Hóa [hóa 8 – 9] phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo chuyên đề.

J

juncamoon

Bài 6: Chọn hóa chất thích hợp điền vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau và hoàn thành các PTHH đó.
a) Na2S + …. → H2S + ……
b) CaCO3 + ……. → CaSO4 + ….. + …….
c) NaOH + …… → NaHSO3
d) Ca(HCO3)2 → (đk nhiệt độ) ……. + CO2 + …….
e) (NH4)2SO4 + ……. → Na2SO4 + ……. + ………
g) NaCl + H2O → (đp dd có màng ngăn) NaOH + ….. + ……
h) CO2 + ….. → CaCO3 + ……[/SIZE][/FONT][/QUOTE]

Giải bài 6:
a,Na2S + 2HCl2 NaCl+ H2S

b,H2SO4+ CaCO3→ CaSO4↓ + CO2+H2O

c,SO2+ NaOH → NaHSO3

d,Ca(HCO3)2 --to--> CaCO3 + 2CO2 +H2O

e,(NH4)2SO4 + 2NaOH(đậm đặc) → Na2SO4 + 2NH3↑+ 2H2O

g,NaCl + H2O → NaOH + Cl2 + H2

h,CaO+ CO2 → CaCO3
 
Last edited by a moderator:
U

ulrichstern2000

Chủ đề 3: NHẬN BIẾT VÀ PHÂN BIỆT CÁC CHẤT

Dạng 1: Dạng toán không giới hạn thuốc thử

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: HCl, H2SO4, HNO3, H2O bị mất nhãn.

Bài 2: Có sáu lọ, mỗi lọ chứa mỗi dung dịch các chất sau: |(NH4)2SO4, HCl, Na2S, CuSO4, NaOH, Na2CO3 bị mất nhãn, bằng biện pháp hóa học hãy phân biệt các lọ trên.

Bài 3: Bằng biện pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau:
a) Bốn chất lỏng: H2SO4, HNO3, HCl và nước.
b) Bốn chất rắn: Ca(OH)2, MgCO3, BaCO3 và Na2CO3
c) Năm lọ dung dịch chứa riêng biệt các chất sau: HNO3, Ca(OH)2, NaOH, HCl và NH3
d) Bốn dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt sau AlCl3, FeCl3, CuCl2 và ZnCl2
e) Bốn dung dịch chứa trong các lọ riêng biệt sau: MgSO4, FeCl3, (NH4)2SO4, FeCl2, AlCl3, Na2CO3, NaAlO2
 
Y

yui_2000

Bài 7

Bài 7: Có những chất NaCl, Na2SO4, NaOH, Na2O, Na và Na2CO3.
a) Dựa vào mối quan hề giữa các chất, hãy sắp xếp thành một dãy biến đổi hóa học theo sơ đồ sau:
A → (1) B → (2) C → (3) D → (4) E → (5) F
b) Viết các phương trình phản ứng cho mỗi dãy biến hóa đó.
a)
$Na \to Na_2O \to NaOH \to Na_2CO_3 \to Na_2SO_4 \to NaCl$
b)
(1) $4Na + O_2 \overset{t^o}{\to} 2Na_2O$
(2) $Na_2O + H_2O \to NaOH$
(3) $2NaOH + CO_2 \to Na_2CO_3 +H_2O$
(4) $Na_2CO_3 + H_2SO_4 \to Na_2SO_4 + CO_2 + H_2O$
(5) $Na_2SO_4 + BaCl_2 \to 2NaCl + BaSO_4$
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Có 6 lọ chứa các dung dịch sau: HCl, H2SO4, HNO3, Ca(OH)2 và NaOH bị mất nhãn. Hãy trình bày cách nhận biết các hóa chất trên bằng phương pháp hóa học.

Bài 5: Bằng biện pháp học học hãy phân biệt các chất khí sau:
a) Không khí, H2, SO2 và CO2
b) NH3, H2S, CH4 và oxi
c) CO2, H2, N2, CO

Bài 6: Có 4 lọ mất nhãn là A, B, C, D. Mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: AgNO3, ZnCl2, HCl và Na2CO3. Biết rằng lọ A tạo chất khí với lọ C nhưng không phản ứng với lọ B, lọ A, B tạo kết tủa với lọ D. Hãy xác định các chất trong lọ A, B, C, D.

Bài 7: Nêu cách phân biệt CaO, Na2O, MgO, P2O5 đều là chất bột trắng.
 
