Vật lí [HOT] Ôn thi THPTQG năm 2022 môn Vật Lí - Phần bài tập

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO ĐIỆN XOAY CHIỀU
Câu 1: Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 75%. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây và không vượt quá 40%. Nếu công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng 25% và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó là:
A. 65,8%
B. 79,2%
C. 62,5%
D. 87,7%

Câu 2: Cho dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch AB có sơ đồ như hình dưới, L là cuộn cảm thuần, X là đoạn mạch xoay chiều. Khi đó, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN và MB có biểu thức lần lượt là $u_{AN}=30\sqrt 2 cos \omega t (V); u_{MB}=40\sqrt 2 cos(\omega t-\frac{\pi}{2})(V)$. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AB có giá trị nhỏ nhất là?
upload_2022-1-5_10-30-39.png
A. 24V
B. 25V
C. 26V
D. 27V

Câu 3: Đặt điện áp $u=200cos \omega t$ (V) ($\omega$ thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C, với $CR^2<2L$. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm lần lượt là $U_C, U_L$ phụ thuộc vào $\omega$, chúng được biểu diễn bằng đồ thị như hình vẽ bên, tương ứng với các đường $U_C,U_L$. Giá trị của $U_M$ trong đồ thị gần nhất với giá trị nào sau đây?
upload_2022-1-5_10-29-28.png
A. 175V
B. 165V
C. 125V
D. 230V
 

Attachments

  • upload_2022-1-5_10-16-5.png
    upload_2022-1-5_10-16-5.png
    5 KB · Đọc: 12
Last edited:
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đây là đáp án phần trước nha
Bài 1:
cau1.png
Bài 2:
Mạch dao động điện tử LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hòa và lệch pha π/2 so với cường độ dòng điện trong mạch
Đáp án: D

Bài 3:
câu3.png

Bài 4:
cau4.png

Bài 5:
A

Bài 6:
cau5.png

Bài 7:
cau7.png

Bài 8
câu8.png
Bài tập cơ bản tiếp theo nè các em ^^

Câu 1: Sóng điện từ
A. là sóng dọc và truyền được trong chân không.
B. là sóng ngang và truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.
D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

Câu 2: Một sóng điện từ có tần số f truyền trong chân không với tốc độ c. Bước sóng của sóng này là
A. [tex]\lambda =\frac{2\pi f}{c}[/tex]
B. [tex]\lambda =\frac{f}{c}[/tex]
C. [tex]\lambda =\frac{c}{f}[/tex]
D. [tex]\lambda =\frac{c}{2\pi f}[/tex]

Câu 3: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản và một máy thu thanh đơn giản đều có bộ phận nào sau đây?
A. Micrô. B. Mạch biến điệu.
C. Mạch tách sóng. D. Anten.

Câu 4: Khi nói về sóng điện tử, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng điện từ không mang năng lượng.
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là sóng dọc.
D. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường tại mỗi điểm luôn biến thiên điều hòa lệch pha nhau 0,5

Câu 5: Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhở sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này này thuộc dải
A. sóng trung. B. sóng cực ngắn.
C. sóng ngắn. D. sóng dài.

Câu 6: Một sóng điện từ có tần số 30 MHz thì có bước sóng là
A. 16 m. B. 9 m. C. 10 m. D. 6 m.

Câu 7: Một người đang dùng điện thoại di động đề thực hiện cuộc gọi. Lúc này điện thoại phát ra
A. bức xạ gamma. B. tia tử ngoại.
C. tia Rơn-ghen. D. sóng vô tuyến.

Câu 8: Một sóng điện từ có tần số 90 MHz, truyền trong không khí vói tốc độ 3.108 m/s thì có bước sóng là
A. 3,333 m. B. 3,333 km. C. 33,33 km. D. 33,33 m.

Câu 9: Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số
A. của cả hai sóng đều giảm.
B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm.
C. của cả hai sóng đều không đổi.
D. của sóng điện từ giảm, cùa sóng âm tăng.

Câu 10: Trong nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, biến điệu sóng điện từ là
A. biến đổi sóng điện từ thành sóng cơ.
B. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao.
C. làm cho biên độ sóng điện từ giảm xuống.
D. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao.
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Đáp án phần trước:
Câu 1: Công suất hao phí trên đường dây $\Delta P=\frac{P^2R}{U^2cos^2\varphi}=P^2x$ ($x=\frac{R}{U^2cos^2\varphi}$ không đổi)
Ban đầu: $\frac{\Delta P}{P}=Px=1-H=1-0,75=0,25$
Công suất sử dụng tăng 25%:
$P'-\Delta P'=1,25(P-\Delta P)=0,9375P$
$\Leftrightarrow \frac{P'}{P}-0,25\frac{P'^2}{P^2}=0,9375$
Đặt $k=\frac{P'}{P}$ ta được:
$k-0,25k^2=0,9375 \Rightarrow$ k=2,5 hoặc k=1,5
Với $k=2,5 \Rightarrow H=1-\frac{\Delta P'}{P'}=1-P'x=1-2,5Px=0,375$=37,5% (loại vì hao phí không được quá 40%)
Với $k=1,5 \Rightarrow H=1-\frac{\Delta P'}{P'}=1-P'x=1-1,5Px=0,625$=62,5% (loại vì hao phí không được quá 40%)
=> Chọn C

Câu 2:
image(3).png

$u_{AN}=u_L+u_Xu_{MB}=u_C+u_Xu_{AB}=u_{AN}+u_Cu_{AB} \geq OH \Rightarrow (U_{AM})_{min}=OH$
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông:
$\frac{1}{U_{AB}^2}=\frac{1}{U_{AN}^2}+\frac{1}{U_{MB}^2} \Rightarrow U_{AB}=24V$ => Chọn A

Câu 3:
Ta có: $CR^2<2L \Leftrightarrow R^2<Z_LZ_C$
Từ đồ thị: $U_{M}=U_{Cmax}=U_{Lmax}=\frac{2UL}{R\sqrt{4LC-R^2C^2}}=\frac{2U_0}{\sqrt{\frac{4R^2C}{L}-R^4\frac{C^2}{L^2}}}$
Xét $A=\frac{4R^2C}{L}-R^4\frac{C^2}{L^2}$ có:
$R^2<2\frac{L}{C}\Rightarrow A<2\frac{L}{C}.\frac{4C}{L}-(2\frac{L}{C})^2.\frac{C^2}{L^2}<2.4-4=4$$\Rightarrow U_M>\frac{2U}{\sqrt{A}}=\frac{2.200/\sqrt 2}{\sqrt 4}=141,42V$ => Chọn C

Bài tập nâng cao sóng điện từ
Bài 1: Một mạch dao động lí tưởng LC được dùng làm mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến. Cuộn cảm có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị $C=C_1$ hay $C=C_2$ thì thu được sóng điện từ có bước sóng tương ứng là $\lambda_1$ và $\lambda_2$. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị $C=4C_1+9C_2$ thì máy thu được sóng có bước sóng 51m. Nếu điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị $C=9C_1+C_2$ thì máy thu được sóng có bước sóng 39m. Các bước sóng $\lambda_1$ và $\lambda 2$ có giá trị lần lượt là:
A. 15m và 12m
B. 12m và 15m
C. 19m và 16m
D. 16m và 19m

Bài 2: Một mạch dao động ở máy vào của một máy thu thanh gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm $3\mu H$và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 10pF đến 500pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu ( để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là $3.10^8 m/s$, máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng:
A. 1-73m
B. 10-73m
C. 10-730m
D. 100-730m

Câu 3: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức là làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số của dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800kHz. Khi dao động âm tần có tần số thực hiện một dao động toàn phần thì dao động cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là:
A. 800
B. 1000
C. 625
D. 1600
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Mình gửi đáp án hôm trước nha
Câu12345678910
Đáp ánBCDBBCDACB
[TBODY] [/TBODY]

Bài tập cơ bản (Hôm nay buổi cuối ôn sóng điện từ nha)
Bài 1:
Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A. 0,5E0. B. E0. C. 2E0. D. 0,25E0.

Bài 2:
Sóng điện từ
A. Là sóng dọc và truyền được trong chân không.
B. Là sóng ngang và truyền được trong chân không.
C. Là sóng dọc và không truyền được trong chân không.
D. Là sóng ngang và không truyền được trong chân không.

Bài 3:
Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
A. sóng trung. B. sóng ngắn.
C. sóng dài. D. sóng cực ngắn.

Bài 4:
Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng?
A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
B. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
C. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.
D. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Bài 5:
Một sóng điện từ lần lượt lan truyền trong các môi trường: nước, chân không, thạch anh và thủy tinh. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ này lớn nhất trong môi trường
A. nước. B. thủy tinh.
C. chân không. D. thạch anh.

Bài 6:
Trong chiếc điện thoại di động
A. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
B. chi có máy thu sóng vô tuyến.
C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến.
D. chỉ có máy phát sóng vô tuyến.

Bài 7:
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Sóng điện từ mang năng lượng.
C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ hoặc giao thoa.

Bài 8:
Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?
A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuếch đại.
C. Micro. D. Anten phát.

