[Toán 12]Đề ôn tập HK I

Status
Không mở trả lời sau này.
G

giangln.thanglong11a6

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dưới đây là 1 số đề ôn tập Toán HK I:

Đề số 1​

Bài 1: Cho hàm số [TEX]y=x^4+mx^2-m-1[/TEX] có đồ thị [TEX](C_m)[/TEX]
a) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số với m=-1. Từ đó biện luận theo tham số k số nghiệm của PT [TEX]4x^2(1-x^2)=k[/TEX]
b) Chứng minh rằng [TEX](C_m)[/TEX] luôn đi qua điểm A cố định khi m thay đổi. Tìm m để tiếp tuyến của [TEX](C_m)[/TEX] tại A song song với đường thẳng (d):y=2x.
PHP:
Đã có lời giải.
Bài 2:
a) Với giá trị nào của m thì PT sau có 4 nghiệm phân biệt:

[TEX](\frac{1}{5})^{\left|x^2-4x+3 \right|}=m^4-m^2+1[/TEX]

Đã có lời giải ở đây

b) GPT: [TEX]log_{3-2x}(2x^2-9x+9)+log_{3-x}(4x^2-12+9)-4=0[/TEX]
PHP:
Đã có lời giải.
Bài 3:

a) Tìm[TEX] \lim_{x\rightarrow 0} \frac{e^x-e^{-x}-2x}{2x-sinx}[/TEX]
PHP:
Đã có lời giải.
b) Tìm GTNN của hàm số:

[TEX]y=(2+\sqrt{3})^{2x}+(2-\sqrt{3})^{2x}-8[(2+\sqrt{3})^{x}+(2-\sqrt{3})^{x}][/TEX]
PHP:
Đã có lời giải.
Bài 4: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a và góc tại đỉnh của mỗi mặt bên bằng [TEX]2\alpha[/TEX].
a) Xác định tâm và tính bán kính, diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD theo a và [TEX]\alpha[/TEX].
b) Xác định tâm và tính bán kính của mặt cầu nội tiếp S.ABCD theo a và [TEX]\alpha[/TEX]. Tính thể tích của khối cầu nội tiếp S.ABCD.
c) Tính a và [TEX]\alpha[/TEX] để tâm mặt cầu ngoại tiếp và nội tiếp S.ABCD trùng nhau.

Bài 5: Cho a+b+c=1. CMR [TEX]\frac{1}{3^a}+\frac{1}{3^b}+\frac{1}{3^c} \geq 3(\frac{a}{3^a}+\frac{b}{3^b}+\frac{c}{3^c})[/TEX]
PHP:
Đã có lời giải.
 
Last edited by a moderator:
C

ctsp_a1k40sp

Bài 3:



b) Tìm GTNN của hàm số:

[TEX]y=(2+\sqrt{3})^{2x}+(2-\sqrt{3})^{2x}-8[(2+\sqrt{3})^{x}+(2-\sqrt{3})^{x}][/TEX]


Bài 5: Cho a+b+c=1. CMR [TEX]\frac{1}{3^a}+\frac{1}{3^b}+\frac{1}{3^c} \geq 3(\frac{a}{3^a}+\frac{b}{3^b}+\frac{c}{3^c})[/TEX]
/...../
Bài 3
b)
đặt [TEX](2+\sqrt{3})^{x}=a,(2-\sqrt{3})^{x}=b[/TEX] ta có điều kiện
[TEX]a.b=1;a,b>0[/TEX]
[TEX]y=a^2+b^2-8(a+b)=(a+b)^2-8(a+b)-2=[(a+b)-4]^2-18 \geq -18[/TEX]
Vậy [TEX]y[/TEX] đạt min tại [TEX]y=-18[/TEX] khi [TEX]a+b=4,ab=1 \Leftrightarrow x=1,x=-1[/TEX]
Bài 5:
đặt [TEX]\frac{1}{3^a}=x , \frac{1}{3^b}=y , \frac{1}{3^c}=z [/TEX]

Giả sử [TEX]a\geq b \geq c[/TEX] thì [TEX]x \leq y \leq z[/TEX]
bdt [TEX]\Leftrightarrow x+y+z \geq 3(ax+by+xz)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow (a+b+c)(x+y+z) \geq 3(ax+by+cz)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow (a-b)(x-y)+(b-c)(y-z)+(a-c)(a-z) \leq 0[/TEX]
đúng!
 
