển (hay còn gọi là thành tựu):
+ Nguyên nhân phát triển:
Với mỗi dấu cộng đó các bạn hãy triển khai thêm những ý nhỏ nữa nhé!
Dạng 2: Dạng đề yêu cầu so sánh hai sự kiện nào đó
VD: Em hãy so sánh chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của Mĩ.
Với dạng đề này chúng ta có hai cách giải quyết: Lập bảng hoặc gạch ý. Với các giải quyết nào thì ý để làm bài cũng giống nhau, chỉ khác cách trình bày thôi nhé! Tuy nhiên, khi đến với dạng đề so sánh này các bạn hãy chú ý, nếu đề nêu như trên, thì các bạn có thể lập bảng hay so sánh đều được, như đề mà ra yêu cầu "Lập bảng so sánh" thì tuyệt đối không được vạch ý đâu nhé! Sẽ bị trừ điểm đấy ạ!
Dạng 3: Yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy:
VD: Em hãy vẽ lại bộ máy nhà nước thời Lý
Với câu hỏi này chúng ta có nhiều cách vẽ, và mình tin chắc các bạn đều biết đúng không ạ? Chúng ta cần chọn những ý chính rồi sau đó trình bày lại bằng sơ đồ tư duy nhé! Lựa chọn cách vẽ nào là quyền của các bạn, nhưng nhớ phải phù hợp và tóm lược được hết những ý chính nhé!
Dạng 4: Qua việc trình bày một sự kiện nào đó hãy nêu nhận xét....
VD: Qua việc trình bày tình hình sự phát triển kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2, hãy nêu nhận xét chung về sự phát triển đó
Với dạng câu hỏi này, bao gồm 2 ý nhé! Trong ý đầu tiên, các bạn hãy giải quyết vấn đề được nêu ra trong mệnh đề (Qua trình bày một sự kiện nào đó...) bằng cách tóm lược lại sự kiện đó, sau đó giải quyết ý thứ hai là nêu nhận xét. Với câu hỏi trên cũng như vậy nhé!:
+ Ý đầu tiên, các bạn hãy trình bày tóm lược lại sự phát triển kinh tế của Mĩ
+ Ý hai là nêu nhận xét.
Bên cạnh những dạng đề trên thì còn một số dạng đề khác như: yêu cầu chứng minh, hay liên hệ bản thân... Thì cách giải quyết các dạng đề này cũng giống những dạng đề trên nhé! Các bạn hãy xác định rõ đề bài yêu cầu những gì và hoàn thiện yêu cầu đó. Và điều quan trọng là phải đọc kĩ đề, xác định nội dung đề yêu cầu và xem biểu điểm của câu đó nhé! Chúc các bạn thành công.
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Xin chào các bạn,

Tiếp nối các bài đăng của chị @Võ Thu Uyên, bài viết này mình chia sẻ thêm một số phương pháp học hiệu quả chưa được nhắc đến trong các bài trên. Hi vọng sau bài viết này, các bạn có thể tìm ra cách học phù hợp với bản thân, để học tốt môn Sử và yêu môn Sử hơn!

1. Xem phim về môn Sử
Bạn không thể nhớ được trận Điện Biên Phủ năm 1954 diễn ra như thế nào, nhưng bạn dễ dàng nhớ được từng diễn biến các tập trong Penthouse. Lí do là bởi vì bạn chỉ học Sử qua những con chữ đen trên nền trắng của sách, cái lược đồ trận đánh với đầy mũi tên tiến công của ta và đường lui của địch, rất ít hình ảnh, lại khô khan, không "drama ngút trời". Trong khi đó, não bộ lại có xu hướng ghi nhớ hình ảnh, cảm giác mạnh nhiều hơn ghi nhớ kí tự.
Để giải quyết vấn đề này thì chỉ còn cách là xem phim lịch sử. Bạn được chứng kiến những trận đánh đỉnh cao, làm bạn cảm thấy phấn khích, từ đó nhớ được nhiều hơn. Hơn nữa nội dung phim thường mở rộng, nên khi xem xong bạn có luôn cả mớ kiến thức không có trong SGK, tha hồ trả lời dù bị vặn vẹo đến cỡ nào.
Chúng mình đã đề xuất một số bộ phim trong bài đăng trước, các bạn tham khảo nhé.