Bài 9:
Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng
A. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần
B. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm
C. đưa sóng cao tần ra loa
D. đưa sóng siêu âm ra loa

Bài 10:
Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, bộ phận nào sau đây ở máy phát thanh dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số?
A. Mạch biến điệu B. Anten phát
C. Micrô D. Mạch khuếch đại
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Đáp án phần trước:
Bài 1: Ta có:
$\lambda_1=2\pi c\sqrt{LC_1}; \lambda_2=2\pi c\sqrt{LC_2}$
Khi $C=4C_1+9C_2$
$\lambda =2\pi c \sqrt{L(4C_1+9C_2)} \Rightarrow \lambda ^2=4\lambda_1^2+9\lambda_2^2=51^2$ (1)
Khi $C=9C_1+C_2$
$\lambda =2\pi c \sqrt{L(9C_1+C_2)} \Rightarrow \lambda ^2=9\lambda_1^2+\lambda_2^2=39^2$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $\lambda_1=12m$ và $\lambda_2$=15m

Bài 2:
Áp dụng công thức: $\lambda =2\pi c \sqrt{LC}$
Ta có:
$\lambda_{min}=2\pi c \sqrt{LC_{min}}=\approx 10,319 (m)$
$\lambda_{max}=2\pi c \sqrt{LC_{max}}=\approx 72,967 (m)$
=> Máy thu này có thể thu sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 10-73m

Bài 3:
Chu kì của dao động âm tần là: $T_A=\frac{1}{f_A}=10^{-3}s$
Chu kì của dao động cao tần là: $T_C=\frac{1}{f_C}=1,25.10^{-6}s$
=> Số dao động toàn phần của dao động cao tần khi dao động âm tần thực hiện được một dao động toàn phần là: $N=\frac{T_A}{T_C}=800$ (dao động)

Giờ tiếp tục sóng điện từ nha

Câu 1: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm $\frac{1}{180 \pi ^2}mH$ và một tụ xoay $C=2,2 \alpha +30 (pF)$. Tụ có điện dung biến thiên theo góc xoay. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 15m thì góc xoay bằng bao nhiêu?
A. $35,5^0$
B. $36,5^0$
C. $37,5^0$
D. $38,5^0$

Câu 2: Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 20nF thì mạch thu được bước sóng 40m. Nếu muốn thu được bước sóng 60m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ:
A. Giảm 4nF
B. Giảm 6nF
C. Tăng 25nF
D. Tăng 45nF

Câu 3: Mạch dao động dùng làm mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung $C_0$ và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này được sóng điện từ có bước sóng 30m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60m, phải thay tụ điện $C_0$ của mạch dao động bằng một tụ điện khác có điện dung bằng
A. $4C_0$
B. $2C_0$
C. $0,5C_0$
D. $0,25C_0$
 

Rize

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
28 Tháng ba 2019
235
476
91
21
Sóc Trăng
unknown
Đáp án phần trước:
Bài 1: Ta có:
$\lambda_1=2\pi c\sqrt{LC_1}; \lambda_2=2\pi c\sqrt{LC_2}$
Khi $C=4C_1+9C_2$
$\lambda =2\pi c \sqrt{L(4C_1+9C_2)} \Rightarrow \lambda ^2=4\lambda_1^2+9\lambda_2^2=51^2$ (1)
Khi $C=9C_1+C_2$
$\lambda =2\pi c \sqrt{L(9C_1+C_2)} \Rightarrow \lambda ^2=9\lambda_1^2+\lambda_2^2=39^2$ (2)
Từ (1) và (2) suy ra $\lambda_1=12m$ và $\lambda_2$=15m

Bài 2:
Áp dụng công thức: $\lambda =2\pi c \sqrt{LC}$
Ta có:
$\lambda_{min}=2\pi c \sqrt{LC_{min}}=\approx 10,319 (m)$
$\lambda_{max}=2\pi c \sqrt{LC_{max}}=\approx 72,967 (m)$
=> Máy thu này có thể thu sóng điện từ có bước sóng trong khoảng 10-73m

Bài 3:
Chu kì của dao động âm tần là: $T_A=\frac{1}{f_A}=10^{-3}s$
Chu kì của dao động cao tần là: $T_C=\frac{1}{f_C}=1,25.10^{-6}s$
=> Số dao động toàn phần của dao động cao tần khi dao động âm tần thực hiện được một dao động toàn phần là: $N=\frac{T_A}{T_C}=800$ (dao động)

Giờ tiếp tục sóng điện từ nha

Câu 1: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây có độ tự cảm $\frac{1}{180 \pi ^2}mH$ và một tụ xoay $C=2,2 \alpha +30 (pF)$. Tụ có điện dung biến thiên theo góc xoay. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 15m thì góc xoay bằng bao nhiêu?
A. $35,5^0$
B. $36,5^0$
C. $37,5^0$
D. $38,5^0$

Câu 2: Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 20nF thì mạch thu được bước sóng 40m. Nếu muốn thu được bước sóng 60m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ:
A. Giảm 4nF
B. Giảm 6nF
C. Tăng 25nF
D. Tăng 45nF

Câu 3: Mạch dao động dùng làm mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung $C_0$ và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Máy này được sóng điện từ có bước sóng 30m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60m, phải thay tụ điện $C_0$ của mạch dao động bằng một tụ điện khác có điện dung bằng
A. $4C_0$
B. $2C_0$
C. $0,5C_0$
D. $0,25C_0$
1C 2C 3A
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đáp án bài hôm trước:
1. Trong sóng điện từ thì tại cùng một vị trí cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn cùng pha, với hai đại lượng cùng pha
Đáp án: A
2. Sóng điện từ là sóng ngang không truyền được trong chân không.
Đáp án: D
3. Sóng điện từ là sóng ngang không truyền được trong chân không.
Đáp án: D
4.
Bước sóng càng dài thì tần só càng nhỏ.
Đáp án: D
5.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
6.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
7.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
8.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
9.
Mạch tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần.
Đáp án: A
10. Micro để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.
Đáp án: C
Mình qua chương tiếp theo nha:
SÓNG ÁNH SÁNG
TÁN SẮC ÁNH SÁNG :Tonton21
Cơ bản:

Bài 1: Bước sóng của ánh sáng đỏ trong không khí là 0,64 μm . Tính bước sóng của ánh sáng đó trong nước biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 4/3.
A. 0,48 [tex]\mu m[/tex]
B. 0,3 [tex]\mu m[/tex]
C. 0,75 [tex]\mu m[/tex]
D. 0,55 [tex]\mu m[/tex]

Bài 2:
Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
A. không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu.
B. bị đổi màu.
C. bị thay đổi tần số.
D. không bị tán sắc.

Bài 3:
Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng
A. quang - phát quang.
B. nhiễu xạ ánh sáng.
C. tán sắc ánh sáng.
D. giao thoa ánh sáng.

Bài 4:
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
A. lục. B. cam. C. đỏ. D. tím.

Bài 5:
Một lăng kính có góc chiết quang là 60 độ. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5. Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới 60 độ. Tính góc lệch của tia ló so với tia tới.
A. 38,8 độ
B. 20,4 độ
C. 60 độ
D. 43,5 độ

Bài 6:
Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng đơn sắc nào sau đây?
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng lục.
C. Ánh sáng tím. D. Ánh sáng lam.

Bài 7:
Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

Bài 8:
Chiết suất của nước và của thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc có giá trị lần lượt là 1,333 và 1,532. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc này là
A. 0,199 B. 1,433 C. 1,149 D. 0,870

Bài 9: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 4ο, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Tính góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính.

Bài 10:
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
A. lục. B. cam. C. đỏ. D. tím.

Vào làm nha mọi người ^^

 
  • Like
Reactions: thuyduongne113

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu 1:
Ta có: $\lambda =2\pi c\sqrt{LC}$
$\Rightarrow C=\frac{\lambda ^2}{4 \pi^2 c^2 L}=112,5 pF$
Lại có: $C=2,2 \alpha+30 \Rightarrow \alpha=37,5^0$

Câu 2:
Ta có: $\lambda =2\pi c\sqrt{LC}$
Khi $C=C_1=20pF$: $\lambda _1=2\pi c\sqrt{LC_1}$
Khi $C=C_2$: $\lambda _2=2\pi c\sqrt{LC_2}$
$\Rightarrow \frac{\lambda _1}{\lambda _2}=\sqrt{\frac{C_1}{C_2}} \Rightarrow \frac{C_1}{C_2}=\frac{\lambda _1^2}{\lambda _2^2}=\frac{4}{9}$
$\Rightarrow C_2=\frac{4}{9}C_1=45nF$
=> Cần tăng thêm 45-20=25nF

Câu 3:
Ta có: $\lambda_{C0} =2\pi c\sqrt{LC_0}$=30m
$\lambda_{C} =2\pi c\sqrt{LC}$=60m
=> $C=4C_0$

Bài tập nâng cao chương sóng ánh sáng
Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, ánh sáng đơn sắc được sử dụng có bước sóng $\lambda$, với hai khe sáng $S_1,S_2$ cách nhau a(mm). Các vân giao thoa được quan sát trên một màn ảnh M song song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu ta dời màn M lại gần thêm 50cm theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe sáng thì khoảng vân thay đổi một lượng bằng 250 lần bước sóng. Tính a?
A. 20mm
B. 2mm
C. 1mm
D. 3mm