H

harry18

Dưới đây là 1 số đề ôn tập Toán HK I:

Đề số 1​

Bài 1: Cho hàm số [TEX]y=x^4+mx^2-m-1[/TEX] có đồ thị [TEX](C_m)[/TEX]
a) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số với m=-1. Từ đó biện luận theo tham số k số nghiệm của PT [TEX]4x^2(1-x^2)=k[/TEX]
b) Chứng minh rằng [TEX](C_m)[/TEX] luôn đi qua điểm A cố định khi m thay đổi. Tìm m để tiếp tuyến của [TEX](C_m)[/TEX] tại A luôn song song với đường thẳng (d):y=2x.

Câu 1:
a/ Tự làm
b/ [TEX]y = (x^2 - 1)m + x^4 - 1[/TEX]

[TEX]\Rightarrow (x^2 - 1)m + x^4 - 1 - y = 0[/TEX]

Điểm cố định là điểm có hoành độ [TEX]x_o[/TEX] thoả mãn

[TEX]X^2_o - 1 = 0[/TEX]

[TEX]X^4_o - 1 - Y_o= 0[/TEX]

Suy ra có hai điểm cố định là A(-1; 0) và A(1; 0)

Ta có [TEX]y' = 4x^3 + 2mx[/TEX]

Để tiếp tuyến tại A song song với d: y = 2x khi [TEX]y'_{(1)} = 2[/TEX] hoặc [TEX]y'_{(-1)} = 2[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow m = -3[/TEX] hoặc [TEX]m = -1[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminh44

Câu 1:
a/ Tự làm
b/ [TEX]y = (x^2 - 1)m + x^4 - 1[/TEX]

Điểm cố định có hoành độ độ [TEX]x_o[/TEX] thoả mãn

[TEX]X^2 - 1 = 0[/TEX]

[TEX]X^4 - 1 = 0[/TEX]

Suy ra có hai điểm cố định là A(-1; 0) và A(1; 0)

Ta có [TEX]y' = 4x^3 + 2mx[/TEX]

Để tiếp tuyến tại A song song với d: y = 2x khi [TEX]y'_{(1)} = 2[/TEX] hoặc [TEX]y'_{(-1)} = 2[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow m = -3[/TEX] hoặc [TEX]m = -1[/TEX]

Kết quả đúng nhưng sai về bản chất. Sai ở phần đồng nhất. Bạn không thể đồng nhất hệ số theo cách kia
Phải đưa hết các biến về một vế để vế còn lại =0 rồi mới được đồng nhất, như sau

[TEX]A(x_0;y_0)[/TEX] là điểm cố định khi và chỉ khi

[TEX]y_0=x_0^2m-m+x_0^4-1[/TEX] [TEX]\forall m[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow (x_0^2-1)m+x_0^4-1-y_0=0[/TEX] [TEX]\forall m[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x_0^2-1=0 [/TEX] và [TEX]x_0^4-1-y_0=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow .....[/TEX]

Đến đây làm tiếp như bạn đã làm.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenminh44

Dưới đây là 1 số đề ôn tập Toán HK I:

Đề số 1​

[Bài 3:

a) Tìm[TEX] I=\lim_{x\rightarrow 0} \frac{e^x-e^{-x}-2x}{2x-sinx}[/TEX]

Đề kiểm tra của các chú, đáng nhẽ anh không nên tham gia, nhưng nhìn thấy giới hạn rồi, không thể để yên được :p