2. Đọc bài trước khi đến lớp
Cách đọc bài này có điểm khác so với cách đọc bài theo tư duy thông thường của các bạn, đó là các bạn cần đọc câu hỏi cuối bài trước. Bằng cách này, các bạn sẽ xác định được nội dung quan trọng của bài học sắp tới là gì. Sau khi đọc xong câu hỏi, các bạn tìm kiếm lời giải qua các dữ liệu trong sách bằng phương pháp Skim (đọc lướt nắm bắt ý) và Scan (đọc tìm kiếm thông tin). Không chỉ giúp các bạn tăng vốn kiến thức, cách học này còn giúp các bạn đạt điểm cao trong kì thi do được làm quen sớm với các câu hỏi.

3. Sử dụng Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy do Tony Buzan sáng tạo tỏ ra là một phương pháp học cực kì hiệu quả nhất là với môn nhớ nhiều như Sử. Học với Sơ đồ tư duy, bạn sẽ:
  • Không bị mất tập trung do bạn phải dùng cả hai bán cầu não khi học
  • Giảm thời gian ôn bài: Sơ đồ tư duy giúp bạn giảm 60 - 80% ôn bài mà chất lượng ghi nhớ vẫn như cách học thuộc truyền thống do Sơ đồ tư duy tận dụng từ khoá, kí hiệu và màu sắc.
Các bạn có thể tự vẽ tay Sơ đồ tư duy, hoặc sử dụng phần mềm vẽ chuyên biệt. Dưới đây là Sơ đồ tư duy một bài Sử 6 vẽ bằng phần mềm iMindmap
HMF.png

4. Phương pháp Active Recall và Spaced Repetition
- Active Recall (Chủ động gợi nhớ) là phương pháp giúp bạn tự động nhớ được kiến thức mà không mất thời gian lục tìm trong não.
- Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng) hoạt động dựa trên đường cong quên lãng. Khi bạn học một điều gì mới nhưng không ôn tập lại, qua thời gian, kiến thức ấy sẽ bóc hơi như chưa từng tồn tại. Và khi cần kíp kiến thức ấy, bạn phải ôn lại vất vả nhưng vẫn không nhớ được gì. Thay vì ôn một lần nhưng vất vả lại kém hiệu quả, bạn nên ôn thành nhiều lần (lí tưởng nhất là khoảng 5 lần) với thời gian cách quãng nhau dựa trên mức độ ghi nhớ của bạn với kiến thức đó.
Một giải pháp giúp các bạn kết hợp sử dụng hai phương pháp trên chính là phần mềm Anki. Các bạn tạo flashcard (Active Recall) và ôn luyện lặp lại dựa trên mức độ ghi nhớ (Spaced Repetition).

Vừa rồi là 5 phương pháp học hiệu quả đã được mình áp dụng thành công. Các bạn còn các phương pháp nào khác, hãy chia sẻ để giúp nhau cùng tiến bộ.
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Bên cạnh mấy pp quen thuộc trên mình xin chia sẻ thêm pp dựa trên công cụ rất mạnh khác đó là học sử nhờ vào game và boardgame.
Xưa nay trong tư duy của phụ huynh và giáo viên thì cơ bản game là 1 thứ vô bổ và tác hại thì nhiều còn ích lợi thì chả có bao nhiêu. Cứ nhìn kèo học sinh mải chơi game rồi cận thị, rồi nảy sinh tệ nạn là thấy đó. Cơ mà đồng chí Marx và 6 la mã đã dạy rồi, cái j thì cũng tồn tại 2 mặt đối lập song hành , thiện ác đối xứng khó có thể tách rời, nên bên cạnh tác hại thì game cũng có vài ứng dụng quan trọng nhất là giáo dục.
1. Đối tượng áp dụng: học sinh có tiềm năng nhưng vì lười, vì chưa tìm đc cảm hứng học, vì ghét giáo viên, mê game ....
2. PP: -học sinh cần xác định rõ trình độ kiến thức bản thân, mục tiêu kỳ vọng ( nên có người định hướng như giáo viên gia sư để tránh chệch hướng) từ đó chọn lựa các chủ đề và các game phù hợp để chơi và học. Ví dụ như học về các nền văn minh cổ đại phương tây và đông chọn game Aoe1, Aoe2, học về ww1, ww2, chọn các game Red Alert 1,2,3; học về thời kỳ đồ đá chọn bg stone age..
- Học sinh nên cùng học theo pp này với bạn bè của mình để nâng cao tính phản biện, giúp hiểu vấn đề và tránh chệch hướng
3. Lưu ý: Nên có gia sư, phụ huynh, gv giám sát hoặc tham gia cùng
 
Top Bottom