Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
7A 8C 9A 10D
giải câu 9
R23=15; R(ngoài)=6; I=E/(R+r)=2,857
anh rize làm và trình bày đúng rồi nè @Chris Master Harry anh nghĩ em sai chỗ tính Rtd á :v
Và sau đây là đáp án tổng hợp của cả buổi.Chúc các bạn ngủ ngon:rongcon24:rongcon29
Đáp án
1B2A3C4B5A
6A7A8C9A10D
[TBODY] [/TBODY]
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
VẬT LÍ 12
DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Dao động tắt dần

  • Khái niệm: Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
    • Dao động tắt dần có vận tốc cực đại, gia tốc cực đại, lực hồi phục cực đại, cơ năng giảm dần theo thời gian
  • Nguyên nhân: Do lực ma sát hoặc cản của môi trường
  • Chu kì và tần số của dao động tắt dần chính là chu kì và tần số dao động riêng của vật (Do chu kì và tần số không phụ thuộc vào biên độ)
  • Phân loại dao động tắt dần (dựa vào khoảng thời gian dao động)
anh1-png.188788

Nếu ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động có ma sát để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó thì dao động kéo dài mãi và gọi là dao động duy trì.
2. Dao động duy trì

+ Đặc điểm của dao động duy trì:
  • Là dao động tự do mà người ta đã bổ sung năng lượng cho vật sau mỗi chu kì dao động, năng lượng bổ sung đúng bằng năng lượng mất đi.
  • Quá trình bổ sung năng lượng là để duy trì dao động chứ không làm thay đổi đặc tính cấu tạo, không làm thay đổi bin độ và chu kì hay tần số dao động của hệ.
3. Dao động cưỡng bức

+ Khái niệm: Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian => Lực cưỡng bức: $F (t) = F (t + kt)$
+ Đặc điểm và tính chất: Chu kì và tần số của dao động cưỡng bức chính là chu kì và tần số của lực cưỡng bức
Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc:
  • tần số lực cường bức (Xem đồ thị phụ thuộc của $A_{CB}$ vào $f_{CB}$)
  • biên độ của ngoại lực $F_0$
  • lực ma sát
  • không phụ thuộc pha ban đầu
anh2-png.188789

4. Hiện tượng cộng hưởng

  • Khái niệm: Là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đột ngột đến giá trị cực đại khi tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của vật $A_{cb} \equiv A_{max}$ khi $f_{cb} = f_0$
  • Giải thích: Khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động thì hệ được cung cấp năng lượng một cách nhịp nhàng đúng lúc, do đó biên độ dao động của hệ tăng dần lên. Biên độ dao động đạt tới giá trị không đổi và cực đại khi tốc độ tiêu hao năng lượng do ma sát bằng tốc độ cung cấp năng lượng cho hệ.
  • Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng
  • Những hệ dao động như tòa nhà, cầu, bệ máy, khung xe,... đều có tần số riêng. Phải cẩn thận không để cho các hệ ấy chịu tác dụng của các lực cưỡng bức mạnh có tần số bằng tần số riêng ấy. Nếu không, nó làm cho các hệ ấy dao động mạnh, dẫn đến đổ hoặc gãy.
  • Hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng để làm hộp đàn của các đàn ghita, viôlon...
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1: Dao động tắt dần theo cấp số nhân
anh3-png.188791

Gọi $H$ là độ giảm biên độ dao động sau mỗi chu kì
+ Biên độ ngay sau chu kì đầu tiên: $A_1 = (1 - H) A_0$
+ Biên ngay sau chu kì thứ 2: $A_2 = (1 - H)A_1 = (1 - H)2A_0$
+ Biên độ ngay sau chu kì thứ n: $A_n = (1 - H)nA_0$
+ Năng lượng ở chu kì thứ n: $W_n = (1 - H)2nW_0.$
Dạng 2: Dao động tắt dần của con lắc lò xo theo cấp số cộng
a) Tìm độ giảm biên độ dao động của vật sau nửa chu kì dao động
$\begin{matrix} & \frac{1}{2}k{{\text{A}}^{2}}=\frac{1}{2}k{{\left( \text{A - }\Delta \text{A} \right)}^{2}}+\mu mg\left( \text{A - }\Delta \text{A} \right) \\ & \frac{1}{2}k{{\left( \Delta \text{A} \right)}^{2}}-\left( \text{kA + }\mu mg \right).\Delta \text{A}+2\text{A}.\mu mg=0 \\ & \Delta ={{\left( \text{kA + }\mu mg \right)}^{2}}-4k\text{A}.\mu mg={{\left( \text{kA - }\mu mg \right)}^{2}} \\ & \Rightarrow \Delta {{A}_{1}}=\frac{\text{kA + }\mu mg+\text{kA - }\mu mg}{k}=2\text{A (loai)} \\ & \Rightarrow \Delta {{A}_{2}}=\frac{\text{kA + }\mu mg-\text{kA + }\mu mg}{k}=2\frac{\mu mg}{k} \\ \end{matrix}$
b) Tìm số lần vật qua vị trí cân bằng và thời gian dao động của vật
$n=\frac{A}{\Delta A}=\frac{k\text{A}}{2\mu mg}=\frac{{{F}_{\text{max}}}}{2{{F}_{0}}}$
c) Xác định quãng đường cực đại vật đi được trong quá trình dao động
$\frac{1}{2}k{{\text{A}}^{2}}=\mu mg{{\text{S}}_{\text{max}}}\Rightarrow {{\text{S}}_{\text{max}}}=\frac{k{{\text{A}}^{2}}}{2\mu mg}$
d) Tìm tốc độ trung bình của vật trong quá trình dao động: $\overline{v}=\frac{2\text{A}}{T}$

Xem chi tiết tại đây
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hôm nay chúng ta ôn bài khuya một chút nhé các bạn :D
Mình thấy các bạn có vẻ thích ôn bài khuya hơn :p
Cùng bắt đầu với 3 câu dễ dễ trước nhé :D

Câu 1: Một chất điểm có khối lượng 200g thực hiện dao động cưỡng bức đã ổn định dưới tác dụng của lực cưỡng bức $F = 0,2\cos(5t) (N)$. Biên độ dao động trong trường hợp này bằng
A. 8 cm.
B. 10 cm.
C. 4 cm.
D. 12cm.

Câu 2: Một con lắc đơn có khối lượng vật nặng là $m$, chiều dài dây treo là $1m$, dao động điều hoà dưới tác dụng của ngoại lực $F = F_0\cos (2\pi ft + \pi/2) N$. Lấy $g = 10m/s^2$. Nếu tần số $f$ của ngoại lực thay đổi từ 1Hz đến 2Hz thì biên độ dao động của con lắc sẽ
A. không thay đổi.
B. giảm.
C. tăng
D. tăng rồi giảm.

Câu 3: Con lắc lò xo gồm vật nặng $m = 100g$ và lò xo nhẹ có độ cứng $k = 100N/m$. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ $F_0$, và tần số $f_1 = 6Hz$ thì biên độ dao động $A_1$. Nếu giữ nguyên biên độ $F_0$ mà tăng tần số ngoại lực đến $f_2= 10Hz$ thì biên độ dao động ổn định là $A_2$. So sánh $A_1 và A_2.$
A. $A_1 = A_2$.
B. $A_1 > A_2$
C. $A_2 > A_1$
D. Chưa đủ điều kiện để kết luận
 

Rize

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
28 Tháng ba 2019
235
476
91
21
Sóc Trăng
unknown
1/F0= mw2A (=) 0,2=0,2.5.2A --)A =0,1m --)B (câu này em không chắc có nhớ đúng công thức không nữa)
2/f0=[tex]\frac{1}{2pi}. căn(\frac{g}{l})[/tex] =0,5 (cái nút bấm dấu căn với chữ pi ở đâu nhỉ :D)
anh2-png.188789

Do f1=1 và f2 =2 đều lớn hơn f0(f1 ,f2 thuộc nhánh phía bên phải) nên sẽ giảm--) B (cái này em giải thích theo những kiến thức em còn đọng lại trong đầu em đến bây giờ :D)
3B giải thích tương tự câu 2
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Những bạn giờ này còn làm bài cũng chăm chỉ lắm nè :p
Câu 1Câu 2Câu 3
CBB
[TBODY] [/TBODY]
Chúc mừng @Rize đã trả lời đúng 2 câu nhé :D
Câu 1 công thức đúng là $|F_0| = |ma_0| = |m\omega^2 A|$
Từ đó em tìm được A nhé.

Tiếp tục nào các bạn ơi!!!
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

Câu 5: Một con lắc đơn có độ dài $30cm$ được treo vào tầu, chiều dài mỗi thanh ray $12,5m$ ở chỗ nối hai thanh ray có một khe hở hẹp, lấy $g= 9,8m/s^2$. Tàu chạy với vận tốc nào sau đây thì con lắc đơn dao động mạnh nhất
A. 40,9 km/h
B. 12m/s
C. 40,9m/s
D. 10m/s

Câu 6: Một người đi bộ với bước đi dài $AB = 0,6m$. Nếu người đó xách một số nước mà nước trong xô dao động với tần số $f= 2Hz$. Người đó đi với vận tốc bao nhiêu thì nước trong xô sóng sánh mạnh nhất?
A. 12m/s.
B. 2,4m/s.
C. 20m/s.
D. 1,2m/s
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Chắc cũng khuya rồi nhỉ :p
Đây là đáp án 3 câu ở trên nha
Câu 4Câu 5Câu 6
BAD
[TBODY] [/TBODY]
Chúc mừng @Rize đã trả lời đúng hết 3 câu nhé. Ôn bài lâu sẽ đúng thôi :D

Một vài câu cho những ai muốn tiếp tục nhé :p

Câu 7: Một đoàn xe lửa chạy đều. Các chỗ nối giữa hai đường ray tác dụng một kích động vào toa tàu coi như ngoại lực. Khi tốc độ của tàu là 45km/h thì đèn treo ở trận toa xe xem như con lắc đơn có chu kì T = 1s rung lên mạnh nhất. Chiều dài mỗi đoạn đường ray là
A. 8,5m
B. 10,5m.
C. 12,5m.
D. 14m

Câu 8: Một con lắc đơn có chiều dài $l$ được treo trong toa tàu ở ngay vị trí phía trên trục bánh xe. Chiều dài mỗi thanh ray là $L = 12,5m$. Khi vận tốc đoàn tàu bằng $11,38m/s$ thì con lắc dao động mạnh nhất. Cho $g= 9,8m/s^2$. Chiều dài của con lắc đơn là
A. 20cm.
B. 30cm.
C. 25cm.
D. 32cm.

Câu 9: Cho một con lắc lò xo có độ cứng là $k$, khối lượng vật $m = 1kg$. Treo con lắc trên trần toa tầu ở ngay phía trên trục bánh xe. Chiều dài thanh ray là $L =12,5m$. Tàu chạy với vận tốc $54km/h$ thì con lắc dao động mạnh nhất. Độ cứng của lò xo là
A. 56.8N/m.
B. 100N/m.
C. 736N/m.
D. 73,6N/m.
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tiếp tục với một chút lý thuyết nhé :p
Có thắc mắc đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nha ;)

Vật lí 10 - TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Lực

+ Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
+ Các đặc điểm của vectơ lực \vec FF
anh1-png.192374

  • Phương: đường thẳng d chứa vectơ lực (gọi là giá của lực).
  • Chiều: từ gốc đến ngọn vectơ lực.
  • Độ lớn: F (N).
2. Cân bằng lực

+ Các lực cân bằng là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật
+ Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều
anh2-png.192373