[TEX]I=\lim_{x \to 0}[/TEX] [TEX] \frac{1}{2-\frac{sinx}{x}}(\frac{e^x-1}{x}+\frac{e^{-x}-1}{-x}-2)=\frac{1}{2-1}(1+1-2)=0[/TEX]

Ở đây sử dụng các giới hạn cơ bản

[TEX]\lim_{t \to 0}\frac{sin t}{t}=\lim_{t \to 0}\frac{e^t-1}{t}=1[/TEX]
 
H

harry18

Kết quả đúng nhưng sai về bản chất. Sai ở phần đồng nhất. Bạn không thể đồng nhất hệ số theo cách kia
Phải đưa hết các biến về một vế để vế còn lại =0 rồi mới được đồng nhất, như sau

[TEX]A(x_0;y_0)[/TEX] là điểm cố định khi và chỉ khi

[TEX]y_0=x_0^2m-m+x_0^4-1[/TEX] [TEX]\forall m[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow (x_0^2-1)m+x_0^4-1-y_0=0[/TEX] [TEX]\forall m[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow x_0^2-1=0 [/TEX] và [TEX]x_0^4-1-y_0=0[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow .....[/TEX]

Đến đây làm tiếp như bạn đã làm.

Nói về cái đề 1 chút



Khi đã tìm m rồi thì tiếp tuyến tại A đã xác định, làm gì có luôn song song nữa ?



Thanks bạn nha. Tui lầm chút xíu nhưng là cả một vấn đề.

Tui sẽ sửa ngay!
 
Q

quang1234554321

làm bài dễ nhất thì ko ai làm

[TEX]log_{3-2x}(2x^2-9x+9)+log_{3-x}(4x^2-12x+9)-4=0[/TEX]

ĐK : [TEX]x< 3[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow log_{3-2x}[(3-2x).(3-x)] + log_{3-x}(3-2x)^2 -4 = 0[/TEX]

[TEX] \Leftrightarrow 1+ log_{3-2x}(3-x) + 2log_{3-x}(3-2x) -4 = 0[/TEX]

Đến đây đặt : [TEX]t = log_{3-2x}(3-x) [/TEX] . Ta có PT :

[TEX] t + \frac{2}{t}-3 =0[/TEX] . Giải PT này rồi tìm x
 
G

giangln.thanglong11a6

Bài 2b)

Chỗ ĐK này chưa chuẩn. Phải là [TEX]\left{x<\frac{3}{2}\\x\neq1[/TEX]

Bài 5 thì phương pháp CM ở đây chính là sử dụng BĐT Chebyshev cho 2 bộ ba số đơn điệu cùng chiều.

Do sắp thi HK nên tớ sẽ post nhiều đề.

Đề số 2​

Bài 1: Cho hàm số [TEX]y=\frac{mx^2+(3m^2-2)x-2}{x+3m}[/TEX] .

a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi m=1.
b) Tìm các giá trị của m để góc giữa 2 đường tiệm cận của đồ thị hàm số bằng 45.

Bài 2:
a) Giải và biện luận PT [TEX]5^{x^2+2mx+2}-5^{2x^2+4mx+m+2}=x^2+2mx+m[/TEX]
b) GPT[TEX] log_{2+\sqrt{2}}(\sqrt{x^2+3}-x).log_{2-\sqrt{2}}(\sqrt{x^2+3}+x)=log_2(\sqrt{x^2+3}-x)[/TEX]
PHP:
Đã có lời giải.
Bài 3:
a) Tìm GTLN và NN của [TEX]y=cos^2x.cos2x[/TEX] trên [TEX][0;\pi][/TEX].
PHP:
Đã có lời giải.
b) Cho [TEX]y=e^{-x}.sinx[/TEX]. Hãy tìm x thoả mãn [TEX]y''+2y'+2y+ln(x^2-1)>0[/TEX].