U

ulrichstern2000

Bài 7: Nêu cách phân biệt CaO, Na2O, MgO, P2O5 đều là chất bột trắng.

Bài 8: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, NaNO3.

Bài 9: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 dung dịch muối (không trùng kim loại cũng như gốc axit) là: clorua, sunfat, nitrat, cacbonat của các kim loại Ba, Mg, K, Pb
a) Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?
b) Nêu phương pháp phân biệt 4 ống nghiệm đó.
 
Y

yui_2000

Bài 1


Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất lỏng sau: HCl, H2SO4, HNO3, H2O bị mất nhãn.
- Trích mỗi lọ một ít mẫu thử, đánh số thứ tự.
- Lần lượt cho quỳ tím vào từng mẫu thử. Chất làm cho quỳ tím đổi sang đỏ là HCl, H₂SO₄, HNO₃. Chất không làm quỳ tím đổi màu là H₂O.
- Cho bạc nitrat vào chất lỏng làm quỳ tím hóa đỏ. Chất tạo ra kết tủa trắng là HCl.
$AgNO_3 + HCl \to AgCl +HNO_3$
$AgNO_3 + H_2SO_4 \to Ag_2SO_4 + HNO_3$
- Cho bari clorua vào các chất lỏng còn lại. Chất sinh ra kết tủa trắng là H₂SO₄.
$BaCl_2 + H_2SO_4 \to BaSO_4 + 2HCl$
 
Last edited by a moderator:
J

juncamoon

Chủ đề 2: HOÀN THÀNH CHUỖI BIẾN ĐỔI HÓA HỌC

Bài tập cơ bản (dành cho học sinh lớp 8):

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng, nếu có): (mình đánh lại số vì không vẽ được sơ đồ)
(1) S → SO2
(2) SO2 → H2SO3
(3) H2SO3 → K2SO3
(4) K2SO3 → SO2
(5) SO2 → SO3
(6) SO3 → H2SO4
(7) SO2 → KHSO3
(8) KHSO3 → K2SO3
(9) K2SO3 → K2SO4
(10) H2SO4 → K2SO4

Bài 2: Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa sau:
(1) Na → Na2O
(2) Na2O → NaOH
(3) NaOH → NaHCO3
(4) NaHCO3 → Na2CO3
(5) Na2CO3 → NaCl
(6) NaOH → NaCl
(7) NaCl → Na

Bài 3: Tìm các chất A, B, C, D, E để hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(1) Na + A → NaOH + B
(2) C → (đk nhiệt độ) D + A
(3) D + B → (đk nhiệt độ) E + A
(4) E + A → (đk nhiệt độ > 570 độ C) Fe2O3 + B

Giải bài 1:
(1) S +O2 →(to) SO2
(2) SO2 + H2O→ H2SO3
(3) H2SO3 +2 KOH→ K2SO3 + 2 H2O
(4) K2SO3 + 2HCl→ 2KCl + SO2↑ + H2O
(5) SO2 + 1/2 O2 →(to, V2O5) SO3
(6) SO3 + H2O → H2SO4
(7) SO2 + KOH → KHSO3
Điều kiện: trong etanol→ KHSO3
(8) KHSO3 + KOH→ K2SO3 + H2O
(9) K2SO3 +2 H2SO4→ 2K2SO4 + SO2 + H2O
(10) H2SO4 + 2KOH→ K2SO4 +2H2O

Giải bài 2:

(1) Na + O2→(to) Na2O
(2) Na2O + H2O→ 2NaOH
(3) NaOH + CO2→ NaHCO3
(4) NaHCO3 +NaOH→ Na2CO3 + H2O
(5) Na2CO3 +2HCl→ 2NaCl + CO2 + H2O
(6) 3NaOH + FeCl3→ 3NaCl + Fe(OH)3
(7) 2NaCl →(đpdd) 2Na + Cl2

Giải bài 3:

(1) 2Na + 2H2O A → 2NaOH + H2 B
_________A_______________B
(2) Fe(OH)3 C → (đk nhiệt độ)Fe2O3 D + H2O A
_____C ___________________D
(3) Fe2O3 + NaOH → (đk nhiệt độ) NaFeO2 +H2O
_____D________B______________E __A
(4) 2NaFeO2 + H2O → (đk nhiệt độ > 570 độ C) Fe2O3 +2 NaOH
___E________A________________________________B
 