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, nguồn S cách đều hai khe, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Nguồn S phát ánh sáng tạp sắc gồm hai thành phần đơn sắc có bước sóng 500 nm và 650 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Trên màn xét hai điểm M, N ở cùng một phía so với vân trung tâm, MN vuông góc với hai khe và cách vân trung tâm lần lượt là 2 mm và 8 mm. Trên đoạn MN, số vân sáng quan sát được là:
A.16
B.17
C.18
D.19

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1 = 0,640\mu m$ thì trên màn quan sát ta thấy tại M và N là 2 vân sáng, trong khoảng giữa MN còn có 7 vân sáng khác nữa. Khi nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1$ và $\lambda_2$ thì trên đoạn MN ta thấy có 19 vạch sáng, trong đó có 3 vạch sáng có màu giống màu vạch sáng trung tâm và 2 trong 3 vạch sáng này nằm tại M và N. Bước sóng λ2_2 có giá trị bằng:
A.$0,450\mu m$
B.$0,478\mu m$
C.$0,425\mu m$
D.$0,427\mu m$
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, ánh sáng đơn sắc được sử dụng có bước sóng λλ\lambda, với hai khe sáng S1,S2S1,S2S_1,S_2 cách nhau a(mm). Các vân giao thoa được quan sát trên một màn ảnh M song song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu ta dời màn M lại gần thêm 50cm theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe sáng thì khoảng vân thay đổi một lượng bằng 250 lần bước sóng. Tính a?
A. 20mm
B. 2mm
C. 1mm
D. 3mm

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, nguồn S cách đều hai khe, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Nguồn S phát ánh sáng tạp sắc gồm hai thành phần đơn sắc có bước sóng 500 nm và 650 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Trên màn xét hai điểm M, N ở cùng một phía so với vân trung tâm, MN vuông góc với hai khe và cách vân trung tâm lần lượt là 2 mm và 8 mm. Trên đoạn MN, số vân sáng quan sát được là:
A.16
B.17
C.18
D.19
1.B
2.B
Mấy câu kia bị lỗi ạ
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đáp án bài hôm trước:
1. Trong sóng điện từ thì tại cùng một vị trí cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn cùng pha, với hai đại lượng cùng pha
Đáp án: A
2. Sóng điện từ là sóng ngang không truyền được trong chân không.
Đáp án: D
3. Sóng điện từ là sóng ngang không truyền được trong chân không.
Đáp án: D
4.
Bước sóng càng dài thì tần só càng nhỏ.
Đáp án: D
5.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
6.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
7.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
8.
Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc lớn nhất bằng vận tốc ánh sáng c = 3.[tex]10^{8}[/tex] m/s
Đáp án: C
9.
Mạch tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần.
Đáp án: A
10. Micro để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số.
Đáp án: C
Mình qua chương tiếp theo nha:
SÓNG ÁNH SÁNG
TÁN SẮC ÁNH SÁNG :Tonton21
Cơ bản:

Bài 1: Bước sóng của ánh sáng đỏ trong không khí là 0,64 μm . Tính bước sóng của ánh sáng đó trong nước biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 4/3.
A. 0,48 [tex]\mu m[/tex]
B. 0,3 [tex]\mu m[/tex]
C. 0,75 [tex]\mu m[/tex]
D. 0,55 [tex]\mu m[/tex]

Bài 2:
Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
A. không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu.
B. bị đổi màu.
C. bị thay đổi tần số.
D. không bị tán sắc.

Bài 3:
Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng
A. quang - phát quang.
B. nhiễu xạ ánh sáng.
C. tán sắc ánh sáng.
D. giao thoa ánh sáng.

Bài 4:
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
A. lục. B. cam. C. đỏ. D. tím.

Bài 5:
Một lăng kính có góc chiết quang là 60 độ. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5. Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới 60 độ. Tính góc lệch của tia ló so với tia tới.
A. 38,8 độ
B. 20,4 độ
C. 60 độ
D. 43,5 độ

Bài 6:
Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng đơn sắc nào sau đây?
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng lục.
C. Ánh sáng tím. D. Ánh sáng lam.

Bài 7:
Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
C. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia tử ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng nhìn thấy.

Bài 8:
Chiết suất của nước và của thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc có giá trị lần lượt là 1,333 và 1,532. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thủy tinh đối với ánh sáng đơn sắc này là
A. 0,199 B. 1,433 C. 1,149 D. 0,870

Bài 9: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 4ο, đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng song song, hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Tính góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính.

Bài 10:
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
A. lục. B. cam. C. đỏ. D. tím.

Vào làm nha mọi người ^^
Đáp án số trước nha
Bài 1 Ta có: [tex]\lambda '=\frac{v}{f}=\frac{c}{nf}=\frac{\lambda }{n}=0,48\mu m[/tex]
Bài 2
Chùm sáng đơn sắc đi qua lăng kính không bị tán sắc.
Đáp án: D
Bài 3
Hiện tượng cầu vồng do sự tán sắc ánh sáng.
Đáp án: C
Bài 4
Chiết suất có giá trị lớn nhất ứng với ánh sáng có bước sóng nhỏ nhất
Đáp án: D
Bài 5 Ta có
[tex]sinr1=\frac{sini1}{n}=0,58=sin35,3^{o}[/tex]
⇒ r1 = 35,3ο ⇒ r2 = A – r1 = 24,7ο; sini2 = nsinr2 = 0,63 = sin38,0ο
⇒ i2 = 38,8ο ⇒ D = i2 + i2 – A = 38,8ο.
Bài 6
Theo thứ tự chiết suất tăng dần theo bước sóng giảm dần: nđỏ < ncam< nvàng< nlục <nlam< nchàm<ntím
Đáp án: C
Bài 7
Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Đáp án: B
Bài 8
n12 = 1,333/1,532
Đáp án: D
Bài 9
Với A và i1 nhỏ (≤ 100) ta có: D = (n – 1)A. Do đó: Dd = (nd = 1)A; Dt = (nt – 1)A.
Góc tạo bởi tia ló đỏ và tia ló tím là: ΔD = Dt – Dd = (nt – nd)A = 0,168ο ≈ 10’.
Bài 10
Theo thứ tự chiết suất tăng dần theo bước sóng giảm dần: nđỏ < ncam< nvàng< nlục <nlam< nchàm<ntím

Đề bài phần tiếp theo

SÓNG ÁNH SÁNG - GIAO THOA SÓNG ÁNH SÁNG

Bài 1: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm. Xét trên khoảng MN trên màn, với MO = 5 mm, ON = 10 mm, (O là vị trí vân sáng trung tâm giữa M và N). Hỏi trên MN có bao nhiêu vân sáng, bao nhiêu vân tối?
A. 34 vân sáng 33 vân tối
B. 33 vân sáng 34 vân tối
C. 22 vân sáng 11 vân tối
D. 11 vân sáng 22 vân tối

Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a = 0,5 mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa hai điểm M và N mà MN = 2 cm, người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là
A. 0,4 μm. B. 0,5 μm.
C. 0,6 μm. D. 0,7 μm.

Bài 3: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Young, chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6μm, khoảng cách giữa 2 khe là 3mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh là 2m. Hai điểm M, N nằm khác phía với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm các khoảng 1,2mm và 1,8mm. Giữa M và N có bao nhiêu vân sáng:
A. 6 vân B. 7 vân
C. 8 vân D. 9 vân

Bài 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Trong khoảng rộng 12,5mm trên màn có 13 vân tối biết một đầu là vân tối còn một đầu là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là:
A. 0,48μm B. 0,52μm C. 0,5μm D. 0,46μm

Bài 5: Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ hai (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng
A. 1,5λ B. 2λ C. 2,5λ D. 3λ

Bài 6: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát bức xạ có bước sóng 450nm, khoảng cách giữa hai khe 1,1mm, màn quan sát E cách mặt phẳng hai khe 220cm. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường vuông góc với hai khe, thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu kim điện kế lại lệch nhiều nhất?
A. 0,4 mm. B. 0,9 mm.
C. 1,8 mm. D. 0,45 mm.

Bài 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng λ = 0,5μm, biết S1S2 = a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1m. Bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn là L = 13mm. Tính số vân sáng và tối quan sát được trên màn.
A. 10 vân sáng; 12 vân tối
B. 11 vân sáng; 12 vân tối
C. 13 vân sáng; 12 vân tối
D. 13 vân sáng; 14 vân tối

Bài 8: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2,5m; a = 1mm; λ = 0,6 μm. Bề rộng trường giao thoa đo được là 12,5mm. Số vân quan sát được trên màn là:
A. 8 B. 9 C. 15 D. 17

Bài 9: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng trong không khí, hai khe cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60 μm, màn cách hai khe 2m. Sau đó đặt toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất 4/3, khoảng vân quan sát trên màn là bao nhiêu?
A. i' = 0,4m. B. i' = 0,3m.
C. i' = 0,4mm. D. i' = 0,3mm.