Bài 4: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, các mặt bên cùng tạo với đáy 1 góc [TEX]\alpha[/TEX] ([TEX]0<\alpha<90[/TEX]).
a) Tính theo a và [TEX]\alpha[/TEX] các bán kính R, r của các mặt cầu ngoại tiếp, nội tiếp của hình chóp S.ABC.
PHP:
Đã có lời giải.
b) CMR: [TEX]\frac{r}{R} \leq \frac{1}{3}[/TEX].

Bài 5: Cho [TEX]n \geq 0[/TEX]. CMR [TEX]log_2(1+2^n) > log_3(3^n+\sqrt{2^n})[/TEX]
PHP:
Đã có lời giải.
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

câu bất đẳng thức kia chẳng phù hợp với chương trình học tẹo nào. Hix, nói thế thôi chứ sắp thi đại học roài, cái j chả phải học. :))
Mọi người ơi, post nhiều đề lên nghen. Khi nào tớ post cả cái đề giữa kì của trường mình lên.
 
Y

yenngocthu

b) GPT[TEX] log_{2+\sqrt{2}}(\sqrt{x^2+3}-x).log_{2-\sqrt{2}}(\sqrt{x^2+3}+x)=log_2(\sqrt{x^2+3}-x)[/TEX]

bài này chỉ cần chú ý là thấy [TEX](2+\sqrt{2})(2-\sqrt{2})=2[/TEX] quy về cùng cơ số nhóm chung nhân tử [TEX]log_2(\sqrt{x^2+3}-x)[/TEX] là ổn:)

Bài 2:
a) Giải và biện luận PT [TEX]5^{x^2+2mx+2}-5^{2x^2+4mx+m+2}=x^2+2mx+m[/TEX]
bài này thì chỉ cần chú ý [TEX]5^{x^2+2mx+2}-5^{2x^2+4mx+m+2}=(2x^2+4mx+m+2)-(x^2+2mx+2)[/TEX]đưa về dạng xét tính dơn điệu của hàm số [TEX]f(t)=5^t+t [/TEX] rồi dựa vào BBt biện luận
Bài 3:
a) Tìm GTLN và NN của [TEX]y=cos^2x.cos2x[/TEX] trên [TEX][0;\pi][/TEX].
[TEX]y=cos^2x(2cos^2x-1)[/TEX]
đặt [TEX]t=cos^2x(0\le t\le 1)[/TEX]
quy về xét hàm số [TEX]f(t)=2t^2-t[/TEX] trên [TEX][0,1][/TEX]

12.jpg

bài hình nè
gọi O là trọng tâm của [TEX]\Delta [/TEX]ABC--->SO là trục của [TEX]\Delta [/TEX]ABC
cm dược tâm mặt cầu nằm trên SO
trong mp(SAO) dường trung trực của SA cắt SO tại I và I chính là tam mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC
do tứ giác AOIM nội tiếp nên [TEX]SI.SO=SM.SA[/TEX]
[tex]R=[/TEX][TEX]\frac{SA^2}{2SO}[/TEX]

mà [TEX]SO=OH[/TEX].[TEX]tan \alpha[/TEX] trong đó [TEX]\alpha[/TEX]= góc SHA
tiếp theo thì dơn giản rùi;)
 
Last edited by a moderator:
E

eternal_fire

BĐT đã cho tương đương
[TEX]log_2(1+2^n)-n>log_3(3^n+\sqrt{2^n})-n[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow log_2\frac{1+2^n}{2^n}>log_3\frac{3^n+\sqrt{2^n}}{3^n}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow log_2(1+\frac{1}{2^n})>log_3(1+\frac{\sqrt{2^n}}{3^n})[/TEX]
[TEX]\frac{1}{2^n}>\frac{\sqrt{2^n}}{3^n} \Leftrightarrow 9^n>8^n[/TEX] (Đúng)
đpcm
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

Đề số 3:​

Bài 1:

a) Khảo sát hàm [TEX]y=f(x)=\frac{x+3}{x-1}[/TEX] (H)

b) Lập PT các tiếp tuyến của đồ thị (H) biết rằng trong hệ toạ độ Oxy chúng vuông góc với đường thẳng x-y=1000.
c) Biện luận theo k số nghiệm của PT [TEX]\mid f(x) \mid =k[/TEX]