3. Tổng hợp và phân tích lực

Định nghĩaQuy tắc hình bình hànhBiểu thức toán họcBiểu diễn
Tổng hợp lựcTổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.${{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}=\vec{F}$
anh3-png.192372
Phân tích lựcPhân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.$\vec{F}={{\vec{F}}_{x}}+{{\vec{F}}_{y}}.$
anh4-png.192371
[TBODY] [/TBODY]
4. Điều kiện cân bằng của một chất điểm

+ Muốn cho một chất điểm cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không tức không gây ra gia tốc $\overrightarrow a \Rightarrow {\vec F_1} + {\vec F_2} + ... + {\vec F_n} = \vec 0$
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

Dạng 1. Tổng hợp các lực đồng quy
a) Xác định hướng của hợp lực

+ Sử dụng quy tắc hình bình hành hoặc quy tắc đa giác.
+ Quy tắc đa giác: Từ điểm ngọn của vectơ ${\vec F _1}$ ta vẽ nối tiếp vectơ $\vec F _2^/$, song song và bằng vectơ ${\vec F _2}$ vectơ hợp lực $\vec F$ có gốc là gốc của ${\vec F _1}$ và ngọn là ngọn của $\vec F _2^/$, ba vectơ đó tạo thành một tam giác như hình vẽ.
anh5-png.192370

Chú ý: Vectơ $\vec F _2^/$, chỉ là biện pháp toán học,chứ hoàn toàn không có nghĩa là $\vec F _2^/$ gây ra tác dụng lực giống như ${\vec F _2}$
b) Xác định độ lớn của hợp lực
Cách 1
: Phương pháp đại số.
Hợp lực: $\overrightarrow F = {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2} \Rightarrow F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha }$
$- 1 \le \cos \alpha \le 1 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {F_{{\rm{max}}}} = {F_1} + {F_2}\,\, \Leftrightarrow \cos \alpha = 1\alpha = 0^\circ \\ {F_{{\rm{min}}}} = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\,\, \Leftrightarrow \,\,\cos \alpha = - 1\alpha = 180^\circ \end{array} \right. \Rightarrow \left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}.$
  • Nếu ${F_1} = {F_2} \Rightarrow F = 2{F_1}\cos \left( {\frac{\alpha }{2}} \right) \cdot$
  • Khi ${\overrightarrow F _1} \bot {\overrightarrow F _2}\,\,\left( {\alpha = {{90}^0}} \right) \Rightarrow F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2}.$
Cách 2: Sử dụng máy tính Casio.
(Ở đây chúng ta không đề cập đến cơ sở lí thuyết vì chương trình lớp 10 chúng ta chưa học đến số phức ta chỉ cần nắm được phương pháp để giải nhanh bài tập trắc nghiệm).
Xác định hợp lực: $\overrightarrow F = {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2} + ... + {\overrightarrow F _n} \to \left\{ \begin{array}{l} F = ?\\ \alpha = \left( {\vec F,Ox} \right) = ? \end{array} \right.$
Bước 1: Chọn trục Ox tùy ý sao cho dễ xác định góc giữa các vectơ lực thành phần.
Bước 2: Cài đặt máy ở chế độ (D) ta bấm: SHIFT MOD 3 hoặc (R) ta bấm: SHIFT MOD 4
Bước 3: Chuyển sang chế độ số phức ta bấm: MOD 2
Bước 4: Nhập số liệu: $F\angle \left( {\vec F,Ox} \right)={F_1}\angle \left( {{{\overrightarrow F }_1},Ox} \right) + {F_2}\angle \left( {{{\overrightarrow F }_2},Ox} \right) + ... + {F_n}\angle \left( {{{\overrightarrow F }_n},Ox} \right).$
Bước 5: Đọc kết quả.
Chú ý:
- Để lấy dấu (∠) ta bấm SHIFT (-)
- Vectơ lực thành phần nằm dưới trục Ox thì góc tạo bởi vectơ lực đó với Ox nhỏ hơn 0.
Dạng 2. Phân tích lực
+ Để phân tích lực \vec FF thành hai lực thành phần ${\overrightarrow F _x};\,{\overrightarrow F _y}$ theo hai phương Ox, Oy ta kẻ từ ngọn của $\vec F$ hai đường thẳng song song với hai phương, giao điểm của hai đường thẳng vừa kẻ với hai phương cần phân tích lực chính là ngọn của các vectơ lực thành phần ${\overrightarrow F _x};\,{\overrightarrow F _y}$
anh7-png.192368