Bài 10: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 2Δa thì tại M là:
A. vân sáng bậc 7.
B. vân sáng bậc 9.
C. vân sáng bậc 8.
D. vân tối thứ 9
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu 1: $i=\frac{\lambda D}{a}$
$i'=i-250\lambda =\frac{\lambda (D-0,5)}{a}$
=> a=2(mm)

Câu 2: $i=\frac{\lambda D}{a}$
=> $i_1=0,6(mm); i_2=0,78(mm)$
Bức xạ $\lambda_1$: $2\leq 0,6k \leq 8 \Rightarrow 4\leq k \leq 13 \Rightarrow$ có 10 giá trị
Bức xạ $\lambda_2$: $2\leq 0,78k \leq 8 \Rightarrow 3\leq k \leq 10 \Rightarrow$ có 8 giá trị
Hai bức xạ trùng nhau:
$\frac{i_1}{i_2}=\frac{k_2}{k_1}=\frac{13}{10} \Rightarrow k_2=\frac{13}{10}k_1 \Rightarrow k_1=10n$
Số bức xạ trùng nhau:
$OM \leq 10n.i_1 \leq ON \Rightarrow 0,33\leq n \leq 1,33 \Rightarrow n=1$
Số vân quan sát được: 10+8-1=17 (vân)

Câu 3:
Ta có: $MN=8i_1$
Khoảng cách giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm: $\frac{MN}{2}=4i_1$
Trong khoảng đó có $\frac{19-3}{2}=8$ vân sáng đơn sác trong đó có 3 vân sáng của bức xạ $\lambda _1$
=> có 5 vân sáng của bức xạ $\lambda _2$
=> $4i_1=6i_2$ => $4\lambda _1=6\lambda_2$ => $\lambda_2=...$
Vận dụng cao sóng ánh sáng - Giao thoa sóng
Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất $\frac{4}{3}$ đối với ánh sáng đơn sắc nói trên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này bằng:
A. 0,6 mm.
B. 0,9 mm.
C. 1,2 mm.
D. 1,6 mm.

Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn quan sát, hai điểm M và N đối xứng qua vân trung tâm có hai vân sáng bậc 4. Dịch màn ra xa hai khe thêm một đoạn 50 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe. So với lúc chưa dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN lúc này giảm đi
A. 6 vân.
B. 7 vân.
C. 2 vân.
D. 4 vân.

Câu 3: Trong thí nghiệm Y- âng vè giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm,khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại M, bước sóng dài nhất là:
A. 417 nm
B. 570 nm
C. 714 nm
D. 760 nm
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đáp án kì trước nha
Bài 1 chọn A
$i=\frac{\lambda D}{a}=0,45.10^{-3}m \frac{xM}{i}=11,14$ Tại M có vân sáng bậc 11 $\frac{xN}{i}=22,2$ Tại N có vân sáng bậc 22, trên MN có 34 vân sáng 33 vân tối.
Bài 2
Chọn B.
Giữa hai điểm M và N mà MN = 2 cm = 20mm, người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Như vậy trên MN, có tất cả 11 vân sáng và từ M đến N có 10 khoảng vân.
$Suy ra: i=\frac{MN}{10}=2(mm)$ Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là: $\lambda =\frac{ai}{D}=\frac{0,5.2}{2.10^{3}}=0,5.10^{-3}(mm)=0,5(\mu m)$
Bài 3
Chọn C.
Số vân sáng trên MN:
[tex]\frac{xM}{i}\leq k\leq \frac{xN}{i}[/tex]
⇒ -3 ≤ k ≤ 4,5 ⇒ có 8 vân sáng.
(chú ý: M, N ở hai phía VTT nên tọa độ trái dấu)
Bài 4
Chọn C.
13 vân tối liên tiếp có 12i.
Vì có một đầu là vân sáng nên có thêm 0,5i.
Vậy 12i + 0,5i = 12,5mm → i = 1mm → λ = 0,5μm.
Bài 5
Chọn A.
Nếu OM=x thì :
[tex]d1-d2=\frac{ax}{D} xt=(k+0,5)\frac{\lambda D}{a} xM=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{a}=1,5\frac{\lambda D}{a} Do đó: d1-d2=\frac{ax}{D}=\frac{a}{D}.1,5.\frac{\lambda D}{a}=1,5\lambda[/tex]
Bài 6
Chọn B.
Thực chất là tính khoảng vân:
[tex]i=\frac{\lambda D}{a}=\frac{0,45.2,2}{1,1}=0,9mm[/tex]
Bài 7
Chọn D.
[tex]i=\frac{\lambda D}{a}=\frac{0,5.10^{-6}}{0,5.10^{-3}}=10^{-3}m=1mm[/tex]
Số vân trên một nửa trường giao thoa:
[tex]\frac{L}{2i}=\frac{13}{2}=6,5[/tex]
⇒ Số vân sáng quan sát được trên màn là: Ns = 2.6 + 1 = 13 vân sáng.
⇒ Số vân tối quan sát được trên màn là: Nt = 2.(6 + 1) = 14 vân tối.
Bài 8
Chọn D.
[tex]i=\frac{\lambda D}{a}=\frac{0,6.10^{-6}.2,5}{10^{-3}}=1,5.10^{-3}m=1,5mm[/tex]
Số vân trên một nửa trường giao thoa:
[tex]\frac{L}{2i}=\frac{12,5}{2.1,5}=4,16[/tex]
⇒ Số vân tối quan sát được trên màn là: Nt = 2.4 = 8 vân tối.
Và số vân sáng quan sát được trên màn là: Ns = 2.4 + 1 = 9 vân sáng.
Vậy tổng số vân quan sát được là 8 + 9 = 17 vân.
Bài 9
Chọn D.
Vận tốc ánh sáng trong không khí gần bằng c, bước sóng λ, khi ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì vận tốc ánh sáng truyền trong nước: v = c/n, (n là chiết suất của nước). Nên bước sóng ánh sáng trong nước: λ’ = v/f = c/nf = λ/n. Khoảng vân khi toàn bộ thí nghiệm đặt trong nước:
[tex]i'=\frac{\lambda 'D}{a}=\frac{\lambda D}{na}=0,3mm[/tex]
Bài 10
Chọn C.[tex]\begin{Bmatrix} XM=4i &\Delta a tăng: XM=3k\frac{D\lambda }{a+\Delta a} & \Delta a giảm:XM=k\frac{D\lambda }{a-\Delta a} \end{Bmatrix} \Rightarrow \begin{Bmatrix} \Delta a=\frac{a}{2} & 2\Delta a tăng: i'=\frac{D\lambda}{a+2\Delta a}=\frac{i}{2} \end{Bmatrix}[/tex]
[tex]XM=8i'[/tex]

Bài tập cơ bản:
Bài 1:
Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,64μm; λ2. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân, bước sóng của λ2 là
A. 0,4μm. B. 0,45μm
C. 0,72μm D. 0,54μm

Bài 2: Chiếu đồng thời hai bức xạ nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,72μm và λ2 vào khe Y-âng thì trên đoạn AB ở trên màn quan sát thấy tổng cộng 19 vân sáng, trong đó có 6 vân sáng của riêng bức xạ λ1, 9 vân sáng của riêng bức xạ λ2. Ngoài ra, hai vân sáng ngoài cùng (trùng A, B) khác màu với hai loại vân sáng đơn sắc trên. Bước sóng λ2 bằng
A. 0,48 μm B. 0,578 μm
C. 0,54 μm D. 0,42 μm

Bài 3: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a = 1mm, hai khe cách màn quan sát 1 khoảng D = 2m. Chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4μm và λ2 = 0,56μm. Hỏi trên đoạn MN với xM = 10mm và xN = 30mm có bao nhiêu vạch đen của 2 bức xạ trùng nhau?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Bài 4: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,640 μm thì trên màn quan sát ta thấy tại M và N là 2 vân sáng, trong khoảng giữa MN còn có 7 vân sáng khác nữa. Khi nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 thì trên đoạn MN ta thấy có 19 vạch sáng, trong đó có 3 vạch sáng có màu giống màu vạch sáng trung tâm và 2 trong 3 vạch sáng này nằm tại M và N. Bước sóng λ2 có giá trị bằng
A. 0,450μm. B. 0,478μm.
C. đáp số khác. D.0,427μm

Bài 5: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young. Chiếu hai khe ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 μm thì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp cách nhau 9mm. Nếu chiếu hai khe đồng thời hai bức xạ λ1 và λ2 thì người ta thấy tại M cách vân trung tâm 10,8mm vân có màu giống vân trung tâm, trong khoảng giữa M và vân sáng trung tâm còn có 2 vị trí vân sáng giống màu vân trung tâm. Bước sóng của bức xạ λ2 là
A. 0,4 μm. B. 0,38 μm.
C. 0,65 μm. D. 0,76 μm.