Bài 2:
a) Tính đạo hàm bậc n của [TEX]y=ln(x^2-5x+6)[/TEX].

b) Tìm min [TEX]y = sin2x-x[/TEX] trên [TEX][-\frac{\pi}{2};\frac{\pi}{2}][/TEX]

Bài 3:
a) Giải và biện luận BPT sau theo a:
[TEX]log_{2+\sqrt{3}}{\sqrt{x^2-3x+2}}-log_{2-\sqrt{3}} \sqrt{x-2}>log_{7+4\sqrt{3}} (ax-5)[/TEX]

b) Giải HPT [TEX]\left{x^3+y^3=16\\x-y=(log_2y-log_2x)(2+xy)[/TEX]

Bài 4: Cho tứ diện đều S.ABC có đường cao SH, I là trung điểm SH.
a) CMR điểm I, trọng tâm T của [TEX]\Delta[/TEX] ABC và tâm hình cầu ngoại tiếp tứ diện I.ABC thẳng hàng.
b) Tính bán kính của hình cầu nội tiếp tứ diện I.ABC theo cạnh a của tứ diện đều S.ABC.
c) CMR 3 đường thẳng AI, BI, CI từng đôi một vuông góc với nhau.

Bài 5: CM BĐT sau luôn đúng \forall x thuộc [0;1]

[TEX]\frac{e^{-x^2}}{1+x} \leq 1-x+\frac{x^4}{2(1+x)}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
P

pqnga

a) Khảo sát hàm (H) [tex]y = f(x) = \frac{x+ 3}{x -1}[/tex]

b) Lập PT các tiếp tuyến của đồ thị (H) biết rằng trong hệ toạ độ Oxy chúng vuông góc với đường thẳng x-y=1000.
c) Biện luận theo k số nghiệm của PT |f(x)| = k
a)TXD": R \{ 1}
TCD: x =1
TCN: y = 1
[TEX]y' = \frac{-4}{{(x-1)^2}} < 0 [/TEX] với mọi x
==> hàm số nghịch biến trên R\{1}
và ko có cực trị và nhận I(1;1) làm tâm đối xứng
b) Goij pt tiếp tuyến: (d) [TEX]y = k(x - x_0) + y_(x_0)[/TEX]
để tiếp tuyến vuôn góc với y = x -1000
thì k = -1 ==> (x - 1)= |2|
==> x = 3 hoặc x = -1
==> thay số vào ...đc 2 PT tiếp tuyến
c) |f(x)| = k (1)
vex đồ thị hàm số của f(x) lấy đối xứng phần phía dưới trục hoành lên qua Ox
nếu k <= 1 ==> (1) vô nghiệm
k> 1 ==> (1) có 2 nghiệm phân biệt
=========================
Không bit giải thế này có đúng ko?
 
Last edited by a moderator:
P

pqnga

Bài 3:
a) Giải và biện luận BPT sau theo a:

[TEX]log_{2+\sqrt{3}}{\sqrt{x^2-3x+2}}-log_{2-\sqrt{3}} \sqrt{x-2}>log_{7+4\sqrt{3}} (ax-5)[/TEX](1)
ĐK: x<1 hoặc x > 2 , ax > 5
(1)<->[TEX] \log_{2+\sqrt3}\sqrt{(x - 2)^2(x-1)} > \log_{2+\sqrt3}{\sqrt{ax - 5}[/TEX]
<-> [TEX]\log_{2+\sqrt3}\sqrt{\frac{(x - 2)^2(x-1)}{ax - 5}} > 0 [/TEX]
==> [TEX]\frac{(x - 2)^2(x-1)}{ax - 5} > 1[/TEX]
<=> [TEX](x - 2)^2(x-1) - 5> ax[/TEX]
[TEX]g(x) = \frac{(x - 2)^2(x-1) - 5}{x}[/TEX]
Nếu x > 2 ... a< g(x)
<=> [TEX]a < g(x)_{min}[/TEX]
Nếu x< 0
[TEX]a> g(x)_{max}[/TEX]
Hướng làm của tớ như vậy!!
Còn đúng hay ko thì ko bít...
^^ NHờ mọi người chỉ zum`
===========
SR cái trên là (x -2)^2 chứ ko phải là (x-1)^2
 