J

juncamoon

Bài 4: Viết PT phản ứng thực hiện chuổi biến đổi hóa học sau.
Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → NaOH
----------------------------------↓
-----------------------------Ca(HCO3)2

Bài 5: Xác định các chất A, B, C trong sơ đồ phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi:
A → ( + NaOH) B → ( + nhiệt độ) C → (+ H2) Cu → (+ H2SO4 đặc, nóng) A

Bài 6: Xác định các chất A, B, C, D và hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ phản ứng dưới đây:
(1) A + B → Na2CO3 + H2O
(2) Na2CO3 + C → D + B
(3) D + A + H2O → E
(4) E + B → Na2CO3 + D + H2O

Giải bài 4:
1) Ca + 1/2O2 --to-> CaO
2) CaO +H2O ---> Ca(OH)2
3)Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 ---> 2CaCO3 + H2O
4)CaCO3---to--> CaO + CO2
5)CaCO3 + 2CO2 + H2O ---> Ca(HCO3)2
6)CO2 + NaOH --> NaHCO3
7)NaHCO3 + NaOH --> Na2CO3 + H2O
8)Na2CO3 + Ca(OH)2 ---> 2NaOH + CaCO3

Giải bài 5:
A → ( + NaOH) B → ( + nhiệt độ) C → (+ H2) Cu → (+ H2SO4 đặc, nóng) A
SO2_(1)_____O2_(2)________ CuO (3)______(4)____________________SO2

1)SO2 + NaOH --> NaHSO3
2)4NaHSO3 --điện phân--> Na2S2O4 + O2↑ + 2H2O
3)Cu + 1/2O2 --to-> CuO
4)Cu + 2H2SO4--> CuSO4 + SO2 + 2H2O
 
U

ulrichstern2000

Bài 10: Nêu các phản ứng phân biệt 5 dung dịch: NaNO3, NaCl, na2S, Na2SO4, Na2Co3.

Bài 11: Có 8 dung dịch chứa: NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Na2SO4, MgSO4, FeSO4, CuSO4. Hãy nêu thuốc thử và trình bày phương pháp phân biệt 8 dung dịch nói trên.

Bài 12: Có 7 oxit ở dạng bột gồm: Na2O, CaO, Ag2O, Al2O3, Fe2O3, MnO2, CuO, CaC2. Bằng những phương pháp đặc trưng nào có thể phân biệt các chất đó.
 
U

ulrichstern2000

Bài 13: 3 dung dịch muối Na2SO3, NaHSO3, Na2SO4 có thể được phân biệt bằng những phản ứng hóa học nào?

Bài 14: Phân biệt 6 dung dịch: NaNO3, NaCl, Na2S, Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3.

Bài 15: 5 chất bột: Cu, Al, Fe, S, Ag. Hãy nêu cách phân biệt chúng.
 
U

ulrichstern2000

Bài 16: Có 2 dung dịch FeCl2, FeCl3. Có thể dùng 2 trong 3 hóa chất: Cu, nước Br2, dung dịch KOH để phân biệt 2 dung dịch này. Hãy giải thích.

Bài 17: Bằng phương pháp hóa học làm thế nào để nhận ra sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp gồm: CO, CO2, SO2, SO3. Viết phương trình phản ứng.

Bài 18: 5 chất bột: MgO, P2O5, BaO, Na2SO4, Al2O3. Hãy dùng phương pháp đơn giản để phân biệt các chất này.

Bài 19: 4 chất rắn: KNO3, NaNO3, KCl, NaCl. Hãy nêu cách phân biệt chúng.

(Kết thúc bài tập chủ đề nhận biết chất, dạng 1 thuốc thử tự chọn)
 
U

ulrichstern2000

Dạng 2: Dạng toán có giới hạn thuốc thử.

Bài 1: Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, Na2S bị mất nhãn. Chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử duy nhất hay phân biệt các hóa chất trên.

Bài 2: Có 6 lọ chứa các dung dịch sau: NaOH, FeCl3, MgCl2, AlCl3, NH4NO3, Cu(NO3)2 chỉ được dùng quỳ tím phân biệt các dung dịch trên.

Bài 3: Có 4 chất CH4, CO2, O2 và H2 đựng trong các lọ riêng biệt, làm thế nào để phân biệt chúng?
 
F

flytoyourdream99

Bài 1: Có 4 dung dịch HCl, NaOH, AgNO3, Na2S bị mất nhãn. Chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử duy nhất hay phân biệt các hóa chất trên.