Bài 6: Thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng nguồn phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc. λ1 = 0,64 μm (đỏ), λ2 = 0,48 μm (lam) trên màn hứng vân giao thoa. Trong đoạn giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm có số vân đỏ và vân lam là
A. 9 vân đỏ, 7 vân lam
B. 7 vân đỏ, 9 vân lam
C. 4 vân đỏ, 6 vân lam
D. 6 vân đỏ, 4 vân lam

Bài 7: Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, màn ảnh cách hai khe 2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,4 μm vào hai khe Young. Hỏi trong vùng giao thoa có độ rộng 10mm (ở hai bên vân sáng trung tâm và cách đều vân sáng trung tâm) có bao nhiêu vân sáng có màu giống màu của vân sáng trung tâm ?
A. có 5 vân sáng.
B. có 4 vân sáng.
C. có 3 vân sáng.
D. có 6 vân sáng

Bài 8: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, trong vùng MN trên màn quan sát, người ta đếm được 21 vân sáng với M và N là hai vân sáng khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,45 μm. Giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, khi dùng nguồn sáng đơn sắc khác với bước sóng λ2 = 0,60 μm thì số vân sáng trong miền đó là
A. 18 B. 15 C. 16 D. 17

Bài 9: Trong thi nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng có a = 2mm, D = 2m. Khi được chiếu bởi ánh sáng có bước sóng λ1 = 0,5 μm thì trên màn quan sát được độ rộng trường giao thoa là 8,1mm. Nếu chiếu đồng thời thêm ánh sáng có thì thấy vân sáng bậc 4 của nó trùng với vân sáng bậc 6 của ánh sáng λ2. Trên màn có số vân sáng trùng nhau quan sát được là
A. 7 vân B. 5 vân C. 9 vân D. 3 vân

Bài 10: Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe Yâng là a = 1 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn D = 2 m. Chùm sáng chiếu vào khe S có 2 bước sóng trong đó λ1 = 0,4 μm. Trên màn xét khoảng MN = 4,8 mm đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng và 2 trong 3 vạch đó nằm tại M,N. Bước sóng λ2 là
A. 0,48 μm B. 0,6 μm
C. 0,64 μm D. 0,72 μm
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu 1:
Gọi khoảng vân của thí nghiệm trong không khí và nước lần lượt là i và i'
Ta có:
$i=\frac{\lambda D}{a}$
$i=\frac{\lambda 'D}{d}$
Khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu nên:
i=i' $\Leftrightarrow \frac{\lambda }{a}=\frac{\lambda '}{d}$
$\Rightarrow \frac{\lambda}{\lambda '}=\frac{a}{d}=n=\frac{4}{3} \Rightarrow d=0,9mm$

Câu 2:
Ta có: $x_M=4i=4\frac{\lambda D}{a}=k\frac{\lambda (D+0,5)}{a} \Rightarrow k=3$
=> Tại M lúc sau là vân sáng bậc 3 => Trong khoảng MN giảm 2 vân (do tính đối xứng)

Câu 3:
Ta có:
$x_M=k\frac{\lambda D}{a} \Rightarrow \lambda =\frac{a.x_M}{kD}=\frac{5000}{k}$ (nm)
Lại có: $380 \leq \lambda \leq 760 \Rightarrow 380 \leq\frac{5000}{k} \leq 760 \Rightarrow 6,57 \leq k \leq 13,5$
$\Rightarrow k \in {7;8;9;10;11;12;13}$
$k_{min}=7 \Rightarrow \lambda_{max}=\frac{5000}{k} \approx 714 (nm)$

Bài tập nâng cao giao thoa sóng

Câu 1: Trên mặt nước có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình $u=1,5cos(20\pi t+\frac{\pi}{6})$cm. Sóng truyền đi với vận tốc 20 cm/s. Gọi O là trung điểm AB, M là một điểm nằm trên đường trung trực AB (khác O) sao cho M dao động cùng pha với hai nguồn và gần nguồn nhất; N là một điểm nằm trên AB dao động với biên độ cực đại gần O nhất. Coi biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền đi. Khoảng cách giữa 2 điểm M, N lớn nhất trong quá trình dao động gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,8 cm.
B. 8,3 cm.
C. 10 cm.
D. 9,1 cm.

Câu 2: Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau 10cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng 3cm. Gọi O là trung điểm của AB. Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 4cm. Khoảng cách gần nhất giữa điểm dao động với biên độ cực đại trên đường tròn này đến AB là:
A. 1,75cm
B. 1,39cm
C. 3,56cm
D. 2,12cm

Câu 3: Hai nguồn phát sóng kết hợp tại A, B trên mặt nước cách nhau 12 cm phát ra hai dao động điều hòa cùng tần số 20 Hz, cùng biên độ và cùng pha ban đầu. Xét điểm M trên mặt nước cách A, B những đoạn lần lượt là 4,2 cm và 9 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 32 cm/s. Muốn M là một điểm dao động với biên độ cực tiểu thì phải dịch chuyển nguồn tại B dọc đường nối A, B từ vị trí ban đầu một đoạn nhỏ nhất là
A. 0,53 cm. B. 0,84 cm. C. 0,83 cm. D. 0,23 cm.
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
20
Nghệ An
Nâng cao giao thoa ánh sáng
Câu 1: Chiếu vào hai khe của TN Y-âng một ánh sáng hỗn hợp có bước sóng biến thiên liên tục trong khoảng $380 \mathrm{~nm}$ đến $760 \mathrm{~nm}$. Biết $\mathrm{a}=1 \mathrm{~mm} ; \mathrm{D}=4 \mathrm{~m}$.
a) Tại điểm $M$ trên màn quan sát ở trong vùng giao thoa và cách vân sáng chính giữa $12 \mathrm{~mm}$, bức xạ cho vân tối có tần số lớn nhất là bao nhiêu?
b) Tại điểm $\mathrm{M}$ trên màn quan sát ở trong vùng giao thoa và cách vân sáng chính giữa $10 \mathrm{~mm}$, bức xạ cho vân sáng có bước sóng lớn nhất $\lambda_{\max }$ và $\lambda_{\min }$. Tính $\lambda_{\max }-\lambda_{\min }$ ?

Câu 2: Trong thí nghiệm $\mathrm{Y}$ - âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda(560 \mathrm{~nm}<\lambda<760 \mathrm{~nm})$, khoảng cách giữa hai khe là $1 \mathrm{~mm}$, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là $1,35 \mathrm{~m}$. Trên màn, $\mathrm{M}$ và $\mathrm{N}$ là hai vị trí vân sáng bậc $\mathrm{k}$, với $\mathrm{MN}$ vuông góc với các vân giao thoa và $MN=9,72mm$. Giữ nguyên các thông số khác, dịch màn quan sát lại gần mặt phẳng chứa hai khe theo phương vuông góc với mặt phẳng hai khe một đoạn $0,81 \mathrm{~m}$ thì tại $\mathrm{M}$ và $\mathrm{N}$ là vân tối, lúc này giữa $\mathrm{M}$ và $\mathrm{N}$ có
A. 15 vân sáng.
B. 27 vân sáng.
C. 21 vân sáng.
D. 25 vân sáng.
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đáp án phần trước nha
Bài 1:
Chọn A.
Gọi x là khoảng cách giữa 2 VS trùng gần nhau nhất.
Trường hợp 1: trong khoảng giữa 2 VS trùng có 7 VS của λ1 và 4 VS của λ2
Kể cả 2 VS trùng thì có 9 VS của λ1 và 6 VS của λ2 nên
x = 8i1 = 5i2 → 8λ1 = 5λ2 → λ2 = 1,024μm (loại)
Trường hợp 2: trong khoảng giữa 2 VS trùng có 4 VS của λ1 và 7 VS của λ2
Kể cả 2 VS trùng thì có 6 VS của λ1 và 9 VS của λ2
Nên x = 5i1 = 8i2 → 5λ1 = 8λ2 → λ2 = 0,4μm (nhận).
Bài 2:
Chọn C.
Trên AB có tổng cộng 19 vân sáng suy ra có 4 vân sáng trùng nhau của hai bức xạ kể cả A và B. Do đó AB = 9i1 = 12i2 → 9λ1 = 12λ2 → λ2 = 3[tex]\lambda \frac{1}{4}[/tex] = 0,54 μm.
Bài 3:
Chọn C.
i1=[tex]\frac{\lambda 1D}{a}[/tex]=[tex]\frac{0,4.10^{6}.2}{10^{-3}}[/tex] =0,8mm
i2=[tex]\frac{\lambda 2D}{a}[/tex]=[tex]\frac{0,56.10^{6}.2}{10^{-3}}[/tex] =1,12mm
Vị trí hai vân tối trùng nhau: x = (k1 + 0,5)i1 = (k2 + 0,5)i2
→ (k1 + 0,5)0,8 = (k2 + 0,5)1,12
→ 5(k1 + 0,5) = 7(k2 + 0,5)
→ 5k1 = 7k2 + 1
[tex]\rightarrow[/tex] [tex]k1=k2+\frac{2k2+1}{5}[/tex]
Để k1 nguyên 2k2 + 1 = 5k
[tex]\rightarrow k2=\frac{5k-1}{2}=2k+\frac{k-1}{2}[/tex]
Để k2 nguyên k – 1 = 2n → k = 2n + 1 với n = 0, 1, 2, ....
k2 = 5n + 2 và k1 = k2 + k = 7n + 3
Suy ra x = (7n + 3 + 0,5)i1 = (7n + 3 + 0,5)0,8 = 5,6n + 2,8
10 ≤ x ≤ 30 → 10 ≤ x = 5,6n + 2,8 ≤ 30 → 2 ≤ n ≤ 4: có 3 giá trị của n.
Bài 4:
Chọn D.
Ta có MN = 8i1.
Khoảng cách giữa 2 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm: [tex]\frac{MN}{2}[/tex] = 4i1.
Trong khoảng đó có [tex]\frac{19-3}{2}[/tex] = 8 vân sáng đơn sác trong đó có 3 vân sáng của bức xạ λ1
→ có 5 vân sáng của bức xạ λ2.
Do đó 4i1 = 6i2 hay 4λ1 = 6λ2 → λ2 = [tex]\frac{2\lambda1 }{3}[/tex] = 0,427 μm.
Bài 5:
Chọn A.
Khoảng vân i1 = [tex]\frac{9mm}{6-1}[/tex] = 1,8mm
Tại M là vân sáng bậc 6 của bức xạ λ1.
Khoảng cách giữa vân sáng cùng màu và gần nhất vân sáng trung tâm là:
[tex]\frac{xM}{i1}=\frac{10,8}{1,8}=6[/tex]
ứng với vân sáng bậc hai của bức xạ λ1.
Do đó:
2i1=ki2
[tex]\rightarrow 2\frac{D}{a}\lambda 1=k\frac{D}{a}\lambda 2[/tex]
[tex]\Rightarrow \lambda 2=\frac{2\lambda 1}{k}=\frac{1,2}{k}(\mu m)[/tex]
với k số nguyên
Ta có: k=[tex]\frac{1,2}{\lambda 2}[/tex]
Trong 4 giá trị của bức xạ λ2 chỉ có bức xạ λ = 0,4 μm cho k = 3 là số nguyên.
Bài 6:
Chọn C.
Ta có: [tex]\frac{k1}{k2}=\frac{3}{4}=\frac{6}{8}=\frac{9}{12}...=\frac{3n}{4n}[/tex]
Vậy xét VT 3 vân trùng màu đầu tiên là (k1; k2) = (0;0) (3,4) (6;8) và (9;12).
Vậy giữa 3 vân sáng liên tiếp cùng màu vân trung tâm có 4 đỏ (1,2,4,5) và 6 lam (1,2,3,5,6,7).
Bài 7:
Chọn C.
Vị trí các vân sáng cùng màu với vân trung tâm
x = k1i1 = k2i2 → k1λ1 = k2λ2 → 0,6k1 = 0,4k2 → 3k1 = 2k2
→ k1 = 2n; k2 = 3n (n nguyên, bằng 0)
[tex]x=2ni1=2n\frac{\lambda 1D}{a}=4,8n(mm)[/tex]
Ta có : – 5 (mm) < x < 5 (mm) → -5 < 4,8n < 5 → n = -1; 0; 1: có 3 vân.
Bài 8:
Chọn C.
Theo bài trong vùng MN trên màn có 21 vân sáng thì độ dài của vùng là 20i1.
Khi dùng nguồn sáng đơn sắc với bước sóng λ2 = 0,60 μm
ta quan sát được số vân sáng: (n - 1)i2.
Ta có: 20i1 = (n - 1)i2
Vì giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, nên a và D không đổi → 20λ1 = (n - 1)λ2
[tex]\rightarrow (n-1)=\frac{20\lambda 1}{\lambda 2}[/tex]
[tex]\rightarrow[/tex] thế số:
[tex]n-1=\frac{20.0,45}{0,6}=15[/tex]
hay n=16
Bài 9:
Chọn C.
i1=[tex]\frac{\lambda 1D}{a}=\frac{0,5.2}{2}=0,5mm[/tex]
Đối với bước sóng λ1 số vân sáng
[tex]-\frac{L}{2i1}\leq k\leq \frac{L}{2i1}[/tex]
[tex]\leftrightarrow -\frac{8,1}{2.0,5}\leq k\leq \frac{8,1}{2.0,5} \leftrightarrow -8,1\leq k\leq 8,1[/tex]
Vậy có 17 vân sáng.
Vân sáng của λ1 và λ2 trùng nhau thì
[tex]\frac{k1}{k2}=\frac{\lambda 2}{\lambda 1}=\frac{4}{6}=\frac{2}{3}[/tex]
Vậy vân sáng trùng nhau ứng với k1 = 2, 4, 6, 8; 0; -2; -4; -6; -8.
Bài 10:
Chọn B.
Khoảng vân
i1=[tex]\frac{\lambda 1D}{a}=\frac{0,4.2}{1}=0,8mm[/tex]
Số vân sáng của bức xạ λ1 là:
[tex]-\frac{L}{2i1}\leq k\leq \frac{L}{2i1}[/tex]
↔ -3 ≤ k ≤ 3: có 7 bức xạ.
Ta đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng và 2 trong 3 vạch đó nằm tại M, N. Suy ra tất cả ta có 12 vân sáng, bức xạ λ2 sẽ cho 5 vân sáng tức là
4i2=4,8
[tex]\leftrightarrow 4\frac{\lambda 2D}{a}=4,8 \leftrightarrow \lambda 2=0,6 \mu m[/tex]

Bài tập cơ bản:

Bài 1: Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, khoảng cách 2 khe a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn D = 1 m. Chiếu vào khe S ánh sáng trắng có bước sóng thỏa mãn 0,39 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. Trên bề rộng L = 2,34 mm của màn ảnh (vân trắng trung tâm ở chính giữa), số vân sáng màu có λ = 0,585 μm quan sát thấy là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Bài 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 4410Ao và λ2. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp có màu giống màu của vân trung tâm còn có 9 vân sáng khác. Biết rằng 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. Giá trị của λ2 bằng:
A. 7717,5 Å B. 5512,5 Å C. 3675,0 Å D. 5292,0 Å

Bài 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng có bước sóng λ từ 0,4 μm đến 0,7 μm. Khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp là a = 2mm, từ hai nguồn đến màn là D = 1,2m tại điểm M cách vân sáng trung tâm một khoảng xM = 1,95 mm có những bức xạ nào cho vân sáng
A. có 1 bức xạ B. có 3 bức xạ
C. có 8 bức xạ D. có 4 bức xạ

Bài 4: Trong thí nghiệm giao thoa áng sáng dùng khe I-âng, khoảng cách 2 khe a = 1mm, khoảng cách hai khe tới màn D = 2m. Chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng thỏa mãn 0,39 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. Khoảng cách gần nhất từ nơi có hai vạch màu đơn sắc khác nhau trùng nhau đến vân sáng trung tâm ở trên màn là
A. 3,24mm B. 2,40 mm
C. 1,64mm D. 2,34mm

Bài 5: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại bức xạ λ1 = 0,56 μm và λ2 với 0,67 μm < λ2 < 0,74 μm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λ2 và λ3, với λ3 = 7λ2/12, khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác ?
A. 25 B. 23 C. 21 D.19.

Bài 6: Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe được chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó một bức xạ λ1 = 450 nm, còn bức xạ λ2 có bước sóng có giá trị từ 600 nm đến 750 nm. Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm có 6 vân sáng màu của bức xạ λ1. Giá trị của λ2 bằng:
A. 630nm B. 450nm
C. 720nm D. 600nm

Bài 7: Trong thí nghiệm hai khe cách nhau 2 mm và cách màn quan sát 2 m. Dùng ánh sáng trắng chiếu vào 2 khe. Biết bước sóng của ánh sáng tím là 0,38 μm và tia đỏ là 0,76 μm. Bề rộng vân tối trên màn là:
A.95 μm. B.0,95 μm.
C. 380 μm. D. 190 μm.

Bài 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng khe I-âng, khoảng cách 2 khe a = 1mm, khoảng cách hai khe tới màn D = 2m. Chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng thỏa mãn 0,39 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. Khoảng cách gần nhất từ nơi có hai vạch màu đơn sắc khác nhau trùng nhau đến vân sáng trung tâm ở trên màn là:
A. 2,34 mm B. 3,24 mm
C. 1,64 mm D. 2,40mm

Bài 9: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2m. Nguồn S đặt cách đều S1,S2 phát ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,76 μm. Cho c = 3.108m/s. Tại M trên màn có hiệu khoảng cách từ M đến S1,S2 là 5μm. Tìm tần số ánh sáng lớn nhất của bức xạ cho vân sáng tại M:
A. 4,2.1014 Hz B. 7,6.1015 Hz
C. 7,8.1014 Hz D. 7,2.1014 Hz

Bài 10: Ta chiếu sáng hai khe Young bằng ánh sáng trắng với bước sóng ánh sáng đỏ λđ = 0,75 μm và ánh sáng tím λt = 0,4 μm. Biết a = 0,5mm, D = 2m. Ở đúng vị trí vân sáng bậc 4 màu đỏ, có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng nằm trùng ở đó ?
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu 1:
$\lambda =\frac{v}{f}=\frac{20}{10}=2cm/s$
Phương trình sóng tại M: $u_M=2.1,5cos(20\pi t+\frac{\pi}{6}-\frac{2\pi d}{\lambda})=3cos(20\pi t+\frac{\pi}{6}-\frac{2\pi d}{\lambda})cm$
M cùng pha với nguồn: $\frac{\pi}{6}-(\frac{\pi}{6}-\frac{2\pi d}{\lambda})=k2\pi \Rightarrow d=k\lambda=2k$
Ta có: $d>\frac{AB}{2}=\frac{20}{2}=10cm\Rightarrow k>5$
M gần nguồn nhất $\Rightarrow k_{min}=6 \Rightarrow d_{min}=12cm$
$\Rightarrow OM_{min}=\sqrt{d_{min}^2-\frac{AB^2}{4}}=2\sqrt{11}cm$
N là cực đại gần O nhất => N là cực đại bậc 1
=> Khoảng cách $ON=\frac{\lambda}{2}=1cm$
Phương trình sóng tại N:
$u_N=2.1,5cos(20\pi t+\frac{\pi}{6}-\frac{2\pi \Delta d}{\lambda})=3cos(20\pi t+\frac{\pi}{6}-\frac{2\pi \frac{\lambda}{2}}{\lambda})=3cos(20\pi t+\frac{\pi}{6}-\pi)cm$
Khoảng cách giữa M và N theo chiều thẳng đứng:
$\Delta u=u_M-u_N=3\angle \frac{\pi}{6}-3\angle(\frac{\pi}{6}-\pi=6cos(20\pi t+\frac{\pi}{6})cm$
$\Rightarrow \Delta u_{max}=6cm$
=> Khoảng cách lớn nhất giữa M và N trong quá trình dao động:
$MN_{max}=\sqrt{(2\sqrt{11})^2+1^2+6^2}=9cm$

Câu 2:
Những điểm là cực đại trên đường tròn tâm O bán kính 4cm thoả mãn: $d_2-d_1=k\lambda$
Iw0WY9MBe46ul90niSZV5Q5_wVkQun6JYoTSvZ13pxrz_VfR70EJm3G2wRBfE5xQgxmE_glaFMY21sBgevLwaTqiL4ITUkN7n-B3jrWMNWQ8Zaa6aFl-HW8wOQv8ROdWRPHDvB6K


Gọi điểm cực đại trên đường tròn gần AB nhất là điểm C. Để C gần AB nhất thì C phải thuộc đường cực đại ứng với $k=\pm 2$
$\Rightarrow d_2-d_1=2\lambda=6$ (1)
Đặt MH=x => $d_2=CB=\sqrt{(9-x)^2+h^2}; d_1=CA=\sqrt{(x+1)^2+h^2}$ (2)
Vì $\Delta CMN$ vuông tại C nên: $h^2=x.(8-x)$ (3)
Từ (1);(2);(3) suy ra:
$\sqrt{81-10x}-\sqrt{10x+1}=6 \Rightarrow x \approx 0,6059cm \Rightarrow h \approx 2,21cm$

Câu 3:
trEobUG3MKJpKykyKw8q8nu7hKrt6Swq75n2HddpjeepsOTpYjEHlEXQvwV9bzYGSWL3Kb3BcDDnf5_eyZ585Y087jMl0yylRzjHID9NCUXAu1GCugW678CZhYTJwMG52jsIRLC5

Có: $\lambda=1,6cm$. Ta thấy $MB-MA=4,8=3\lambda$ => M thuộc cực đại thứ 3.
Có 2 trường hợp có thể dịch nguồn B: lại gần A hoặc ra xa A. Khi B lại gần A thì M sẽ phải là cực tiểu thứ 2, còn nếu B ra xa A thì M sẽ là cực tiểu thứ 3.
  • TH 1: B lại gần A (điểm B’)
Vì M là cực tiểu thứ 2 nên: $MB'-MA=2,5\lambda \Rightarrow MB'=8,2cm$
Áp dụng định lý hàm cosin cho tam giác MAB, ta có: $cos\alpha =\frac{MA^2+AB^2-MB^2}{2MA.AB}=0,8$
Lại áp dụng cho tam giác MAB', được: $cos\alpha =\frac{MA^2+AB'^2-MB'^2}{2MA.AB'}\Rightarrow AB'=11,16(cm)$
Suy ra BB'=0,84(cm)
  • TH2: B ra xa A (điểm B’’ trên hình)
Làm tương tự, ta tìm được BB’’ = 0,83 (cm). Vậy ta chọn điểm B’’, cách B 0,83 cm.

Bài tập nâng cao điện xoay chiều

Câu 1: Một đoạn mạch điện xoay chiều theo thứ tự gồm phần tử X nối tiếp với phần tử Y. Biết rằng X, Y là một trong các phần tử: điện trở, tụ điện hoặc cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp $u=U\sqrt 2cos(\omega t)(V)$ thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu phần tử X, Y lần lượt là $U_X=U\sqrt 3; U_Y=2U$ đồng thời i sớm pha hơn u. Phần tử X và Y là:
A. Cuộn dây không thuần cảm và tụ điện.
B. Tụ điện và cuộn dây không thuần cảm.
C. Cuộn dây thuần cảm và tụ điện.
D. Cuộn dây không thuần cảm và điện trở.

Câu 2: Mạch điện xoay chiều AB gồm AM, MN và NB ghép nối tiếp, AM có điện trở R, MN là cuộn dây có điện trở trong r không đổi nhưng có độ tự cảm L thay đổi được, NB là tụ C. Mạch được mắc vào điện áp xoay chiều $u_L=220\sqrt 2cos(100\pi t)(V).$ Đồ thị biểu diễn $tan \varphi$ theo độ tự cảm L ($\varphi$ là góc lệch pha giữa $U_{MN}$ và $U_{AN}$). Khi góc $\varphi$ đạt cực đại thì điện áp hiệu dụng của đoạn MB cũng đạt cực tiểu. Công suất tiêu thụ của cuộn dây khi cảm kháng của cuộn dây bằng hai lần dung kháng của tụ là:
gt-eMOuPPfG9sZalXwRwYE518YWoZKFymQBtCPsomKYBwrvjHnBqVqvlFUzPDIU5BCOQarjq51CnKEdQhgKS4orZsJVtCAbx2k2ucCnE9lS07h8TI-MgmEaubzchKwJH3QRqqFW1

A. 53,78W
B. 92,45W
C. 110W
D. 40,66W

Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi tần số f = 50Hz vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có $r=30\Omega$ độ tự cảm $L=\frac{1,2}{\pi}H$. Tụ có điện dung $C=\frac{10^{-4}}{\pi}F$. Gọi P là tổng công suất trên biến trở và trên mạch. Hình bên là một phần đồ thị P theo R. Khi biến trở có giá trị $R_1$ thì tổng hệ số công suất trên cuộn dây và trên mạch gần nhất giá trị nào sau đây?
fcW6vcgZWEBH8p7s_w_tVhJDRJtrQXrSC4tauua84S2cf_lQKvNYTxGiMj4yOOGxHW4m8823E0uk_cuqrAsfYXh6hbtWJM2C_sUVfRj1PhajfAPZkXE1H97_joMhhWyd5-mYVQXo

A. 1,22
B. 1,15
C. 1,26
D. 1,19
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đáp án hôm trước
12345678910
BDDDBACADD
[TBODY] [/TBODY]

Bài tập cơ bản
QUANG PHỔ
Bài 1: Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là
A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại.
C. tia gamma. D. tia Rơn-ghen.

Bài 2:

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của
A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.
B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.
C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.
D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

Bài 3:
Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là
A. tia tử ngoại, tia γ, tia X, tia hồng ngoại.
B. tia γ, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
C. tia X, tia γ, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
D. tia γ, tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại.

Bài 4:
Cơ thể con người có thân nhiệt 37°C là một nguồn phát ra
A. tia hồng ngoại. B. tia Rơn-ghen.
C. tia gamma. D. tia tử ngoại.

Bài 5:
Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200°C thì phát ra
A. hai quang phổ vạch không giống nhau.
B. hai quang phổ vạch giống nhau.
C. hai quang phổ liên tục không giống nhau.
D. hai quang phổ liên tục giống nhau.

Bài 6:
Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng.
B. tán sắc ánh sáng.
C. nhiễu xạ ánh sáng.
D. phản xạ ánh sáng.

Bài 7:
Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại.
B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
C. có tác dụng nhiệt rất mạnh.
D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ.

Bài 8:
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

Bài 9:
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
D. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

Bài 10:
Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
D. các vạch sáng, tối xen kẽ nhau đều đặn.
 
  • Like
Reactions: Ishigami Senku

Ishigami Senku

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng một 2022
44
62
16
19
Hà Nội
Đáp án hôm trước
12345678910
BDDDBACADD
[TBODY] [/TBODY]

Bài tập cơ bản
QUANG PHỔ
Bài 1: Hiện nay, bức xạ được sử dụng để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay là
A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại.
C. tia gamma. D. tia Rơn-ghen.

Bài 2:

Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của
A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.
B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời.
C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời.
D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời.

Bài 3:
Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là
A. tia tử ngoại, tia γ, tia X, tia hồng ngoại.
B. tia γ, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
C. tia X, tia γ, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
D. tia γ, tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại.

Bài 4:
Cơ thể con người có thân nhiệt 37°C là một nguồn phát ra
A. tia hồng ngoại. B. tia Rơn-ghen.
C. tia gamma. D. tia tử ngoại.

Bài 5:
Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 1200°C thì phát ra
A. hai quang phổ vạch không giống nhau.
B. hai quang phổ vạch giống nhau.
C. hai quang phổ liên tục không giống nhau.
D. hai quang phổ liên tục giống nhau.

Bài 6:
Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng.
B. tán sắc ánh sáng.
C. nhiễu xạ ánh sáng.
D. phản xạ ánh sáng.

Bài 7:
Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại.
B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
C. có tác dụng nhiệt rất mạnh.
D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ.

Bài 8:
Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

Bài 9:
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
D. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.

Bài 10:
Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
D. các vạch sáng, tối xen kẽ nhau đều đặn.

12345678910
DCBADBCACC
[TBODY] [/TBODY]
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Câu 1:
Nhận thấy: $U_{XY}^2+U_X^2=U_Y^2 \Rightarrow \vec{U_{XY}}\perp \vec{U_X}$
=> X và Y là cuộn dây không thuần cảm và tụ điện (vẽ giản đồ vector quay sẽ thấy rõ hơn)

Câu 2:
$tan\varphi _{max}=\frac{4}{3} \Leftrightarrow L_1=\frac{3}{10\pi} \Rightarrow Z_L=\omega L=100\pi.\frac{3}{10\pi}=30 \Omega$
Có: $\varphi =\varphi_{u_{MN}}-\varphi_i-(\varphi_{u_{AN}}-\varphi_i) \Rightarrow \varphi=\varphi_{MN}-\varphi_{AN}$
$\Rightarrow tan\varphi =tan(\varphi_{MN}-\varphi_{AN})=\frac{tan\varphi_{MN}-tan\varphi_{AN}}{1+tan\varphi_{MN}.tan\varphi_{AN}}=\frac{\frac{Z_L}{r}-\frac{Z_L}{R+r}}{1+\frac{Z_L^2}{r(R+r)}}=\frac{R}{\frac{r(R+r)}{Z_L}+Z_L}$
$\Rightarrow tan\varphi _{max} \Leftrightarrow Z_L=\sqrt{r(R+r)}$
Mặt khác: $tan\varphi=\frac{R}{2Z_L}=\frac{4}{3}=\frac{R}{2.30} \Rightarrow R=80\Omega; r=10\Omega$
$U_{MB}=\frac{I}{\sqrt{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}}.\sqrt{r^2+(Z_L-Z_C)^2}=\frac{U}{\sqrt{1+\frac{R^2+2rR}{r^2+(Z_L-Z_C)^2}}}$
$\Rightarrow U_{MB_{min}} \Leftrightarrow Z_L=Z_C=80/Omega$
Do đó khi $Z_{L0}=2Z_C=60\Omega \Rightarrow Z_{L0}=30\Omega$
$\Rightarrow P_r=I^2r=\frac{U^2}{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}.r=53,78W$

Câu 3:
Ta có: $r=30\Omega; Z_L=120\Omega; Z_C=100\Omega$
Công suất trên biến trở: $P_R=I^2R=\frac{U^2}{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}R$
Công suất trên mạch: $P'=I^2(R+r)=\frac{U^2}{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}(R+r)$
Ta có: $P=P_R+P'=\frac{U^2}{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}(2R+r) \Rightarrow P=\frac{U^2}{(R+30)^2+20^2}(2R+30)$
$=\frac{U^2}{R^2+60R+1300}2(R+15)$
$=\frac{U^2}{(R^2+30R+15^2)+30(R+15)+625}2(R+15)$
$=\frac{2U^2}{(R+15)+\frac{625}{R+15}+30}$
$P_{max}$ khi $[(R+15)+\frac{625}{R+15}]_{min}$
Lại có: $(R+15)+\frac{625}{R+15} \geq 2\sqrt{(R+15)\frac{625}{R+15}}=50$
Dấu "=" xảy ra khi: $(R+15)=\frac{625}{R+15}\Rightarrow R=10\Omega$
Từ đồ thị ta có: $\frac{R_1}{R}=\frac{7}{5}\Rightarrow R_1=\frac{7}{5}R=14\Omega$
Khi $R=R_1=14\Omega$:
Tổng trở: $Z=\sqrt{(R_1)^2+(Z_L-Z_C)^2}=4\sqrt{146}\Omega$
Hệ số công suất trên cuộn dây: $cos \varphi_d=\frac{r}{Z}=\frac{30}{4\sqrt{146}}$
Hệ số công suất trên mạch: $cos \varphi=\frac{R_1+r}{Z}=\frac{14+30}{4\sqrt{146}}$
Tổng hệ số công suất trên cuộn dây và trên mạch: $\frac{30}{4\sqrt{146}}+\frac{14+30}{4\sqrt{146}}=1,531$

Bài tập nâng cao ánh sáng

Câu 1: Đèn M coi là nguồn sáng điểm chuyển động tròn đều tần số f = 5Hz trên đường tròn tâm I bán kính 5cm trong một mặt phẳng thẳng đứng. Trong quá trình chuyển động đèn M luôn phát ra tia sáng đơn sắc chiếu vào điểm K trên mặt nước (K là hình chiếu của I trên mặt nước, IK = 10cm). Bể nước sâu 20cm, đáy bể nằm ngang. Chiết suất của nước với ánh sáng đơn sắc trên là 43s. Xét hướng nhìn vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của M, tại thời điểm ban đầu M cao nhất so với mặt nước và đang chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Chọn trục Ox nằm trên đáy bể thuộc mặt phẳng quỹ đạo của M, chiều dương hướng sang phải, O là hình chiếu của I dưới đáy bể. Điểm sáng dưới đáy bể qua vị trí x=-2cm lần thứ 2021 gần nhất vào thời điểm nào sau đây?
A. 202,11 s.
B. 201,12 s.
C. 201,35 s.
D. 202,47 s.

Câu 2: Một vật thẳng, mảnh, nằm dọc theo trục chính của thấu kính hội tụ như hình cho ảnh thật lớn hơn vật $\beta_1 = 6$ lần. Quay vật $180^0$ quanh A thì thu được ảnh thật lớn hơn vật $\beta_2 = 3$ lần. Số phóng đại ảnh khi dựng vật vuông góc với trục chính tại A là?
hep_NYMfcEjeLSDsp3iK-Og7QQoPUhFxazXSNER7nfzlufWUz6QAlL_sEZOgsw_ZUq6u0t1lEr-4O7P9aFgYsdhdE55Ezj3LXr4QxZRk9PasAsR9DydyXu3-H67n3bjbTwEtxNtm

A. – 2.
B. – 4.
C. $-\sqrt 2$
D. $-\sqrt 3$

Câu 3: Trong thí nghiệm khe Y-âng về giao thoa ánh sáng, sử dụng đồng thời ba bức xạ đơn sắc có bước sóng là $\lambda_1=0,42\mu m$, $\lambda_2=0,56\mu m$ và $\lambda_3$. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân trung tâm, ta thấy có 2 vạch sáng là sự trùng nhau của hai vân sáng $\lambda_1$ và $\lambda_2$ và thấy có 3 vạch sáng là sự trùng nhau của hai vân sáng $\lambda_1$ và $\lambda_3$. Bước sóng $\lambda_3$ có thể là giá trị nào dưới đây?
A. 0,60 $\mu m$.
B. 0,65 $\mu m$.
C. 0,76 $\mu m$.
D. 0,63 $\mu m$.
 
  • Like
Reactions: Ishigami Senku

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Đáp án số trước
12345678910
DABADBCCAC
[TBODY] [/TBODY]

Bài tập

Bài 1: Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 3,68.10-19J. Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ: bức xạ (I) có tần số 5.1014 Hz và bức xạ (II) có bước sóng 0,25 m thì
A. bức xạ (II) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (I) gây ra hiện tượng quang điện.
B. cả hai bức xạ (I) và (II) đều không gây ra hiện tượng quang điện.
C. cả hai bức xạ (I) và (II) đều gây ra hiện tượng quang điện.
D. bức xạ (I) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (II) gây ra hiện tượng quang điện.

Bài 2: Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Lấy h = 6,625.10-34 Js; c = 3.108 m/s và me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng
A. 2,29.104 m/s. B. 9,24.103 m/s.
C. 9,61.105 m/s. D. 1,34.106 m/s.

Bài 3: Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là
A. 550 nm. B. 220 nm. C. 1057 nm. D. 661 nm.

Bài 4: Chiếu vào tế bào quang điện ánh sáng kích thích có bước sóng λ1 = 600μm thì hiệu điện thế hãm là U1. Thay bằng ánh sáng có λ2 = 450μm thì hiệu điện thế hãm U2 = 2U1. Công thoát A0 của kim loại là
A. 1,5eV. B. 1,4eV. C. 2eV. D. 2,208.10-19J.

Bài 5: Chiếu bức xạ có λ = 0,25μm vào tấm kim loại cô lập, quang êlectron bắn ra có động năng ban đầu cực đại là 1,8975eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,6μm. B. 0,5μm.
C. 0,416μm. D. 0,445μm.

Bài 6: Ánh sáng trông thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38μm đến 0,76μm. Các phôtôn ánh sáng trông thấy có năng lượng nằm trong khoảng:
A. 1,63eV → 4,97eV. B. 2,62eV → 4,97eV.
C. 1,63eV → 3,27eV. D. 2,62eV → 3,27eV.

Bài 7: Biết công thoát êlectron của các kim loại: canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,33 μm vào bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với các kim loại nào sau đây ?
A. Kali và đồng. B. Canxi và bạc.
C. Bạc và đồng. D. Kali và canxi.

Bài 8: Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,542 μm và 0,243 μm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,500 μm. Biết khối lượng của êlectron là me = 9,1.10-31 kg. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng
A. 9,61.105 m/s. B. 9,24.105 m/s.
C. 2,29.106 m/s. D. 1,34.106 m/s.

Bài 9: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 μm. Công thoát electron ra khỏi kim loại bằng
A. 2,65.10-32J. B. 26,5.10-32J.
C. 26,5.10-19J. D. 2,65.10-19J.

Bài 10: Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 μm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng
A. 4,07 eV. B. 5,14 eV.
C. 3,34 eV. D. 2,07 eV
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113
Top Bottom