Last edited by a moderator:
P

pqnga

vì [tex]\log_{2-\sqrt3}\sqrt{(x - 2)} = -\log_{2 + \sqrt3}{\sqrt{(x-2)[/tex]
Cái VP của tớ[TEX] \log_{7 + 4\sqrt3}(ax - 5) = \log_{(2 + \sqrt3)^2}(ax - 5)= \frac{1}{2}\log_{2 + \sqrt3}(ax - 5) = \log_{2 + \sqrt3}\sqrt{(ax - 5)}[/TEX]
Tớ đã thêm rùi đó nhưng mà ko bít là kết quả bài trên tớ làm đúng ko??/ ==> ko ghi kết quả
 
Last edited by a moderator:
G

giangln.thanglong11a6

Đề số 3:​

Bài 2:
a) Tính đạo hàm bậc n của [TEX]y=ln(x^2-5x+6)[/TEX].

Làm bài này để ví dụ cho mọi người cách tính đạo hàm tổng quát.
y=ln[(x-3)(x-2)].
Xét TH x>3. Khi đó [TEX]y=ln(x-3)+ln(x-2)[/TEX].

[TEX]y'=\frac{1}{x-3}+\frac{1}{x-2}.[/TEX]

[TEX]y''=-\frac{1}{(x-3)^2}-\frac{1}{(x-2)^2}[/TEX]

[TEX]y'''=\frac{2}{(x-3)^3}+\frac{2}{(x-2)^3}[/TEX]

Ta suy ra công thức tổng quát: [TEX]y^{(n)}=(-1)^{n+1}.(n-1)!.(\frac{1}{(x-3)^n}+\frac{1}{(x-2)^n})[/TEX].

Sau đó CM bằng phương pháp quy nạp suy ra đpcm. Tương tự cho TH x<2.

@everybody: Không ai làm bài hình à?
 
P

pqnga

Bài 3:
a) Giải và biện luận BPT sau theo a:

[TEX]log_{2+\sqrt{3}}{\sqrt{x^2-3x+2}}-log_{2-\sqrt{3}} \sqrt{x-2}>log_{7+4\sqrt{3}} (ax-5)[/TEX](1)
ĐK: x<1 hoặc x > 2 , ax > 5
(1)<->[TEX] \log_{2+\sqrt3}\sqrt{(x - 2)^2(x-1)} > \log_{2+\sqrt3}{\sqrt{ax - 5}[/TEX]
<-> [TEX]\log_{2+\sqrt3}\sqrt{\frac{(x - 2)^2(x-1)}{ax - 5}} > 0 [/TEX]
==> [TEX]\frac{(x - 2)^2(x-1)}{ax - 5} > 1[/TEX]
<=> [TEX](x - 2)^2(x-1) - 5> ax[/TEX]
[TEX]g(x) = \frac{(x - 2)^2(x-1) - 5}{x}[/TEX]
Nếu x > 2 ... a< g(x)
<=> [TEX]a < g(x)_{min}[/TEX]
Nếu x< 0
[TEX]a> g(x)_{max}[/TEX]
Hướng làm của tớ như vậy!!
Còn đúng hay ko thì ko bít...
^^ NHờ mọi người chỉ zum`
===========
SR cái trên là (x -2)^2 chứ ko phải là (x-1)^2
Nhật anh ơi !! ông xem hộ tôi cái bài này làm đúng chưa?? nghiệm PT này ra lẻ toác ==> ko bít sai đâu nhỉ??
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom