Vật lí [THPT] Ôn bài đêm khuya

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn!!!
Từ hôm nay chúng mình sẽ trở lại với series Ôn bài đêm khuya đã làm mưa làm gió một thời nè JFBQ00184070402A

obdk.png

Mục đích của topic này là:
  • Giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và bài tập ở mức độ nhận biết, vận dụng.
  • Tạo thói quen học bài mỗi tối ở mức nhẹ nhàng.
  • Cung cấp những mẹo làm bài kèm câu hỏi.
  • Đưa ra kiến thức trọng tâm và một số câu hỏi / bài tập điển hình.
Thời gian tổ chức: 20h30 từ Thứ 2 đến Thứ 7 hàng tuần.
Nội quy khi tham gia topic:
  • Tuân thủ nội quy Diễn đàn Học Mãi về bài viết
  • Không đăng những nội dung không liên quan đến vấn đề đăng thảo luận
  • Không hỏi bài tại topic này
Và đặc biệt là TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN DIỄN ĐÀN HỌC MÃI đều có thể tham gia nhé Yociexp108
Chúng mình có 2 topic ở cả khối THCS và THPT các bạn nhớ ủng hộ chúng mình nhé.
(Xem thêm: [THCS] Ôn bài đêm khuya)

Đây là lịch đăng bài của tuần này, các bạn nhớ theo dõi để "ôn bài" cho đúng giờ nha:

tl-png.184275


Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu với một chút lí thuyết lớp 10 nào:

CHUYỂN ĐỘNG CƠ

A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Chuyển động cơ

  • Chuyển động cơsự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
  • Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.
  • Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi chuyển động.
2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

Để xác định vị trí của vật trong không gian cần chọn một vật làm mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ. Vị trí của chất điểm được xác định bằng toạ độ của nó trong hệ tọa độ này. Vật làm mốc được coi là đứng yên.

Hệ tọa độ 1 trục: sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng.Hệ tọa độ 2 trục: sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng.
Tọa độ của vật ở vị trí M: [tex]x = \overline{OM}[/tex]

anh2-png.184541
Tọa độ của vật ở vị trí M (x,y): [tex]\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x = \overline{OH} \\ y = \overline{OI} \end{matrix}\right.[/tex]

anh1-png.184542
[TBODY] [/TBODY]
3. Cách xác định thời gian trong chuyển động

  • Để mô tả chuyển động của một vật ta phải biết tọa độ của vật đó ở những thời điểm khác nhau. Muốn thế ta phải chỉ rõ mốc thời gian (hoặc gốc thời gian), tức là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian và phải đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.
  • Để xác định thời gian trong chuyển động cần chọn một mốc thời gian và dùng một đồng hồ để đo thời gian.
  • Hệ quy chiếu: là một hệ gồm một vật mốc gắn với một hệ tọa độ và một gốc thời gian cùng với một đồng hồ.
  • Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + đồng hồ và gốc thời gian.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

  • Với những câu hỏi lí thuyết: các bạn cần nắm vững các khái niệm về chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo và cách xác định vị trí, thời gian trong chuyển động ở phần A.
  • Với những bài tập tính toán liên quan đến việc xác định thời điểm hoặc thời gian vật chuyển động, các bạn cần chỉ rõ mốc thời gian và khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian đó.
  • Với những bài tập liên quan đến việc xác định vị trí của vật trong không gian, các bạn cần chỉ rõ mốc tọa độhệ tọa độ gắn với mốc tọa độ đó.
(Nguồn tài liệu: ican.vn . Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây)

Hãy cùng chờ đợi bài tập để ôn luyện kiến thức vào 20h30 tối mai nhé ^^.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Chúng ta cùng tiếp tục với một vài câu hỏi ôn tập nhẹ nhàng nhé. Xem ai nhanh hơn nào :D
Nhắc nhở: Mọi người nhớ đăng đáp án trong chỗ BẤM VÀO ĐÂY nhá :D

Câu 1: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang hướng Đông (xe 1), xe kia chạy sang hướng Bắc với cùng vận tốc (xe 2). Người ngồi trên xe (2) quan sát thấy xe (1) đang chạy theo hướng nào?
A. Đông - Bắc.
B. Đông - Nam.
C. Tây - Bắc.
D. Tây - Nam.

Câu 2: Vật nào sau đây không được xem là chất điểm?
A. Một xe ô tô đi từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.
B. Giọt nước mưa đang rơi.
C. Trái Đất đang chuyển động trên quỹ đạo của nó.
D. Kim phút đang quay của đồng hồ.

Câu 3: Một người đang ngồi trên một ô tô đang chuyển động. Người đó cảm thấy cây cối xung quanh đang chuyển động trong khi ô tô lại đứng yên. Trong trường hợp này, người quan sát đã chọn vật nào làm mốc?
A. Cây cối ven đường.
B. Ô tô.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Không có đâu nhé. Tui làm mẫu thôi. Đừng có mà ăn gian =.=
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chúng ta cùng tiếp tục với một vài câu hỏi ôn tập nhẹ nhàng nhé. Xem ai nhanh hơn nào :D
Nhắc nhở: Mọi người nhớ đăng đáp án trong chỗ BẤM VÀO ĐÂY nhá :D

Câu 1: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang hướng Đông (xe 1), xe kia chạy sang hướng Bắc với cùng vận tốc (xe 2). Người ngồi trên xe (2) quan sát thấy xe (1) đang chạy theo hướng nào?
A. Đông - Bắc.
B. Đông - Nam.
C. Tây - Bắc.
D. Tây - Nam.

Câu 2: Vật nào sau đây không được xem là chất điểm?
A. Một xe ô tô đi từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.
B. Giọt nước mưa đang rơi.
C. Trái Đất đang chuyển động trên quỹ đạo của nó.
D. Kim phút đang quay của đồng hồ.

Câu 3: Một người đang ngồi trên một ô tô đang chuyển động. Người đó cảm thấy cây cối xung quanh đang chuyển động trong khi ô tô lại đứng yên. Trong trường hợp này, người quan sát đã chọn vật nào làm mốc?
A. Cây cối ven đường.
B. Ô tô.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Không có đâu nhé. Tui làm mẫu thôi. Đừng có mà ăn gian =.=
Ủa gì mở màn mà đề "khó" vậy :D Đọc đề mà hoang mang quá :>
Mở hàng cho Nghĩa xinh trai siêu cấp vũ trụ nef~
1B còn lại không biết hihi
 

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,411
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
Câu 1: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang hướng Đông (xe 1), xe kia chạy sang hướng Bắc với cùng vận tốc (xe 2). Người ngồi trên xe (2) quan sát thấy xe (1) đang chạy theo hướng nào?
A. Đông - Bắc.
B. Đông - Nam.
C. Tây - Bắc.
D. Tây - Nam.

Câu 2: Vật nào sau đây không được xem là chất điểm?
A. Một xe ô tô đi từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.
B. Giọt nước mưa đang rơi.
C. Trái Đất đang chuyển động trên quỹ đạo của nó.
D. Kim phút đang quay của đồng hồ.

Câu 3: Một người đang ngồi trên một ô tô đang chuyển động. Người đó cảm thấy cây cối xung quanh đang chuyển động trong khi ô tô lại đứng yên. Trong trường hợp này, người quan sát đã chọn vật nào làm mốc?
A. Cây cối ven đường.
B. Ô tô.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đoán bừa là muôn thưở hihi :>
Em đoán bừa đêý ^^
 

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Câu 1: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang hướng Đông (xe 1), xe kia chạy sang hướng Bắc với cùng vận tốc (xe 2). Người ngồi trên xe (2) quan sát thấy xe (1) đang chạy theo hướng nào?
A. Đông - Bắc.
B. Đông - Nam.
C. Tây - Bắc.
D. Tây - Nam.

Câu 2: Vật nào sau đây không được xem là chất điểm?
A. Một xe ô tô đi từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.
B. Giọt nước mưa đang rơi.
C. Trái Đất đang chuyển động trên quỹ đạo của nó. (nó tự quay :0 )
D. Kim phút đang quay của đồng hồ.

Câu 3: Một người đang ngồi trên một ô tô đang chuyển động. Người đó cảm thấy cây cối xung quanh đang chuyển động trong khi ô tô lại đứng yên. Trong trường hợp này, người quan sát đã chọn vật nào làm mốc?
A. Cây cối ven đường.
B. Ô tô.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

upload_2021-9-14_21-5-48.png
Ủa chữ spoiler đâu rồi :eek:
 

Takudo

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng tám 2019
518
1,688
181
Hà Nội
Thất học :(
Chúng ta cùng tiếp tục với một vài câu hỏi ôn tập nhẹ nhàng nhé. Xem ai nhanh hơn nào :D
Nhắc nhở: Mọi người nhớ đăng đáp án trong chỗ BẤM VÀO ĐÂY nhá :D

Câu 1: Hai ô tô chạy trên hai đường thẳng vuông góc với nhau. Sau khi gặp nhau ở ngã tư, một xe chạy sang hướng Đông (xe 1), xe kia chạy sang hướng Bắc với cùng vận tốc (xe 2). Người ngồi trên xe (2) quan sát thấy xe (1) đang chạy theo hướng nào?
A. Đông - Bắc.
B. Đông - Nam.
C. Tây - Bắc.
D. Tây - Nam.