- nhúng quỳ vào..nhận được HCl ..> quỳ hóa đỏ, Na0H ...> quỳ hóa xanh

- cho HCl lần luợt vào 2 dd còn lại , nhận được AgN03 ...> kết tủa

...> còn lại Na2S
 
F

flytoyourdream99


Bài 3: Có 4 chất CH4, CO2, O2 và H2 đựng trong các lọ riêng biệt, làm thế nào để phân biệt chúng?


- dùng nước vôi trong ...> nhận được C02..vẩn đục

- dùng dd Brom...> nhận được CH4 ..mất màu

- tàn đóm đỏ...> 02...tàn đóm bùng cháy

- còn lại là H2


 
F

flytoyourdream99

Bài 17: Bằng phương pháp hóa học làm thế nào để nhận ra sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp gồm: CO, CO2, SO2, SO3. Viết phương trình phản ứng.

- Cuo nung nóng...> nhận được CO

CO + Cu0 ...> Cu + C02

- dùng dd Brom...> nhận được S02..mất màu

2H20 + Br2 + S02..> H2S04 + 2HBr

- dùng dd Ca(0H)2.> nhận được CO2..vẩn đục

Ca(OH)2 + C02...> CaC03 + H20

còn lại là S03
 
U

ulrichstern2000

Bài 4: Có 5 hóa chất mất nhãn là MgCl2, FeCl3, NH4NO3, Al(NO3)3 và Fe2(SO4)3. hãy dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt được cả 5 loại hóa chất trên.

Bài 5:Chỉ dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch sau:
a) Bốn dung dịch: HCl, CaCl2, AgNO3 và Na2CO3.
b) Bốn dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2
c) Sáu dung dịch NaOH, BaCl2, HCl, MgSO3, Na2SO4, AgNO3.

Bài 6: Hãy nhận biết các chất sau:
a) Có 4 gói bột màu trắng là NaCl, Na2CO3, BaCO3 và BaSO4, chỉ dùng nước và khí CO2 để nhận biết.
b) CÓ bống lọ không nhãn, mỗi lọ chứa một chất rắn BaSO4, CuO, CaCO3, Na2SO3, CaO chỉ dùng thêm dung dịch HCl để nhận biết từng lọ.
 
F

flytoyourdream99


Bài 5:Chỉ dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch sau:
a) Bốn dung dịch: HCl, CaCl2, AgNO3 và Na2CO3.

- dùng quỳ ...> nhận được HCl..quỳ hóa đỏ

- cho HCl vào các dd còn lại...> nhận được AgN03...kết tủa trắng

...> Na2C03....có khí bay

...> CaCl2 ...không hiện tượng

 
F

flytoyourdream99


bài 5:
b) Bốn dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2

- nhúng quỳ vào các dd...> nhận được H2S04...hóa đỏ

- cho H2S04 vào các dd còn lại...> nhận được Na2C03 ...có khí bay lên

...> nhận được Ba(N03)2 ....kết tủa trắng

....> Na2S04..không hiện tượng

 
F

flytoyourdream99


bài 5:
c) Sáu dung dịch NaOH, BaCl2, HCl, MgSO3, Na2SO4, AgNO3.


- nhúng quỳ vào các dd ...> nhận được HCl...hóa đỏ và Na0H...hóa xanh

- cho HCl vào các dd còn lại ...> nhận được AgNO3..kết tủa trắng

- cho NaOH vào các dd còn lại ...> nhận được MgS03...kết tủa trắng xanh

- cho AgN03 vừa nhận được vào 2 dd còn lại...> nhận được BaCl2..kết tủa

còn lại Na2S04
 
U

ulrichstern2000


bài 5:
c) Sáu dung dịch NaOH, BaCl2, HCl, MgSO3, Na2SO4, AgNO3.


- nhúng quỳ vào các dd ...> nhận được HCl...hóa đỏ và Na0H...hóa xanh

- cho HCl vào các dd còn lại ...> nhận được AgNO3..kết tủa trắng

- cho NaOH vào các dd còn lại ...> nhận được MgS03...kết tủa trắng xanh

- cho AgN03 vừa nhận được vào 2 dd còn lại...> nhận được BaCl2..kết tủa

còn lại Na2S04

Cho NaOH vào các dung dịch còn lại, nhận được MgSO3 kết tủa trắng thôi. Mg(OH)2: kết tủa màu trắng.
 
Top Bottom