+ Áp dụng các hệ thức lượng trong tam giác lực để tìm mối liên hệ giữa $F_1; F_2$ và $F$.
Chú ý:
  • Phân tích lực là phép làm ngược của tổng hợp lực.
  • Chỉ phân tích được lực theo các phương nếu nó có tác dụng lên các phương đó.
Xem chi tiết tại đây
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Sau đây là phần bài tập vận dụng cho phần lý thuyết lớp 10 hôm qua nhé cả nhà :D

Câu 1: Có 2 lực đồng quy có độ lớn là 9N và 12N. Giá trị nào sau đây có thể là độ lớn của hợp lực
A. 25N
B. 15N
C. 2N
D. 1N

Câu 2: Lực có độ lớn 30N là hợp lực của 2 lực nào sau đây?
A. 12N, 12N
B. 16N, 10N
C. 16N, 46N
D. 16N, 50N

Câu 3: Có hai lực đồng quy $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$. Gọi $\alpha$ là góc hợp bởi $\vec{F_1}$ và $\vec{F_2}$ và $\vec{F} = \vec{F_1} + \vec{F_2}$.
Nếu $F = F_1 - F_2$ thì giá trị của $\alpha$ là:
A. $0^o$
B. $90^o$
C. $180^o$
D. $0^o < \alpha < 90^o$

Câu 4: Hai lực cân bằng không thể có
A. cùng hướng
B. cùng phương
C. cùng giá
D. cùng độ lớn
 
Last edited:

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Đáp án:
1B2C3C4A
[TBODY] [/TBODY]
Hôm nay sao topic vắng tanh thế nhỉ ai ôn bài cùng mình đi :( =)) và sau đây là 4 câu tiếp theo

Câu 5: Hai lực $F_1 = F_2$ hợp với nhau một góc $\alpha$. Hợp lực của chúng có độ lớn là
A. $F = F_1 + F_2$
B. $F = F_1 - F_2$
C. $F = 2F_1\cos \alpha$
D. $F = 2F_1\cos \alpha /2$

Câu 6: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số
C. vật chuyển động với gia tốc không đổi
D. vật đứng yên

Câu 7: Hợp lực của 2 lực có độ lớn F và 2F có thể:
A. nhỏ hơn F
B. vuông góc với lực F
C. lớn hơn 3F
D. vuông góc với lực 2F

Câu 8: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn là 5N và 12N. Giá trị nào sau đây có thể là hợp lực của chúng?
A. 6N
B. 18N
C. 8N
D. Không thể tính được
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Đáp án:
1B2C3C4A
[TBODY] [/TBODY]
Hôm nay sao topic vắng tanh thế nhỉ ai ôn bài cùng mình đi :( =)) và sau đây là 4 câu tiếp theo

Câu 5: Hai lực $F_1 = F_2$ hợp với nhau một góc $\alpha$. Hợp lực của chúng có độ lớn là
A. $F = F_1 + F_2$
B. $F = F_1 - F_2$
C. $F = 2F_1\cos \alpha$
D. $F = 2F_1\cos \alpha /2$

Câu 6: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số
C. vật chuyển động với gia tốc không đổi
D. vật đứng yên

Câu 7: Hợp lực của 2 lực có độ lớn F và 2F có thể:
A. nhỏ hơn F
B. vuông góc với lực F
C. lớn hơn 3F
D. vuông góc với lực 2F

Câu 8: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn là 5N và 12N. Giá trị nào sau đây có thể là hợp lực của chúng?
A. 6N
B. 18N
C. 8N
D. Không thể tính được
5.D
6.A
7.D
8.D
 