Câu 2: Vật nào sau đây không được xem là chất điểm?
A. Một xe ô tô đi từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh.
B. Giọt nước mưa đang rơi.
C. Trái Đất đang chuyển động trên quỹ đạo của nó.
D. Kim phút đang quay của đồng hồ.

Câu 3: Một người đang ngồi trên một ô tô đang chuyển động. Người đó cảm thấy cây cối xung quanh đang chuyển động trong khi ô tô lại đứng yên. Trong trường hợp này, người quan sát đã chọn vật nào làm mốc?
A. Cây cối ven đường.
B. Ô tô.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Không có đâu nhé. Tui làm mẫu thôi. Đừng có mà ăn gian =.=
2d 3b
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Xem ra mấy câu này có vẻ khó với các bạn quá nhỉ :D

  • Câu 1: B
  • Câu 2: D
  • Câu 3: B
  • Nếu thắc mắc đừng ngần ngại hỏi lại nhé :p

Chúng ta cùng đến với một vài câu hỏi khác nào :p

Câu 4
: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ.
B. Hệ tọa độ bao gồm hệ quy chiếu.
C. Hệ tọa độ luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.
D. Hệ quy chiếu luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.

Câu 5:
Một người địa phương đã chỉ đường cho khách du lịch như sau: "Từ Nhà Thờ A anh hãy đi thẳng về hướng Đông - Nam 5km sẽ thấy được trường B". Trong trường hợp này người chỉ đường đã chọn vật nào làm mốc?
A. Nhà Thờ A.
B. Trường B.
C. Trái Đất.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Một hành khách khi vừa đến TP. Hồ Chí Minh thì nói rằng "Tôi đã ngồi 8 tiếng trên xe từ khi xe khởi hành". Người đó đã chọn mốc thời gian là lúc nào?
A. Lúc 0h cùng ngày xe khởi hành.
B. Lúc xe bắt đầu khởi hành.
C. Lúc người đó bắt đầu lên xe.
D. Lúc người đó vừa đến TP. Hồ Chí Minh.

Đừng quên ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya
 
Last edited:

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
Xem ra mấy câu này có vẻ khó với các bạn quá nhỉ :D

  • Câu 1: B
  • Câu 2: D
  • Câu 3: B
  • Nếu thắc mắc đừng ngần ngại hỏi lại nhé :p

Chúng ta cùng đến với một vài câu hỏi khác nào :p

Câu 4
: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ.
B. Hệ tọa độ bao gồm hệ quy chiếu.
C. Hệ tọa độ luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.
D. Hệ quy chiếu luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.

Câu 5:
Một người địa phương đã chỉ đường cho khách du lịch như sau: "Từ Nhà Thờ A anh hãy đi thẳng về hướng Đông - Nam 5km sẽ thấy được trường B". Trong trường hợp này người chỉ đường đã chọn vật nào làm mốc?
A. Nhà Thờ A.
B. Trường B.
C. Trái Đất.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Một hành khách khi vừa đến TP. Hồ Chí Minh thì nói rằng "Tôi đã ngồi 8 tiếng trên xe từ khi xe khởi hành". Người đó đã chọn mốc thời gian là lúc nào?
A. Lúc 0h cùng ngày xe khởi hành.
B. Lúc xe bắt đầu khởi hành.
C. Lúc người đó bắt đầu lên xe.
D. Lúc người đó vừa đến TP. Hồ Chí Minh.

Đừng quên ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya
]
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ. (chắc là sai?)
B. Hệ tọa độ bao gồm hệ quy chiếu.
C. Hệ tọa độ luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.
D. Hệ quy chiếu luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.

Câu 5:
Một người địa phương đã chỉ đường cho khách du lịch như sau: "Từ Nhà Thờ A anh hãy đi thẳng về hướng Đông - Nam 5km sẽ thấy được trường B". Trong trường hợp này người chỉ đường đã chọn vật nào làm mốc?
A. Nhà Thờ A.
B. Trường B.
C. Trái Đất.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Một hành khách khi vừa đến TP. Hồ Chí Minh thì nói rằng "Tôi đã ngồi 8 tiếng trên xe từ khi xe khởi hành". Người đó đã chọn mốc thời gian là lúc nào?
A. Lúc 0h cùng ngày xe khởi hành.
B. Lúc xe bắt đầu khởi hành. (em phân vân giữa C với B)
C. Lúc người đó bắt đầu lên xe.
D. Lúc người đó vừa đến TP. Hồ Chí Minh.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Xem ra mấy câu này có vẻ khó với các bạn quá nhỉ :D

  • Câu 1: B
  • Câu 2: D
  • Câu 3: B
  • Nếu thắc mắc đừng ngần ngại hỏi lại nhé :p

Chúng ta cùng đến với một vài câu hỏi khác nào :p

Câu 4
: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ.
B. Hệ tọa độ bao gồm hệ quy chiếu.
C. Hệ tọa độ luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.
D. Hệ quy chiếu luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.

Câu 5:
Một người địa phương đã chỉ đường cho khách du lịch như sau: "Từ Nhà Thờ A anh hãy đi thẳng về hướng Đông - Nam 5km sẽ thấy được trường B". Trong trường hợp này người chỉ đường đã chọn vật nào làm mốc?
A. Nhà Thờ A.
B. Trường B.
C. Trái Đất.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Một hành khách khi vừa đến TP. Hồ Chí Minh thì nói rằng "Tôi đã ngồi 8 tiếng trên xe từ khi xe khởi hành". Người đó đã chọn mốc thời gian là lúc nào?
A. Lúc 0h cùng ngày xe khởi hành.
B. Lúc xe bắt đầu khởi hành.
C. Lúc người đó bắt đầu lên xe.
D. Lúc người đó vừa đến TP. Hồ Chí Minh.

Đừng quên ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ.
B. Hệ tọa độ bao gồm hệ quy chiếu.
C. Hệ tọa độ luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.
D. Hệ quy chiếu luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.

Câu 5:
Một người địa phương đã chỉ đường cho khách du lịch như sau: "Từ Nhà Thờ A anh hãy đi thẳng về hướng Đông - Nam 5km sẽ thấy được trường B". Trong trường hợp này người chỉ đường đã chọn vật nào làm mốc?
A. Nhà Thờ A.
B. Trường B.
C. Trái Đất.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Một hành khách khi vừa đến TP. Hồ Chí Minh thì nói rằng "Tôi đã ngồi 8 tiếng trên xe từ khi xe khởi hành". Người đó đã chọn mốc thời gian là lúc nào?
A. Lúc 0h cùng ngày xe khởi hành.
B. Lúc xe bắt đầu khởi hành.
C. Lúc người đó bắt đầu lên xe.
D. Lúc người đó vừa đến TP. Hồ Chí Minh.
 

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Cựu TMod Sử
Thành viên
31 Tháng ba 2020
1,498
6,408
511
Bắc Ninh
HocMai Forum
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hệ quy chiếu bao gồm hệ tọa độ.
B. Hệ tọa độ bao gồm hệ quy chiếu.
C. Hệ tọa độ luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.
D. Hệ quy chiếu luôn bao gồm hai trục Ox, Oy.

Câu 5:
Một người địa phương đã chỉ đường cho khách du lịch như sau: "Từ Nhà Thờ A anh hãy đi thẳng về hướng Đông - Nam 5km sẽ thấy được trường B". Trong trường hợp này người chỉ đường đã chọn vật nào làm mốc?
A. Nhà Thờ A.
B. Trường B.
C. Trái Đất.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 6: Một hành khách khi vừa đến TP. Hồ Chí Minh thì nói rằng "Tôi đã ngồi 8 tiếng trên xe từ khi xe khởi hành". Người đó đã chọn mốc thời gian là lúc nào?
A. Lúc 0h cùng ngày xe khởi hành.
B. Lúc xe bắt đầu khởi hành.
C. Lúc người đó bắt đầu lên xe.
D. Lúc người đó vừa đến TP. Hồ Chí Minh.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Có vẻ 3 câu này không làm khó được các bạn nhỉ :D
Nhưng vẫn có bạn sai đó nhé :p

  • Câu 4: A
  • Câu 5: A
  • Câu 6: B
  • Ai sai thì xem lại mình sai ở đâu nè :D. Nếu thắc mắc đừng ngần ngại hỏi lại nhé :p

Tiếp tục với một vài câu tính toán nhé:

Câu 7:
Một máy bay khởi hành ở Việt Nam vào lúc 12h trưa (theo giờ Việt Nam) và bay trong vòng 7 tiếng. Máy bay đó đến Anh vào mấy giờ (theo giờ Anh)? Biết rằng Việt Nam và Anh cách nhau 7 múi giờ.
A. 5 giờ.
B. 17 giờ.
C. 12 giờ.
D. 19 giờ.

Câu 8: Một xe khách khỏi hành từ Phú Yên vào lúc 19 giờ 30 phút và đến TP. Hồ Chí Minh vào lúc 5 giờ 12 phút ngày hôm sau. Hỏi xe đã chuyển động trong thời gian bao lâu?
A. 9 giờ 42 phút
B. 9 giờ 18 phút
C. 10 giờ 42 phút.
D. 10 giờ 18 phút.

Câu 9: Một máy bay khởi hành từ Việt Nam vào lúc 17 giờ (theo giờ Việt Nam) và đến Mỹ vào lúc 19 giờ cùng ngày (theo giờ Mỹ). Máy bay đã bay trong bao lâu? Biết Việt Nam và Mỹ lệch nhau 12 múi giờ.
A. 2 tiếng.
B. 12 tiếng.
C. 14 tiếng.
D. 26 tiếng.

Câu 10: Sau ít nhất bao lâu thì kim phút đuổi kịp kim giờ kể từ thời điểm 6 giờ 15 phút.
A. 15 phút 0 giây.
B. 18 phút 43 giây.
C. 16 phút 22 giây.
D. 14 phút 34 giây.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Có vẻ 3 câu này không làm khó được các bạn nhỉ :D
Nhưng vẫn có bạn sai đó nhé :p

  • Câu 4: A
  • Câu 5: A
  • Câu 6: B
  • Ai sai thì xem lại mình sai ở đâu nè :D. Nếu thắc mắc đừng ngần ngại hỏi lại nhé :p

Tiếp tục với một vài câu tính toán nhé:

Câu 7:
Một máy bay khởi hành ở Việt Nam vào lúc 12h trưa (theo giờ Việt Nam) và bay trong vòng 7 tiếng. Máy bay đó đến Anh vào mấy giờ (theo giờ Anh)? Biết rằng Việt Nam và Anh cách nhau 7 múi giờ.
A. 5 giờ.
B. 17 giờ.
C. 12 giờ.
D. 19 giờ.

Câu 8: Một xe khách khỏi hành từ Phú Yên vào lúc 19 giờ 30 phút và đến TP. Hồ Chí Minh vào lúc 5 giờ 12 phút ngày hôm sau. Hỏi xe đã chuyển động trong thời gian bao lâu?
A. 9 giờ 42 phút
B. 9 giờ 18 phút
C. 10 giờ 42 phút.
D. 10 giờ 18 phút.

Câu 9: Một máy bay khởi hành từ Việt Nam vào lúc 17 giờ (theo giờ Việt Nam) và đến Mỹ vào lúc 19 giờ cùng ngày (theo giờ Mỹ). Máy bay đã bay trong bao lâu? Biết Việt Nam và Mỹ lệch nhau 12 múi giờ.
A. 2 tiếng.
B. 12 tiếng.
C. 14 tiếng.
D. 26 tiếng.

Câu 10: Sau ít nhất bao lâu thì kim phút đuổi kịp kim giờ kể từ thời điểm 6 giờ 15 phút.
A. 15 phút 0 giây.
B. 18 phút 43 giây.
C. 16 phút 22 giây.
D. 14 phút 34 giây.
Tại sao câu 4 lại là A mà sao không phải là C ạ?
______________
Câu 7: Một máy bay khởi hành ở Việt Nam vào lúc 12h trưa (theo giờ Việt Nam) và bay trong vòng 7 tiếng. Máy bay đó đến Anh vào mấy giờ (theo giờ Anh)? Biết rằng Việt Nam và Anh cách nhau 7 múi giờ.
A. 5 giờ.
B. 17 giờ.
C. 12 giờ.
D. 19 giờ.

Câu 8: Một xe khách khỏi hành từ Phú Yên vào lúc 19 giờ 30 phút và đến TP. Hồ Chí Minh vào lúc 5 giờ 12 phút ngày hôm sau. Hỏi xe đã chuyển động trong thời gian bao lâu?
A. 9 giờ 42 phút
B. 9 giờ 18 phút
C. 10 giờ 42 phút.
D. 10 giờ 18 phút.

Câu 9: Một máy bay khởi hành từ Việt Nam vào lúc 17 giờ (theo giờ Việt Nam) và đến Mỹ vào lúc 19 giờ cùng ngày (theo giờ Mỹ). Máy bay đã bay trong bao lâu? Biết Việt Nam và Mỹ lệch nhau 12 múi giờ.
A. 2 tiếng.
B. 12 tiếng.
C. 14 tiếng.
D. 26 tiếng.