Rize

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
28 Tháng ba 2019
235
476
91
21
Sóc Trăng
unknown
Đáp án:
1B2C3C4A
[TBODY] [/TBODY]
Hôm nay sao topic vắng tanh thế nhỉ ai ôn bài cùng mình đi :( =)) và sau đây là 4 câu tiếp theo

Câu 5: Hai lực $F_1 = F_2$ hợp với nhau một góc $\alpha$. Hợp lực của chúng có độ lớn là
A. $F = F_1 + F_2$
B. $F = F_1 - F_2$
C. $F = 2F_1\cos \alpha$
D. $F = 2F_1\cos \alpha /2$

Câu 6: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi
A. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không
B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số
C. vật chuyển động với gia tốc không đổi
D. vật đứng yên

Câu 7: Hợp lực của 2 lực có độ lớn F và 2F có thể:
A. nhỏ hơn F
B. vuông góc với lực F
C. lớn hơn 3F
D. vuông góc với lực 2F

Câu 8: Cho 2 lực đồng quy có độ lớn là 5N và 12N. Giá trị nào sau đây có thể là hợp lực của chúng?
A. 6N
B. 18N
C. 8N
D. Không thể tính được
5D 6A 7B 8C
 
  • Like
Reactions: Elishuchi

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Chúc mừng 2 bạn/anh đã làm đúng nhé và sau đây là 3 bài cuối cùng
Đáp án: 5D 6A 7B 8C

Câu 9: Một vật được treo như hình vẽ. Biết vật có trọng lượng P = 80N. Góc nghiêng $\alpha = 30^o$. Lực căng của dây là bao nhiêu?
upload_2021-11-7_15-35-4-png.192401

A. $40N$
B. $40\sqrt{3}N$
C. $80N$
D. $80\sqrt{3}N$

Câu 10: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc $\alpha = 45^o$. Cho $g =9,8m/s^2$. Bỏ qua ma sát giữa chỗ tiếp xúc quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là
upload_2021-11-7_15-41-2-png.192404

A. 20N
B. 10,4N
C. 14,7N
D. 17N

Câu 11: Một vật có trọng lượng $P$ đứng cân bằng nhờ hai dây OA làm với trần một góc $60^o$ và OB nằm ngang. Độ lớn lực căng $T_1$ của OA là:
upload_2021-11-7_15-40-22-png.192403

A. $P$
B. $2\sqrt{3}/3 .P$
C. $\sqrt{3}P$
D. $2P$
 
Last edited:

Rize

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
28 Tháng ba 2019
235
476
91
21
Sóc Trăng
unknown
Chúc mừng 2 bạn/anh đã làm đúng nhé và sau đây là 3 bài cuối cùng
Đáp án: 5D 6A 7B 8C

Câu 9: Một vật được treo như hình vẽ. Biết vật có trọng lượng P = 80N. Góc nghiêng $\alpha = 30^o$. Lực căng của dây là bao nhiêu?
upload_2021-11-7_15-35-4-png.192401

A. $40N$
B. $40\sqrt{3}N$
C. $80N$
D. $80\sqrt{3}N$

Câu 10: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây hợp với tường góc $\alpha = 45^o$. Cho $g =9,8m/s^2$. Bỏ qua ma sát giữa chỗ tiếp xúc quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là
upload_2021-11-7_15-41-2-png.192404

A. 20N
B. 10,4N
C. 14,7N
D. 17N

Câu 11: Một vật có trọng lượng $P$ đứng cân bằng nhờ hai dây OA làm với trần một góc $60^o$ và OB nằm ngang. Độ lớn lực căng $T_1$ của OA là:
upload_2021-11-7_15-40-22-png.192403

A. $P$
B. $2\sqrt{3}/3 .P$
C. $\sqrt{3}P$
D. $2P$
9A 10C 11B
 
  • Like
Reactions: Elishuchi
Top Bottom