Câu 10: Sau ít nhất bao lâu thì kim phút đuổi kịp kim giờ kể từ thời điểm 6 giờ 15 phút.
A. 15 phút 0 giây.
B. 18 phút 43 giây.
C. 16 phút 22 giây.
D. 14 phút 34 giây.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Tại sao câu 4 lại là A mà sao không phải là C ạ?
Theo lý thuyết anh đã cấp ở trên thì
  • Hệ quy chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + đồng hồ và gốc thời gian.
Vậy nên trước hết ta thấy A đúng nhé. Giờ xem xét tại sao C sai: Hệ tọa độ có thể chỉ là một trục Ox (hệ tọa độ 1 trục) hoặc 2 trục Ox, Oy (hệ tọa độ 2 trục), có thể là 3 trục luôn nhé :D
Vậy nên C sai nè :p

Em ôn lại lí thuyết ở đây nhé
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Đáp án cuối ngày nè các bạn ơi!!!

  • Câu 7: C
  • Câu 8: A
  • Câu 9: C
  • Câu 10: C
  • Nếu thắc mắc đừng ngần ngại hỏi lại nhé :p

Chúc mừng những bạn đã trả lời đúng hết nha JFBQ00137070104BJFBQ00137070104BJFBQ00137070104B

Những ai còn sai sót thì xem lại bài nhé. Lần sau chúng ta sẽ làm tốt hơn thôi :p

Chúc mọi người ngủ ngon nhé Yociexp32Yociexp32Yociexp32
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ nha :D Đến hẹn lại lên chúng ta cùng xem kiến thức ôn tập của ngày hôm nay nhé :D

CHƯƠNG 1- VẬT LÍ 11: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I/Tóm tắt lý thuyết:
  1. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
  1. a. Sự nhiễm điện của các vật
  • Một vật có khả năng hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông,... ta nói vật đó bị nhiễm điện
  • Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách: cọ xát với vật khác, tiếp xúc với vật đã nhiễm điện
  • Các hiện tượng nhiễm điện của vật :
  • Nhiễm điện do cọ xát
  • Nhiễm điện do tiếp xúc
  • Nhiễm điện do hưởng ứng
  1. b. Điện tích. Điện tích điểm .
  • Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích
  • Vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét được gọi là điện tích điểm
  1. c. Tương tác điện. Hai loại điện tích
  • Hai loại điện tích:
  • Điện tích dương
  • Điện tích âm
  • Tương tác điện
  • Sự đẩy nhau hay hút nhau giữa các điện tích gọi là sự tương tác điện
2. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi

2.a.Định luật Cu-lông:
  • Nội dung: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
  • Biểu thức:
    [tex]F = k\frac{|q_{1}.q_{2}|}{\varepsilon .r^{2}}[/tex]​
  • Trong đó: k là hằng số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị (Trong hệ SI, k=9.10⁹ ) q1 và q2: các điện tích ( C ) r: khoảng cách giữa q1 và q2 (m²)
  • Đơn vị của điện tích là : Culong( C )
  • Biểu diễn :
  • 4(23).png 5(15).png
2.b.Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi:
  • Điện môi: là môi trường cách điện
  • Trong điện môi có hằng số điện môi là [tex]\varepsilon[/tex]
  • Hằng số điện môi của môi trường cho biết : Khi đặt các điện tích trong môi trường đó thì lực tương tác giữa chúng giảm đi bao nhiêu lần so với khi chúng đặt trong chân không. Đối với chân không thì [tex]\varepsilon[/tex] =1 còn các môi trường khác thì [tex]\varepsilon[/tex] >1
  • Công thức định luật Cu-lông trong trường hợp lực tuoeng tác giữa hai điện tích điểm đặt trong môi trường đồng tính :
  • [tex]F = k\frac{|q_{1}.q_{2}|}{\varepsilon .r^{2}}[/tex]
  • Nội dung: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong môi trường có hằng số điện môi [tex]\varepsilon[/tex] tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng 2.c. Nguyên lý chồng chất:
Giả sử có n điện tích điểm q1, q2,…, qn tác dụng lên điện tích điểm q những lực tương tác tĩnh điện [tex]\overrightarrow{F_{1}}[/tex], [tex]\overrightarrow{F_{2}}[/tex],....., [tex]\overrightarrow{F_{n}}[/tex] thì lực điện tổng hợp do các điện tích điểm trên tác dụng lên điện tích q tuân theo nguyên lý chồng chất lực điện.

[tex]\overrightarrow{F}[/tex] = [tex]\overrightarrow{F_{1}}[/tex]+[tex]\overrightarrow{F_{2}}[/tex]+....+[tex]\overrightarrow{F_{n}}[/tex]
Hẹn gặp lại cả nhà lên bài tập áp dụng vào ngày mai nha! ^^ Đừng quên ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya nhé :>>
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
HÔM QUA MỌI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC ÔN LẠI PHẦN KIẾN THỨC CHƯƠNG I - VẬT LÝ 11.
VẬY GIỜ CÙNG MÌNH LÀM NHỮNG BÀI TẬP NHO NHỎ DƯỚI ĐÂY NHÉ ^^

Nhắc nhở: Mọi người nhớ đăng đáp án trong chỗ BẤM VÀO ĐÂY nhá :p:p

II/BÀI TẬP
1. Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô. B. Nước tinh khiết.
C. Thủy tinh. D. Đồng.

2. Chọn câu đúng.
Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần. D. không thay đổi.

3. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12cm. Lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Tính độ lớn các điện tích và hằng số điện môi của dầu.

4. Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì lực tác dụng lên nhau là 9.[tex]10^{-3}[/tex] N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.


5. Điện tích điểm là
A. Vật chứa rất ít điện tích.
B. Điểm phát ra điện tích.
C. Vật có kích thước rất nhỏ.
D. Điện tích coi như tập trung tại một điểm


6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện.
C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.


7. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. Hút nhau một lực 0,5N.
B. Đẩy nhau một lực 5N.
C. Hút nhau một lực 5N.
D. Đẩy nhau một lực 0,5 N.


8. Trong những cách dưới đây cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc
B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện
C. Đặt một vật gần nguồn điện
D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Mọi người ủng hộ team Lý tại "Ôn bài đêm khuya THCS" và Thiên đường Vật Lý nha
 

ha_duong21

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
969
2,514
316
19
Vinh
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
II/BÀI TẬP
1. Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô. B. Nước tinh khiết.
C. Thủy tinh. D. Đồng.

2. Chọn câu đúng.
Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần. D. không thay đổi.

3. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12cm. Lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Tính độ lớn các điện tích và hằng số điện môi của dầu.
Giải:
Đổi 12 cm = 0,12 m ; 8 cm = 0,08 m
(Với r = 0,12 m)
AD định luật Cu-lông : F = [tex]k.\frac{\left | q1.q2 \right |}{\varepsilon .r^{2}} = 10^{9}.9.\frac{\left | q1.q2 \right |}{1 .0,12^{2}}[/tex] = 10
=>[tex]\left | q1.q2 \right |=[/tex] = [tex]1,6.10^{-11}[/tex]
Mà q1 = q2 => q1 = q2 = [tex]\pm[/tex] [tex]4.10^{-6}[/tex] C
Hằng số điện môi của dầu là :
[tex]10^{9}.9.\frac{\left | (4.10^{-6})^2 \right |}{\varepsilon.0,08^{2}}[/tex] = 10N
=> [tex]\varepsilon =2,25[/tex]

4. Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì lực tác dụng lên nhau là 9.[tex]10^{-3}[/tex] N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.
AD định luật Cu-lông : F = [tex]k.\frac{\left | q1.q2 \right |}{\varepsilon .r^{2}} = 10^{9}.9.\frac{\left | q1.q2 \right |}{1 .0,1^{2}}[/tex] = 9.[tex]10^{-3}[/tex]
=>[tex]\left | q1.q2 \right |= [/tex] = [tex]1.10^{-14}[/tex]
Mà q1 = q2 => q1 = q2 = [tex]\pm[/tex] [tex]1.10^{-7}[/tex] C

5. Điện tích điểm là
A. Vật chứa rất ít điện tích.
B. Điểm phát ra điện tích.
C. Vật có kích thước rất nhỏ.
D. Điện tích coi như tập trung tại một điểm


6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện.
C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.


7. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. Hút nhau một lực 0,5N.
B. Đẩy nhau một lực 5N.
C. Hút nhau một lực 5N.
D. Đẩy nhau một lực 0,5 N.


8. Trong những cách dưới đây cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc
B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện
C. Đặt một vật gần nguồn điện
D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
HÔM QUA MỌI NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC ÔN LẠI PHẦN KIẾN THỨC CHƯƠNG I - VẬT LÝ 11.
VẬY GIỜ CÙNG MÌNH LÀM NHỮNG BÀI TẬP NHO NHỎ DƯỚI ĐÂY NHÉ ^^

Nhắc nhở: Mọi người nhớ đăng đáp án trong chỗ BẤM VÀO ĐÂY nhá :p:p

II/BÀI TẬP
1. Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô. B. Nước tinh khiết.
C. Thủy tinh. D. Đồng.

2. Chọn câu đúng.
Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần. D. không thay đổi.

3. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12cm. Lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Tính độ lớn các điện tích và hằng số điện môi của dầu.

4. Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì lực tác dụng lên nhau là 9.[tex]10^{-3}[/tex] N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.


5. Điện tích điểm là
A. Vật chứa rất ít điện tích.
B. Điểm phát ra điện tích.
C. Vật có kích thước rất nhỏ.
D. Điện tích coi như tập trung tại một điểm


6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện.
C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.


7. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. Hút nhau một lực 0,5N.
B. Đẩy nhau một lực 5N.
C. Hút nhau một lực 5N.
D. Đẩy nhau một lực 0,5 N.


8. Trong những cách dưới đây cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc
B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện
C. Đặt một vật gần nguồn điện
D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Mọi người ủng hộ team Lý tại "Ôn bài đêm khuya THCS" và Thiên đường Vật Lý nha
Tiếp tục chuyên mục mở hàng =))
1D 2D 3.... đoán xem he he
Giải bài nhanh nào các em :)) không chị đổi ý là chị làm hết đó :<
Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ nhé :D
 

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,411
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
II/BÀI TẬP
1. Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô. B. Nước tinh khiết.
C. Thủy tinh. D. Đồng.

2. Chọn câu đúng.
Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần. D. không thay đổi.

3. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12cm. Lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Tính độ lớn các điện tích và hằng số điện môi của dầu.

5. Điện tích điểm là
A. Vật chứa rất ít điện tích.
B. Điểm phát ra điện tích.
C. Vật có kích thước rất nhỏ.
D. Điện tích coi như tập trung tại một điểm


6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện.
C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.


7. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. Hút nhau một lực 0,5N.
B. Đẩy nhau một lực 5N.
C. Hút nhau một lực 5N.
D. Đẩy nhau một lực 0,5 N.


8. Trong những cách dưới đây cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc
B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện
C. Đặt một vật gần nguồn điện
D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Đến giờ lên đáp án rồi nè cả nhà :D Chúc mừng các bạn đã làm chính xác nha ^^ Còn ai sai thì xem sai ở đâu rút kinh nghiệm nhé!
Nếu có các thắc mắc gì thì cứ trả lời tại topic này chị sẽ giải đáp nha ^^ Chúc cả nhà ngủ ngon :Tonton9
II/BÀI TẬP
1. Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?
A. Không khí khô. B. Nước tinh khiết.
C. Thủy tinh. D. Đồng.

Trả lời: Chọn D.
  • Hằng số điện môi chỉ đặc trưng cho chất cách điện nên không thể nói về hằng số điện môi của chất dẫn điện.
  • Không khí khô, nước tinh khiết, thủy tinh là các chất cách điện. Đồng là chất dẫn điện. Do đó không thể nói về hằng số điện môi của đồng
2. Chọn câu đúng.
Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng
A. tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần. D. không thay đổi.

Lời giải: Chọn D.

3. Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12cm. Lực tương tác giữa chúng bằng 10N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10N. Tính độ lớn các điện tích và hằng số điện môi của dầu.
Bài giải
Ta có:
[tex]F1 = k\frac{|q_{1}.q_{2}|}{\varepsilon 1 .r^{2}}[/tex] (*)
[tex]F2 = k\frac{|q_{1}.q_{2}|}{\varepsilon 2.r^{2}}[/tex]
Lập tỉ số => [tex]\varepsilon 2[/tex]
Thay vào lại phương trình (*) , với q1 =q2 => q1=q2

4. Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10cm trong chân không thì lực tác dụng lên nhau là 9.[tex]10^{-3}[/tex] N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.

Bài giải:
Áp dụng công thức: [tex]F = k\frac{|q_{1}.q_{2}|}{\varepsilon 1 .r^{2}}[/tex]
Trong đó còn có q1 = q2 => q

5. Điện tích điểm là
A. Vật chứa rất ít điện tích.
B. Điểm phát ra điện tích.
C. Vật có kích thước rất nhỏ.
D. Điện tích coi như tập trung tại một điểm
Đáp án: D

6. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện.
C. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
Đáp án: A

7. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4/3 C đặt cách nhau 1m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng
A. Hút nhau một lực 0,5N.
B. Đẩy nhau một lực 5N.
C. Hút nhau một lực 5N.
D. Đẩy nhau một lực 0,5 N.
Đáp án: C

8. Trong những cách dưới đây cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc
B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện
C. Đặt một vật gần nguồn điện
D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.
Đáp án: A
Đừng quên ghé qua [THCS] Ôn bài đêm khuya nhé :Tonton16
 
Top Bottom